Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định

99 1.2K 7
Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định Tác giả khóa luận Trần Thanh Cường 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lao động – xã hội, Ban Chủ nhiệm Khoa Công tác xã hội, các Thầy/Cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo giáo viên hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt được bài nghiên cứu của mình Xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tôi, bạn bè đã động viên, khích lệ và nhiều khi ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn để tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua Làm việc với giảng viên, tôi không chỉ được hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn hiểu thêm nhiều điều về đạo đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu Sinh viên Trần Thanh Cường 2 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Chữ viết tắt ASXH Nguyên nghĩa An sinh xã hội 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 BCÐ BCHTƯ BHXH BHYT CP HÐND KCB KT - XH LÐ-TB&XH NCC TCXH TTg UBND ƯĐXH HĐKC CĐHH Ban chỉ đạo Ban chấp hành Trung ương Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Chính phủ Hội đồng nhân dân Khám chữa bệnh Kinh tế - xã hội Lao động - Thương binh và xã hội Người có công Trợ cấp xã hội Thủ tướng Ủy ban nhân dân Ưu đãi xã hội Hoạt động kháng chiến Chất độc hóa học 3 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Bảng thống kê đối tượng người có công năm 44 2016 2 Bảng 2.2: Thống kê giới tính của người có công 48 3 49 4 Bảng 2.3:Trình độ học vấn của người có công với cách mạng Bảng 2.4: Mức trợ cấp hàng tháng của người có công 5 Bảng 2.5: Nguồn thu nhập chính của người có công 52 6 Bảng 2.6: Tình trạng nhà ở của người có công 53 7 8 Bảng 2.7: Đánh giá công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp đối với NCC Bảng 2.8: Các hình thức khám chữa bệnh của NCC với cách mạng 51 54 56 9 Bảng 2.9: Các hình thức ưu đãi trong giáo dục cho người có công 58 10 Bảng 2.10: Tình hình việc làm của người có công với cách mạng 59 11 Bảng 2.11:Kết quả vận động quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn phường Lộc Vượng từ năm 2012 – 2016 65 12 Bảng 2.12: Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa trên địa bàn phường Lộc Vượng từ năm 2012 – 2016 66 13 Bảng 2.13: Các hoạt động động trong chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sĩ già yếu, cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,đỡ đầu con liệt sĩ mồ côi trên địa bàn phường Lộc Vượng 67 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 4 Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1: Thống kê độ tuổi người có công với cách mạng Biểu đồ 2.2: Tình sức khỏe người có công với cách mạng Biểu đồ 2.3: Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với gia đình người có công trong hoạt động sản xuất Biểu đồ 2.4:Các hình thức hỗ trợ trong xây dựng và sửa chửa nhà tình nghĩa 5 Trang 47 50 60 63 A.Phần mở đầu 1.Lí do chọn đề tài Thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, người tham gia kháng chiến và phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn dân Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với người có công với nước Chăm lo đời sống người có công vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta Hơn 70 năm qua, khởi đầu từ Sắc lệnh 20/SL, ngày 16-2-1947, “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”, với 3 đối tượng và 2 chính sách, hệ thống chính sách không ngừng được hoàn thiện, đối tượng ưu đãi không ngừng được mở rộng, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng có công với cách mạng Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Đảng ta về định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 nêu rõ: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm 2020” tiếp tục khẳng định: “Nghiên cứu cải cách chính sách ưu đãi người có công, sớm điều chỉnh mức chuẩn bảo đảm tương ứng với mức chi tiêu bình quân toàn xã hội để người có công có mức sống trung bình khá trong xã hội” Điều đó thể hiện chính sách nhất quán, liên tục của Đảng, Nhà nước ta đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng 6 Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động của việc chăm sóc người có công tại địa phương, đồng thời cũng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của quá trình này Qua đó tôi đề xuất một số kiến nghị và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả, hoạt động công tác chăm sóc người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định 2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1.Những nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công trên thế giới Vào năm 1949, nhà xã hội học người Anh Thomas Marshall là người đầu tiên gắn khái niệm an sinh xã hội với khái niệm quyền công dân và cho rằng quyền được hưởng an sinh (hay nói gọn là quyền xã hội) là nhóm quyền thứ ba mà các thành viên của xã hội đã giành được trong thế kỷ 20, sau nhóm các quyền dân sự (đã giành được trong thế kỷ 18) và nhóm các quyền chính trị (giành được trong thế kỷ 19) Marshall nhấn mạnh rằng việc được hưởng các khoản an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội cần được quan niệm như một loại quyền mang tính pháp lý và tính phổ quát.Như vậy, quyền có nhà ở, quyền được học hành, quyền được chăm sóc sức khỏe là những quyền cơ bản của con người hay nói rộng ra là quyền của mỗi người được hưởng một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình Dù ở chế độ chính trị khác nhau nhưng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có một bộ phận dân cư là những người có công với Tổ quốc của họ Chính vì vậy ở các nước đều có chính sách đối với những người có công, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước Tuy nhiên tùy theo từng điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà có các loại chế độ, chính sách, các loại trợ cấp và mức trợ cấp khác nhau.Đồng 7 thời ở các nước đều có cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các chính sách này ( như Bộ Xã hội, Bộ Lao động, Bộ an sinh xã hội ).(6, 53) Ở Irắc, sau chiến tranh vùng Vịnh, các quân nhân tham gia chiến tranh, khi giải ngũ được cấp một căn hộ và một khoản tiền 60.000 USD Những người lính chết trận được ghi công và thân nhân của họ được trợ cấp đủ sống suốt đời.(6, 53) Pháp luật bảo trợ của Liên Xô cũ có nhiều hình thức như: Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm bệnh tật, bảo hiểm về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trong đó có những quy định đối với thương binh trong chiến tranh vệ quốc thì trợ cấp được nâng lên 10% so với những quân nhân bị tai nạn lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ quân sự có cùng hạng thương tật Các thương binh nhóm 01, 02 sống cùng gia đình được giảm 50% tiền nhà ở, tiền lò sưởi, chất đốt, tiền điện, nước Tất cả thương binh được miễn trả tiền cước phí đi lại khi đi trên các phương tiện giao thông trong thành phố( trừ taxi).Gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt.(6, 53) Nói tóm lại, dù ở các nước, đối tượng có công có khác nhau và mức độ tùy theo điều kiện của mỗi nước nhưng đều thấy rõ những điểm sau: + Thực hiện nhiệm vụ ưu đãi những người có công với cách mạng là nhiệm vụ chính trị, phục vụ các mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền + Chính sách ưu đãi xã hội phản ánh bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền + Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng do Nhà nước đảm nhận là chính + Người có công với cách mạng được Nhà nước đảm bảo về các mặt trợ cấp như trợ cấp vật chất, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm việc làm + Các chế độ ưu đãi được quy định chặt chẽ và được điều chỉnh tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử.(6,53) 2.2 Những nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội ở Việt Nam 8 Trong nhiều năm gần đây, công tác nghiên cứu về các chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đã có những bước phát triển mạnh tại Việt Nam như: Bài viết “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại” của Trần Hữu Quang đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, 2009 Bài viết đề cập đến Sự phát triển của các hệ thống phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu lớn lao của nhiều quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XX Phúc lợi xã hội được nhìn nhận như là một trong những quyền căn bản của con người trong một quốc gia văn minh và hiện đại Bài viết này lược thuật lại một số quan niệm chính về phúc lợi xã hội, đồng thời đưa ra những quan điểm cũng như những nhận định của nhiều tác giả trên thế giới về các thuật ngữ liên quan như: an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách xã hội,… Bên cạnh đó, tác giả phân tích một số lý thuyết phân loại các hệ thống phúc lợi xã hội trên thế thông qua các đánh giá của các nhà phân tích trên thế giới về phúc lợi xã hội(15, 40) Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Đình Liêu, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 1996 Cuốn sách được nêu ra những vấn đề mấu chốt của chính sách ưu đãi, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, đưa ra thực trạng của pháp luật này, đồng thời đưa ra những nhận định và khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới(10, 57) Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề “Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015” đưa ra một bức tranh tổng thể về trợ giúp xã của Việt Nam trong cả một giai đoạn với những thuận lợi và không ít thách thức khi đất nước bước vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội Việt Nam trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội nói chung.(9, 84) 9 Luận văn Xã hội học về : “Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam” năm 2010 Luận văn bao gồm các phần: Đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi xã hội ở Việt Nam bao gồm các hoạt động như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa,… ; Quan điểm của đảng và nhà nước về ưu đãi xã hội; chính sách ưu đãi xã hội Việt Nam qua các thời kỳ; Quan điểm cụ thể về mức độ trợ cấp,ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng; Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu năm 2010 Luận văn tập chung nghiên cứu sâu về vấn đề ưu đãi xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm người có công với tổ quốc như chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng Luận văn cũng đã chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công như: việc thực thi Pháp lệnh chưa đồng bộ, mức độ trợ cấp không phù hợp với điều kiện sống của người dân hiện tại.(8, 37) Luận văn về “Tình hình thực hiện ưu đãi người có công với cách mạng ở xã Nghi Sơn - Tĩnh Gia - Thanh Hóa” Khoa Công tác trường Đại học Lao Động 2010 Báo cáo đánh giá tổng quan vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công như thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học Báo cáo chỉ ra được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách với những đối tượng có công với cách mạng, đã tạo điều kiện cho các đối tượng có cuộc sống ổn định hơn về cả vật chất và tinh thần Những chính sách ưu tiên cho con em đối tượng có công với cách mạng, đồng thời đưa ra những giải pháp để hoàn thiện lại bộ máy chính quyền địa phương cũng như việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng này.(7, 45) Đề tài cấp nhà nước về "Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006- 2010", Đề tài nghiên cứu 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Lao động, thương binh và xã hội: Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu năm 2015; Ngày cập nhật: 18/7/2015 http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/chitiettin.aspx?IDNews=21452 2 Bùi Hồng Lĩnh: Nhìn lại ba năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Tạp chí Lao động và xã hội, số 362 (từ 1 15-7-2009) 3 Đề tài cấp nhà nước về :"Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn (2006 – 2010)" 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành 5 Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn 6 quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Giáo trình Ưu đãi xã hội, Trường Đại học Lao động – xã hội, Nhà xuất bản Lao động - xã hội (2013), Hà Nội 7 Khoa Công tác trường Đại học Lao Động (2010): Luận văn về “Tình hình thực hiện ưu đãi người có công với cách mạng ở xã Nghi SơnTĩnh Gia- Thanh Hóa” 8 Luận văn Xã hội học về : “Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam” năm (2010) 9 Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề “Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta, năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm 2015”, Hà Nội 10 Nguyễn Đình Liêu(1996), “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam Lý luận và thực tiễn”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội 11 Nguyễn Phú Trọng (1995) Sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường, NXBCTQG Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, (18) tr.8, 12 85 12 Nguyễn Thị Mai, Hỏi đáp về chế độ đối với người có công với cách mạng, (1997), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 13 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng 14 Nghị định số 101/2013/NĐ-CP, ngày 4/9/2013 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng, thì những trường hợp được Chủ tịch nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” 15 Trần Hữu Quang, bài viết “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, (2009) 16 Thuật ngữ LĐTBXH tập 1 – NXB LĐXH, năm (1999), trang 31 17 Trích Di chúc của Hồ Chủ tịch tháng 5 năm 1968 18 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 26/6/2005 19 Phạm Ngọc Quang, Thời kỳ đổi mới, sứ mệnh của Đảng ta, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 20 Phạm Đức Nam, Luận cứ khoa học về đổi mới chính sách xã hội, (1997), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 86 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người có công với cách mạng tại phường Lộc Vượng PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Để tìm hiểu về đời sống của người có công và các hộ gia đình người có công với mục đích nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc triển khai các chính sách ưu đãi xã hội với người có công trên địa bàn phường nhằm phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp, cháu rất mong nhận được sự hợp tác của ông/bà trong việc cung cấp một số thông tin qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây Ông/bà hãy đánh dấu nhân (X) vào ô trống phù hợp với câu trả lời Cuộc trao đổi ý kiến này là hoàn toàn tự nguyện, mọi thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.Cháu xin chân thành cảm ơn Xin ông/bà cho biết một vài thông tin cá nhân Địa chỉ: Tuổi: Giới tính: Năm sinh: Câu 01: Ông/bà thuộc diện đối tượng nào sau đây? 1.Người hoạt động cách mạng trước Tháng 8-1945 2.Thân nhân liệt sĩ 3.Bà mẹ Việt Nam anh hùng 4.Thương binh 5.Bệnh binh 6.Người hoạt động cách mạng bị bắt tù đày 7.Người HĐKC bị nhiễm CĐHH 87 Câu 02:Trình độ học vấn của ông/bà hiện nay? 1.Không đi học 2.Tiểu học 3.Trung học cơ sở 4.Trung học phổ thông 5.Trung cấp 6.Cao đẳng 7.Đại học Câu 03: Loại nhà mà gia đình ông/bà đang ở hiện nay? 1.Nhà biệt thự ( Là ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh; kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch; mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt; số tầng không hạn chế ) 2.Nhà cấp I ( Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm; bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt, số tầng không hạn chế ) 3.Nhà cấp II ( Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm; bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment ) 4.Nhà cấp III 88 ( Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch Niên hạn sử dụng trên 40 năm; bao che nhà và tường ngăn bằng gạch; mái ngói hoặc Fibroociment; ) 5.Nhà cấp IV ( Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm; tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm); mái ngói hoặc Fibroociment; vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp; tiện nghi sinh hoạt thấp; ) 6.Nhà tạm ( Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu; bao quanh toocxi, tường đất; lợp lá, rạ; những tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp; ) Câu 04: Tình trạng sức khỏe của ông/bà hiện nay? 1.Tốt 2.Trung bình 3.Yếu Câu 05: Các hình thức khám chữa bệnh mà ông/bà được hưởng? 1.Khám định kỳ tại trạm xá, bệnh viện 2.Khám chữa bệnh tại nhà 3.Tham gia điều dưỡng tập trung 4.Hình thức khác Câu 06: Những ưu đãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà ông/bà được hưởng? 1.Cấp thẻ bảo hiểm y tế 2.Đi điều dưỡng tập chung 3.Điều dưỡng tại gia đình 4.Cung cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng 5.Hình thức khác 89 Câu 07: Thu nhập của ông/bà từ nguồn trợ cấp, phụ cấp hàng tháng? 1.Dưới 1.000.000 đ 2.Từ 1.000.000 đ – 3.000.000 đ 3 Từ 3.000.000 đ trở lên Câu 08: Công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp trên địa bàn phường được thực hiện như thế nào? 1.Đúng thời gian, đủ số tiền 2.Không đúng thời gian, đủ số tiền 3.Không đúng thời gian, không đủ số tiền 4.Đúng thời gian, không đủ số tiền Câu 09: Ngoài nguồn trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; nguồn thu nhập chính của ông /bà là gì? 1.Thu nhập từ nông – lâm – ngư nghiệp 2.Thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp 3 Thu nhập từ buôn bán, dịch vụ 4.Thu nhập từ nguồn thu khác Câu 10:Tình trạng việc làm của ông/bà hiện nay? 1.Có việc làm ổn định 2.Có việc làm nhưng thời vụ, tạm thời 3.Không có việc làm Câu 11: Khó khăn mà ông/bà gặp phải trong sản xuất, kinh doanh? 1.Thiếu vốn 2.Thiếu lao động sản xuất 3.Thiếu kỹ thuật canh tác 4.Thiếu công cụ sản xuất 90 5.Không có đầu ra cho sản phẩm Câu 12: Ông /bà đã nhận được sự giúp đỡ như thế nào từ chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất? 1.Cho vay vốn ưu đãi 2.Được phổ biến kinh nghiệm sản xuất 3.Cho mượn đất sản xuất kinh tế 4.Sự giúp đỡ khác Câu 13: Ưu đãi trong giáo dục – đào tạo mà gia đình ông/bà được hưởng? 1.Miễn học phí 2.Giảm học phí 3.Cộng điểm thi 4.Hỗ trợ việc làm 5.Hỗ trợ khác Câu 14: Ông/bà có hài lòng về chính sách ưu đãi trong giáo dục - đào tạo không ? 1.Hài lòng 2.Không hài lòng Câu 15: Ngoài trợ cấp, phụ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nước ông/bà còn được hưởng các chương trình nào sau đây? 1.Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa 2.Chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh, mất sức lao động từ 81% trở lên về sống tại gia đình 3.Chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa 4.Chương trình tặng sổ tiết kiệm 5.Chương trình chắm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sĩ mồ côi 91 6.Các chương trình chăm sóc khác của địa phương Xin ghi rõ các chương trình chăm sóc khác tại địa phương: Câu 16: Ông/bà có hài với các chương trình chăm sóc người có công của Nhà nước? 1.Có 2.Không Câu 17: Các hình thức hỗ trợ trong xây dựng và sửa chửa nhà tình nghĩa tại địa phương? 1.Hỗ trợ về kinh phí 2.Hỗ trợ về ngày công xây dựng 3.Hỗ trợ về đất 4.Hỗ trợ về vật liệu xây dựng Câu 18: Các hoạt động động trong chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sĩ già yếu, cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,đỡ đầu con liệt sĩ mồ côi trên địa bàn phường Lộc Vượng? 1 Hoạt động biếu tiền 2 Hoạt động hỗ trợ các phương tiện sinh hoạt 3 Hoạt động thăm hỏi thường xuyên 4 Hoạt động góp phần tổ chức tang lễ cho thân nhân NCC với cách mạng 5 Hỗ trợ việc học hành, dạy nghề và giải quyết 92 việc làm cho con liệt sĩ Câu 19: Nguyện vọng, mong muốn của ông/bà từ các chính sách ưu đãi xã hội với người có công? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! 93 Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ phường Lộc Vượng PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO CÁN BỘ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH, XÃ HỘI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, TP.NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về công tác thực hiện chính sách ưu đãi xã hội với người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định, tôi đã thực hiện đề tài khóa luận với tên “ Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định ” Rất mong sự hợp tác của ông/bà trong việc cung cấp một số thông tin qua một số câu hỏi dưới đây Sự tham gia của ông bà là tự nguyện, tôi rất trân trọng các ý kiến trả lời của ông/bà Tôi đảm bảo rằng mọi thông tin ông/bà chia sẻ sẽ được giữ bí mật dưới hình thức khuyết danh và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Thông tin cá nhân cán bộ được phỏng vấn: Tuổi: Trình độ: Chức vụ: Cơ quan công tác: Thời gian phỏng vấn: Câu 01: Đánh giá của ông/bà về công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp dành cho người có công với cách mạng trên địa bàn phường Lộc Vượng? 94 Câu 02: Đánh giá của ông/bà về tình hình thực hiện 5 chương trình của Nhà nước dành cho người có công với cách mạng trên địa bàn phường Lộc Vượng? Câu 03: Đánh giá của ông/bà về Tình hình thực hiện chính sách về chăm sóc sức khỏe – điều dưỡng cho Người có công với cách mạng trên địa bàn phường Lộc Vượng? Câu 05: Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội với người có công là gì? Đề xuất biện pháp khắc phục? Câu 06: Quan điểm của cá nhân ông/bà về việc chăm sóc đời sống tinh thần cho người có công? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! 95 ... CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận việc thực sách ưu đãi xã hội với người có cơng CHƯƠNG 2: Thực trạng việc thực sách ưu đãi xã hội NCC phường Lộc Vượng – TP .Nam Định, tỉnh Nam Định CHƯƠNG 3: Kết luận,... cao hiệu công tác thực sách ưu đãi xã hội với NCC phường Lộc Vượng – TP .Nam Định, tỉnh Nam Định 15 B.Phần nội dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CĨ... trình thực chế độ, sách người có cơng 2.2 .Thực trạng người có cơng phường Lộc Vượng, TP .Nam Định, tỉnh Nam Định 2.2.1 .Thực trạng quy mơ người có cơng với cách mạng phường Lộc Vượng Phường Lộc Vượng,

Ngày đăng: 17/06/2017, 12:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

  • A.Phần mở đầu.

  • 1.Lí do chọn đề tài.

  • 2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

    • 2.1.Những nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công trên thế giới.

    • 2.2. Những nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội ở Việt Nam.

    • 3.Mục tiêu nghiên cứu.

    • 4.Nhiệm vụ nghiên cứu.

    • 5.Khách thể nghiên cứu.

    • 6.Đối tượng nghiên cứu.

    • 7.Phạm vi nghiên cứu.

    • 8.Phương pháp nghiên cứu.

      • 8.1.Phương pháp nghiên cứu, phân tích văn bản, tài liệu.

      • 8.2.Điều tra bằng phương pháp bảng hỏi.

      • 8.3.Phương pháp quan sát.

      • 8.4.Phương pháp phỏng vấn sâu.

      • 8.5.Phương pháp thống kê toán học.

      • 9.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan