Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

85 2.5K 0
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố: Sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí.

Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN CHƯƠNG I Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp I. Khái quát về chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm 1. Khái niệm về chi phí sản xuất Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố: Sức lao động của con người, tư liệu lao động đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí. Ví dụ: tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng với sử dụng lao động là chi phí tiền lương, tiền công. Trong nền kinh tế hàng hoá, các khoản chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền. Do đó, có thể hiểu “ chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định ”. Trong doanh nghiệp, ngoài hoạt động tạo ra các sản phẩm xây lắp còn có các hoạt động khác như bán hàng, quản lý doanh nghiệp . Tuy nhiên, chỉ có các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm mới được coi là chi phí sản xuất. 2. Phân loại chi phí sản xuất Tuỳ theo nhu cầu cách thức quản lý của doanh nghiệp mà chi phí được phân loại theo các cách thức sau: 2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Chi phí xây lắp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm nguyên vật liệu chính như gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép . ; vật liệu phu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế . Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN - Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho phế liệu thu hồi). - Chi phí nhân công: như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp gián tiếp sản xuất thi công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định : là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất trong doanh nghiệp như chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí thuê máy . - Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên được thanh toán bằng tiền. 2.2 Phân loại chi phí theo nội dụng kinh tế Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng mục đích công dụng được xếp vào một khoản mục chi phí. Khi đó, ta có các chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung, chi phí máy thi công - Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn chỉnh sản phẩm. Đặc biệt của hoạt động xây lắp là các chi phí trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo quỹ lương nhân công trực tiếp xây lắp thì không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình như: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy, chi phí tiền lương công nhân Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN điều khiển máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí dùng vào việc quản phục vụ sản xuất chung ở tổ đội, công trường xây dựng như: lương nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phải trả cho nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ đội . Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Cách phân loại này thường được dùng trong các DNXL hiện nay. Ngoài các cách trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí có: chi phí trực tiếp gián tiếp; theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất có: định phí, biến phí chi phí hỗn hợp. 3. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm Chi phí xây lắp là cơ sở để tính giá thành sản phẩm xây lắp, là biểu hiện của sự hao phí. Giá thành sản phẩm biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất. Chúng giống nhau về chất, đều là các chi phí về lao động sống, lao động Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN vật hoá kết tinh trong sản phẩm mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt là: chi phí sản xuất thể hiện những chi phí mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm), không tính đến chi phí đó có liên quan đến sản phẩm hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩmchi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành theo quy định. Giá thành sản phẩm có thể bao gồm cả chi phí sản xuất của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ trước không bao gồm chi phí sản xuất của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được chuyển cho kỳ sau. Giá thành sản phẩm = CPSX trong kỳ + CPSX dd đầu kỳ - CPSX dd cuối kỳ Chi phí sản xuất có thể là giá thành sản phẩm khi không có chi phí dở dang hoặc chi phí dở dang đầu kỳ hoặc chi phí dở dang cuối kỳ. Nhưng cả hai trường hợp này đều rất khó xảy ra, nhất là đặc thù của doanh nghiệp xây lắp hiện nay. 5. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Xuất phát từ nhiều nhu cầu trong hạch toán kinh tế mà có các cách phân loại giá thành khác nhau: 5.1 Theo thời điểm nguồn số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, nhà quản lý căn cứ vào thời điểm tính nguồn số liệu để chia giá xây dựng thành các loại khác nhau. Thời điểm tính giá có thể là trước, trong hoặc sau quá trình thi công. Nguồn số liệu để tính dựa vào giá thị trường định mức đơn giá Nhà nước. Khi đó có các loại giá sau: Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật đơn giá Nhà nước. Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Thuế VAT - Thu nhập chịu thuế xây lắp sau thuế tính trước Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về định mức, đơn giá, biện pháp thi công . Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức không định mức như các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động trong quá trình sản xuất của đơn vị được phép tính vào giá thành. Việc so sánh giá thành dự toán giá thành thực tế cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém trong doanh nghiệp so với trình độ chung của xã hội. Về nguyên tắc mối quan hệ giữa các loại giá thành phải đảm bảo: Giá thành dự toán >= Giá thành kế hoạch >= Giá thành thực tế 5.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành Giá thành sản phẩm xây lắp được chia ra: giá thành sản xuất giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp ( chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công chi phí sản xuất chung). Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN II. Đối tượng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtphạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quảnchi phí yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào các tiêu thức sau: - Địa điểm phát sinh chi phí công dụng của chi phí - Đặc điểm quy trình công nghệ ( giản đơn hay phức tạp ) - Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tập hợp chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành . 1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Mỗi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hình thành các phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau. Hiện nay, kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thường thực hiện theo 2 phương pháp: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành công trình, hạng mục công trình. - Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp: Phương pháp này áp dụng cho các khoản mục chi phí phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng mà Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức sau: Chi phí sản xuất = Σ chi phí sản xuất cần phân bổ × Tiêu chuẩn phân phân bổ cho đối tượng i Σ tiêu chuẩn phân bổ bổ của đối tượng i 2. Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất 2.1 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế đối với những chi phí nguyên vật liệu liên quan đến công trình hạng mục công trình đó. Chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng như: chi phí cốp pha, đà giáo . được sử dụng nhiều lần thì phân bổ những chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành. - Chứng từ kế toán sử dụng • Phiếu xuất kho • Bảng tổng hợp xuất vật tư • Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ( Bảng phân bổ số 2) - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” các tài khoản liên quan như TK152, TK153, TK111, TK112, TK331 . - Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ( Phụ lục số 1) 2.2 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp - Chứng từ kế toán sử dụng: • Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành • Bảng chấm công • Bảng thanh toán tiền lương Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN • Bảng phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội ( Bảng phân bổ số 1) - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” các tài khoản liên quan như: TK 334, TK 141, TK 335 . - Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: ( Phụ lục số 2 ) 2.3 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Xuất phát từ đặc điểm của máy thi công mà ta chia chi phí sử dụng máy thi công làm hai loại: • Chi phí tạm thời: là những chi phí có liên quan đến việc vận chuyển lắp đặt, chạy thử máy chi phí về những công trình tạm thời phục vụ sử dụng máy thi công • Chi phí thường xuyên: là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công bao gồm: tiền lương công nhân điều khiển máy phục vụ máy, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao máy thi công các chi phí bằng tiền khác. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong tháng nào được tổng hợp, phân bổ cho từng đối tượng sử dụng ( CT, HMCT ) theo khối lượng máy đã hoàn thành hoặc số ca máy đã phục vụ của từng loại máy thi công. - Chứng từ kế toán sử dụng: • Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công • Bảng khấu hao tài sản cố định . - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 623 “ chi phí sử dụng máy thi công” các tài khoản khác có liên quan. - Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công • Đối với trường hợp doanh nghiệp có máy thì có 2 trường hợp: Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công tại doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt có tổ chức hạch toán kế toán riêng ( Phụ lục số 3A ) Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công tại doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công ( Phụ lục số 3B ) • Trường hợp doanh nghiệp đi thuê máy Doanh nghiệp chỉ thuê máy thi công không thuê công nhân điều khiển phục vụ máy, bên đi thuê trả cho bên thuê một khoản tiền theo định mức quy định ở hợp đồng Doanh nghiệp thuê máy thi công theo khối lượng công việc tức là bên thuê chỉ phải trả cho bên thuê theo đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc đã hoàn thành. Sơ đồ tập hợp chi phí sử dụng máy thi công tại doanh nghiệp đi thuê máy ( Phụ lục số 3C ) 2.4 Phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung - Chứng từ kế toán sử dụng: • Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của toàn doanh nghiệp • Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng CT, HMCT . - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” các tài khoản khác như TK 334, TK 338, TK 214, TK 111 . - Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ( Phụ lục số 4) Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT ĐH Quản lý & Kinh doanh HN 3. Đánh giá sản phẩm xây lắp làm dở cuối kỳ trong doanh nghiệp Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp trong thời kỳ chưa được bên giao thầu nghiệm thu, chấp nhận thanh toán Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuấtsản phẩm dở dang phải chịu. Trong doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang được đánh giá tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu: - Nếu thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành theo tiến độ kế hoạch hoặc theo giá trị khối lượng thực hiện thì sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn còn dở dang theo giá dự toán với công thức sau: Chi phí thực tế Chi phí thực tế của + Chi phí thực tế của Giá trị dự toán của KLXLDD = KLXLDD đầu kỳ KLXL PS trong kỳ × của KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của Giá trị dự toán của cuối kỳ KLXL hoàn thành + KLXLDD cuối kỳ bàn giao trong kỳ - Trong một số công việc như: nâng cấp, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn . thì sản phẩm làm dở cuối kỳ là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi khởi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. 4. Đối tượng phương pháp tính giá thành sản phẩm 4.1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành giá thành đơn vị. Căn cứ xác định đối tượng tính giá dựa trên cơ sở đặc điểm sản xuất của doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 3LT0301C

Ngày đăng: 19/07/2013, 14:04

Hình ảnh liên quan

1.3.2. Mô hình bộ máy kế toán ở công ty - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.3.2..

Mô hình bộ máy kế toán ở công ty Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 0101058736 – 001 ĐVT: Đồng - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hình th.

ức thanh toán: Tiền mặt. Mã số thuế: 0101058736 – 001 ĐVT: Đồng Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng số 01: - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng s.

ố 01: Xem tại trang 61 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỐ - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
BẢNG PHÂN BỐ Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng số 02: - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng s.

ố 02: Xem tại trang 63 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng phân bổ TK142 tháng 1 năm 2009 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng ph.

ân bổ TK142 tháng 1 năm 2009 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Sản xuất vì kèo thép hình liên kết hàn, khẩu độ <= 12m Công tác sản xuất lắp  dựng  cột thép bê tông tại chỗ - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

n.

xuất vì kèo thép hình liên kết hàn, khẩu độ <= 12m Công tác sản xuất lắp dựng cột thép bê tông tại chỗ Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng chấm công Tháng 1/2009 S - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng ch.

ấm công Tháng 1/2009 S Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng kê chi tiết ca máy Tháng 1 năm 2009 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng k.

ê chi tiết ca máy Tháng 1 năm 2009 Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng t.

ổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Xem tại trang 75 của tài liệu.
bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

bảng t.

ổng hợp chi phí sản xuất chung Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng t.

ổng hợp chi phí sản xuất Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng tổng hợp chứng từ - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bảng t.

ổng hợp chứng từ Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan