Một số thông tin về Cao Bằng

7 419 0
Một số thông tin về Cao Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CAO BẰNG I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Cao Bằng là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc nước ta. Diện tích là 6690 km vuông. Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) Nam và Đông Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Tây giáp Hà Giang và Tuyên Quang Có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 314 km . Giao thông chủ yếu là đường bộ . Từ Hà Nội qua quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272 km Cao bằng là tỉnh có cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trên 190m, nhiều núi cao, đèo cao. Sông chính là sông Bằng và sông Gâm, sông ngòi ở Cao Bằng có tiềm năng về thủy điện. II HÀNH CHÍNH Tỉnh lỵ: thị xã Cao Bằng (dân số 43.066 người) , rộng 44,04 km vuông, gồm 4 phường Các huyện :Hoà An, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm,Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng, Phục Hoà. III TÀI NGUYÊN Rừng: Thực vật phong phú chủng loại , nơi núi caomột số cây ôn đới (cây du sam)… Cây đặc sản : trúc cần câu, hồi trẩu, dẻ ăn quả, nổi tiếng với cây Chè Đắng (khổ đinh trà) là loại cây quý hiếm của Cao Bằng, mọc tự nhiên trên đồi , vừa là cây chè uống ,vừa có tác dụng phòng chữa bệnh. Khoáng sản: Khoáng sản tỉnh cao bằng phong phú và đa dạng, quặng sắt ,quặng mangan, vàng, chì ,kẽm…Các mỏ đang được khai thác là mỏ mangan Trà Lĩnh, mỏ thiếc Tĩnh Cúc (huyên Nguyên Bình) đá vôi cũng có nhiều ở Cao Bằng. Đất đai: Do địa hình có nhiều núi nên diện tích đất nông nghiệp của Cao bằng rất ít, phần lớn trồng trồng cây lương thực . IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa mưa và khô rõ rệt , khí hậu mát mẻ quanh năm , một số vùng cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh, về mùa đông có thể có sương muối. Nhiệt độ trung bình mùa hè khoảng: 25 – 28 độ C Nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng: 16 - 17 độ C. Cao Bằng có lượng mưa tương đối thấp, trung bình 1000 -1900 mmm. Sông ngòi có chế độ lũ vào mùa hạ, mùa khô lại thường thiếu nước, có nơi không đủ nước ăn. Hồ Than Hẻn nằm trên độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển. Thác Bản Dốc: thuộc vào loại to và đẹp của nước ta. V DÂN CƯ: Cao Bằng có dân số khoảng 491.055 người (1999) Mật độ dân cư thưa thớt , chủ yếu sống ở nông thôn bản làng, gồm nhiều dân tộc sinh sống như :người Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Kinh, Hoa, Sán Chay, Sán Chỉ, Sán Dìu… VI LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Cao Bằng là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, có từ thời kỳ An Dương Vương, gắn liền vào cuộc chiến nhân dân Au Lạc bảo vệ tổ quốc, chống lại quân xâm lược nhà Tần và quân xâm lược của Triệu Đà. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dành độc lập dân tộc. Cao Bằng lại nổi lên trong lịch sử Cách mạng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc của cả dân tộc Việt Nam. Ngày 28/1 năm 1941, Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc vượt mốc 108 đến làng Pắc Pó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình , Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy được thành lập. VII VĂN HOÁ – DU LỊCH Cao Bằng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau cư trú nên có một nền văn hoá dân gian lâu đời và đa dạng .Người ta hát ví, hát then trong các lễ hội: Về làn điệu dân ca Người Tày: có làn điệu Lượn , hát Then, Lượn Slương, lượn Coi, lượn Ngạn. Người Nùng: có lượn Phủ, lượn Tại , lượn Hèo Phơn, Nùng An , Nàng Ơi…. Người Dao có: Páo Dung… Về múa Người Tày có: múa Sluông, múa Chấn Người Nùng có :mùa Quạt, múa Khăn. Người Dao có: múa Chuông, múa Trống. Người H’Mông có múa ô, mùa Khèn Về nhạc cụ Người Tày có cây đàn Tính Người Nùng có cây đàn Nhị và bộ xốc lục lạc Người Hmông có khèn lá, khèn môi. Các lễ hội: Lễ hội mẹ trăng: của người Tày vùng Đông Khê, mục đích cầu được an lành, mùa màn bội thu, sinh sản nhiều gia súc, tổ chức sau tết Nguyên Đán Lễ hội xuống đồng của người Tày, Nùng: tổ chức vào tháng giêng âm lịch để mở mùa gieo trồng mới. Hội Thanh Minh của dân tộc Tày Nùng: tổ chức vào khoảng tháng ba âm lịch. Di tích Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thị xã Cao Bằng hơn 40 km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài (từ tháng 6 - 1911), ngày 28/1/1941 (tức ngày 2 tháng giêng năm Tân Tỵ), qua cột mốc số 108, Nguyễn Ái Quốc (Chủ Tịch Hồ Chí Minh) đã trở về tổ quốc (8 -2 - 1941). Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945. Tại Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng tám 1945. Người đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam độc lập và ra số đầu tiên ngày 1/8/1941. Sau đó đến tháng 11/1941, Người đã chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Bó, trở thành đội vũ trang Cao Bằng đầu tiên . Ngày 4/5/1945 Người đã rời Pác Bó đi Tân Trào (Tuyên Quang) đã chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (8/1945) thắng lợi . Khu di tích Kim Đồng: Tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, quê hương Kim Đồng. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Dền (Kim Đồng), Thân (Cao Sơn), Xậu (Thanh Thuỷ), Mì (Thuỷ Tiên), do Kim Đồng làm đội trưởng. Đền Vua Lê ở phía tây bắc thị xã Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng khoảng 11 km, thuộc làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An. Đền được xây dựng trên một gò đất cao phía bắc thành Na Lữ, gò này được gọi là gò Long (tức gò rồng). Trong thành có bốn gò đất nổi lên được các triều đại phong kiến đặt tên cho 4 gò là Long, Ly, Quy, Phượng. Giữa thành có ao sen và ruộng bàn cờ. Đền này ngày trước là cung điện của các triều đại phong kiến. Theo truyền thuyết và theo những tư liệu lịch sử để lại, đền được xây dựng vào thời nhà Lý thế kỷ XI do Nùng Tồn Phúc dựng lên thành Na Lữ lập cung điện. Đến đời Lê Trung Hưng sau khi dẹp xong nhà Mạc, quan trấn thủ Cao Bằng là Lê Văn Hản đã tâu xin đổi cung điện nhà Mạc thành đền thờ Vua Lê, năm đó là năm Chính Hoà thứ 3 đời vua Lê Hy Tông (1682). Chùa Đà Quận: Chùa ở làng đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, xưa là thôn Đà Quận (mang tên Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn - danh tướng nhà Mạc, xã Xuân Lĩnh, châu Thạch Lâm, đối diện với chùa Viên Minh (chùa sáng lập từ thời nhà Mạc). Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng nghìn cân. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Trên chuông thần có đúc bài minh bằng chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của Châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Hàng năm cứ đến mùng 9 tháng Giêng là nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội ở chùa này . Du lịch Động Ngườm Ngao Là một động lớn nằm trong lòng một quả núi thuộc dãy núi đá vôi thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới kỳ ảo. Từ trên vòm đá cao rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu đủ bảy sắc lấp lánh. Thiên nhiên đã miệt mài từ bao đời để tạo ra những "tượng" đá quyến rũ sức tưởng tượng của con người, có tượng đá mang dáng dấp con người , có tượng giống cây rừng, giống súc vật như trong truyện thần thoại, nhưng lại có những hốc đá trông như "trướng rủ màn che"…. Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Con sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc đổ vào nước ta tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê rồi qua các xã Đình Phong, Chí viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh dòng sông hiền hoà lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi nghiêng mình chảy qua các cánh đồng Đàm Thuỷ, băng qua bãi ngô rộng lớn trên làng Bản Giốc. Đến đây dòng chảy được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác, đó là thác Bản Giốc. Quang cảnh ở đây đẹp đẽ, nên thơ, trong lành, tĩnh mịch của sông nước, núi rừng, mây mù chen lẫn với cảnh làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Phía bên kia là cột mốc 53 biên giới Việt - Trung. Nơi đây là điểm sinh hoạt văn hoá của thanh niên nam nữ và đồng bào dân tộc hai nước.Thắng cảnh thác Bản Giốc hiện nay đang là địa chỉ thu hút nhiều khách không những trong nước mà có cả khách nước ngoài đến thăm quan thưởng ngoạn. Hồ Thang Hen: Thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Hồ Thanh Hen ở về phía Bắc thị xã Cao Bằng, trên tuyến đường Cao Bằng - Trà Lĩnh. Hồ nằm giữa bốn bề núi đá, hình lòng chảo. Chiều dài khoảng 500m, rộng 100m, mức nước thấp nhất là 10m. Hồ có thượng nguồn là hang Thang Hen bốn mùa xanh ngắt, ngoài tiềm năng phát triển kinh tế, còn là tiềm năng về du lịch. VIII KINH TẾ Nông nghiệp: Trồng trọt chiếm tỷ lệ cao, cây lúa, cây ngô là các cây lương thực chính, cây ăn quả còn ít. +Chăn nuôi:Đàn trâu nhiều hơn đàn bò chút ít, còn co cả ngựa và dê; đàn lợn và gia cầm được nuôi trong gia đình phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. +Lâm nghiệp:Cao Bằng có diện tích rừng lớn, lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của Cao Bằng. +Công nghiệp:công nghiệp của Cao Bằng nhìn chung chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Công nghiệp khai thác chiếm gần 20% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tiểu thủ công nghiệp có nghề rèn ở Phú Sen, nghề nhuộm vải, nghề dệt thổ cẩm… phong phú và đa dạng. . núi cao, đèo cao. Sông chính là sông Bằng và sông Gâm, sông ngòi ở Cao Bằng có tiềm năng về thủy điện. II HÀNH CHÍNH Tỉnh lỵ: thị xã Cao Bằng (dân số 43.066. Giao thông chủ yếu là đường bộ . Từ Hà Nội qua quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272 km Cao bằng là tỉnh có cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan