Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Trần Việt

24 1.6K 32
Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Trần Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia đó là tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia đó cao hay thấp. Nước ta, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu ngành kinh tế của đất nước, đóng góp 38% GDP cả nước( baomoi.com- Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành- ssố ra ngày 17/02/2010), trong đó có ngành du lịch.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Đình Hoà và sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhân viên tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Du lịch Trần Việt. Những thông tin và số liệu đưa ra trong chuyên đề tốt nghiệp có sự trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp đảm bảo tính khách quan và trung thực. Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Phùng Thanh Huyền Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị kinh doanh Du lichj và Khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được các thầy cô trong trường và trong Khoa Du lịch và Khách sạn tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức về quản lý và kinh doanh du lịch bao gồm tất cả những lý luận và những kiến thức thực tế giúp em có đựoc những kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Đặc biệt trong thời gian đi thực tập tìm hiểu thực tế quá trình kinh doanh du lịch tại Công ty trách nhiệm Hữu Hạn Du lịch Trần Việt( tên tiếng anh là TransViet), em đã đựoc PGS.TS. Nguyễn Đình Hoà- Phó trưởng Khoa Du lịch và Khách sạn- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể tiếp xúc với thực tế kinh doanh du lịch trên thị trường tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Trần Việt. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Du lịch và Khách sạn- Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho kiến thức, giúp em có được những kiến thức quý báu phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Du lịch Trần Việt đã tạo mọi điều kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu thực tế kinh doanh du lịch để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Hoà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, chỉnh sửa cho em hoàn thành bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD LỜI MỞ ĐẦU Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia đó là tỷ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia đó cao hay thấp. Nước ta, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu ngành kinh tế của đất nước, đóng góp 38% GDP cả nước( baomoi.com- Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành- ssố ra ngày 17/02/2010), trong đó có ngành du lịch. Hơn 40 năm qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch nước ta có bước phát triển mới kể từ khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngài 17/11/2006 và Du lịch là một trong những ngành dịch vụ hội nhập sâu và sớm nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế nước ta. Khi là thành viên của tổ chức WTO, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng gặp phải nhiều khoá khăn ban đầu nhưng cũng có nhiều cơ hội cho nền kinh tế cũng như ngành du lịch phát triển mạnhj mẽ hơn. Theo như thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, đến cuối tháng ba năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng hai và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung ba tháng đầu năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cung kỳ năm 2009. Doanh thu từ du lịch ước tinhs năm 2010 đạt 7 tỷ đến 7.5 tỷ USD( chiếm 7.5% GDP). Tốc độ tăng bình quân của doanh thu du lịch đạt 12% năm. Những dự báo trên có thể đạt được trên cơ sở thực tế nguồn tài nguyên du lịch của nước ta rất phong phú, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch mà Chinh phủ và ngành Du lịch nước ta đã và đang thực hiện cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch nước ta. Một trong những đơn vị kinh doanh lữ hành đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch cả nước phải kể đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Trần Việt. Transviet Group với chức năng chính là kinh doanh dịch vụ hàng không và du lịch lữ hành luôn quan tâm chú trọng tới chất lượng sản phẩm, tính chuyên nghiệp cao, hướng tới nhu cầu của từng loại khách hàng. Công ty có mối quan hệ chiến lược, gần gũi với nhiều công ty, tổ chức nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch. Để làm tốt được những điều này, công ty luôn luôn chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực tốt, hướng tới sự chuyên nghiệp trong công việc. Chính vì vậy, vấn đề quản trị nhân lực luôn được công ty chú trọng hàng đầu trong công tác quản trị Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD kinh doanh tại Transviet Group. Dựa trên sự hiểu biết của bản thân và những kiến thức đã được dạy trên giảng đường đại học và kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại Công ty Du lịch Trần Việt, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:” Đánh giá công tác hoạt động quản trị nhân lực tại công ty du lịch Transviet” là đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu hoạt dộng quản trị nhân lực của công ty để từ đó thấy được vai trò của quản trị nhân lực trong việc phát triển của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp trong việc quảnnguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy hoạt dộng kinh doanh của công ty. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, chức năng, công tác quản trị nhân lực tại công ty, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra và trực tiếp phỏng vấn tiếp xúc phỏng vấn với đội ngũ nhân viên của công ty nhằm nắm được tình trạng thực tế để từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhất phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch ChươngII. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Trần Việt Chương III. Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Trần Việt CHƯƠNG I Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH DU LỊCH 1.1.Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 1.1.1.Khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả ngững người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm cả thể lựctrí lực Thể lực chỉ là sức khoẻ của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực của con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giời thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần đên mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chứ bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. 1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Quản trị ngừôn nhân lực có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau: Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức, quản trị nhân lực( QTNL) bao gồm việc hoạch định( kế hoạch hoá), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt dộng nhằm thu hút, sở dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. Xét về nội dung của có thể hiểu QTNL là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông quan tổ chức của nó. Song ở giác độ nào, QTNL vẫn là tất cả các hoạt dộng của một tổ chức nhằm thu hút, xây dựng và phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng. Thực chất của QTNL là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức với người lao dộng. Nói cách khác, QTNL chịu trách Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp con người thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 1.2.1. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực Đối tượng của QTNL là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Quản trị nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chứ, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao dộng. 1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quản trị nhân lực Trong thời đại ngày nay, QTNL có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau: Do sự canh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm và gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nên kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó, việc tuyển chọn, sắp xế, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu về QTNL sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đạt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung của nhân viên với mình và biết nhạy cảm vói nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong tuyển mộ, tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD 1.3. Nội dung, chức năng của quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực Kế hoạch hoá nguồn nhân lực: nghiên cứu các hoạt động dự báo nhu cầu về nhân lực của tổ chức và hoạch định những bước tiến hành để đáp ứng số lượng, chất lượng lao động cần thiết đáp ứng kịp thời các kế hoạch kinh doanh. Phân tích và thiết kế công việc: vạch rõ những nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc về công việc và mối quan hệ của nó đối với những công việc khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết, những điều kiện cần thiết để hoàn thành công việc. Tuyển mộ, tuyển chọn, biên chế nhân lực: nghiên cứu việc thu hút, sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc khác nhau trong doanh nghiệp. Tạo động lực trong lao động: vạnh rõ các yếu tố tạo động lực về phía nội tại người lao động cũng như về phía tổ chức, xã hội và các phương hướng tạo động lực cần quan tâm. Đánh giá thực hiện công việc: làm cơ sở cho việc sa thải, trả thù lao, khen thưởng cho người lao động. Đào tạo và phát triển: đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động. Đãi ngộ và phúc lợi: có tác dụng thu hút những người tài giỏi về cho tổ chức, củng cố lòng trung thành của nhân viên và giảm tối đa số người rời bỏ tổ chức, rời bỏ doanh nghiệp. Quan hệ lao động: nghiên cứu những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Bất bình và kỷ luật lao động: thủ tục giải quyết các bất bình có hiệu quả để bảo vệ người lao động cũng như các nguyên tắc, hình thức tiến hành kỷ luật đối với người lao động. An toàn và sức khoẻ cho người lao động: chương trình an toàn để loại trừ các tai nạn sẽ xảy ra và các chương trình sức khoẻ cho người lao động. Các nội dung của QTNL có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi những hình thức và phương pháp tiếp cận khoa học, linh hoạt. Tổng thể đó làm thành hệ thống, cơ chế đảm bảo mối quan hệ tác động qua lại giữa những người làm việc trong tổ chức, tạo nên đòn bẩy, các kích thích phát triển tiềm năng sáng tạo của từng người, nối kết những cố gắng của từng người thành những cố gắng chung cho mục tiêu chất lượng và hiệu quả làm việc của tổ chức. Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD 1.3.2. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực Ngày nay, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh du lịch hay hoạt động sản xuất kinh doanh, QTNL luôn là hoạt động quản trị đáng quan tâm giải quyết nhất. Có thể nói hoạt dộng quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng rong tổ chức, nhất là trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh, sự động không ngừng của thị trường lao động, những thay đổi về pháp luật lao động… Có thể phân ra ba nhóm chức năng chính của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đó là: - Chức năng thu hút( hình thành) nguồn) nhân lực: bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng. Muốn vậy, tổ chức phải tiến hành : kế hoạch hoá nguồn nhân lực; phân tích; thiết kế công việc; biên chế nhân lực; tuyển mộ, tuyển chọn; bố trí nhân lực. Kế hoạch hoá nhân lực: là qua trình đánh giá nhu cầu của tổ chức về nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chiến lược, các kế hoạch của tổ chức và xây dựng các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Phân tích, thiết kế công việc: là quá trình xác định, xem xét, khảo sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến một công việc cụ thể. Phân tích và thiết kế công việc thường được sử dụng để xây dựng chức năng nhiệm vụ và yêu cầu về trình độ kỹ thuật của công việc làm cơ sở cho công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và thù lao. Biên chế nhân lực là qua trình thu hút người có trình đọ vào tổ chức, lựa chọn người đáp ứng yêu cầu công việc trong những ứng cử viên xin việc rồi xắp xếp hợp lý( đúng việc, đúng thời điểm) nhân viên vào các vị trí khác nhau trong tổ chức. - Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển được tối đa năng lực cá nhân. Bên cạnh đó, việc đào tạo mới còn có các hoạt động đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu kinh doanh hay sự thay đổi về kế hoạch nhân sự. - Chức năng duy trì nguồn nhân lực: chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Chức năng này bao gồm 3 hoạt động: đánh giá thực hiện công việc và thu hút lao động cho nhân viên, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD Thông qua hệ thống thù lao lao động và phúc lợi, một mặt thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm. Mặt khác, đây là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì đội ngũ lao động tốt cho doanh nghiệp. Những công việc chủ yếu của hoạt động này là:  Đánh giá thực hiện hoạt động của nhân viên.  Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động.  Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội…  Duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp vừa tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tập thể lành mạnh, vừa giúp nhân viên thoả mãn với công việc của mình. Hoạt động này bao gồm các công việc sau:  Ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.  Giải quyết các tranh chấp, bất bình trong lao động, giải quyết kỷ luật trong lao động  Cải thiện điều kiện làm việc  Chăm sóc y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. 1.4. Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch 1.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch 1.4.1.1. Các loại hình kinh doanh du lịch Có thể nói nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt, thức cấp và tổng hợp của con người; khi đi du lịch con người thường chi tiêu nhiều hơn, đòi hỏi được phục vụ với chất lượng cao hơn nhiều cho việc thoả mãn những nhu cầu của mình. Trong một chuyến du lịch, con người đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau mà để thoả mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Để thoả mãn nhu cầu tổng hợp của khách du lịch, đòi hỏi cần phải có những loại hình kinh doanh du lịch tương ứng. Cho đến nay, trên thế giới và Việt Nam có bốn loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu: Kinh doanh lữ hành( Tour Operators Business): hoạt động chính của tổ chức kinh doanh lữ hành là giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch ở trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến: Kinh doanh lữ hành( Tour operators Business): là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 7 [...]... hướng dẫn chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 Trường ĐHKTQD CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DU LỊCH TRẦN VIỆT 2.1 Khái quát về Công ty Du lịch Trần Việt( tên tiếng anh là TransViet) 2.1.1 Giới thiệu về TransViet Group Vào tháng 12 năm 1996, một... nghĩa của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 Trường ĐHKTQD Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, quản trị nhân lực luôn đóng vai trò trung tâm của quản trị, bởi con người luôn là trung tâm của vấn đề Do đó, mục tiêu, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch đều nhằm mục tiêu phát triển của Công ty 1.4.3... dịch vụ du lịch, vai trò của con người lại càng quan trọng Để quảnnhân lực có hiệu quả, trước hết cần hiểu nguồn nhân lực trong du lịch, các đặc điểm cũng như nhu cầu của nó Bên cạnh đó cũng cần phải thấy được vai trò, đặc trưng , tính chất và yêu cầu của nguồn nhân lực trong du lịch cũng như quảnnguồn nhân lực du lịch là xuất phát từ những đạc điểm hoạt động của ngành du lịch Ngành du lịch mặc... hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch Vấn đề lao động của toàn ngành du lịch: ảnh hưởng tới chiến lược tuyển mộ, tuyển dụng của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề quản trị nguồnn nhân lực trong doanh nghiệp Sự quản lý của nhà nước về du lịch: Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại- Du lịch trên... của công ty Cũng từ đó mà doanh nghiệp du lịch đưa ra những cách thức quản trị nguồn nhân lực sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố hay địa phương đó Các nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ nội bộ công ty: Tầm nhìn của những nhà quản trị tại doanh nghiệp về vai trò của nguồn nhân lực Quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp du lịch Mục tiêu, phương hướng, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp du lịch. .. như dịch chuyển tại điểm du lịch Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác: là hoạt động kinh doanh bổ trợ bao gồm kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch 1.4.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch a Bản chất của nguồn nhân lực du lịch Quảnnhân lực vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật Trong kinh doanh du lịch, là lĩnh vực hoạt... nhiều khác và chưa khai thác hết các tiểm năng du lịch , chưa thỏa mãn được khách du lịch có nhu cầu bổ sung cao 1.4.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch 1.4.2.1 Khái niệm Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch là việc hoạch định, triển khai thực hiện đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, công cụ nhằm vào các yếu tố nhân lực cấu thành hiệu quả của doanh nghiệp Hướng... lịch trong ngắn hạn và tròng dài hạn 1.5 Nội dung, chức năng của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch 1.5.1 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch  Tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí lao động trong doanh nghiệp  Tổ chức hiệp tác và phân công lao động trong doanh nghiệp  Giải quyết vấn đề “ lao động thời vụ” trong kinh doanh du lịch  Cải thiện điều kiện lao động và chế... Du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố, phòng quảndu lịch ở các quận huyện nơi Doanh nghiệp Du lịch đó đang đóng trên địa bàn Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch luôn đảm trách các nhiệm vụ như sau: Xúc tiến quảng bá về du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch của các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Chính các hoạt động của cơ... của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành ba nhóm sau:  Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch  Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch  Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch Trong nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch có thể phân thành bốn nhóm nhỏ: Phùng Thanh Huyền Lớp: Du lịch 48 Chuyên đề thực tập . lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh du lịch ChươngII. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch Trần Việt Chương. nghiệm thực tế khi thực tập tại Công ty Du lịch Trần Việt, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:” Đánh giá công tác hoạt động quản trị nhân lực tại công ty du lịch

Ngày đăng: 17/07/2013, 19:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan