Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

49 456 1
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với sự cạnh tranh và phát triển.

Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với sự cạnh tranh và phát triển. Vì vậy trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam đang là những thời cơ lớn nhưng cũng không ít những thách thức và khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự nỗ lực rất lớn trong cạnh tranh. Không nằm ngoài quy luật và xu hướng ấy, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng TMCP nhà Nội (Habubank) nói riêng cũng phải có những bước chuẩn bị để đón nhận những thời cơ và thách thức trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của Habubank nói riêng bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế. Một trong những tồn tại ấy là do năng lực quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay còn yếu, biểu hiện dễ thấy là nợ quá hạn, nợ khó đòi đang gia tăng làm suy giảm năng lực của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Nội (Habubank)” để viết chuyên đề thực tập cuối khóa. Nội dung của chuyên đề, ngoài lời nói đầu và kết luận, được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vè ngân hàng TMCP nhà Nội (Habubank) Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Habubank trong những năm gần đây Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Habubank Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để góp phần làm cho chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NỘI (HABUBAK) 1.1 Thông tin chung về ngân hàng -Tên Tiếng Việt :Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Nội -Tên Tiếng Anh :Hanoi Building Commercial Joint Stock Bank -Tên viết tắt :Habubank -Địa chỉ trụ sở chính :15-17 Ngọc Khánh , Giãng Võ , Nội -Số điện thoại :(04) 3 8460 135/ 36 -Fax :(04) 3 8235 693 -Email :mysay@habubank.com.vn -Website :www.habubank.com.vn -Vốn điều lệ -Lĩnh vực kinh doanh :3.000 tỷ đồng (năm 2009) :thanh toán quốc tế, bão lãnh , cho vay khách hàng . 1.2 Quá trình thành lập và phát triển của ngân hàng Ngày 2/1/1989 , UBND Thành phố Nội ra quyết định thành lập Ngân hàng nhà Nội , gọi tắt là Habubank. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước , ngày 18/4/1989 Habubank chính thức hoạt động với trụ sở tại số 125 Bà Triệu-Hà Nội. Đại hội cổ đông lần thứ nhất họp tháng 3/1989 công bố quyết định cho phép Habubank hoạt động và thông qua “Điều lệ” và các thể lệ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Năm 1992 , sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, với sự ra đời của Pháp lệnh ngân hàng và HTX tín dụng, Habubank đã quyết định vượt qua sự hữu hạ về lĩnh vực kinh doanh “ngân hàng nhà” để trở thành một ngân hàng thương mại đa năng , cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và chính thức đổi tên thành “ngân hàng thương mại cổ phần nhà Nội” với vồn điều lệ là 5 tỉ. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Năm 1995, Habubank tăng vốn điều lệ len 24,386 tỷ đồng và chuyển trụ sở chính của ngân hàng về B7 Giảng Võ, Ba Đình. Năm 1996, Habubank tăng vốn lên 50 tỷ đồng và bắt đầu được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Năm 2001, Habaubank hoàn thành việc trang bị phần mềm quản lý ngân hàng tập trung trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện quản lý dữ liệu tập trung và online toàn hệ thống. Habubank chính thức trở thành thành viên Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) năm 2001. Năm 2001, Habubank mở chi nhánh đầu tiên ngoài địa bàn Nội trên cơ sở sáp nhập với ngân hàng nông thôn Quảng Ninh và mở chi nhánh tại Quang Ninh. Năm 2003, Habubank khai trương chi nhánh đầu tiên tại khu vực miền Nam-Chi nhánh Habubank Thành phố Hồ Chí Minh tại số 83 Nguyễn Huệ, Quận 1. Năm 2005, Habubank triển khai dịch vụ ngân hàng tự động . Thành lập trung tâm thẻ Habubank và phát hành thể Habubank Vantage, trang bị hệ thống máy ATM, POS để phục vụ khách hàng. Habubank trở thành thành viên chính thức trong liên minh thẻ VNBC và kết nối hệ thống chấp nhận thẻ với các ngân hàng thành viên để mở rộng mạng lưới thẻ, phục vụ khách hàng. Năm 2006, Habubank là một trong bốn ngân hàng đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng, được nhận bằng khen của thủ tướng vì các thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2004-2006. Được tạp chí Banker, một tạp chí danh tiếng của Anh bầu chọn là “Ngân hàng Việt Nam của năm 2006”. Habubank giữ vững danh hiệu này thêm 2 năm 2007 và 2008. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Thành lập công ty chứng khoán Habubank tại 2C Vạn Phúc, Nội (4/2006) và công ty nhanh chóng trở thành một đơn vị được khách hàng tín nhiệm và có uy tín trên thị trường bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2007, Habubank hoàn thành việc lựa chọn ngân hàng Deutsche Bank (Đức), một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới làm cổ đông chiến lược nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Năm 2008, Habubank hoàn thành dự án nâng cấp hạ tầng dữ liệu thông tin phục vụ cho kinh doanh, quản trị, điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 2/2008, Habubank mở chi nhánh đầu tiên tại khu vực niềm Trung–Chi nhánh Habubank Đà Nẵng. Mở rộng kết nối thẻ của ngân hàng với hệ thống Banknet, hệ thống chấp nhận thẻ có mạng lưới lớn nhất của Việt Nam. Chính thức ra mắt dịch vụ mới “Tư vấn tài chính cá nhân–Wealth Advisory” cùng các giải pháp phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Năm 2009, Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng TMCP Nhà Nội (Habubank) chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng từ ngày 18/12/2009. Tính đến ngày 30/11/2009, tổng tài sản của Habubank là 26.286 tỷ đồng, tổng huy động là 21.684 tỷ đồng, tổng dư nợ là 14.121 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 465 tỷ đồng. Hiện nay, Habubank có 50 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. 1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Habubank Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 5 Chủ tịch Hội đồng quản trị & Hội đồng quản trị Ban điều hành Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp Phó tổng giám đốc Ngân hàng cá nhân Phó tổng giám đốc Đánh già và phê duyệt tín dụng Phó tổng giám đốc HBBS Phó tổng giám đốc Tài chính, cung ứng dịch vụ IT Phó tổng giám đốc Văn phòng Marketi ng &PR Phó tổng giám đốc Pháp chế Phó tổng giám đốc Kinh doanh nguồn vốn Hỗ trợ quản trị điều hành , kiểm toán nội bộ Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả. Rủi romột phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 6 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch và 42 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. 1.4 Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng 1.4.1 Quy trình tín dụng cho vay tại ngân hàng Bước 1: Gặp gỡ khách hàng và đánh giá bộ Trưởng ban Khách hàng phân chia chỉ tiêu kinh doanh cho các chuyên viên.Chuyên viên khách hàng tiếp xúc, trao đổi, đánh giá bộ, xác định nhu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ vay vốn. Bước 2 : Tiếp nhận hồ từ Khách hàng: Trong bước này, chuyên viên khách hàng điều tra thu thập thông tin khách hàng do khách hàng cung cấp và do CIC cung cấp. Từ đó, tổng hợp đầy đủ hồ sơ, chuẩn bị nội dung đi kiểm tra thực tế. Bước 3: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định Cán bộ tín dụng thẩm định về năng lực pháp lý, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi phí, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 7 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Bước 4: Phê duyệt và quyết định cho vay Chuyên viên hỗ trợ tín dụng kiểm tra hồ vay, chuyên viên khách hàng trình phê duyệt cho vay cho cấp có thẩm quyển.Từ đó, thông qua khoản vay tại hợp đồng tín dụng và phê duyệt khoản vay. Cho vay Ngắn hạn từng lần: 3 ngày Cho vay trung – dài hạn : 4 ngày. Bước 5: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay Chuyên viên hỗ trợ tín dụng nhận thông báo kết quả phê duyệt, thỏa thuận, hoàn thiện hồ tài liệu, ký kết hợp đồng với khách hàng Bước 6: Giải ngân Chuyên viên hỗ trợ tín dụng tập hợp hồ sơ, hạch toán giải ngân trên T24, kiểm soát khế ước nhận nợ và chuyển tiền giải ngân cho khách hàng. Bước 7: Kiểm tra và đánh giá việc sử dụng tiền vay Bước này nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, dự báo kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời thông qua kiểm tra tại cơ sở khách hàng.Cập nhật, lưu giữ hồ phân tích đánh giá báo cóa tài hính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Bước 8: Điều chỉnh khoản vay Trong trường hợp khách hàng muốn điều chỉnh khoản vay, Chuyên viên khách hàng sẽ thỏa thuận để thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi quyết định tín dụng theo nhu cầu khách hàng. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 8 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Bước 9: Quản lý khoản vay, thu hồi nợ Việc thu hồi nợ dựa trên nguyên tắc thu từ tất cả các nguồn hình thành từ vốn vay Ngân hàng và các TCTD khác đã được khách hàng thỏa thuận trong kế hoạch trả nợ. Đối với các khoản nợ có vấn đề, khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, chuyên viên khách hàng phải thẩm định kiểm tra thực tế, lập tờ trình cho giám đốc hoặc phó giám đốc quyết định. Các khoản nợ không gia hạn được phải thu hồi cả gốc và lãi bằng mọi biện pháp. Bước 10: Tất toán và tổng kết khoản vay. Sau khi đã thu hết nợ gốc và lãi, xử lý các khoản nợ không thể thu hồi thì việc thanh lý hợp đồng vay vốn là việc đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của khách hàng, chuyển hồ vào kho lưu trữ. 1.4.2 Chính sách cho vay đối với Khách hàng • Cơ sở của chính sách : Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: - Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước ban hành. - Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành. - Chiến lược, định hướng của ngân hàng TMCP Habubank. • Nội dung chính sách cho vay khách hàng: Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Habubank không giới hạn đối tượng vay vốn cụ thể nào cả, hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 9 Chuyên đề thực tập cuối khóa Hoàng Minh Đức Mức cho vay: Ngân hàng TMCP Habubank không quy định một mức cho vay cụ thể mà giao cho giám đốc các chi nhánh tự quyết mức cho vay căn cứ theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng Habubank và theo quy định của pháp luật. Lãi suất cho vay ngân hàng Habubank : Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận. Phương thức áp dụng lãi suất linh hoạt, các chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh. Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng Habubank tự xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất. 1.4.3 Đặc điểm các hình thức cho vay khách hàng của Habubank 1.4.3.1 Cho vay cá nhân Ngân hàng TMCP Habubank chia làm 2 loại cho vay cá nhân là cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùngcho vay hộ gia đình mở rộng SXKD với các hình thức ưu đãi khác nhau nhưng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng. Khách hàng khi vay với hình thức vay cá nhân của ngân hàng được hưởng các tiện ích như: +Ngân hàng hỗ trợ từ 50% đến 70% tổng chi phí mua sắm. +Trả góp hàng tháng, hàng quý tùy theo nguồn thu nhập của mình hoặc trả một lần. +Không cần quá lo lắng về việc hoàn trả vốn vay trong thời gian ngắn do đã có sự lựa chọn thời hạn linh hoạt. +Vay nhanh chóng với thủ tục đơn giản. Lớp : QTKD Thương Mại 48D-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 10:36

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Habubank - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

Bảng 2.1.

Kết quả kinh doanh của Habubank Xem tại trang 15 của tài liệu.
Về hình thức huy động vốn: Habubank chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về kỳ hạn, lãi suất, phương thức trả lãi.. - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

h.

ình thức huy động vốn: Habubank chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về kỳ hạn, lãi suất, phương thức trả lãi Xem tại trang 19 của tài liệu.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank là khá ổn định trong thời gian gần đây, có bước tăng trưởng tốt trong hoạt động huy động và  cho vay - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

m.

lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank là khá ổn định trong thời gian gần đây, có bước tăng trưởng tốt trong hoạt động huy động và cho vay Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2. 6: Tỷ lệ trích lập dự phòng / tổng dư nợ - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

Bảng 2..

6: Tỷ lệ trích lập dự phòng / tổng dư nợ Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn theo loại cho vay - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

Bảng 2.7.

Tình hình nợ quá hạn theo loại cho vay Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank)

Bảng 2.8.

Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan