MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BVTV AN GIANG

41 335 0
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BVTV AN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BVTV AN GIANG

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển MỤC LỤC 1.1.Cơ sở lý luận về thị trường tiêu thụ 2 1.1.1.Khái niệm . 2 1.1.1.1.Khái niệm về thị trường 2 1.1.2.Phân loại thị trường .5 1.1.3.Đặc điểm thị trường .7 1.2.Vai trò của việc mở rộng thị trường tiêu thụ 8 1.2.1.Vai trò cơ bản .8 1.2.2.Ý nghĩa của việc mở rộng thị trường tiêu thụ .10 1.4.1.2.Các nguồn lực của doanh nghiệp .14 1.4.1.3.Mạng lưới phân phối 15 1.4.2.2.Môi trường văn hóa - xã hội 16 1.4.2.4.Môi trường cạnh tranh .18 1.4.2.5.Nhân tố địa lý 18 CHƯƠNG II. THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY BVTV AN GIANG 19 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÔNG TY BVTV AN GIANG 53 SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CHO VIỆC MỞ RỘNG THÌ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 1.1.Cơ sở lý luận về thị trường tiêu thụ 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về thị trường Cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa,khái niệm thị trường chỉ được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. đó người có hàng hóa mang ra trao đổi (gọi là bên bán), người có nhu cầu thỏa mãn và có khả năng thanh toán (được gọi là bên mua) tìm đến nhau và thể hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Với từng cách tiếp cận khác nhau, các nhà kinh tế cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về định nghĩa này, sau đây là một số quan điểm nổi bật : Theo cách hiểu cổ điển, thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán. Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, để trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ. Có một định nghĩa hẹp khác về thị trường, là một nơi nhất định nào đó về địa lý, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này có thị trường Miền Bắc, thị trường Miền Trung, thị trường Trung Quốc… Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này có thị trường thuốc lá, thị trừơng cà phê, thị trường dệt may, thị trường nông sản, thị trường quần áo… Theo quan điểm Marketing, thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển Khái niệm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm  Một số khái niệm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể chỉ dựa vào thị trường hiện có, vì vậy để có sự tăng trưởng và lâu dài buộc doanh nghiệp phải hướng tới thị trường mới. Quan điểm Marketing hiện đại cho rằng: “Mở rộng thị trường không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của doanh nghiệp trong các thị trường hiện đã có sẵn”. Cụ thể là : mở rộng thị trường của doanh nghiệp chính là việc khai thác tốt thị trường hiện tại và khẳng định chỗ đứng của mình, đưa hàng hóa - dịch vụ của doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới và đồng thời đưa ra những hàng hóa -dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của cả thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Có quan điểm cho rằng: mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là quá trình mở rộng nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ, hay nói cách khác đây là việc tăng thêm khách hàng mục tiêu và tiềm năng cho doanh nghiệp. Trong mối liên hệ giữa doanh nghiệp - khách hàng - đối thủ cạnh tranh, khái niệm mở rộng thị trường của doanh nghiệp có thể có các hình thức sau: • Thâm nhập thị trường: là việc doanh nghiệp tăng cường bán sản phẩm của mình vào thị trường hiện tại. Thâm nhập thị trường có thể chia theo các tiêu thức: Theo tiêu thức địa lý: doanh nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường hiện tại của nó Theo tiêu thức sản phẩm: doanh nghiệp tăng cường tối đa việc tiêu thụ loại sản phẩm được doanh nghiệp lựa chọn tung ra trên thị trường. SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển Theo tiêu thức khách hàng: là doanh nghiệp tập trung bán sản phẩm cho nhóm khách hàng được doanh nghiệp lựa chọn là khách hàng mục tiêu, biến họ trở thành đội ngũ khách hàng trung thành của doanh nghiệp. • Phát triển thị trường mới: đây là việc doanh nghiệp mở rộng phạm vi thị trường, tăng thêm lượng khách hàng mới cho doanh nghiệp. Hình thức này có thể chia theo các tiêu thức: Theo tiêu thức địa lý: là việc tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp tại các địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại Theo tiêu thức sản phẩm:phát triển thị trường mới là doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường hiện tại. Theo tiêu thức khách hàng:là việc doanh nghiệp chinh phục các nhóm khách hàng mới trên thị trường hiện tại. Từ đó ta thấy rõ rằng mở rộng thị trường tạo cơ hội kinh doanh, tăng cường thể và lực cho doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên để thực hiện tốt việc mở rộng thị trường thì các doanh nghiệp cần căn cứ vào năng lực nội tại của mình và bên ngoài đồng thời xem xét kỹ lưỡng các chính sách của nhà nước.  Sự cần thiết mở rộng thị trường Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa - dịch vụ. Vì vậy, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thể hiện thông qua sự hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng. Nhìn vào thị trường của doanh nghiệp người ta có thể thấy được sự tham gia thị trường của doanh nghiệp cũng như quy và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có thế dự báo được khả năng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Nước ta bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp gần như hoặc hoàn toàn độc lập trong sản xuất kinh doanh, tự chủ tài SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển chính và thị trường. Do đó, việc tìm kiếm và xâm nhập mở rộng thị trườngmột trong những khâu quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, có ngày càng nhiều các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hóa - dịch vụ trên một thị trường nên thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp bị chia sẻ, thu hẹp hơn rất nhiều tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để đạt được lợi nhuận lớn và hạn chế áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khốc liệt ấy, các doanh nghiệp buộc phải vươn tới những thị trường mới, tìm cách chiếm lĩnh thị trường nhanh và chắc chắn nhất trước khi đối thủ cạnh tranh có ý định độc chiếm hoặc chia sẻ thị phần. Vì vậy, mở rộng thị trường là biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những cơ hội, vươn lên trong cạnh tranh và chiếm được thị phần,lợi nhuận cao trong quá trình này. 1.1.2. Phân loại thị trường Trong kinh tế học vi đã nói rất rõ về các tiêu thức phân loại thị trường, các tiêu thức được kể đến như: - Số lượng người bán và người mua: nhiều, ít hay duy nhất. - Tính chất sản phẩm: sản phẩm có tính chất đồng nhất hay không đồng nhất giữa các doanh nghiệp khác nhau. - Trở ngại ra nhập thị trường: Có rào cản cao hay thấp đối với các doanh nghiệp mới khi muốn gia nhập thị trường. - Sức mạnh thị trường của người bán và người mua: khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường, doanh nghiệp là người “ chấp nhận giá” thị trường là người ấn định giá. - Hình thích cạnh tranh phi giá: có hay không sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá( quả cáo, chất lượng, dị biệt hóa …). Từ tất cả những tiêu thức trên, thị trường tiêu thụ được chia ra làm 4 loại thị trường: SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. - Thị trường cạnh tranh độc quyền - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có sự cạnh tranh trong một hình kinh tế được tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết về cung và cầu. Thị trường cạnh tranh độc quyền : Thị trường độc quyền có nghĩa là các nhà độc quyền có khả năng chi phối các quan hệ kinh tế và giá cả thị trường. Trên thị trường được chia ra làm 2 loại: thị trường độc quyền bán và thị trường độc quyền mua. Thị trường độc quyền bán là trong đó vai trò quyết định thuộc về người bán, các quan hệ kinh tế trên thị trường ( quan hệ cung cầu ,giá cả , ) hình thành không khách quan : giá cả bị áp đặt, bán với giá cao, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động trên các kênh phân phối, vai trò của người mua bị thủ tiêu. Thị trường độc quyền mua thì vai trò quyết định trong mua bán hàng hoá thuộc về người mua, các quan hệ kinh tế phát huy tác dụng. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là thị trường mà phần lớn các doanh nghiệp đều hình thái thị trường vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền, hình thái này các doanh nghiệp vừa phải tuân theo các yêu cầu của quy luật cạnh tranh vừa phải đi tìm các giải pháp hòng trở thành độc quyền chi phối thị trường.Trong kinh tế học, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo khi trên thị trường các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển 1.1.3. Đặc điểm thị trường Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo • Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau. Nghĩa là hàng hóa phải cùng một cấp chất lượng và số lượng. Các hàng hóa bán ra không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đó của ai. • Tất cả người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi. • Không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua hay một người bán. • Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh Vì những giả thiết nêu trên hiếm khi cùng xảy ra trong thực tế, nên cạnh tranh hoàn hảo chỉ là một hình lý tưởng. Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền: • Là công ty cung cấp duy nhất trên thị trường, nhà độc quyền có sự kiểm soát toàn diện đối với số lượng sản phẩm đưa ra bán. • Công ty có khả năng tự đặt giá, thay đổi giá sản phẩm của mình chứ không phải là người chấp nhận giá như trên thị trường cạnh tranh. Đặc điểm thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: 1. Thị trường chỉ có một người bán một mặt hàng ( độc quyền) 2. Thị trường đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán( độc quyền nhóm bán) SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển 3. có nhiều người bán nhưng mỗi người đều tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt.(cạnh tranh độc quyền) 4. Thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng( độc quyền mua) 5. Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua( độc quyền nhóm mua) 6. Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi 1.2.Vai trò của việc mở rộng thị trường tiêu thụ 1.2.1. Vai trò cơ bản Để thực hiện được mục tiêu của mình đề ra thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải phối hợp hài hoà,nhịp nhàng, có hiệu quả các mặt hoạt động của mình, từ quá trình tổ chức các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cùng với các mặt tổ chức khác như tổ chức nhân sự , kế toán , tài chính…Các mặt hoạt động này được phối hợp hoạt động tốt với nhau sẽ đáp ứng và hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra . Ngày nay trong cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau để thõa mãn một nhu cầu nhất định, do vậy mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang được đặt ra , nó có quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của các doanh nghiệp , sản phẩm sản xuất ra nếu không tiêu thụ được thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn , sản xuất kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp không bù đắp được những chi phí đã đã bỏ ra , từ đó tất yếu dẫn đến sự phá sản doanh nghiệp. Còn nếu việc tiêu thụ sản phẩm thực hiện tốt , doanh nghiệp sẽ bù lại chi phí và thu lợi nhuận , việc sản xuất kinh doanh được tiếp diễn và mở rộng, tăng thêm việc làm cho người lao động từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường , tăng vị thế và vai trò của mình. SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển Như vậy ta có thể thấy được vai trò to lớn của việc tiêu thụ sản phảm , nó cho phép doanh nghiệp có đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội mà doanh nghiệp đã đặt ra hay không. Dưới đây là sự cụ thể hoá một số vai trò cơ bản của hoạt động tiêu sản phẩm vơí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Một là: Tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng thực hiện mục tiêu tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. Thực vậy các doanh nghiệp bỏ các chi phí ra để sản xuất sản phẩm, có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi. Lợi nhuận đựoc tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí ,vì vậy mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng sẽ dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận. Sản phẩm càng tiêu thụ được nhiều thì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được liên tục và mở rộng , tăng nhanh vòng quay của vốn , tiết kiệm vốn và đem lại doanh thu và lợi nhuận cao Hai là: Tăng vị thế của doanh nghiệp Vị thế chính là uy tín, là chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó biểu hiện trực tiếp hoạt động sản phẩm của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng tỷ trọng % doanh số hoặc số lượng hàng bán được so với toàn bộ thị trường về hàng hoá đó là một chỉ tiêu tốt để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, chỉ tiêu này càng lớn thì vị thế của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại số lượng hàng hoá bán ra được là rất ít ỏi thì không thể coi doanh nghiệp đó là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả và có thế lực được. Do vậy mà tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc làm tăng thế lực của doanh nghiệp trên thương trường. Ba là: Tăng thị phần của doanh nghiệp Bằng việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ như nghiên cứu thị trường sản phẩm , tổ chức tốt công tác hoạt động quảng cáo, tiếp thị , xây dựng được các chính sách giả cả có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể tự tạo ra ưu thế cho mình SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế hoạch phát triển trong việc tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm tiếp cận hơn tới khách hàng, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn Bốn là Bảo đảm an toàn trong kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là để bán , do vậy trong quá trình kinh doanh của mình dù doanh nghiệp có sản xuất sản ra phẩm có chất lượng cao, tổ chức công tác thu mua vật tư đầu vào có chi phí rẻ hoặc là tổ chức các công tác tài chính, kế toán, nhân sự tốt mà yếu kém trong công tác nghiên cứu nắm vững nhu cầu của thị trường, công tác tổ chức tiêu thụ thì cũng rất đến tình trạng làm thua lỗ và phá sản . Do đó mà tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì nó sẽ góp phần đảm bảo được mục tiêu an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Ý nghĩa của việc mở rộng thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò quan trọng then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò sau: • Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần khai thác nội lực của doanh nghiệp: Về phía kinh tế, nội lực được xem là sức mạnh nội tại, là động lực và là toàn bộ nguồn lực bên trong của sự phát triển kinh tế. Mở rộng thị trường là cầu nối và động lực khai thác nội lực tạo thực lực kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu thị trường tác động theo hướng tích cực sẽ làm nội lực của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, trái lại thì thị trường cũng sẽ làm hạn chế vai trò của nó. • Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: SV: Phan Đắc Minh Lớp:Kế hoach 49A

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:44

Hình ảnh liên quan

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BVTV AN GIANG

2.1.2..

Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình ảnh minh họa cho quá trình thực hiện - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BVTV AN GIANG

nh.

ảnh minh họa cho quá trình thực hiện Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan