Ứng dụng tin học cho trường Mầm non

20 1.5K 5
Ứng dụng tin học cho trường Mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Giáo dục mầm non Giới thiệu Để nâng cao chất lượng bậc học mầm non, phục vụ cho mục tiêu của ngành học, nhất là trong việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, tiến tới đổi mới nội dung phương pháp trong bậc học mầm non. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp giáo viên mầm non tự tin hơn trong việc sử dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy, tạo cơ hội giúp giáo viên phát huy những ý tưởng sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu. Là giáo viên mầm non chắc có lẽ bạn đã nghe nhiều đến cụm từ “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non”. Có rất nhiều phần mềm ứng dụng, nào là Nutrikid, Kidsmart, Baby care, Kidpid, Happy kid … Riêng bài học này chúng tôi chỉ giới thiệu với các bạn phần mềm “Chương trình học vui cùng Kisdmart”. Mục tiêu Học xong bài này bạn cần đạt được những mục tiêu sau: * Biết một số chủ trương chỉ đạo của Bộ về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non”. * Nắm được nội dung của chương trình Kidsmart, biết liên kết chương trình Kidsmart với chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Áp dụng ý tưởng của từng ngôi nhà để phát triển các hoạt động cho trẻ khi không sử dụng máy vi tính. * Biết cách tổ chức môi trường cho trẻ học vui cùng KIDSMART Thời gian Bạn cần khoảng 10 giờ để hoàn thành bài tập này Tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập  * Tài liệu lớp tập huấn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non của Vụ Giáo dục mầm non” (tháng 2/2005). * Tài liệu tập huấn hè năm 2007. * Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo (tập 1 và 2). Tác giả Nguyễn Thạc - Nguyễn Ngọc Châm - Trần Lan Hương. Nội dung  I. Chủ trương của Bộ về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non”. Thông tin hỗ trợ: * Ngày 5/7/2006, dự án ứng dụng Công nghệ thông tin (UDCNTT) trong giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2010 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đây là dự án đầu tiên về CNTT dành cho giáo dục mầm non sau 5 năm triển khai chương trình phần mềm giáo dục cho trẻ mầm non KIDSMART. * Để thực hiện tốt việc UDCNTT trong GDMN và thực hiện Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015, mỗi địa phương cần xây dựng đề án/kế hoạch UDCNTT trong GDMN của địa phương giai đoạn 2006-2010, phấn đấu đến 2010: 100% cán bộ công chức bậc học mầm non, 30% giáo viên mầm non của địa phương được phổ cập tin học, 1/3 số cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận với CNTT và ngoại ngữ. * Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, các đơn vị trường cần thực hiện một số nội dung sau: 1. Phổ cập tin học: Bao gồm 4 nội dung cơ bản: - Tin học văn phòng: Hệ điều hành Windows, Internet, Email, chuyên mục tham khảo các thông tin Website liên quan đến giáo dục mầm non. -Tin học văn phòng: Microsoft Word 2003 -Tin học văn phòng: Microsoft Excel 2003 -Tin học văn phòng: Microsoft Powerpoint 2003 * Các nội dung này do các bạn tự bồi dưỡng thông qua các trung tâm huấn luyện tin học của địa phương hoặc sử dụng phần mềm giáo trình huấn luyện của Trung tâm CNTT Giáo dục mầm non bao gồm 4 đĩa CD được thiết kế đặc biệt cho Bậc học mầm non, dễ tiếp cận, dễ tiếp thu do phân bố nội dung theo từng chủ đề, có thể học mọi lúc mọi nơi. Giáo trình được minh hoạ với nhiều hình ảnh trực quan, âm thanh, thuyết minh, cùng nhiều đoạn phim thao tác tạo ra một giao diện thân thiện, nội dung đầy đủ, ngắn gọn, lý thuyết dễ hiểu, thực hành hiệu quả. Giáo trình phân loại kiến thức theo từng chương, hệ thống lại các bài học cùng với thư viện bài tập từ cơ bản đến nâng cao và các loại bài tập mở rộng sẽ trang bị cho người học một kiến thức nền vững chắc. * Giáo trình cũng đưa ra những bài ôn tập và các bài thi thử nhằm giúp cho người học dễ dàng kiểm tra trình độ và hoàn thiện các thao tác, kỹ năng của mình qua các bài thi thử. * Chương trình được cài đặt đơn giản, dễ sử dụng, là chương trình tự học, nên thời gian học rất linh động, có thể học nhóm với nhau. 2. Ý nghĩa chương trình IBM KIDSMART * Chương trình IBM KIDSMART là chương trình hỗ trợ giáo dục mầm non toàn cầu của tập đoàn IBM. Hiện nay chương trình đã được triển khai tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 10.000 hệ thống nhà khám phá trẻ đã được trao tặng. Riêng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Kidsmart đã có mặt tại 12 quốc gia và đã thu được nhiều thành công trong việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục mầm non tại quốc gia này. * Năm 2001, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực triển khai chương trình Kidsmart thông qua sự chỉ đạo của Vụ Giáo dục Mầm non. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1  Theo tôi hiện nay việc UDCNTT trong giáo dục mầm non là rất cần thiết vì: * Giúp các địa phương nhất là các đơn vị trường thực hiện tốt công tác quản lý, về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ, các phần mềm giáo dục nhằm liên kết với nội dung chăm sóc giáo dục trẻ của Vụ Giáo dục mầm non. * Tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ cho giáo viên mầm non nhằm phổ cập tin học, biết sử dụng máy tính, các phần mềm giáo dục và phương pháp dạy học mới.  Để thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc UDCNTT trong giáo dục mầm non theo tôi bạn cần: Hoạt động 1 Sau khi đọc thông tin hỗ trợ, bạn hãy trình bày những nội dung sau: * Theo bạn Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non nhằm mục đích gì? * Để thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc UDCNTT trong giáo dục mầm non theo bạn cần những điều kiện gì? * Bạn hãy cho biết ý nghĩa của chương trình IBM KIDSMART? Bạn hãy dành 40 phút cho hoạt động này. * Tham gia học tin học để tiếp cận với thông tin. * Làm quen với các phần mềm giáo dục. * Tham khảo các trò chơi phát triển từ đó phát huy ý tưởng liên kết với chương giáo dục mầm non hiện hành nhằm tạo các hoạt động cho trẻ tham gia, giúp trẻ phát huy tính tích cực của mình.  Mục tiêu của chương trình “Vui học cùng Kidsmart” * Sử dụng phương pháp dạy học mới nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chơi mà học một cách tích cực. * Giúp trẻ phát triển các kỹ năng và kiến thức nền tảng cho tương lai: tự tin khi tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng phát hiện, khám phá, làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích, đánh giá, trình bày ý tuởng của mình và vui thích đến trường. * Dùng công nghệ để xoá dần các khoảng cách, tạo điều kiện học tập, phát triển công bằng cho mọi trẻ em. * Phục vụ mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. Nội dung chương trình KIDSMART và “Cơ hội học tập” của mỗi căn phòng Bộ nhà khám phá trẻ bao gồm máy tính cá nhân với phần cứng mạnh mẽ của hãng IBM, phần mềm giáo dục hấp dẫn trẻ em từ 3-6 tuổi của hãng Edmark và thiết bị khung nhựa bền chắc, vui nhộn của hãng Little Tikes. Bằng cách nháy vào chuột của máy tính trẻ nhỏ dễ dàng tạo ra sự lựa chọn của mình trong các phần mềm đã chuẩn bị sẵn và chúng tôi xin được giới thiệu với các bạn 5 ngôi nhà sau: - Ngôi nhà sách của Bailey - Ngôi nhà toán học của Millie - Ngôi nhà khoa học của Samy - Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy - Bộ sưu tập những đồ vật biết nghĩ 1. Trong Ngôi nhà sách của Bailey có những gì? Thông tin hỗ trợ cho Ngôi nhà sách Với chế độ khảo sát và chế độ hỏi đáp, các hoạt động của ngôi nhà sách đã giúp trẻ làm quen với những câu trả lời khác nhau và phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời tốt nhất. Các hoạt động này giúp trẻ hình thành nền móng về khái niệm ngôn ngữ căn bản và các kỹ năng suy nghĩ để diễn đạt, để tăng thêm hiểu biết về thế giới xung quanh. Edmo và Houdini Tạo ra một câu chuyện Ngày hội ba chữ cái Máy chữ Bạn của tôi Đọc một bài thơ vần Bưu thiếp của trẻ em Hãy giúp Edno và Houdini chơi. Khi chúng đi vào, đi ra, lên trên, xuống dưới, ở trên, trước hay sau chuồng chó. Chọn nhân vật, cách bố trí và các hành động để tạo ra một câu chuyện. Xem và nghe đọc câu chuyện tạo được. Sau đó in cuốn chuyện của bạn. Chọn từ để mô tả mái tóc, mắt, mũi, miệng, tay và chân người bạn của bạn. Học những tính từ phổ biến trong khi kết bạn với bạn. Chọn các từ để tạo thành cặp vần có minh hoạ bằng những hình sảnh sinh động. Thử tạo ra các dạng láy. Đánh vần và phát âm các từ có 3 chữ cái. Nhóm các vật theo tên vần với nhau hoặc có chữ cái đầu tiên giống nhau. Nhận biết chữ hoa và chữ thường. Nhìn các chữ cái và nghe phát âm. Tự làm bưu thiếp để tặng, thiệp chúc mừng và thư mới. Chọn từ và trang trí bưu thiếp bằng các con tem. In rồi gấp những bưu thiếp hoặc sử dụng chúng như những bức ảnh kết bạn Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 a/ Vào ngôi nhà: * Bật máy tính * Vào KidDesk * Chọn biểu tượng ngôi nhà sách của Bailey. * Chọn biểu tượng của từng căn phòng mà bạn muốn khám phá. b/ Cơ hội học tập trong từng căn phòng: * Ngôi nhà sách của Bailey có bảy căn phòng bao gồm: Tạo ra một câu chuyện: -Yêu cầu mình chọn nhân vật, chọn đồ vật có các hành động để tạo ra một câu chuyện. -Sau đó xem và nghe, đọc lại câu chuyện vừa được tạo ra. -Bạn có thể phát cho mỗi trẻ một hình ảnh, trẻ kể về hình ảnh đó và bạn sẽ hướng trẻ tổng hợp thành một câu chuyện. Ngày hội ba chữ cái: -Trẻ đánh vần và phát âm các từ có 3 chữ cái. -Biết nhóm các đồ vật có tên cùng phần vần. -Nhóm các phần vật có tên bắt đầu cùng một chữ cái. Đọc một bài thơ vần: -Chọn các từ để tạo thành các vần thơ có minh hoạ bằng những hình ảnh sinh động. -Thử tạo ra các từ láy. Bạn của tôi: -Trẻ chọn từ để miêu tả mái tóc, mắt mũi, miệng, tay và chân người bạn của bạn. Cho trẻ thể hiện tâm trạng vui, buồn, hạnh phúc, ngạc nhiên, giận, hốt hoảng, lo lắng (cho trẻ tận dụng giấy màu để làm màu sắc của Hoạt động 2: Giới thiệu ngôi nhà sách của Bailey Bạn hãy cho biết trong ngôi nhà sách của Bailey có bao nhiêu căn phòng? * Bạn hãy nêu cách vào từng ngôi nhà? Những cơ hội trẻ học được ở đó? * Nêu các hoạt động mở rộng trong từng căn phòng? các nhân vật). Hoặc cho trẻ chơi “Tìm theo yêu cầu của cô” như ông mặt trời màu đỏ, tìm mắt xanh, miệng vàng, tóc đen,… -Học những từ phổ biến trong khi kết bạn. Bưu thiếp của trẻ em: -Tự làm bưu thiếp để tặng nhân ngày lễ, tập ghi các câu chúc. -Phát triển kỹ năng nghe đọc và hiểu hình ảnh phù hợp với nội dung. -Làm giàu thêm vốn từ cho trẻ. -Chọn từ và trang trí bưu thiếp bằng những con tem. -In và gấp bưu thiếp. Hướng dẫn trẻ làm sách theo ý tưởng của chủ đề như chủ đề bản thân, chủ đề gia đình, chủ đề nghề nghiệp. Máy chữ: -Nhận biết kiểu chữ hoa và kiểu chữ thường. -Nhìn các chữ cái và nghe âm, tiếng có chứa chữ cái. -Trẻ học tên và âm chữ cái, làm quen với các từ, các câu được ghép bằng các chữ cái thông qua những hình ảnh sinh động. -Đưa vào góc LQCV, LQVH, chuẩn bị những hình ảnh, từ ứng với hình ảnh. Chuẩn bị các chữ cái cho trẻ tô, đồ chữ, cho trẻ chơi theo chủ đề. Edmo và Houdini: -Hãy giúp Edmo và Houdini là 2 nhân vật chơi khi chúng đi vào, đi ra, lên trên, xuống dưới, ở trên, trước hay sau chuồng chó. c/ Thoát ra khỏi ngôi nhà: -Bạn hãy nháy chuột vào biểu tượng Stop để ra khỏi ngôi nhà. -Có thể chọn để vào một ngôi nhà khác hoặc tiếp tục chọn Stop để trở về KidDesk. -Dùng 3 phím CTRL+ALT+A để thoát ra khỏi chương trình Edmark. d/ Các hoạt động mở rộng: -Ở đây chúng tôi xin được giới thiệu với các bạn một số hoạt động cho trẻ trong ngôi nhà này -Tìm tên các bạn bắt đầu bằng chữ cái. VD: A a Anh, ánh, …… O o Oanh, oánh, …. B b Bình, Ô ô C c Cúc, cường, …… Ơ ơ -Cho trẻ kể về một ngày hoạt động của bé -Những bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái giống nhau cùng làm một việc. -Tìm các hình ảnh đồ vật, con vật có tên bắt đầu bằng các chữ cái. VD: A a (c t dán hình cái áo)ắ N n (cắt dán hình quả na, cái nơ) Đ đ (cắt dán hình quả đu đủ, xích đu) …………. -Cho trẻ làm chiếc “Cầu vồng nhiều màu sắc”: Hướng dẫn trẻ vẽ hình cầu vồng vào mặt sau của tờ lịch, trên từng dải cầu vồng, cô hoặc trẻ viết các tính từ chỉ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, da cam,… không tô màu, cắt dán các đồ vật có cùng một màu vào từng dải sao cho phù hợp với các tính từ. -Tìm các đồ vật trong lớp học có tên bắt đầu bằng chữ cái mà trẻ đã có. -Cho trẻ là các bưu thiếp chúc mừng sinh nhật bạn, tặng mẹ, tặng cô, tặng bà,… nhân dịp lễ hoặc làm sách theo ý tưởng của chủ đề (bản thân, gia đình, nghề nghiệp, thế giới động vật,…). -Giáo viên áp dụng trọng việc dạy trẻ kỹ năng định hướng, xác định các vị trí trong không gian, tạo các mẫu sơ đồ để xây dựng,….(ý tưởng từ Edmo và Houdini) -Sáng tác chuyện có từ để mở (theo ý tưởng “Tạo một câu chuyện”) -Với trò chơi “Những người bạn của tôi” khuyến khích trẻ tìm kiếm tên hình ảnh có chữ cái đầu giống tên của trẻ hoặc cho trẻ dùng giấy màu thể hiện tâm trạng của các nhân vật (vui, buồn, hạnh phúc, ngạc nhiên, giận dữ, hốt hoảng, lo lắng). 2. Hãy đoán xem Ngôi nhà toán học của Millie có gì nhé! Thông tin hỗ trợ Lớn, vừa và nhỏ Ngôi nhà Chuột So sánh và ghép các kích cỡ. Bạn hãy Nhận biết và ghép các dạng hình thử đi một trong ba đôi giày có cỡ khác học. Dựa theo bản thiết kế để xây nhau cho ba nhân vật khác nhau. dựng trên một diện tích trống. In và tô màu cái vừa xây dựng. Con số của tôi là gì Bing và Boing Đếm hoặc sử dụng phép cộng và phép trừ. Đọc các câu số và tìm số của chú vịt Drothy. Nhận biết các hình mẫu. Tạo và hoàn thành những hình mẫu đã nhìn và nghe thấy. Ghi âm thanh cho các bức tranh Tạo một con côn trùng Máy số Xưởng làm bánh Vận dụng kỹ năng nghĩ và đếm. Thử các cách phối hợp khác nhau để tạo ra những kết quả khác nhau. Đếm những hạt mứt đậu, trang trí bánh bích quy. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3: a/ Vào ngôi nhà: * Bật máy tính * Vào KidDesk * Nhấp chuột chọn biểu tượng ngôi nhà toán của Milie. * Chọn biểu tượng của từng căn phòng mà bạn muốn khám phá. b/ Cơ hội học tập ở từng căn phòng: Hoạt động 3: Giới thiệu ngôi nhà Toán học của Milie Bạn thấy trong ngôi nhà toán có bao nhiêu căn phòng? + Hướng dẫn cách vào ngôi nhà + Cơ hội học tập ở từng căn phòng + Ứng dụng một số hoạt động mở rộng Nghe và nhìn các số và số lượng tương ứng. Đặt từ 1-10 con mắt, tai, vết đốm, lên một con côn trùng. In và tô màu những con vật vừa tạo ra và ghi âm thanh cho con vật đó. Nhận biết các số. Nhìn và nghe đếm các con vật khi chúng nhảy ra từ ngăn kéo Nhỏ, vừa và lớn: - Khảo sát khái niệm kích thước. - Xác định so sánh các kích thước khác nhau. - Phát triển sự giống nhau và khác nhau theo kích thước. Ngôi nhà chuột: - Chọn đúng hình - Phân biệt kích thước của hình giống nhau - Nghe và dùng tên hình - Tìm ra được các hình giống nhau, không quan tâm đến vị trí của hình - Sáng tạo với các hình hình học. Con số của tôi là gì? - Giúp trẻ phân biệt khả năng phân biệt các số, kỹ năng đếm, đọc các số, nhận biết tương ứng 1-1, phát triển kỹ năng thêm, bớt. Bing và Boing: - Tạo các hình mẫu, hoàn thành các hình mẫu. - Nhận biết rằng một hình mẫu được làm từ các phần được lặp lại đều đặn - Hiểu được rằng các phần tạo thành một tổng thể. Con bọ: - Nhìn các số, nghe cách phát âm và thấy số lượng các vật tương ứng. - Hiểu được rằng một số biểu thị số lượng các vật mà không quan tâm đến những vật đó là gì hay chúng được bố trí như thế nào. - Xem quan hệ giữa các phần của một tổng thể. - Tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. - Biết được hình thái số ít, số nhiều của danh từ, ví dụ như 1 cái râu, 2 cái râu. Máy số: - Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết các số, nhận biết tương ứng 1-1, đếm các số lượng. Xưởng làm bánh: - Nhìn nhận các số từ 0-20 - Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết các số, nghe và đếm. c/ Giới thiệu một số hoạt động mở rộng: - Giới thiệu những chiếc giày tìm đôi, xếp theo trình tự, phân loại (từ ý tưởng lớn vừa và nhỏ). - Phân loại hình/tranh ảnh các đồ vật với kích cỡ lớn vừa và nhỏ. Chọn tranh ảnh theo chủ đề như phân loại phương tiện giao thông, các biển báo,…. hay “Mời bạn đến căn phòng nhỏ, vừa và lớn; Rất vui được gặp bạn trong ngôi nhà chuột”. - Bé tự làm bữa ăn ngon miệng (từ Bing và Boing): yêu cầu mỗi trẻ lấy một chiếc tăm xiên 1 miếng chuối, 1 quả nho rồi lại 1 miếng chuối, ….sau khi xiên hết cho trẻ đọc thứ tự tên quả: chuối nho-chuối nho- chuối nho,……. [...]... dục mầm non thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và phương dạy và học mới Để thực hiện tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chúng ta cần: * Phổ cập tin học cho giáo viên mầm non * Tuyên truyền đến phụ huynh ý nghĩa của chương trình này * Làm tốt công tác xã hội hoá, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong việc vận động các mạnh thường quân xây dựng phòng máy vi tính cho. .. Tạo môi trường cho trẻ học vui cùng KIDSMART Hoạt động 7 Theo bạn nên tổ chức môi trường cho trẻ học vui cùng KIDSMART như thế nào? Thông tin phản hồi 1 Tổ chức môi trường học vui KIDSMART * Xin được giới thiệu cùng bạn các mô hình đang được khuyến khích áp dụng khi có máy tính và phần mềm giáo dục: + Máy tính đặt tại phòng lớp như một góc chơi (1máy/lớp) + Máy tính đặt trong phòng riêng “phòng học vui... trình Chăm sóc-Giáo dục mầm non mới” trong thời gian sắp tới Câu hỏi tự đánh giá * Vì sao phải ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non? * Hãy nêu mục đích của việc sử dụng chương trình học vui KIDSMART? * Có bao nhiêu ngôi nhà trong chương trình học vui KIDSMART? * Hãy liệt kê tên các ngôi nhà ? * Mỗi ngôi nhà có bao nhiêu căn phòng và ngôi nhà ấy phát triển lĩnh vực nào cho trẻ? Bài tập phát... học, giờ chơi, giáo dục dinh dưỡng,….) KẾT LUẬN Việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục mầm non hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết, tạo cơ hội giúp giáo viên và học sinh phát huy sự sáng tạo đồng thời giúp giáo viên trao đổi thông tin, sưu tầm những hình ảnh, tư liệu phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung Riêng phần mềm học vui cùng KISDMART không phải là thêm một nội dung... trường mầm non * Các đơn vị đã thực hiện chương trình này cần phát huy tính sáng tạo của giáo viên và trẻ, biết áp dụng các ý tưởng của chương trình vào các hoạt động chăm sóc giáo dục * Bản thân giáo viên cần nắm vững ý nghĩa của từng ngôi nhà, ứng dụng các trò chơi vào các hoạt động giáo dục * Những đơn vị chưa thực hiện được chúng tôi mong rằng với phần gợi ý các cơ hội học tập giáo viên sẽ áp dụng. .. đặt máy tính (nhiều máy, tuỳ theo khả năng hiện có)  Khu vực dành cho trẻ sáng tạo: giá, kệ, các nguyên vật liệu mở để trẻ hoạt động)  Khu trưng bày sản phẩm của trẻ và tuyên truyền cho phụ huynh + Những nơi nào có điều kiện nên áp dụng cả 2 mô hình trên 2 Tích hợp chương trình KIDSMART với chương trình giáo dục mầm non hiện hành + Cho trẻ hoạt động với máy tính như hoạt động góc + Kết hợp các hoạt... môi trường ao - Khám phá một số động vật chăm sóc con - Suy luận ra rằng tất cả loài động vật đều có những nhu cầu và nơi sống đặc trưng c/ Giới thiệu một số hoạt động mở rộng: * Cho trẻ ứng dụng vào các chủ đề: Gia đình, Bản thân, Phương tiện giao thông, Thế giới động vật, Thế giới thực vật,… Dùng các bộ phận riêng lẻ để tạo thành một đồ chơi hoặc đồ vật (ý tưởng từ Xưởng lắp ráp đồ chơi) * Cho trẻ... Giới thiệu một số hoạt động mở rộng cho trẻ: * Giúp tôi đi đúng hướng, Bạn đang ở đâu, Đi tìm kho báu (từ ý tưởng truy tìm hạt mức đậu) * Thế giới thu nhỏ trong hộp cát, xây dựng theo sơ đồ hoặc vẽ sơ đồ từ mô hình đã xây dựng như xây dựng Ngã tư đường phố, Công viên, Gara, Doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam, Thảo Cầm Viên, trường Mầm non hoặc làm sơ đồ về môi trường tự nhiên như thú nuôi, thú rừng,... Hãy nêu cơ hội học tập ở từng căn phòng mà bạn biết? + Bạn hãy thử sáng tạo ra một trò chơi theo ý tưởng của căn phòng nào mà bạn thích Thông tin phản hồi cho hoạt động 6 Theo tôi nhìn vào ngôi nhà này giúp ta hình dung ra việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Giáo dục âm nhạc) Bạn có nhất trí không? a/ Vào ngôi nhà:(giống các ngôi nhà trên) b/ Cơ hội học tập ở từng... và đồng hồ Dan Học cách nói về thời gian Trên 2 loại đồng hồ bằng giờ, nữa giờ và ¼ giờ Định hướng không gian Đặt các biểu tượng lên bản đồ hộp cát rồi quan sát các quả đồi, đường đi, các hồ và thành phố mọc lên trước mắt bạn Học để sử dụng các phương hướng chính bằng cách điều khiển chú kiến háu ăn sang trái, phải, về phía trước hoặc tiến sang phía nam, bắc, đông, tây Đồng hồ lịch Học về đơn vị thời . tin và phương dạy và học mới. Để thực hiện tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chúng ta cần: * Phổ cập tin học cho giáo viên mầm. dung phương pháp trong bậc học mầm non. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp giáo viên mầm non tự tin hơn trong việc sử dụng thiết bị hiện đại trong

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan