Công nghiệp điện Việt Nam

22 203 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Công nghiệp điện Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam được thừa hưởng nguồn tài nguyên tương đối lớn, nhưng các tài nguyên đó khác nhau đáng theo các vùng. Trong đó Miền Bắc có trữ lượng lớn về than chất lượng cao và về tiềm năng thuỷ điện.

Lời mở đầu 1. Ý nghĩa của việc dự báo Việt Nam được thừa hưởng nguồn tài nguyên tương đối lớn, nhưng các tài nguyên đó khác nhau đáng theo các vùng. Trong đó Miền Bắc có trữ lượng lớn về than chất lượng cao và về tiềm năng thuỷ điện. Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả. Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ. Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, sinh thái trên các địa bàn vùng than, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác than. Quản trị tài nguyên than chặt chẽ. Trong vòng 20 năm gần đây sản xuất than có khoảng dao động từ 4 đến 6 triệu tấn/năm. Thời gian đầu, ngành than chịu sự quản lý yếu kém và thiếu vốn đầu tư. Trong thời gian gần đây, sản xuất và xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Ngành than Việt Nam với lịch sử phát triển trên 100 năm đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, ngành than đã nỗ lực và đóng góp đáng kể vào thành tựu chung của đất nước. 2. Mục tiêu đạt được của dự báo Mục tiêu cụ thể sản lượng than đưa ra dự kiến đến năm 2010 là: • Đến năm 2005 là 30-40 triệu tấn. • Đến năm 2010 là 40-50 triệu tấn. Ngành than cần có chương trình tiết kiệm nguồn năng lượng để hạn chế dần nguồn than xuất khẩu, chú ý đến việc cân bằng sinh thái môi trường, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, khai thác than nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt số lao động làm việc trong các hầm lò. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu than trong nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và cân đối tài chính cho ngành Than phù hợp với từng thời kỳ tùy theo nhu cầu, khả năng khai thác than và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phát triển ngành Than trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả và giá trị gia tăng cao, phát triển hài hoà với cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, đẩy mạnh đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế một cách ổn định ở mức cao nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời nhất trí với ý kiến của các Bộ ngành về việc giá than phải tiếp cận với giá thị trường nhưng phải theo lộ trình, lập quy hoạch đóng cửa mỏ, đánh giá lại thuế xuất khẩu tài nguyên cho phù hợp… Đề án này chuyên sâu vào việc thông qua các hộ tiêu dùng lớn của ngành than và các số liệu liên quan mật thiết để dự báo nhu cầu sản lượng ngành trong nước từ nay cho đến năm 2010: • Sản lượng của ngành công nghiệp trong nước. • Dân số Việt Nam. • Giá than tiêu dùng trên thị trường. Từ đó có những biện pháp khai thác hợp lý nguồn năng lượng ngành than để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. 3.Phạm vi nghiên cứu. Trên lãnh thổ Việt Nam, Than được phân bố theo các khu vực: Bể than Antraxit Quảng Ninh : Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai- Cẩm Phả - Mông Dương- Cái Bầu- Vạn Hoa dài khoảng 130 Km, rộng từ 10 đến 30 Km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn. Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông . rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Bể than Đồng bằng sông Hồng : nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng. Với diện tích khoảng 3500 Km2, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối. Đề án tập trung nghiên cứu dự báo tổng lượng tiêu thụ than trong nước đến năm 2010 thông qua các chỉ số liên quan mật thiết ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng than. 4. Phương pháp nghiên cứu Dự báo các số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng ngành than bằng các phương pháp đã học: mô hình nhân tố, hàm xu thế, phương pháp lý luận. Các số liệu đã có được tham khảo thông qua sách báo, tạp chí kinh tế, các trang báo mạng liên quan, được đảm bảo về tính chính xác. A. Thông tin về đối tượng nghiên cứu I. Những đặc điểm chủ yếu của than Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Xuất phát từ nội hàm kinh tế - xã hội - môi trường của phát triển bền vững, hiện nay quan điểm phát triển bền vững ngành Than là: Phát triển ngành Than bền vững theo các mục tiêu gia tăng sản lượng đáp ứng tối đa nhu cầu của nền kinh tế, hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, thân thiện với môi trường và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Các loại than ở VN hiện nay gồm có: • Antracite Nước ta có bể than Antracite Quảng Ninh có chất lượng vào loại tốt nhất thế giới: nhiệt lượng cao, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trữ lượng Antracite tính từ lộ vỉa đến độ sâu -300m còn 3,3 tỷ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20-25 triệu tấn thì ta có thể khai thác được hơn 70 năm nữa. • Than nâu Đây là loại than năng lượng có nhiệt trị 500-6000 Kcal/kg, hàm lượng lưu huỳnh dưới 1% rất phù hợp với nhiệt điện. • Than mỡ . Các điểm và khoáng sản than mỡ này thường có trữ lượng địa chất tưd một vài trăm ngàn tấn đến một vài triệu tấn. • Than bùn Than bùn có chất lượng trung bình có thể dung làm phân bón hữu cơ và chất đốt dung cho phát điện. II. Đặc điểm của thị trường đang xem xét Hiện nay nguồn cung cấp than chủ yếu từ các bể than trong nước. Tăng cường tìm kiếm, thăm dò trữ lượng than trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực. Phấn đấu giảm tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai các dự án chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Cùng với đó, hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Ngành Than đã có lộ trình điều chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị trường than sẽ được điều hành theo cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự chênh lệch giữa giá than trong và ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều tiết. Trong thời điểm hiện tại, do một số yếu tố vĩ mô, Chính phủ vẫn phải đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế bằng cách kiểm soát (không quyết định) một số giá cả ngành năng lượng, khống chế theo hướng tích cực vào giá ngành than cho các ngành tiêu thụ chiến lược như ngành điện, giấy, xi măng, hóa chất và tiêu dùng trong nước. Còn các ngành khác, Chính phủ cho phép ngành than và doanh nghiệp tự thỏa thuận về giá, chuyển dần sang cơ chế giá thị trường để đảm bảo lộ trình xây dựng thị trường giá cạnh tranh hoàn chỉnh vào năm 2010. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo . Các nhân tố quan trọng có tác động đến đối tượng dự báo được xem xét đến trong đề án gồm có: 1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là yếu tố chủ yếu quyết định nhu cầu năng lượng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.Vì lý do đó, bất cứ một dự báo năng lượng nào cũng phải bắt đầu từ sự phân tích triển vọng tăng trưởng kinh tế. Tìm hiểu về tốc độ tăng GDP của Việt Nam đến năm 2010 ta có bảng số liệu: với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Các tác động của tỷ lệ tăng trưởng cao trong những năm qua là đáng kể, hiển nhiên là sự tăng trưởng như vậy sẽ cần một sự phát triển cơ sở hạ tầng tương đương hoặc lớn hơn, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng, những ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành than, cần khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên than, phát triển ngành Than trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả và giá trị gia tăng cao 2. Yếu tố chính trị Nhà nước chủ chương than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả. Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó Nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành than. - Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân. - Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003 - 2010 ước tính khoảng 14.166 tỷ đồng, trong đó: + Vốn đầu tư duy trì, mở rộng, xây dựng mới khoảng 12.933 tỷ đồng. + Vốn bổ sung kinh doanh khoảng 1.233 tỷ đồng. - Nguồn vốn: + Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi và các nguồn khác. + Ngành than được hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các công tác: lập quy hoạch phát triển ngành và vùng than. Trong quá trình đầu tư, cần tạo thêm nguồn vốn theo các hình thức: vay nước ngoài, mua thiết bị thanh toán trả chậm, thuê mua tài chính, cổ phần hoá, phát hành trái phiếu công trình, hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ vào từng thời kỳ, tình hình sản xuất và tiêu thụ than, quyết định giá bán than hợp lý cho các hộ tiêu thụ than lớn theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí sản xuất hợp lý để tiến tới thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường vào năm 2006. Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện Quy hoạch và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên được giao. Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật nhằm tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của thế giới, phân bón phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Môi trường Trong sản xuất than hiện nay ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và các tác động xấu làm thay đổi cảnh quan cần được ưu tiên để giải quyết. Ở vùng than Quảng Ninh mức độ ô nhiễm không khí biến đổi theo mùa và cường độ khai thác mỏ. Chỉ trong mùa mưa hay ở thời kỳ các mỏ than ngừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm thì chất lượng không khí mới đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, phần lớn thời gian trong năm ô nhiễm không khí và bụi đã gây hậu quả rất xấu cho con người và môi trường. Ô nhiễm nước cũng là một vấn đề nghiêm trọng không kém. Mức độ ô nhiễm nước biến đổi theo mùa, theo độ sâu và diện tích khai thác than. Tình trạng nước thải thì thừa trong khi đó nước sinh hoạt lại thiếu vẫn đang tiếp diễn. Một vấn đề nữa mà thiên nhiên phải đối mặt là sản xuất than đã gây tác động xấu đến môi trường cảnh quan. Bãi thải đất đá từ khai thác than đã chiếm diện tích và phá hoại các điều kiện tự nhiên (thực vật, thổ nhưỡng, nguồn nước) trên hàng ngàn hecta. Ngoài ra, dưới tác động của mưa lũ ở các sườn dốc bãi thải xuất hiện hiện tượng bào xói, cuốn trôi đất đá làm bồi lấp đất canh tác, làng xóm, đường giao thông .Quá trình khai thác than đã phá hủy 750 hecta rừng, làm suy giảm quần thể các hệ động, thực vật tới mức suy kiệt đồng thời làm biến đổi nhiều các hệ thống thủy văn, biển và ngư nghiệp. Trong những năm tới đây khi khai thác than được đẩy mạnh thì công tác bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng hơn nữa. Công việc này phải được tiến hành đồng bộ thì mới có hiệu quả. Các kết quả tính toán cho thấy để đến năm 2010 giảm được tải lượng ô nhiễm xuống còn 50% so với mức hiện nay thì ngành than hàng năm phải chi khoảng l,7% doanh thu cho các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm. 4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò, tập trung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò và khấu than để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường, sinh thái. Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân. B. Thu thập phân tích số liệu lựa chọn mô hình dự báo I: Xác định mục tiêu dự báo? Để phù hợp với các quan điểm và phương châm phát triển bền vững ngành Than đã nêu trên, mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Than trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả và giá trị gia tăng cao, phát triển hài hoà với cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, đẩy mạnh đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế một cách ổn định ở mức cao nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Mục tiêu cụ thể: Các mục tiêu cụ thể phát triển bền vững ngành than cần phải được xây dựng phù hợp với *Về phát triển than: Tăng cường tìm kiếm, thăm dò trữ lượng than trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực. Phấn đấu giảm tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác. Ngoài mục tiêu về sản lượng và đưa bể than đồng bằng Bắc bộ vào khai thác sau 2015, cần thêm mục tiêu: “Đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai các dự án chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, đặc biệt là hoá lỏng, khí hóa than nhằm nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than. Phấn đấu sau năm 2020, lĩnh vực chế biến than nói chung và hóa lỏng, khí hoá than nói riêng được phát triển rộng rãi, thay thế một phần xăng dầu, khí đốt và chiếm một tỉ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng của ngành than”. *Về phát triển hài hoà với cộng đồng: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội các địa bàn vùng than. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của CBCN trong Ngành. Phấn đấu mức tăng bình quân thu nhập hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2015 đạt trên 10%/năm. Tăng cường mở rộng dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp, thông qua đó phát huy tối đa trí tuệ và sự sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa ngành than nói chung và các doanh nghiệp sản xuất than nói riêng. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành than đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. * An toàn lao động và bảo vệ môi trường: a. Về an toàn lao động: Kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu “Tai nạn bằng không”. Phải đặt ra mục tiêu rõ ràng như vậy, để trên cơ sở đó đổi mới nhận thức, tư duy cho phù hợp và đề ra các biện pháp đồng bộ cho việc đạt được mục tiêu đó b. Về môi trường: Để đảm bảo tính khả thi trong tình hình kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh than còn gặp nhiều khó khăn, đề nghị mục tiêu về môi trường nên đặt ra và thực hiện theo lộ trình như sau: Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp với mục tiêu: • Đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái về môi trường ở vùng mỏ. • Đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm. Số liệu nổi bật của ngành than trong những năm qua: đơn vị (tr.tấn) Năm Than nguyên khai Than tiêu thụ Than xuất khẩu 2001 14.6 13.0 4.2 2002 17.1 14.8 5.52 2003 20.0 18.8 6.5 2004 27.3 24.7 10.5 2005 34.9 30.2 14.7 2006 40.1 36.9 21.3

Ngày đăng: 18/07/2013, 15:36

Hình ảnh liên quan

Để đảm bảo tính khả thi trong tình hình kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh than còn gặp nhiều khó khăn, đề nghị mục tiêu về môi  trường nên đặt ra và thực hiện theo lộ trình như sau: Thực hiện chiến lược  bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp  - Công nghiệp điện Việt Nam

m.

bảo tính khả thi trong tình hình kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh than còn gặp nhiều khó khăn, đề nghị mục tiêu về môi trường nên đặt ra và thực hiện theo lộ trình như sau: Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp Xem tại trang 10 của tài liệu.
Ta có bảng số liệu giá trị sản lượng công nghiệp qua các năm như sau. NămGiá trị sản lượng (nghìn tỷ  - Công nghiệp điện Việt Nam

a.

có bảng số liệu giá trị sản lượng công nghiệp qua các năm như sau. NămGiá trị sản lượng (nghìn tỷ Xem tại trang 12 của tài liệu.
Xem xét bảng số liệu ta nhận thấy xu thế tăng qua các năm vì thế để dự báo trong tương lai ngắn hạn ta sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế - Công nghiệp điện Việt Nam

em.

xét bảng số liệu ta nhận thấy xu thế tăng qua các năm vì thế để dự báo trong tương lai ngắn hạn ta sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế Xem tại trang 14 của tài liệu.
Sử dụng mô hình san mũ xu thế để xử lý dãy số liệu này, tương tự các công thức như phần lập luận trên ta có: - Công nghiệp điện Việt Nam

d.

ụng mô hình san mũ xu thế để xử lý dãy số liệu này, tương tự các công thức như phần lập luận trên ta có: Xem tại trang 16 của tài liệu.
III: Lựa chọn mô hình dự báo ( mô hình nhân tố) - Công nghiệp điện Việt Nam

a.

chọn mô hình dự báo ( mô hình nhân tố) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Phương trình mô hình nhân tố có dạng: - Công nghiệp điện Việt Nam

h.

ương trình mô hình nhân tố có dạng: Xem tại trang 20 của tài liệu.
Lập bảng tính toán: - Công nghiệp điện Việt Nam

p.

bảng tính toán: Xem tại trang 21 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan