Đáp án thi tốt nghiệp phổ thông 2008

15 356 0
Đáp án thi tốt nghiệp phổ thông 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì môn Sinh học có nhiều mã đề khác nhau trong đó các câu hỏi được thay đổi vị trí, nên từ mã đề 284 này thí sinh có thể tìm ra vị trí câu hỏi trong đề thi của mình. Môn thi : Sinh học (Mã đề 284) ------------ Đáp án là những câu được khoanh tròn: Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là: A. tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học– tiến hóa sinh học - tiến hóa tiền sinh học D. tiến hóa sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học. Câu 2: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. B. mất một cặp A – T. C. thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. D. thêm một cặp A – T. Câu 3: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n+2. B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ. Câu 4: Về mặt di truyền, lai cải tiến giống A. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể dị hợp. B. làm tăng cả thể dị hợp và thể đồng hợp. C. ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp. D. làm giảm cả thể dị hợp và thể đồng hợp. Câu 5: Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n. Trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm, bộ nhiễm sắc thể là : A. 2n – 2. B. 2n + 1. C. 2n – 1. D. 2n + 2. Câu 6: Ở ruồi giấm, phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử prôtêin biểu hiện tính trạng mắt đỏ kém một axit amin và có hai axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen qui định mắt đỏ là A. mất 3 cặp nuclêôtit nằm gọn trong một bộ ba mã hóa. B. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. C. mất 2 cặp nuclêôtit nằm trong hai bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. D. mất 3 cặp nuclêôtit nằm trong ba bộ ba mã hóa kế tiếp nhau. Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo A. từ giai đoạn người cổ trở đi. B. từ giai đoạn người tối cổ trở đi. C. từ giai đoạn vượn người hóa thạch trở đi. D. trong giai đoạn vượn người hóa thạch. Câu 8: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là A. X a X a và X A Y. B. X A X A và X a Y. C. X A X a và X A Y. D. X a X a và X a Y. Câu 9: Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là A. kích thích và gây iôn hóa các nguyên tử. B. không kích thích nhưng gây ion hóa các nguyên tử. C. kích thích nhưng không gây iôn hóa các nguyên tử. D, kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm sắc thể không phân li. Câu 10: Trong lai tế bào sinh dưỡng, một trong các phương pháp để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai, người ta thả vào môi trường nuôi dưỡng. A. các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính. B. các enzim phù hợp. C. dung dịch cônsixin. D. các hoocmôn phù hợp. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các cơ chế cách li? A. Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của loài mới. B. Có các dạng cách li: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền. C. Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc. D. Các cơ chế cách li là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Câu 12: Lai xa là phép lai giữa A. các dạng bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau. B. một giống cao sản với một giống địa phương có năng suất thấp thuộc cùng một loài. C. hai hoặc nhiều thứ có nguồn gen khác nhau. D. các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng khác nhau. Câu 13: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố A. trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. B. chọn lọc những kiểu gen thích nghi. C. không có vai trò gì đối với quá trình chọn lọc kiểu gen. D. tạo ra các biến dị tổ hợp. Câu 14: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành các đại theo thứ tự: A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. B. đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh và đại Tân sinh. C. đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. D. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh. Câu 15: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac? A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa. C. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 16: Trường hợp nào sau đây là thích nghi kiểu hình? A. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. B. Một loài sâu ăn lá có màu xanh lục ngay từ khi mới sinh ra. C. Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường. D. Con bọ lá có cánh giống lá cây. Câu 17: Phép lai nào sau đây là phép lai kinh tế? A. Bò Hônsten Hà Lan giao phối với nhau. B. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với bò Hônsten Hà Lan. C. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với nhau. D. Lợn Ỉ Móng Cái giao phối với nhau. Câu 18: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Dự đoán số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của thể tứ bội (4n) ở loài này là A. 24 B. 28 C. 18 D. 56 Câu 19: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành A. loài mới B. các nhóm phân loại trên loài. C. nòi mới. D. các cá thể thích nghi nhất. Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là A. thường biến B. đột biến và biến dị tổ hợp. C. thường biến và biến dị xác định. D. biến dị xác định. Câu 21 : Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên Quả Đất, trong giai đoạn tiến hóa hóa học có sự A. Tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. Hình thành các cơ thể sông đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. C. Tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học. D. Hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 22 : Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa? A. Biến dị xác định B. Đột biến gen C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 23 : Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố sinh hoc đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn A. Người cổ B. Người vượn C. Vượn người hóa thạch D. Người hiện đại Câu 24 : Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó là A. Đột biến tiền phôi B. Đột biến xôma C. Đột biến xôma và đột biến tiền phôi D. Đột biến giao tử Câu 25 : Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là A. 1 - (1/2) 5 B. (1/2) 5 C. (1/4) 5 D. 1/5 Câu 26 : Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F 1 thu đươc toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F 1 xảy ra bình thường). Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là A. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng B. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng C. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng D. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng Câu 27 : Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc) ? A. Mất một cặp nuclêôtit B. Mất một số cặp nuclêôtit C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit D. Thêm một cặp nuclêôtit Câu 28 : Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là A. Sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú B. Sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ C. Sự phát triển của cây hạt trần và bò sát D. Sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật Câu 29 : Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli A. Có rất nhiều trong tự nhiên B. Chưa có nhân chính thức C. Có cấu trúc đơn giản D. Dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh Câu 30 : Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là A. Sự đào thải các đột biến có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên C. Quá trình tích lũy các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 31 : Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp A. Giao phối cận huyết B. Lai khác thứ C. Lai khác loài D. Lai khác dòng Câu 32 : Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen ? A. Con bọ que có thân và các chi giống cái que B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nươc có thêm loại lá hình bản dài C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám Câu 33 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trẻ đồng sinh ? A. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới tính B. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về kiểu gen C. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới tính hoặc cùng giới tính D. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ một hợp tử Câu 34 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến ? A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể B. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính C. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính Câu 35 : Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở A. Thế hệ F 3 B. Thế hệ F 1 C. Tất cả các thế hệ D. Thế hệ F 2 Câu 36 : Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối của A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và sự phân li tính trạng C. Biến dị, di truyền D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên Câu 37 : Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật B. Nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng C. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị D. Nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật Câu 38 : Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 23 B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 23 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 20 D. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21 Câu 39 : Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit B. Thêm một cặp nuclêôtit C. Mất một cặp nuclêôtit D. Chuyển một đoạn nhiễm sắc thể Câu 40 : Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen : 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là : A. A = 0,2 ; a = 0,8 B. A = 0,3 ; a = 0,7 C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,8 ; a = 0,2 Giáo viên Nguyễn Thái Lan Thy (TT BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn) BÀI GIẢI GỢI Ý ĐỀ I Câu 1: Vai trò của Enxa Triôlê trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông: - Lui Aragông (1897-1982) là nhà thơ, nhà văn lớn của nước Pháp vào thế kỷ XX. Ông đam mê, theo đuổi văn chương trong những năm tháng đầu theo khuynh hướng siêu thực, có tính nổi loạn nhưng sau đó tìm thấy cái đẹp ở lí tưởng cộng sản. Năm 1928 ông gặp và yêu Enxa Triôlê, cô gái Nga gốc Do Thái và năm 1932 thì cưới nàng làm vợ. - Enxa Triôlê là chỗ dựa trong cuộc đời của Lui Aragông và nàng đã chắp cánh thơ, lí tưởng đẹp cho nhà thơ Lui Aragông, động viên nhà thơ trong chiến đấu chống phát xít Đức ở thế chiến thứ 2 cũng như sáng tạo nên những vần thơ sáng ngời lí tưởng cộng sản qua 2 tập thơ "Đôi mắt Enxa" và "Anh chàng say đắm Enxa". Ông đã thể hiện nỗi đau đầy bi kịch của nước Pháp và niềm tin tưởng mãnh liệt của các chiến sĩ anh hùng vượt qua cuộc sống bi thảm ấy. Câu 2: Suy nghĩ về nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu: Truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là "mảnh trăng". Sao không nói là "vầng trăng" mà chỉ là "mảnh trăng" thôi ? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh "mảnh trăng" ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào 2 từ "cuối rừng"; "Mảnh trăng cuối rừng" : hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm. Hình ảnh "Mảnh răng cuối rừng" ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh hy vọng đợi chờ : Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích. Qua vẻ đẹp, lãng mạn của "Mảnh trăng cuối rừng", nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh "chất ngọc" trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy. Như vậy "Mảnh trăng cuối rừng" ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt. Câu 3: Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người (Quê hương - Đỗ Trung Quân) Có lẽ đúng như thế! Nếu Hoàng Cầm không yêu quê hương, nhớ quê hương, tha thiết với quê hương và đau nỗi đau của quê hương thì có lẽ anh sẽ không làm được bài thơ “Bên kia sông Đuống” hay như vậy. Tác phẩm đã diển tả sinh động hình ảnh quê hương ở thời bình và thời chiến mà tiêu biểu là đoạn: “… Bên kia sông Đuống … Bây giờ tan tác về đâu?” Đã hơn một lần ta bắt gặp mùi hương lúa nếp đầu mùa trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Thi đã ngửi mùi thơm hương cốm mới vào một sáng mùa thu. Ở đây ta lại nghe thoang thoảng mùi thơm lúa nếp trên quê hương Kinh Bắc. Quê hương hiện về với bao cảnh đẹp. Những bờ dâu bãi cát, nương mía nương ngô trù phú xanh tươi và đọng lại với thanh khiết của hương lúa nếp. Phải! Đó là cái mùi dường như là “đặc sản” chỉ có ở dân tộc Việt Nam. Người dân đi đâu cũng nhớ về hương lúa, hương thơm của những cánh đồng trĩu hạt nặng bông là kỉ niệm của riêng mình: Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người (Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy) Bên cạnh hương lúa nếp ấy, quê hương Kinh Bắc được nhắc đến với những tranh làng Hồ đậm màu dân tộc. Những chú lợn với các xoáy âm dương xoay tròn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời và đó cũng là nguyện vọng làm ăn phát đạt của người dân. Rồi các chú bé đầu để chỏm với những bức tranh hứng dừa thật đặc sắc và đám cưới chuột hiện lên thật vui nhộn đã phản ánh những nét sinh hoạt và phong tục cổ truyền của làng quê Việt Nam. Đời sống văn hóa tinh thần người dân thật chân chất bình dị nhưng chan hòa không khí vui tươi, đoàn kết. Thật độc đáo khi Hoàng Cầm phát hiện gam màu trong bức tranh ấy là “màu dân tộc”. Phải, đó là màu của dân tộc Việt chứ không phải màu du nhập từ phương trời nào khác. Màu ấy đã được những nghệ nhân tìm tòi khai thác từ loài cỏ cây, từ hoa đồng cỏ nội để pha chế sắc màu. Màu dân tộc phải được thổi lên loại giấy cũng rất dân tộc; “giấy điệp”. Đó là loại giấy được tráng lên bằng chất liệu vỏ sò, vỏ ốc để có sắc màu trắng tinh khiết… Nỗi nhớ quê hương với những bức tranh làng Hồ nổi tiếng đã gợi lại bao kỉ niệm ngọt ngào trong kí ức nhà thơ. Nỗi nhớ êm đềm như khúc hát ru trên nhịp nôi đưa nhẹ nhàng và hình như Hoàng Cầm cũng muốn ôm trọn lấy nó. Điều đặc biệt là trong đêm khi nhớ về quá khứ thì những mùi hương có sức khơi gợi đánh thức con người mãnh liệt. Chút yên hương ấy của quê nhà chính là điểm gợi đầu tiên để Hoàng Cầm sang bên kia sông Đuống bằng suy tưởng - Nhớ về mùi hương nó rất độc đáo nhưng cũng rất tự nhiên bởi vì những hương thơm, giọng hò… là “bóng” chứ không phải là… “hình” của hiện thực. Nó rất khó nắm bắt nhưng cũng dễ khơi gợi một vùng trời kỉ niệm thân yêu: “Sao có thể ôm tròn nỗi nhớ Trong đêm giày vò gầy tiếng dế giữa bao la Sao có thể ướp hương thơm nội cỏ Với mùi lúa lên đòng làm kem mát cho da?” (Chút yên hương quá khứ - Thái Quang Vinh) Thế nhưng cái ước muốn ấy không bao giờ nhà thơ thực hiện được. Vì sao thế? Chiến tranh, đơn giản hai chữ ấy nhưng đã chứa trong đó bao sự tàn phá chết chóc thật khủng khiếp, Quang Dũng từng xót xa “Những xác già nua ngập cánh đồng” và căm giận “Bao lần rồi xác trẻ trôi sông?” Hoàng Cầm cũng đồng tâm trạng đó, quê hương tiêu điều xơ xác thê lương: “Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” Nhịp thơ đang kéo dài bỗng tắc nghẽn lại, dồn ứ lại với ba tiếng trong một dòng: Ruộng ta khô Nhà ta cháy Nhịp gắt cắt ra đối với nhịp bình thường. Dường như bao căm giận, dồn nén được gói trọn vào hai dòng thơ này. Hoàng Cầm đã hiểu tinh tế tâm lí người nông dân. Ruộng và nhà là tài sản quý nhất của họ, là gia sản mà họ kế thừa từ đời này sang đời khác nhưng giờ đây không còn gì cả, đã khô đã cháy hết rồi. Câu thơ mang tính chất liệt kê nhưng vẫn có sức khái quát cao vì đã biểu hiện một cách sinh động nỗi lòng người dân. Dòng thơ “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” buông chùng như tiếng thở dài bế tắc. Câu thơ như kêu cứu, van nài bên bờ vực thẳm nhưng dường như không ai cứu được nên nó rơi vào tuyệt vọng. Cái độc đáo của nhà thơ Hoàng Cầm là ở chỗ anh không nói đến con người mà chỉ hướng đến bức tranh. Lúc đầu thì “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Hai câu thơ đã cô đọng và thể hiện khá đầy đủ những nét đặc sắc của tranh làng Hồ: Cái hồn dân gian và dân tộc của nó từ đề tài (gà, lợn) đến đường nét và màu sắc tươi sáng (sáng bừng, nét tươi trong) chất liệu độc đáo (giấy điệp). Còn về sau thì ông dùng hai bức tranh tương phản để nói cảnh chia lìa. Trên là hòa bình, là quá khứ, dưới là chiến tranh, là hiện tại; trên là sum họp dưới là chia lìa, xưa là cuộc sống, nay là cái chết, xưa là thiên đường hạnh phúc nay là địa ngục trần gian. Hình tượng bức tranh như sống động trước mắt ta: “Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngã Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?” Tranh dân gian dường như trở thành tranh của tâm hồn chính mà thơ nó là cuộc sống, là nhịp thở của vùng Kinh Bắc. Nó chen vào nỗi nhớ của anh và thành một yếu tố quan trọng trong nỗi nhớ quê hương. Câu thơ như trộn lẫn thực và ảo vì đàn “chó ngộ”, “mẹ con đàn lợn âm dương”, “đám cưới chuột” đang quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh ảo vì nhớ lại hình ảnh êm đềm quá khứ, thực vì nó sống động trong tâm trí nhà thơ như những cảnh thật ngoài đời, như con người thật quê hương. Thật đúng như thế vì những bức tranh làng Hồ chính là cái nhìn và niềm ao ước của con người về cuộc sống ấm no yên vui hạnh phúc thanh bình mà nay chỉ là niềm hoài vọng và anh cũng không biết rõ “bây giờ tan tác về đâu?”. Đó cũng là sự xót xa đau đớn, căm hận. Nó trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại ở những đoạn sau để cuối cùng “chúng ta không biết nguôi hờn”. “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm hay chính là nỗi lòng nhà thơ khi hay tin giặc chiếm quê mình. Có lẽ vì vậy, nên khi tiếp xúc lần đầu với bài thơ Nguyên Hồng đã tuôn trào nước mắt… Đoạn thơ khép lại nhưng mở ra trước mắt ta những hình ảnh tươi đẹp về ngày đất nước hòa bình thống nhất để quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống không còn “tan tác về đâu” mà sẽ giống dòng sông Đáy. Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng (Đôi mắt người Sơn Tây - Quang Dũng) ĐỀ II Câu 1: Quá trình sáng tác và các đề tài chính của nhà văn Nguyễn Tuân: a) Trước cách mạng tháng Tám: - Là cây bút tiêu biểu cho làng văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng. - Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940); Tuỳ bút I (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Một chuyến đi (1941); Tóc chị Hoài (1943); Tuỳ bút II (1943),… Ông viết về những điều tâm huyết, về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mà nay còn vang bóng, bên cạnh đó là những cảnh đẹp trên quê hương qua quá trình di chuyển, xê dịch đầy lãng mạn tài hoa của ông. Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phuc những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương. Tuy vậy, đôi lúc quá đà, chất tài hoa tài tử đó lại mang tính khoa trương, cường điệu.(Chiếc lư đồng mắt cua) b) Sau cách mạng tháng Tám: - Nguyễn Tuân đã sống những ngày đổi đời của dân tộc nên cũng như nhiều nhà văn khác, ông đã quyết tâm “lột xác” hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân. - Năm 1946, chuyến đi đầu tiên của ông trong cuộc đời mới là tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung bộ đánh Pháp. - Năm 1948 lên đường ra Việt Bắc dự Đại hội văn hóa và Hội nghị văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn Nghệ Việt Nam. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, Đông Bắc, vào vùng sâu địch hậu Bắc Ninh để viết về du kích chống càn. - Tác phẩm tiêu biểu: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950); Tùy bút kháng chiến (1955)… - Trong kháng chiến chống Mĩ, ông đã đặt chân đến nhiều nơi tuyến lửa: Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương, Quảng Bình… ngược sông Đà hiểm trở và ngang dọc khắp các miền Than Uyên, Quỳnh Nhai, Sơn La… để liên tiếp cho ra đời những bài tùy bút, bút ký nóng hổi tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo. - Tác phẩm chính: Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972); Kí (1976)… Như vậy, đề tài của ông hướng về nhân dân, về kháng chiến, về cuộc sống mới và con người mới. Câu 2: Đất Nước trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Qua đoạn thơ: Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời… Nhà thơ đã bộc lộ sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trị, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình. Đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết tinh trong mỗi con người. Bởi vì mỗi cá nhân không chỉ là riêng mình mà còn là của đất nước. Mỗi cuộc đời đều thừa hưởng được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Cho nên tác giả nhắn nhủ chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Lời nhắn nhủ ấy là với “em”nên nó có tính chất tâm sự riêng tư. Và đó là cả tấm lòng và ân tình của nhà thơ, là sự gắn bó sâu nặng với nhân dân đất nước trong quá trình chiến đấu gian khổ. Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi người. Sự sống mỗi cá nhân chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi biết gắn bó và san sẻ cùng nhân dân và đất nước. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Mỗi người phải biết hóa thân cho sự tồn tại về hình thức (dáng hình) và nội dung, truyền thống tình yêu và sự bất tử muôn đời. Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết… Câu 3: Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân, đã xây dựng hình tượng người mẹ với diễn biến tâm trạng thật là sinh động. Kim Lân đã bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm. Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú. Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau”. Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình. Giáo viên Đinh Phan Cẩm Vân (Trung tâm BD Văn hóa và LT Đại học Vĩnh Viễn) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008 Môn thi : Vật lí – Không phân ban (Mã đề 487) ------------ Câu 1: Với ε 1 , ε 2 , ε 3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì A. ε 2 > ε 1 > ε 3 . B. ε 2 > ε 3 > ε 1 . C. ε 1 > ε 2 > ε 3 . D. ε 3 > ε 1 > ε 2 . Câu 2: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng Z C bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn A. nhanh pha π 4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. B. chậm pha π 2 so với hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện. C. nhanh pha π 2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. D. chậm pha π 4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Câu 3: Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 2T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là A. 3. B. 4 3 . C. 4. D. 1 3 Câu 4: Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có biểu thức 10 2 sin100 ti π = (A). Biết tụ điện có điện dung 250 C F µ π = . Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện có biểu thức là A. 300 2 sin(100 )( ) 2 u t V π π = + B. 400 2 sin(100 )( ) 2 u t V π π = − C. 100 2 sin(100 )( ) 2 u t V π π = − D. 200 2 sin(100 )( ) 2 u t V π π = + Câu 5: Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là A. vận tốc truyền sóng. B. tần số sóng. C. biên độ sóng. D. bước sóng. Câu 6: Pin quang điện là nguồn điện trong đó A. quang năng được biến đổi thành điện năng. B. hóa năng được biến đổi thành điện năng C. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng. D. cơ năng được biến đổi thành điện năng. Câu 7: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. B. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. C. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng. D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. Câu 8: Đặt vật sáng có dạng đoạn thẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính hội tụ mỏng. Nếu vật cách thấu kính 6cm thì ảnh ảo của nó cao gấp 2 lần vật. Nếu vật cách thấu kính một đoạn 9cm thì ảnh ảo của nó cao gấp A. 6 lần vật. B. 3 lần vật. C. 1,5 lần vật. D. 4 lần vật. Câu 9: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình 1 sin( ) 3 x A t π ω = + và 2 2 sin( ) 3 x A t π ω = − là hai dao động A. cùng pha. B. ngược pha. C. lệch pha 3 π . D. lệch pha 2 π . Câu 10: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có các phương trình dao động là: 1 3sin( )( ) 4 x t cm π ω = − và 2 4sin( )( ) 4 x t cm π ω = + . Biên độ của dao động tổng hợp hai dao động trên là A. 7cm. B. 12cm. C. 5cm. D. 1cm. Câu 11: Trong hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của các êlectrôn quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại A. có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định. B. có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại. C. có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. D. có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. Câu 12: Một máy phát điện xoay chiều một pha (kiểu cảm ứng) có p cặp cực quay đều với tần số góc n (vòng/phút), với số cặp cực bằng số cuộn dây của phần ứng thì tần số của dòng điện do máy tạo ra là f (Hz). Biểu thức liên hệ giữ n, p và f là A. f = 60np. B. 60 p n f = . C. 60 f n p = . D. 60n f p = . Câu 13: Đặt hiệu điện thế 0 sinu U t ω = vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở cùng thời điểm, dòng điện i chậm pha 2 π so với hiệu điện thế u. B. Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u. C. Ở cùng thời điểm, hiệu điện thế u chậm pha 2 π so với dòng điện i. D. Dòng điện i luôn cùng pha với hiệu điện thế u. Câu 14: Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này A. là máy tăng thế. B. là máy hạ thế. C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. D. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. Câu 15: Cho phản ứng hạt nhân 27 30 13 15 Al P X α + → + thì hạt X là A. prôtôn. B. nơtrôn. C. pôzitrôn. D. êlectrôn. Câu 16: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn 0 sin10 n F F t π = thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là A. 10π Hz. B. 10 Hz. C. 5 Hz. D. 5π Hz. Câu 17: Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ D = -4 điốp sát mắt thì nhìn rõ một vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết. Khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt người này khi không đeo kính là A. 2,5 cm. B. 50 cm. C. 0,25 cm. D. 25 cm. Câu 18: Với f 1 , f 2 , f 3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì A. f 1 > f 3 > f 2 . B. f 3 > f 2 > f 1 . C. f 2 > f 1 > f 3 . D. f 3 > f 1 > f 2 . Câu 19: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại. B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2 f. C. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f. D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại. Câu 20: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng A. theo chiều chuyển động của viên bi. B. theo chiều âm quy ước. C. về vị trí cân bằng của viên bi. D. theo chiều dương quy ước. Câu 21: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi. B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động. C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo. Câu 22 : Hạt pôzitrôn ( 0 1 e + ) là A. hạt β + B. Hạt 1 1 H C. Hạt β − D. Hạt 1 0 n Câu 23 : Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3 s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là A. 0,25 s B. 0,5 s C. 1,5 s D. 0,75 s Câu 24 : Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là A. 50 m/s B. 100 m/s C. 25 m/s D. 75 m/s Câu 25 : Một kính thiên văn quan học có hai bộ phận chính là hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục được gọi là vật kính và thị kính. Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn này để quan sát Mặt Trăng trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 105 cm. Thị kính có tiêu cự 5 cm. Vật kính có tiêu cự là A. 100 cm B. 110 cm C 21 cm D. 525 cm Câu 26 : Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H) , dãy Banme có A. Bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là , , ,H H H H α β γ δ , các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại. B. Bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là , , ,H H H H α β γ δ , các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại. C. Tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại. D. Tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại. Câu 27 : Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai ? [...]... biến thi n theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy C Một điện trường biến thi n theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy D Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra Câu 28 : Một sóng ánh sáng đơn sắc có tầng số f1, khi truyền trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n1 thì có vận tốc v1 và có bước sóng λ`1 Khi ánh sáng... giao thoa ánh sáng của Iâng (Young), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm Giá trị của λ bằng A 0,45 µ m B 0,65 µ m C 0,75 µ m D 0,60 µ m Câu 33 : Một người mắt không có tật, dùng một kính lúp quan sát một vật sáng nhỏ... các lĩnh vực cụ thể sau: * Về công nghiệp: - Sản lượng tăng 24% mỗi năm (so với 4% trước chiến tranh) - 1945 – 1949: chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới * Nông nghiệp: - Sản lượng tăng 27% so với thời kỳ 1935 – 1939; gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại (năm 1949) * Tài chính: nắm gần 3/4 dự trữ vàng toàn thế giới * Giao thông vận tải: có trên 50% tàu bè... cách mạng, đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân thuộc địa Đó là mối quan hệ mật thi t giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa + Xác định giai cấp công nhân và nông dân là nòng cốt của cách mạng + Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin - Tháng 11/1924,... Nava và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp – Mỹ - Đây là chiến thắng oanh liệt nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thi p Mỹ - Thể hiện cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta - Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng đắn - Góp phần quyết định vào thắng lợi của hội nghị Genève về Đông Dương b Thế giới:... đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo Câu 3: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ, nhờ buôn bán vũ khí cho các nước Đồng minh châu Âu và do chiến tranh không lan đến đất nước mình Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh,... 6,625.10-34 J.s và vận tốc Câu 29 : Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là truyền ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A 6,265.10-19 J B 8,625.10-19 J C 8,526.10-19 J D 6,625.10-19 J Câu 30 : Đặt hiệu điện thế u = U 2 sin ω t (với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch RLC không phân nhánh, xác định Dòng điện chạy trong mạch có A Giá trị tức thời thay đổi... được trong việc thực hiện các mục tiêu Ba chương trình kinh tế: Về lương thực – thực phẩm, từ chỗ thi u ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn, vượt năm 1987 hơn 2 triệu... tấn gạo Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập Một thành tựu quan trọng nữa là đã kiềm chế được một bước đà lạm phát Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14% thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4% Nhờ kiềm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn để hạch toán kinh doanh, đời sống... tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, diệt và bắt 2.000 tên, phá hủy 26 máy bay + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954) quân ta tấn công khu đông Mường Thanh (trận đánh ác liệt: đồi A1, C1) khép chặt vòng vây khu trung tâm bằng một hệ thống giao thông hào, khống chế sân bay, cắt đường tiếp tế duy nhất của địch, Pháp lâm vào tình thế vô cùng nguy khốn + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954) quân ta tiêu diệt quân . Vân (Trung tâm BD Văn hóa và LT Đại học Vĩnh Viễn) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008 Môn thi : Vật lí – Không phân ban (Mã đề 487) ------------. thí sinh có thể tìm ra vị trí câu hỏi trong đề thi của mình. Môn thi : Sinh học (Mã đề 284) ------------ Đáp án là những câu được khoanh tròn: Câu 1: Theo

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan