Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

11 496 2
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Báo cáo thực tập tổng hợp Lời mở đầu Hiện nay, trên thế giới, cho thuê tài chính là một trong những thị trường nhộn nhịp phát triển nhất. Tại Việt Nam, qua hơn 10 năm hoạt động, các công ty cho thuê tài chính đã góp phần tạo ra một kênh dẫn vốn mới, khơi thông nguồn vốn trung dài hạn, làm giảm sức ép cũng như gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp nền kinh tế. Cho thuê tài chính là một định chế mới được coi như là một phương thức giúp doanh nghiệp phát triển hơn trên thương trường. Khi đi thuê tài chính có hai vấn đề chính được đặt ra. Theo chế độ kế toán hiện hành, món nợ phải ghi vào bảng cân đối, còn tài sản thuê không phải ghi. Đối với số tiền mà bên thuê phải chi trả thì cơ quan thuế coi nó như một chi phí khấu hao. Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được ngân hàng NN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ - ngân hàng 5 ngày 17/5/1995. Đến ngày 02/05/20001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Em được may mắn đi thực tập ở công ty cho thuê tài chính của ngân hàng đầu nên đã được tìm hiểu về hoạt động về cho thuê tài chính của ngân hàng. Trước hết, với bài báo cáo tổng hợp em chỉ mới tìm hiểu chung về Công ty.Bài viết được chia làm 3 phần Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu phát triển việt nam Chương 2: Thực trạng các hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu phát triển Việt Nam Do còn hạn chế về mặt thời gian nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cô để bài viết thêm hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu phát triển Việt Nam. 1/ Quá trình hình thành phát triển Công ty CTTC-Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam. - Quyết định thành lập doanh nghiệp số 305/1998/QĐ- NHNN5 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ngày 4-9-1998. - Giấy phép hoạt động số 08/GP- CTCTTC do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 27-10-1998. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000246 do Sở Kế hoạch Đầu thành phố Hà Nội cấp ngày 20-01-2005. Tên gọi: CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: BIDV FINANCIAL LEASING COMPANY - Tên gọi tắt: BLC - Trụ sở chính: Tầng 12 - Tháp A - Toà nhà Vincom - 191 Bà Triệu, TP Hà Nội. - Điện thoại: 04.22 200 599 - 04.22 200 601 - 04.22 200 602 - 04.22 200 603 - Fax: 04.2200600 - Email: leasingbidvhanoi@vnn.vn - Vốn điều lệ: 200 000 000 000 đồng (Hai trăm tỷ đồng) Công ty cho thuê tài chính NH ĐT & PTVN chính thức được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1998 theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tiền thân của Công ty trước đây là một phòng thuê mua tài chính sau đó là Công ty thuê mua tài chính khi Nhà nước ban hành quy chế tạm thời về tổ chức của các Công ty CTTC. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty CTTC – BIDV là thành viên của Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt Nam, là một trong 13 công ty cho thuê tài chính trực thuộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều lệ ban đầu lúc thành lập là 50 tỷ đến cuối năm 2009 là 200 tỷ đồng. 2/ Cơ cấu tổ chức. Khi mới được thành lập năm 1998 mô hình tổ chức gồm có 01 ban lãnh đạo, 03 phòng chức năng. Đến tháng 10 năm 2001 công ty cho thuê tài chính BIDV thành lập thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ tháng 1 năm 2005 do chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được nâng cấp thành Công ty cho thuê tài chính II - Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính lúc đó có Ban Giám đốc, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng tổ chức – hành chính, phòng tài chính – kế toán, phòng kế hoạch – tổng hợp, phòng thẩm định & quản lý tín dụng 02 phòng kinh doanh I, II. Tháng 8 năm 2006 tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, được sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính – BIDV có mô hình tổ chức mới bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, phòng tổ chức – hành chính, phòng tài chính – kế toán, phòng quản lý tín dụng, phòng thẩm định, phòng kế hoạch – tổng hợp 03 phòng kinh doanh I, II III. BIDV LC là một công ty cho thuê tài chính của Nhà nước, là đơn vị thành viên, công ty trực thuộc khối công ty của NHĐT&PTVN, hạch toán độc lập. Công ty thực hiện các nghiệp vụ cho thuê tài chính các nghiệp vụ khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV LC sau ngày 15/11/2008: Nguồn: BIDV Leasing Tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, được sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt nam, công ty Cho thuê tài chính BIDV thực hiện mô hình tổ chức mới như trên. Với mô hình như trên, chức năng nhiệm vụ các phòng ban được quy định cụ thể hơn, chuyên môn hóa cao hơn. Mô hình trên tạo được sự phối hợp liên kết giữa các bộ phận, phòng ban chức năng với nhau. Các quyết định, chính sách của Công SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B Ban giám đốc Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệpKhối quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng quan hệ khách hàng I Phòng quan hệ khách hàng II Phòng quan hệ khách hàng III Phòng cho thuê nội ngành Phòng quản trị tín dụng Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp 4 Báo cáo thực tập tổng hợp ty đưa ra đều dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá có sự tham gia của số đông mà không mang tính chất chủ quan của một người quyết định (giám đốc, phó giám đốc). Vì vậy, mô hình tổ chức mới mang tính ưu việt, chuyên môn năng động hơn so với mô hình quản trị cũ. 3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. + Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản theo mục đích kinh doanh. + vấn, bảo lãnh về những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ CTTC + Thực hiện các nghiệp vụ khác khi Ngân hàng Nhà nước các cơ quan chức năng cho phép 3.1/ Phòng Quan hệ khách hàng - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động khách hàng; kiểm tra , giám sát quá trình sử dụng tài sản vay, tài sản đảm bảo nợ ; đôn đốc khách hàng trả nợ; xử lý khi khách hàng không đáp ứng yêu cầu tín dụng; phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro đề xuất xử lý 3.2/ Phòng Quản lý rủi ro. - Chịu trách nhiệm phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phòng quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp tài sản thuê/ bên thuêdấu hiệu bất thường; - Giám sát việc thực hiện phân loại nợ. - Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xử lý thu hồi nợ quá hạn các vấn đề phát sinh khác 3.3/ Phòng Quản trị tín dụng. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 5 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp quản trị cho vay, bảo lãnh đồi với khách hàng theo quy định, quy trình của BLC - Tính toán xác lập các khoản dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại các phòng quan hệ khách hàng. - Chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp, tuân thủ quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện - Định kỳ ngày 25 hàng tháng, CBQTTD lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn của tháng sau theo mẫu BM 22/NVCTTC gửi Phòng QHKH để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi đúng hạn. - Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản cho thuê của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Phòng QHKH. - Ít nhất 6 tháng/1 lần lập thông báo yêu cầu Phòng QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản cho thuê theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, Phòng QHKH chưa thực hiện việc kiểm tra, rà soát khoản vay, Phòng QTTD phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thuê để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. - Hàng tháng, căn cứ số liệu cân đối kế toán, phòng QTTD lập thông báo lãi treo của các hợp đồng đang giải ngân chưa có lịch thanh toán theo biểu mẫu BM 29/NVCTTC 3.4.Phòng cho thuê nội ngành. Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với các khách hàng là toàn bộ các chi nhánh trực thuộc BIDV,các chi nhánh tại các tỉnh khu vực phía Bắc từ Huế trở ra ( từ năm 2005 đến nay) 3.5.Phòng tài chính kế toán. - Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản. - Thực hiện công tác hậu kiếm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 6 Báo cáo thực tập tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của công ty. - Đề xuất tham mưu với Giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản… - Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ chi tiêu tài chính. - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính. - Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán. - Tham gia ý kiến chịu trách nhiệm về ý kiến thàm gia, phối hợp với các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. 3.6.Phòng tổ chức hành chính. - Tham mưu cho Giám đốc, cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của Pháp luật về trách nhiệm quyền lợi của người sử dụng lao động người lao động. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập giải thể các đơn vị trực thuộc công ty. - Đầu mối đề xuất, tham mưu Giám đốc về việc xây dựng thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự. - Quản lý, sắp xếp, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. - Quản lý trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. - Quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. - Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Công ty. - Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật… - Thừa uỷ quyền của Giám đốc, ký một số công văn trong phạm vi nội bộ do Giám đốc quyết định. 3.7.Phòng kế hoạch tổng hợp. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 7 Báo cáo thực tập tổng hợp - Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. - Đầu mối, tham mưu giúp việc Giám đốc tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm. - Đầu mối tổng hợp, phân tích báo cáo, đề xuất các thông tin phản hồi của khách hàng. - Quản lý hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tham gia ý kiến chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo quy trình nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Chương 2: Thực trạng các hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu phát triển Việt Nam. 2.1. Tình hình hoạt động chung của công ty. + Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm vốn điều lệ lợi nhuận để lại cùng với các quỹ khác. Cùng với sự phát triển của công ty các kế hoạch kinh doanh theo từng năm, vốn điều lệ của công ty cho thuê tài chính – BIDV tăng lên trong giai đoạn 2002-2006 nhưng lại giữ ổn định đến năm 2009.Vốn điều lệ được cấp lúc thành lập là 55 tỷ đồng. Cuối năm 2002 vốn điều lệ tăng lên 102 tỷ đồng. Từ năm 2006 vốn điều lệ thực hiện của công ty đã được tăng lên 200 tỷ đồng sau đó giữ ổn định đến năm 2009.Mặc dù lộ trình tăng vốn điều lệ không được thực hiện như kế hoạch nhưng BLC vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao,là tiền đề công ty tiếp tục tăng tốc bứt phá trong những năm tiếp theo.Ngoài vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế ( không bao gồm thu nợ ngoại bảng) trong 4 năm gần đây cũng có nhiều sự biến động.Cụ thế năm 2006 là 0,912 tỷ đồng; năm 2007 đạt 21.3 tỷ; năm 2008 tăng mạnh đạt 54,1 tỷ,đến cuối năm 2009 chỉ đạt 35,12 tỷ.Nguồn huy động khác của Công ty CTTC – BIDV tính từ năm 2006 -2009 bao gồm nguồn vay hạn mức của BIDV,vay từ các tổ chức kinh tế khác,và tiền ký cược của khách hàng. Một số khách hàng vay của Công ty CTTC – BIDV trong vài năm trở lại đây như Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty Tài chính dầu khí, Công ty Bảo hiểm Bưu điện…Một trong những nguồn vốn thường xuyên luôn có tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Công ty CTTC – BIDV là nguồn huy động từ Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt Nam. Thông qua nguồn vay này, Công ty được vay với nhiều hình thức vay vốn. Thông qua các chi nhánh của BIDV, sở giao dịch của BIDV, các nguồn vốn vay từ đây mang một ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động của Công ty từ trước đến nay. SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 9 Báo cáo thực tập tổng hợp + Hoạt động chính mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Công tyhoạt động cho thuê tài chính. Hoạt động này được chia ra theo nhiều tiêu chí khác nhau - Xét theo đối tượng thuê kết hợp với lãi suất thuê, Công ty cho thuê tài chính BIDV phân loại cho thuê tài chính thành 2 mảng lớn đó là cho thuê nội ngành cho thuê ngoại ngành. Khách hàng trong cho thuê nội ngành là toàn bộ các chi nhánh trực thuộc BIDV, các chi nhánh tại các tỉnh khu vực phía Bắc từ Huế trở ra (từ năm 2005 đến nay) - Bên cạnh hoạt động cho thuê nội ngành, thì hoạt động cho thuê mang lại nhiều lợi nhuận nhất là cho thuê ngoại ngành. Khác với cho thuê nội ngành đơn điệu về khách hàng tài sản thuê thì cho thuê ngoại ngành đa dạng cả về khách hàng lẫn chủng loại tài sản thuê. Nhìn vào bảng trên ta thấy, cho thuê ngoại ngành luôn lớn hơn cho thuê nội ngành cả về tỷ lệ lẫn giá trị dư nợ. Dư nợ cho thuê ngoại ngành luôn có xu thế tăng lên mạnh mẽ qua từng năm đang dần chiếm ưu thế chủ yếu,chiếm hơn 84% vào năm 2009. + Nếu xét về các hình thức cho thuê tài chính thì công ty cho thuê tài chính hiện đang áp dụng phổ biến hình thức cho thuê tài chính có sự tham gia của 3 bên đó là bên cho thuê, bên thuê bên cung ứng tài sản thuê. Dư nợ tín dụng cho hình thức này chiếm khoảng 83% trên tổng dư nợ. Ngoài ra Công ty cũng áp dụng các hình thức như mua cho thuê lại. Mục đích của hình thức này là giả quyết tình trạng thiếu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuê. 2.2. Hoạt động huy động vốn. Là một tổ chức tín dụng như các tổ chức tín dụng khác với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh tiền tệ. Như vậy dù là một tổ chức tín dụng Ngân hàng hay là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty cho thuê tài chính nói chung công ty cho thuê tài chính BIDV nói riêng thì hoạt động đầu tiên là phải tạo ra “tài sản” để hoạt động sản xuất kinh doanh. “Tài SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B 10 [...]... là hoạt động đầu tiên nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến cho thuê tài chính Quay lại với hoạt động huy động vốn của mình, mặc dù đã được Chính phủ cho phép trong Nghị định hay được Ngân hàng Nhà nước cho phép trong giấy phép hoạt động nhưng do có những yếu tố khác nhau, chủ quan có, khách quan có mà hoạt động huy động vốn của Công ty cho thuê tài. .. được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động nâng cấp thành Công ty CTTC II BIDV thì vốn điều lệ của Công ty CTTC BIDV đã được giữ nguyên là 102, còn vốn điều lệ cho Công ty CTTC II BIDV được Ngân hàng ĐT & PT VN cấp riêng 150 tỷ đồng Từ cuối năm 2006 cùng với lộ trình cổ phần hóa BIDV cổ phần hóa các Công ty thành viên trực thuộc BIDV từ 2006 đến 2010, Công ty CTTC BIDV đã được BIDV cấp bổ sung... khác Công ty CTTC BIDV đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 vẫn là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Đầu & Phát triển Việt nam vì vậy nguồn vốn điều lệ là nguồn vốn cấp phát từ BIDV Với số vốn điều lệ được cấp ban đầu lúc mới thành lập là 55 tỷ đồng năm 1998, cuối năm 2002 được cấp bổ sung đạt 102 tỷ đồng, sang năm 2005, sau khi tách, Chi nhánh TP Hồ chí Minh được Ngân hàng Nhà... chưa đầy đủ, đa dạng Cho đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, nguồn vốn của Công ty được huy động qua một số nguồn như sau: • Huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu: Hàng năm, công ty CTTC - BIDV đều xây dựng kế hoạch huy động vốn để cân đối với mức dự kiến tăng trưởng dư nợ cho thuê trong năm kế hoạch Trong nguồn vốn chủ sở hữu được đề cập ở đây bao gồm hai nguồn chính đó là vốn điều lệ lợi nhuận để lại... viên trực thuộc BIDV từ 2006 đến 2010, Công ty CTTC BIDV đã được BIDV cấp bổ sung để tăng vốn điều lệ lên 200 tỉ đồng Vì vậy, công ty đã có được một nền tảng vốn khá lớn so với nhiều tổ chức tín dụng là ngân hàng phi ngân hàng Năm 2009 công SV: Nguyễn Thanh Hải Lớp: Đầu 48B . ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho thuê tài chính-. thiệu tổng quan về công ty cho thuê tài chính- ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam Chương 2: Thực trạng các hoạt động cho thuê tài chính tại công ty

Ngày đăng: 17/07/2013, 15:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan