THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

7 3.1K 124
THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tình hình thất thoát lãng phí cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung

ĐỀ TÀI: THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP. MỤC LỤC: Chương I> Khái quát chung về thất thoát lãng phí I> Khái niệm: 1. Đầu tư là gì? 2. Chủ đầu tư? 3. Thất thoát, lãng phí là gì? II> Nguyên nhân thất thoát lãng phí trong đầu tư hiện nay ở Việt Nam III> Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát lãng phí Chương II>Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư hiện nay ở Việt Nam A-Tình hình thất thoát lãng phí cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung I>. Thất thoát lãng phí chia theo ngành, lĩnh vực II> Thất thoát lãng phí chia theo giai đoạn - chuẩn bị - thực hiện vận hành - thẩm định dự án III>Thất thoát theo nguồn lực đầu tư IV> Thất thoát lãng phí trong sử dụng nguồn vốn ODA V- Thất thoát lãng phí trong sử dụng nguồn vốn Nhà nước: B-Đánh giá chung Chương III> Giải pháp nhằm hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư. I> Giải pháp chung: II> Giải pháp riêng từng vấn đề. 1 Chương I: Khái quát chung về thất thoát lãng phí trong đầu tư I> Khái niệm: 1. Đầu tư là gì? Là việc phối hợp tất cả các nguồn lực cho một hoạt động nào đó nhằm mục tiêu nhất định, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư 2. Chủ đầu tư? Là người có vốn tham gia vào quá trình chuẩn bị dự án, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả dầu cũng chính là người hưởng lơị Nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân thì thường thực hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là người có vốn đầu tư đến hưởng lợi cuối cùng. Nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà Nước thì vốn thuộc về Nhà Nước doanh nghiệp chỉ cần thực hiện bắt đàu từ khâu thực hiện dự án đầu đến khâu cuối cung hưởng lợi ích từ hoạt động đầu tư. 3. Thất thoát lãng phí là gì? Đó là các khoản chi không đem lại hiệu quả gì cho dự án hoặc phải chi cao hơn các quy định hợp pháp, chi không đúng quy định của dự án. Căn cứ vào động cơ mục tiêu của các hành động trên mà gọi là lãng phí hay tham ô Bên cạnh đó nếu có một hạng mục một công việc nào đó đã thi công xong đúng thiêt kế nhưng sau đó lại sửa lại thiết kế phá dỡ phần đã thi công để thi công lại theo theo thiết kế mới thì giá trị phần công trình bị phá vỡ đi là thất thoát lãng phí. 2 II> Nguyên nhân thất thoát lãng phí trong đầu tư 1. Trình độ năng lực yếu kém sự thoái hoá về đạo đức của không ít các chủ dựa án ban quản lý dự án 2.Trách nhiệm của chủ đầu tư từ chủ đầu tư cao nhất là Nhà Nước đến cac bộ ngành chính quyền các cấp chưa được thực thi đúng mức thể hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ chơa nghiêm túc, lề lối làm việc trong nhiều dự án thiếu khoa học. 3. Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp nhiều chồng chéo, không rõ trách nhiệm, tạo môi trường cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị khép kín 4. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư không thống nhất thiếu sự nhất quán. 5. Hệ thống văn bản pháp luật từ quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi thiếu chế tài nghiêm minh 6. Đầu tư dàn trải, kéo dài, kém hiêụ quả. 7. báo cáo thiếu trung thực, chưa công khai các dự án ra đấu thầu 8. Thiếu vốn, vốn phân giải chậm 9. Chủ thầu chủ đầu tư cấu kết với nhau 10. Các cơ quan bô, ngành, địa phương vẫn nặng nề về thành tích 11. Quyết định đầu tư sai 12. Thói quen chạy chọt thì mới cấp thêm vốn 13. Những dự án đã hoàn tất nhưng không được đưa vào sử dụng 3 III> Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát lãng phí Một, những vướng mắc, khó khăn, sơ hở, những quy định còn thiếu của hệ thống văn bản pháp quy, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Hai, những vấn đề cần quan tâm trong chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện dẫn đến lãng phí, thất thoát, vụ lợi cá nhân nguồn vốn Nhà nước. Thứ ba, những vấn đề đặt ra kiến nghị hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách chấn chỉnh những sai sót, yếu kém trong chỉ đạo điều hành, 4 triển khai thực hiện việc sử dụng vốn Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư vẫn là khâu mất thời gian của nhà đầu nhà thầu, có những công trình khi đã hoàn thành mất thời gian từ 3-4 tháng, có những nơi mất từ 6-12 tháng do lập nhiều thủ tục khác nhau mới được phê duyệt quyết toán, chiếm dụng vốn của nhà thầu, nhà thầu phải vay vốn lãi suất cao gây khó khăn cho doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, tình hình thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán xử lý vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, thiếu sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các bộ ngành với nhau, thiếu đầu mối thống nhất, có những công trình một năm nhiều đơn vị giám sát kiểm tra kiểm toán, nhưng cũng có những công trình một năm không ai đụng tới, ít được phát hiện. Về trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn yếu kém. Một số cán bộ công chức còn vi phạm pháp luật, sách nhiễu, tham nhũng, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu kiên quyết, trình độ chuyên môn lĩnh vực này như kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, truy tố xét xử còn nhiều hạn chế khó phát hiện vi phạm xảy ra… ------------------------------------------------------------------------------------------- ----------- 5 Chương II:Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư hiện nay ở Việt Nam A-Tình hình thất thoát lãng phí cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung Hiện nay cả nước có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố; 80 cảng hàng không sân bay chuyên dùng, đang nâng cấp bốn sân bay chuẩn bị thủ tục xây dựng bốn sân bay khác. Một số cảng sân bay xây dựng quá gần nhau (theo ĐB Quốc hội Mai Quốc Bình, TP.HCM, một số cảng biển chỉ cách nhau 30km; một số cảng hàng không cách nhau chưa tới 30 phút bay, “vừa cất cánh đã hạ cánh” - PV), có cảng vừa nâng cấp xong lại chuẩn bị dời đi. Hà Tĩnh có phải là vùng nguyên liệu mía đường đâu mà cũng được đặt một nhà máy đường, để rồi không có nguyên liệu phải di dời vào Bến Tre. Riêng khoản di dời đã tốn tới 70 tỉ đồng. Lãng phí rất khủng khiếp! Nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là điều nghiêm trọng. Có địa phương tổng thu chưa tới 200 tỉ đồng mà nợ xây dựng cơ bản tới hơn 1.000 tỉ, không biết lấy đâu mà trả! Chính phủ lúc nào cũng nói “từ nay địa phương nào tự quyết định làm (khi Chính phủ chưa duyệt dự án) thì sẽ không giải quyết nữa”, nhưng lâu lâu thấy tội cũng . giải quyết cho! Vì thế các địa phương cứ vậy mà làm. Có thể nói lĩnh vực đầu tư, trong đó có cả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như các dự án sản xuất kinh doanh hay phục vụ các mục đích dân sinh khác của xã hội… có tình trạng thất thoát, lãng phí nhiều nhất. Ví dụ một tỉnh nghèo tại miền Trung đã đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến hoa quả, kinh phí lên tới 20 tỉ đồng, nhưng xây xong lại không thể hoạt động được do thiếu… nguyên liệu sản xuất! Nhà máy này sau đó phải cho thuê làm nơi… bán xe máy, gây lãng phí bức xúc cho nhiều người. Rồi xây bệnh viện cũng vài chục tỉ đồng nhưng xây xong bỏ đó vì không 6 có thiết bị, không đào đâu ra số lượng bác sĩ làm việc cho bệnh viện… Cũng có nhiều địa phương đường làm xong chưa đi đã xuống cấp, không sử dụng được, phải sửa chữa… I> Thất thoát lãng phí chia theo ngành, lĩnh vực 1.Thất thoát lãng phí trong giao thông công chính Trước khi đi sâu vào phân tích thực trạng trong giao thông công chính thì chúng ta có thể nói thêm về nguyên nhân riêng ngoài những yếu tố đã nói ở trên: Nguyên nhân: Thứ nhất, bên thi công công trình vì lợi nhuận trước mắt sẵn sàng ăn gian nối dối để đạt được mục đích Thứ hai, bên quản lý gặp nhiều khó khăn trong điều kiện làm việc thu nhập  Vậy thực trạng của thất thoát lãng phí trong ngành giao thông công chính hiện nay ra sao??? Qua thống kê từ các dự án của ngành giao thông công chính trong 2 năm 2000-2001, tỉ lệ thất thoát chiếm 7.52% tổng vốn đầu tư. Còn trong giai đoạn 2002-2004 tỉ lệ này này 6.5%. Trong những tháng đầu năm 2005, qua kết quả thanh tra 28 công trình cho thấy, tỉ lệ thất thoát bình quân khoảng 7%. Nếu tính tỉ lệ thất thoát 7% trong các công trình giao thông công chính, với tỉ lệ 20-30% thất thoát trong đầu tư xây dựng của cả nước, thì có lẽ cũng tạm yên tâm. Nhưng nếu biết rằng chỉ tính trong năm 2004, tổng vốn đầu tư của ngành giao thông công chính là 3.149 tỉ đồng, thì mới thấy số tiền thất thoát lớm đến mức nào -220tỉ đồng. Còn nếu lấy tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản của ngành giao thông công chính làm cơ sở tính toán cho toàn bộ vốn đầu tư của thành phố trong năm 2005, thì số tiền thất thoát lên đến gần 1.200 tỉ đồng. Đây mới chỉ là con số dựa trên tỉ lệ được công bố còn trên thực tế, nó có thể gấp nhiều lần khủng khiếp hơn nữa. Vì thực tế một bên là các đơn vị thi công vì chạy theo lợi nhuận 7 . thất thoát và lãng phí Chương II> ;Thực trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư hiện nay ở Việt Nam A-Tình hình thất thoát lãng phí cơ bản trong đầu tư. TÀI: THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. MỤC LỤC: Chương I> Khái quát chung về thất thoát lãng phí I> Khái niệm: 1. Đầu tư

Ngày đăng: 18/07/2013, 11:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan