đề cương kể chuyện đạo đức Bác Hồ-giải nhất tp

5 48.6K 951
đề cương kể chuyện đạo đức Bác Hồ-giải nhất tp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 1 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG Đề cương dự thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ Câu chuyện: Bác Hồ đến thăm người nghèo Nguồn trích: Theo Vũ Kỳ trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988 I- Dẫn chuyện: Kính thưa………… Trong cuộc đời tơi đã được nghe nhiều câu chuyện về Bác Hồ kính u của chúng ta. Tơi sinh ra khi Người khơng còn nữa, nhưng những câu chuyện kể về Người đã để lại trong tơi biết bao cảm xúc. Hình ảnh, tài năng và đức độ của Người theo năm tháng càng khắc ghi sâu đậm vào tâm trí tơi khơng bao giờ phai nhạt. Hình ảnh Bác Hồ vẫn lung linh toả sáng trong tâm hồn Việt Nam và trong trái tim nhân loại. Nghĩ về Bác là nghĩ đến con người khát khao tranh đấu cho tự do, bác ái, vơ cùng vĩ đại nhưng hết sức bình dị: u nước đến cháy bỏng, thương dân đến vơ cùng. u nước thương dân, q trọng con người là một trong những phẩm chất cao q nhất, đẹp đẽ nhất của Bác. Tình u thương con người của Bác mênh mơng như biển cả, sâu thẳm như đại dương, nồng ấm cho nhân loại khổ đau. Nhà thơ Tổ Hữu đã viết: “Bác ơi! Tim Bác mênh mơng thế. Ơm cả non sơng, mọi kiếp người” Lòng u thương, q trọng con người của Bác khơng phải chung chung trừu tượng mà gắn bó với những con người cụ thể. Tình u thương đó vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương với từng số phận. Có rất nhiều câu chuyện kể về Bác Hồ kính u, mỗi chuyện kể về Bác là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Câu chuyện “Bác Hồ đến thăm người nghèo “ là một biểu hiện thật xúc động về tình u thương con người của Bác. II-Nội dung chuyện kể Tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962), đường phố Hà Nội mịt mù trong làn mưa bụi. Trời rét ngọt, xe ơ tơ đưa Bác tới đầu phố Lý Thái Tổ thì dừng lại. Bác tới thăm gia đình chị Chín. Bác chọn một gia đình có nhiều khó khăn để đến thăm và chúc Tết. Chồng chị Chín mất sớm, để lại ba đứa con nhỏ dại. Chị phải đi làm cơng nhật, gặp việc gì làm việc đó để lấy tiền ni con. Bác bước vào nhà, chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Các con chị reo lên: “A ! Bác Hồ, Bác Hồ!” rồi chạy lại quanh Bác… Lúc này chị Chín mới như chợt tỉnh, chị chạy tới ơm chồng lấy Bác và bỗng nhiên khóc nức nở. Bác đứng lặng, hai tay Người nhẹ vuốt lên mái tóc chị Chín. Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi: -Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc? Cố nén xúc động,nhưng chị Chín vẫn khơng ngừng thổn thức, chị nói: -Có bao giờ…có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con…, mà bây giờ mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà. Con cảm động q! Mừng q thành ra con khóc ạ. Bác nhìn chị Chín, nhìn các cháu một cách trìu mến và Bác ơn tồn nói: -Bác khơng tới thăm những người như mẹ con thím, thì còn thăm ai? Người đến bên các cháu, âu yếm xoa đầu và trao q Tết cho các cháu. Bác quay lại hỏi chị Chín: -Thím hiện nay làm gì? -Dạ….thưa Bác… BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 2 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG -Thím vẫn chưa có cơng việc ổn định à? -Dạ, cháu đã ngồi ba mươi tuổi, lại kém văn hóa nên tìm việc làm ổn định cũng khó ạ. Bác quay lại nhìn ơng Chủ tịch Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội, rồi Bác lại hỏi tiếp chị Chín: -Mẹ con thím có bị đói khơng? -Dạ, bữa cơm, bữa cháo cũng tạm đủ ạ! Nói tới đây chị lại rơm rớm nước mắt. Bác chỉ vào cháu lớn nhất và hỏi chị Chín: -Cháu có đi học khơng? -Dạ, con cháu đang học lớp 4 ạ. Cháu nó vất vả lắm, sáng đi học, chiều về trơng các em và đi bán kem hoặc bán lạc rang để đỡ đần cháu….Thưa Bác! . Dù khó khăn, cháu cũng sẽ cố cho các cháu học hành ạ. Nghe chị Chín nói, Bác tỏ ý hài lòng. Bác ân cần dặn dò chị về việc làm ăn và việc học hành cho các cháu. Trên đường về Phủ Chủ tịch, mưa xn như rắc bụi, trời càng lạnh. Ngồi trong xe, Bác đăm chiêu suy nghĩ. Sau Tết, Bác Hồ đã chỉ thị cho Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội phải chú ý tạo cơng ăn việc làm cho những người lao động gặp nhiều khó khăn như chị Chín (Theo Vũ Kỳ trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988) III-Ý nghĩa của câu chuyện Kính thưa q vị: Câu chuyện trên đây thể hiện một hành động, một việc làm đời thường cụ thể nhưng chứa đựng một triết lý sống, một nhân cách vĩ đại, tâm hồn cao cả với một tình thương u bao la vơ tận đối với con người của Bác Hồ. Tình u thương con người ở Bác là tình cảm rộng lớn, Người dành tình thương u cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói :“Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tơi”. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Bác đã đặt chân lên nhiều nước, nhiều nơi trên các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và nhiều lần, Người đã rơi nước mắt khi phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống ngựa trâu của những người nơ lệ, những người lao động nghèo khổ. Câu chuyện Người đến thăm và chúc Tết gia đình chị Chín, một gia đình có hồn cảnh rất khó khăn (Chồng chị mất sớm, ba đứa con còn nhỏ dại. Bản thân chị lại chưa có cơng ăn việc làm ổn định) đã thể hiện tình cảm của Bác dành cho những người dân nghèo khổ. Những lời nói, cử chỉ của Bác thật ân cần, trìu mến đã xố đi khoảng cách giữa Bác là chủ tịch nước với chị Chín - người dân lao động bình thường trong xã hội, làm sao chị Chín có thể nén nổi lòng mình. Nỗi xúc động trào dâng trong lòng chị bởi một lẽ : Người là chủ tịch nước, sứ mệnh của cả dân tộc đang đặt trên đơi vai Người. Biết bao cơng việc bộn bề … vậy mà Người vẫn dành thời gian để đến thăm những gia đình nghèo khổ khi năm cũ sắp qua – xn mới đã về. trong cái đêm sương sa giá lạnh. Cuộc gặp gỡ giữa Bác và gia đình chị Chín thật ngắn ngủi, thật bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mẹ con chị một dấu ấn khó qn. Mẹ con chị được tiếp thêm ngọn lửa ấm áp tình thương u từ con người của Bác giúp chị vững bước vượt qua gian lao, vất vả để vươn lên trong cuộc sống đời thường. Đó chính là tình thương u con người, là sự chăm lo ân cần của Bác đối với nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ, có hồn cảnh bất hạnh . BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 3 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG Tình u thương con người của Bác khơng màu mè, khơng tơ vẽ, khơng sắp đặt, khơng trau chuốt, tự nhiên thuần khiết như người trong một nhà. Tình u thương con người thể hiện trước hết là tình thương u với đại đa số nhân dân, người lao động bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột. Tình u thương con người của Bác có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó giúp cho con người dù trong bất kỳ hồn cảnh nào cũng vượt lên được số phận, vượt lên chính mình, tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống, đem lại hạnh phúc cho con người. IV-Liên hệ Kính thưa q vị: Lòng u thương, q trọng con người của Bác Hồ đã có sức mạnh diệu kỳ, thu hút bao lớp người sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân, đem lại độc lập ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay đã xuất hiện nhiều tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh. Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thương người như thể thương thân và thấm nhuần tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch, Tồn Đảng, tồn dân ta hiện nay đang quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Rất nhiều phong trào, nhiều hoạt động đã được phát động như: phong trào tồn dân giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi; phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa mới; phong trào ủng hộ người nghèo… Hiếm có nước nào mà phong trào ủng hộ người nghèo lại được tồn dân hưởng ứng một cách sơi nổi và tự nguyện đến như vậy. Hàng năm đã có biết bao gia đình nghèo, biết bao số phận đáng thương được nhận sự giúp đỡ từ những tấm lòng nhân ái. Riêng quỹ “Vì người nghèo”, sau 6 năm phát động từ 2000 đến 2006, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước đã qun góp ủng hộ trên 1500 tỷ đồng. Câu chuyện “Bác Hồ đến thăm người nghèo” trào dâng trong tơi bao cảm xúc, những niềm vui, đau khổ và hy vọng, cho tơi một niềm tin, một lẽ sống ở đời và đã trả lời cho tơi một câu hỏi: “Vì sao trái đất nặng ân tình? Nhắc mãi tên Người, Hồ Chí Minh. Như một niềm tin, như dũng khí. Như lòng nhân ái, đức hy sinh” ( T ố H ữu) Tơi sinh ra từ một làng q nghèo khó miền Trung, quanh năm dãi dầm mưa nắng cơm khơng đủ ăn, áo chẳng đủ lành. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng tơi ln có một niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Bởi tơi có một điểm tựa tinh thần vững chãi, đó là thần tượng Hồ Chí Minh. Điểm tựa ấy nâng bước tâm hồn ta, làm lòng ta trong sáng hơn. “Ta lớn hơn lên, bay bổng diệu kỳ, trên đường dài đơi cánh đỡ ta đi”., “Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh, mơi ta thầm kêu Bác Hồ Chí Minh”. , Lòng nhân ái, đức hy sinh của Hồ Chí Minh dành cho những người lao động nghèo khổ, chắp cánh cho tơi thêm nghị lực, niềm tin và dũng khí vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống để hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Nơi tơi cơng tác là một phường có trên 50% số hộ dân cư thuộc diện nghèo, con em ở đây khơng có điều kiện đi học, coi “cái chữ” khơng bằng con cá, con tơm. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì vậy , tơi cùng tập thể giáo viên trường tiểu học Vĩnh Trường khơng ngại khó khăn, gian khổ, quan tâm đặc biệt đến những học sinh nghèo : xây dựng quỹ ” Vì bạn nghèo”, “tủ sách tình thương”… BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 4 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG để động viên các em chăm học, Chúng tơi thường xun giáo dục, khơi dậy trong các em lòng u thương con người và sự quan tâm chân thành với nhau. V-Kết luận Kính thưa các đồng chí: Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh và lòng u thương con người của Bác có một giá trị vơ cùng lớn lao cho mỗi chúng ta. Cả cuộc đời của Người đã tranh đấu cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ của chúng ta đã đi xa, nhưng Bác “để lại mn vàn tình thân u cho tồn dân, tồn Đảng, cho tồn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Câu chuyện tơi kể trên đây, chỉ là một biểu hiện đời thường của Bác nhưng là một bài học lớn cho mỗi chúng ta. Bài học về u thương q trọng con người, về đạo lý làm người, học ở Bác tình thương u bao la đối với con người, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ. Bài học mà Bác dạy cho chúng ta là: trong cuộc sống chỉ khi nào có tình u thương con người thực sự thì mới có lòng bao dung độ lượng, mới sống hết mình, vì mọi người, vì cơng việc và sẵn sàng hy sinh vì nghĩa cả. Nếu khơng có tình u thương con người như vậy thì khơng thể nói đến làm cách mạng, càng khơng thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lòng u thương con người và tấm gương đạo đức của Bác Hồ là đạo lý làm người, và là nền tảng đạo đức của dân tộc ta trong thời hiện tại. Mỗi người, mỗi ngành đều có thể thực hiện đạo lý đó bằng cách riêng của mình. Thế giới sẽ còn đổi thay, song chúng ta tin chắc rằng, lòng u thương con người và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn ln ln tỏa sáng như ngơi sao Bắc đẩu, như ngọn hải đăng chỉ đường cho Cách mạng Việt Nam tiến lên./ (Hát trích đoạn + múa phụ hoạ: Bác Hồ – một tình yêu bao la). BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG . BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ TRẦN THỊ THU HIỀN - 1 - TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRƯỜNG Đề cương dự thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ Câu chuyện: Bác Hồ đến. số phận. Có rất nhiều câu chuyện kể về Bác Hồ kính u, mỗi chuyện kể về Bác là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Câu chuyện Bác Hồ đến thăm người nghèo

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan