Tranh Thờ Trong Đời Sống Tín Ngưỡng Của Người Dao Ở Huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái

105 492 1
Tranh Thờ Trong Đời Sống Tín Ngưỡng Của Người Dao Ở Huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài luận văn Xã hội học ĐỘC QUYỀN gồm 105 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo bằng phần mềm Adobe Pro DC. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... ...... 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO ................................................................................................. 10 1.1. Về người Dao và quá trình di cư tới Việt Nam........................................ 10 1.2. Người Dao ở Yên Bái và huyện Lục Yên................................................ 13 1.3. Vài nét về tranh thờ của người Dao ......................................................... 20 CHƯƠNG 2 VIỆC SỬ DỤNG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN ....................................................................................... 26 2.1. Cách sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ ................................................ 27 2.2. Tranh thờ trong ngày thường ................................................................... 47 CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN HIỆN NAY ..................................... 49 3.1. Vấn đề bảo tồn và gìn giữ tranh thờ......................................................... 49 3.2. Về phát huy các giá trị của tranh thờ ....................................................... 53 3.3. Một số kiến nghị, giải pháp bảo tồn tranh thờ ......................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Dao là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở toàn quốc năm 2009, người Dao ở Việt Nam có 751.067 người, trong đó 377.185 nam, 373.882 nữ, đông thứ hai trong các dân tộc nói ngôn ngữ Hmông Dao và thứ 9 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Tại tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 74.847 người, dân số đông thứ ba trong 33 dân tộc trong tỉnh (sau hai dân tộc Kinh và Tày). Tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 16.216 người, dân số đông thứ ba trong 18 dân tộc trong huyện (sau hai dân tộc Kinh và Tày). Xét về nguồn gốc lịch sử, người Dao là tộc người di cư từ Nam Trung Quốc vào Việt Nam từ lâu đời. Tại Việt Nam, trải qua nhiều đời sinh sống, người Dao đã cùng hòa hợp với các dân tộc anh em, tiếp tục duy trì đời sống kinh tế, xã hội và bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình. Do những lý do và đặc điểm riêng dân tộc Dao được biết đến như là dân tộc cho đến nay còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cho văn hóa nhóm Hmông Dao, có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc. Bên cạnh các giá trị văn hóa vật thể như trang phục, trang sức, nhà cửa, bố trí làng bản, đồ gia dụng, ẩm thực, các giá trị văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Bàn Vương, nghi lễ cấp sắc..., nghệ thuật dân gian cũng là một thực hành văn hóa có giá trị tiêu biểu của người Dao. Trong nghệ thuật dân gian, tranh thờ chứa đựng các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của người Dao, cần được quan tâm nghiên cứu để kế thừa và phát huy. Nghiên cứu tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh hiện nay. Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu tranh thờ trong tín ngưỡng của người Dao sẽ góp phần làm sáng tỏ và tăng nhận thức của chúng ta về các vấn đề như nguồn gốc ra đời, 1 lịch sử phát triển, cách thức sử dụng, ứng xử đối với tranh thờ cũng như vai trò và ý nghĩa của nó trong đời sống người dân. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu tranh thờ sẽ cho thấy một bức tranh văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú của người Dao, từ đó, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết và Nghị quyết Trung ương 9, khóa 11 năm 2014 của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong khi các thực hành văn hóa truyền thống khác của người Dao như lễ cấp sắc, nhà cửa, trang phục, dòng họ, hôn nhân, gia đình, tang ma, nghi lễ vòng đời và tín ngưỡng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm không chỉ tranh thờ mà còn dân ca, dân nhạc, dân vũ của người Dao còn chưa hoặc ít được tìm hiểu. Là một người con của dân tộc Dao, đang theo học tại khoa văn hóa học và đặc biệt quan tâm tới mảng nghệ thuật dân gian, học viên mạnh dạn đề xuất nghiên cứu: “Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nói đến lịch sử nghiên cứu về văn hóa ở Việt Nam thì đây là một vấn đề khá rộng và đã được quan tâm từ rất sớm. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người Pháp đã có nhiều ghi chép về văn hóa Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XX thì văn hóa Việt và đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số mới thực sự lôi cuốn các nhà khoa học vào cuộc và văn hóa dân tộc Dao cũng không nằm ngoài sự quan tâm đó. Nghiên cứu về dân tộc Dao đã có rất nhiều tác giả thực hiện và công bố trên các tạp chí khác nhau như Dân Tộc học, Nghiên cứu lịch sử và một vài tạp chí chuyên ngành khác. 2 Về tên gọi, lịch sử thành phần tộc người, quá trình di cư, các thực hành tín ngưỡng tôn giáo và các luận bàn về đặc điểm tộc người ở quá khứ và tương lai có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: Người Dao ở Việt Nam do các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến biên soạn (1971); Người Dao đỏ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn làm chủ biên (1971); và cuốn Sự phát triển Văn hoá – Xã hội của người Dao Hiện tại và tương lai do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia biên soạn (1998)...vv. Một số công trình nghiên cứu khác lại đi sâu phân tích các đặc điểm cảnh quan, môi trường sinh thái và những sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần của người Dao như: về tín ngưỡng, nhà ở, các phong tục, tập quán, lễ hội và trò chơi dân gian, đó là: Hồ sơ khoa học Văn hoá dân tộc Dao đỏ, bản Động Ỉnh xã Tân Lĩnh , huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là một nhánh của đề tài Thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội và du lịch do tác giả Đổng Thị Hồng Hạnh (2008) thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Phong tục cưới xin của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái do học viên Triệu Thị Bình, niên khoá 2000 2003 thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, do học viên Đào Đức Toàn, niên khoá 2000 – 2003 thực hiện ... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về người Dao chủ yếu đề cập đến các vấn đề mang tính khái quát về đặc điểm tộc người hoặc thực hành văn hoá tín ngưỡng và nguồn gốc di cư của tộc người Dao. Trong các công trình này đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh của đời sống văn hoá tinh thần hay các không gian văn hoá phi vật thể của người Dao. Tuy nhiên, do người Dao là một dân tộc có dân số khá đông và phân bố rải rác ở nhiều vùng với nhiều dòng họ khác nhau; có những phong tục giống nhau cùng tồn tại song song 3 bên cạnh những khác biệt, do vậy, các thông tin về người Dao được đề cập trong những công trình nghiên cứu này có thể không đúng với tất cả tộc người Dao ở Việt Nam; người Dao ở địa phương này có thể có những đặc điểm khác biệt với người Dao ở các địa phương khác. Ngoài những công trình nghiên cứu như đã nêu ở trên, riêng về mảng tranh thờ, đã được một số tác giả đi sâu nghiên cứu. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như: Cuốn Tranh thờ đạo giáo ở Bắc Việt Nam của tác giả Phan Ngọc Khuê (2001) do Nhà xuất bản Mỹ Thuật công bố. Tác giả là một họa sĩ. Ông là một cán bộ làm công tác nghiên cứu mỹ thuật lâu năm. Đặc biệt là mỹ thuật cổ truyền của các dân tộc ít người. Tác giả Phan Ngọc Khuê từng có nhiều năm sinh sống và nghiên cứu về mỹ thuật của các dân tộc vùng núi phía Bắc. Tranh Đạo Giáo là một vấn đề khá rộng và hấp dẫn đối với ông. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày tóm lược những nét cơ bản về nghệ thuật của tranh Đạo giáo nói chung ở phía Bắc Việt Nam. Trên cơ sở của các tư liệu đã sưu tầm, tác giả trình bày vấn đề rất đơn giản nhưng mạch lạc, giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung. Tác giả đưa vào trong cuốn sách từng bức tranh của các dân tộc khác nhau, trình bày chi tiết tiểu sử của nhân vật trong bức tranh đó nhằm giúp người xem hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc thờ các nhân vật trong tranh. Ngoài tác phẩm tiêu biểu nêu trên, tác giả Phan Ngọc Khuê còn có một bài viết trình bày chi tiết về tranh thờ của người Dao, đăng trong cuốn kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia xuất bản năm 1998. Bài viết của tác giả có tiêu đề Tranh thờ của người Dao ở Bắc Bộ Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả Phan Ngọc Khuê đã trình bày rất cụ thể, chi tiết về tranh thờ; ông đặt tranh thờ của người Dao trong sự so sánh với các 4 dân tộc khác như Tày và Cao Lan, phân biệt rõ đặc điểm tiêu biểu của tranh thờ của dân tộc Dao. Ở phần khảo tả về phân loại tranh thờ, tác giả đã trình bày chi tiết về bức tranh, gắn với truyền thuyết lịch sử của tộc người và nhóm gộp các tranh thờ dành cho cúng gia tiên trong gia đình, gia tộc để phân biệt với tranh dùng trong nghi lễ cấp sắcphong sắc của người Dao. Trong phần viết so sánh, ông chỉ ra những loại tranh nào xuất hiện ở cả dân tộc Dao và các dân tộc khác (Tày, Nùng, Cao Lan, Kinh). Tác giả cũng trình bày chi tiết nội dung bức tranh về các thần linh trong cõi Thượng Nguyên (Tam Thanh cung, Ngọc Hoàng thượng đế, Trương Thiên Sư và Lý Thiên Sư, Tứ Đại Nguyên Súy, Bắc Đẩu Tinh Quân), tranh về các vị thần ở cõi Trung Nguyên (tranh Đương kim Hoàng đế trong tranh này lại phân loại ra Kiếm Khảnh và Sần Tào mỗi tranh có 4 bức), tranh về các thần linh ở cõi Hạ Nguyên (Địa Tạng Vương, Thập Điện Linh Vương), tranh vẽ chung các vị thần linh ở các cõi Thượng – Trung Hạ Nguyên (gồm có bộ tranh có 2 bức vẽ Thiên Phủ (Thiên Khố) Địa Phủ (Địa Khố) và Nhạc Phủ (Dương Phủ) Thoải Phủ (Thủy Khố). Theo tác giả Phan Ngọc Khuê, bộ tranh vẽ chung các vị thần linh ở ba cõi Thượng – Trung Hạ nguyên (tức Thiên Phủ Địa Phủ và Dương Phủ Thủy Phủ) rất hiếm, khó có thể sưu tầm được, ngay cả với dân tộc Dao, đây là bức tranh thâu tóm toàn bộ quan niệm của Đạo giáo về ba cõi Thượng Trung Hạ Nguyên; từ bộ tranh này người ta có thể hình dung thứ tự, lớp lang của các thần được vẽ trên bộ tranh. Trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến vấn đề về xuất xứ, niên đại và tác giả, tác phẩm và những giá trị nghệ thuật của tranh. Tiếp theo, bên cạnh các nghiên cứu của tác giả Phan Ngọc Khuê, Frederick Harris Chủ tịch quỹ Đông Sơn ngày nay đã xuất bản cuốn Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (người dịch: Phạm Hoài Nam, nhà xuất bản Lao độngXã hội, năm 2006). Đây có thể coi là “một bộ sưu tập 5 đồ sộ” với hơn 2000 bức tranh và các loại mặt nạ của người Dao, Tày, Nùng, Cao Lan và Sán Dìu, trong đó đặc biệt chú ý đến văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Theo như tác giả Frederick Farris nhận xét thì: “Sự sùng bái thần linh và sức sống mãnh liệt của linh hồn tạo ra nhu cầu cho những suy nghĩ, bùa chú và các bức tranh thiêng liêng. Theo thần thoại Hy Lạp, không phải con người sinh ra để đại diện cho các Thánh thần mà chính con người mới là nguyên mẫu cho họ. Sự tồn tại song song của vật chất và thức, linh hồn và thể xác, suy nghĩ và thực tại chính là nhân tố để người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẽ lên những bức tranh mang tính nghi lễ của Đạo giáo” 04, tr.11. Khoảng 300 bức tranh tiêu biểu nhất của cuốn sách đã được lựa chọn và đưa ra triển lãm. Cũng đề cập về chủ đề tranh thờ, tác giả Chu Xuân Giao (2016) gần đây có bài viết Hệ thống thờ Tứ Phủ trong tín ngưỡng của người Dao đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian. Bài viết mặc dù không đi quá sâu phân tích tranh thờ, tác giả cũng đã chỉ ra một đặc điểm của Tứ Phủ của người Dao thể hiện trong kinh sách, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của họ và so sánh với việc thờ Tứ Phủ ở nhóm người Kinh. Tóm lại, nghiên cứu về văn hóa người Dao nói chung và tranh thờ nói riêng, mặc dù đã có nhiều tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu song chưa có công trình chuyên sâu nào giới thiệu về thực trạng tranh thờ trong bối cảnh thực hành đời sống của người Dao; cách thờ tranh hiện nay được quan tâm và sử dụng như thế nào? các ứng xử và thực hành liên quan đến nó hiện nay ra sao và có những vấn đề nào đang đặt ra đối với tranh thờ.... dường như vẫn còn là một khoảng trống, chưa được giới nghiên cứu đề cập một cách tương xứng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 6 Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm giới thiệu một bức tranh tổng quan về việc sử dụng tranh thờ trong đời sống của người Dao hiện nay ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và Việt Nam nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu và trả lời cho các câu hỏi: tranh thờ hiện đang “sống” như thế nào trong cộng đồng người Dao ở huyện Lục Yên? sự tham gia của tranh thờ trong một số thực hành văn hóa cụ thể và thường ngày ở đây ra sao?. Trên cơ sở thực trạng, chúng tôi sẽ đưa ra một số luận bàn xung quanh việc sử dụng tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tranh thờ và việc sử dụng tranh trong đời sống tín ngưỡng của người Dao. Tranh thờ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, được sử dụng trong các nghi lễ cấp sắc, đám tang và nhảy lửa của gia đình và cộng đồng. Đề tài được thực hiện chủ yếu trong phạm vi cộng đồng người Dao ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Tại đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở các xã có đông người Dao cư trú, còn lưu giữ được nhiều thực hành văn hóa truyền thống liên quan đến tranh thờ như: Tân Phượng, Phúc Lợi, Khai Trung, Tân Lĩnh và An Lạc. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn này sẽ được chúng tôi tiếp cận từ quan điểm của Văn hóa học và Nhân học Văn hóa trong đó nhấn mạnh tiếng nói của người trong cuộc những người Dao ở huyện Lục Yên chủ nhân của tranh thờ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là nghiên cứu định tính. Cụ thể, chúng tôi coi việc đi điền dã, thâm nhập vào thực tế cộng đồng để lấy tư liệu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chúng tôi đã tiến hành nhiều 7 đợt nghiên cứu điền dã tại huyện Lục Yên. Chúng tôi quan sát, phỏng vấn và ghi chép lại những lời kể của thầy tào và người dân ở huyện Lục Yên và Văn Yên (chỉ phỏng vấn 1 họa công ở Văn Yên bởi vì họa công này được người dân ở Lục Yên rất tin tưởng và đặt vẽ tranh). Quá trình thâm nhập thực địa, tiếp xúc và trò chuyện với người dân địa phương đã giúp chúng tôi có được nguồn tư liệu phong phú, tạo cơ sở quan trọng để hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó, để có cái nhìn bao quát đối với chủ đề nghiên cứu, chúng tôi còn tiến hành tổng thuật các tài liệu có liên quan đã công bố, bao gồm: sáchbáotạp chí và các đề tài luận văn, luận án. Các hiện vật ở bảo tàng trung ương và địa phương cũng được chúng tôi quan tâm tìm hiểu. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về Tranh thờ trong đời sống của người Dao ở huyện Lục Yên. Thông qua nội dung nghiên cứu, luận văn cho chúng ta biết được thực trạng và cách thức sử dụng tranh thờ hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu giúp người đọc có được một hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về tranh thờ của người Dao tại huyện Lục Yên và Việt Nam nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho các nhà quản l văn hóa và những ai quan tâm tới chủ đề tranh thờ của người Dao; góp phần vào công tác quản l , bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của tranh thờ gắn với một tộc người cụ thể. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1: Khái quát về người Dao và tranh thờ của người Dao 8 Chương 2: Việc sử dụng tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với tranh thờ của người Dao ở huyện Lục Yên hiện nay 9 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO 1.1. Vài nét về người Dao và quá trình di cư tới Việt Nam Việt Nam là quốc gia có số lượng người Dao đông thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc người Dao có khoảng 2,5 triệu người; họ sinh sống tại 31 tỉnh, đông nhất là Quảng Tây và sau đó là một số tỉnh như: Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam. Ở Việt Nam, dân số của người Dao là 751.067 người; họ cư trú xen kẽ với các tộc người H’mông, Tày, Nùng,Thái, Mường và Việt. Phạm vi cư trú của người Dao ở Việt Nam phủ khắp các tỉnh biên giới (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Lai Châu) và trung du ven biển Bắc Bộ, dọc theo biên giới Việt Lào đến miền núi Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại Châu Á, người Dao tập trung chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện). Ngoài ra, người Dao cũng đã nhập cư vào một số nước như: Mĩ, Pháp, Canada, và một số nước Âu Mĩ khác (Hoàng Quý Quyền 2003: 1; Hà Hồng NhấtHe Hongyi 2007: 47). Người Dao có tên dùng trong giới nghiên cứu dân tộc học quốc tế là Yao hay Iu Mien. Họ tự gọi dân tộc mình là Dìu Miền; viết và đọc theo tiếng Hán là Dao Nhân, tức là người Dao. Hoặc, tự xưng là Kiềm Miền hay Kiềm Mùn, viết và đọc phiên âm theo chữ Hán là sơn nhân, có nghĩa người ở rừngnúi. Ở nước ta, người Dao được chia thành nhiều nhóm với những nét riêng về phong tục tập quán và thể hiện rõ nhất qua trang phục. Đó là: Dao Đỏ (Đại Bản), Dao Tiền (Tiểu Bản), Dao Quần chẹt, Dao Lô Gang và Dao Áo Dài. Trong quá trình di cư và sinh sống, do cư trú riêng theo bản làng độc lập hoặc sống xen kẽ với một hoặc nhiều tộc người khác, người Dao hiện nay có nhiều nhóm ở địa phương và giữa họ không hiểu tiếng nói của nhau, phải dùng đến ngôn ngữ tiếng Kinh để giao tiếp. 10 Câu chuyện lịch sử viết bằng thơ Đặng Hành và Đại Bàn Hồ, về quá trình di cư của người Dao tới Việt Nam kể rằng: tổ tiên của họ sinh sống lâu đời ở đất Quảng Đông (phía Nam Trung Quốc), khoảng cuối thế kỷ II trước Công Nguyên. Theo tác giả Phan Ngọc Khuê, Tranh thờ đạo giáo ở Bắc Việt Nam (2001) viết: “Có trường hợp chỉ rõ là khu vực Động Đình Hồ (tỉnh Hồ Nam). Cứ liệu khảo cổ học cho hay nơi đây và khu vực láng giềng, thời đồ đồng, đồ đá, đã phát hiện một nền nông nghiệp dùng cuốc với rìu có vai, khác với nền văn hóa Ngưỡng Thiều (R.F.Ito. 1960). Chủ nhân là những bộ lạc gọi chung là Tam Miêu hay Miêu Dân. Về sau họ ly tán xuống Quảng Tây, Quảng Đông. Đến thời Tần – Hán (thế kỷ II – II trước Công Nguyên) trong thư tịch không còn thấy xuất hiện tên gọi Tam Miêu nữa, mà xuất hiện nhiều tộc danh mới như Man, Di, Việt...kế đó là Man Dao, Man Mieu”. Còn theo ông Trương Hữu Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Dân Tộc Học, Học Viện Dân Tộc Quảng Tây, Phó chủ tịch Hội người Dao Trung Quốc, trong một tranh luận tại Hội nghị quốc tế về người Dao, họp tại Thái Nguyên, tháng 12 – 1995 cho rằng: Thời kỳ Đường Tống, người Dao sống chủ yếu ở tỉnh Hồ Nam có một bộ phận sống ở miền Bắc Lưỡng Quảng. Thời Nguyên (1280 – 1369) trung tâm cư trú của người Dao bắt đầu di chuyển về phía nam, thời Minh (1836 – 1662) Quảng Tây mới trở thành nơi cư trú chủ yếu của người Dao. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX, người Dao di cư vào Việt Nam theo ba con đường. Đó là: Con đường đất liền: từ vùng Phòng Thành, Thượng Tứ tỉnh Quảng Tây vào Quảng Yên, Quảng Ninh của Việt Nam. Từ Quảng Tây (Ninh Minh) đi vào vùng Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam. 11 Một con đường nữa theo phía Tây của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua biên giới Việt Trung vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam và các nước Mianma, Thái Lan, Lào. Người Dao ở nước ta là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa phương. Nếu dựa theo tên tự gọi của cộng đồng người Dao, tên phiếm xưng và những tên mà dân tộc khác đặt cho thì có thể có tới 30 nhóm Dao khác nhau. Song, theo sự phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, người Dao ở nước ta có 7 nhóm. Đó là: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (Dao Lô Gang), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Áo Dài (Dao Làn Tuyển). Nếu dựa theo phương ngữ thì có 2 ngành là: Ngành nói phương ngữ thứ nhất, gồm các nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt và Dao Thanh Phán; ngành nói phương ngữ thứ hai là Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài và Dao Thanh Y. Riêng Dao Tiền, có đặc điểm là người phụ nữ mặc váy in hoa văn xanh lơ, mặc áo dài nhuộm chàm, đặc biệt cổ áo, phía sau gáy có treo 7 hoặc 9 đồng tiền xu kim loại và dây thắt lưng; cũng bởi nét đặc trưng này họ có tên gọi là Dao Tiền. Ở nước ta, Dao Tiền phân bố ở hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Bắc, người Dao cư trú ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Sơn La. Phía Đông Bắc người Dao cư trú ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Bắc Kạn có 4 huyện có Dao Tiền sinh sống và đông nhất là 2 huyện Ba Bể và Ngân Sơn. Trước đây, người dao ở nước ta sinh sống chủ yếu bằng phương thức canh tác nương rẫy và thường du cư từ nơi này tới nơi khác. Ngày nay, người Dao đã kết hợp làm ruộng, trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi; chỉ có một số ít còn làm nương rẫy. Đa số làng của người Dao nay đã định cư, có kinh tế khá ổn định, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện. 12 Người Dao có nền văn hóa lâu đời và phong phú. Đó là các hình thức sinh hoạt ca hát, các loại truyện cổ, những điệu múa dân gian trong dịp tết Nguyên đán và lễ cấp sắc, các loại hoa văn trang trí thêu thùa, kho tàng tri thức dân gian về thời tiết, chữa bệnh,... Tuy sống phân tán, nhưng người Dao rất trân trọng giá trị văn hóa cổ truyền, luôn quan tâm truyền dạy và tạo điều kiện kế thừa, phát huy những đặc trưng văn hóa của mình. Một trong những điều kiện quan trọng đồng bào trao truyền và bảo lưu những giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác là việc duy trì các nghi lễ vòng đời, các nghi lễ sinh đẻ, cấp sắc, cưới xin, và tang ma là những nghi lễ chủ yếu, bởi vì ai cũng phải trải qua một lần. Nhờ vậy, trong điều kiện hiện nay là đoàn kết, bình đẳng và giao lưu với các dân tộc anh em, nền văn hóa của người Dao vốn đa dạng và phong phú lại càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trải qua hàng ngàn năm ly tán trong không gian rộng lớn người Dao đã xây dựng nên một tục lệ chung của dân tộc Dao là thờ Bàn Vương thủy tổ của dân tộc, mang tinh thần tôn giáo nghiêm ngặt nhằm củng cố và mở rộng huyết thống của cộng đồng người Dao. 1.2. Người Dao ở Yên Bái và huyện Lục Yên 1.2.1. Người Dao ở Yên Bái Yên Bái là một tỉnh miền núi có dân số 1.000.234 người (tính đến năm 2015), bao gồm 30 dân tộc cùng sinh sống trong đó người Dao là dân tộc có số dân đông thứ 3, chiếm 10,31%. Theo các tư liệu lịch sử, Yên Bái là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ; nơi đây các nhà khoa học đã tìm thấy được xương cốt động vật hóa thạch, có niên đại cách đây hơn 10 vạn năm ở Hang Hùm (Lục Yên) và hang Thẩm Thoong (Văn Chấn) cùng với nhiều công cụ bằng đá, đồng thau khác nằm rải rác trên toàn bộ địa bàn tỉnh. 13 Thạp Đào Thịnh (Trấn Yên), cao 81cm, đường kính 70cm và nặng 60kg cùng với trống đồng Ngọc Lũ là những di vật được tìm thấy nguyên vẹn và lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Chúng được chế tác ở thời đại đồng thau tại Việt Nam, tức khoảng vài trăm năm trước công nguyên. Trên di vật này, có nhiều chạm khắc hoa văn trang trí đẹp mắt. Đặc biệt, trên nắp thạp đồng Đào thịnh trang trí 4 đôi nam nữ đang ở tư thế giao cấu, biểu hiện cho mong muốn sinh sôi nảy nở của con người; Đây có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật vô giá của thời cổ. Người Dao ở Yên Bái thường cư trú chủ yếu trên các rẻo giữa, tức khu vực tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao. Họ sinh sống tập trung nhất là ở các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Tại đây, người Dao có 4 nhóm chính đó là: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng, Dao Làn Tuyển (Dao Tuyển). Họ có thể dễ dàng phân biệt qua trang phục. Người Dao Đỏ lấy màu đỏ làm màu chủ đạo của trang phục và trang trí với nhiều tua và núm bông đỏ. Trong đám cưới, phụ nữ Dao Đỏ đội mũ to, có khung gỗ hay nan tre nứa bẻ thành góc nhọn nhô ra phía trước mặt. Bên ngoài phủ vải đỏ và khăn thêu. Dao Quần Chẹt mặc quần ống bó sát vào chân. trước đây phụ nữ của nhóm Dao này có tục chải tóc bằng sáp ong nên gọi là Dao Sơn Đầu. Đặc điểm trang phục của Dao quần trắng là ở chiếc yếm, sử dụng để che kín cả phần ngực và bụng. Người Dao Quần Trắng mặc quần màu trắng trong lễ cưới. Cuối cùng, Dao Làn Tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ như cái đấu gỗ. Giữa các nhóm Dao ở đây cũng có sự khác biệt tương đối về tiếng nói, do đặc điểm cư trú đưa lại. Tuy nhiên họ đều thuộc nhóm ngôn ngữ H’mông – Dao (ngôn ngữ Nam Á) và có chung tục thờ Bàn Vương. Ngày nay, trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền phổ biến câu chuyện về Bàn Hồ. 14 Chuyện kể rằng xưa có hai vị Cao Vương và Bình Vương cầm đầu hai nước đánh nhau không phân thắng bại. Một lần Cao Vương uy hiếp thành công Bình Vương. Bình Vương rất lo sợ liền tuyến bố sẽ gả công chúa cho ai có thể đánh thắng được giặc. Không một viên tướng nào dám nhận. Sau đó, bỗng nhiên xuất hiện một người tự xưng là Bàn Hồ đến xin đánh mà không cần dùng quân lính. Cực chẳng đã, Bình Vương buộc phải bằng lòng. Bàn Hồ đi tới thành của Cao Vương, biến thành con chó, canh một tới chân thành, canh hai vào thành tới chỗ Cao Vương. Thấy chó quý đến, Cao Vương cho rằng có điềm lành, bèn giữ lại, luôn cho theo bên mình. Một hôm, Cao Vương quá chén, rượu say bất tỉnh, Bàn Hồ bèn chém đầu và đưa về dâng cho Bình Vương. Thắng trận, Bình Vương mặc dù không muốn gả con gái cho Bàn Hồ song, vì đã chót hứa nên đành phải giữ lời. Đôi vợ chồng Bàn Hồ trở về núi Nam Sơn và sinh sống ở trong động. Sau ba năm, vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 người con trai, 6 người con gái, kết hôn với nhau và thành thủy tổ 12 dòng họ của người Dao hiện nay. Vợ chồng Bàn Hồ cùng con cái sau đó trở về thăm bố vợ. Thương các cháu, Bình Vương ban cho các cháu áo, quần (váy), sặc sỡ. Tuy nhiên, vợ chồng và con cái của Bàn Hồ không quen ở đất bằng, họ xin trở về núi sinh sống. Nhà vua phong cho làm Bàn Vương, cấp cho Bình Hoàng khoán điệp mà người Dao gọi là “Quỷ son poong” làm chủ tất cả khu vực rừng núi phía Nam. Trong các câu chuyện kể về nguồn gốc của người Dao, chuyện Bàn Vương là phổ biến. Câu chuyện này hiện có nhiều phiên bản khác nhau, do ảnh hưởng qua lại với các tộc người khác... Một số nhóm không thuộc người Dao cũng phổ biến câu chuyện Bàn Hồ. Dù câu truyện được truyền miệng và kể với mô típ nào chăng nữa thì cũng cho thấy một đặc điểm rất rõ là nguồn gốc của nười Dao là kết quả của sự giao lưu văn hóa. Nếu câu truyện Bàn Hồ liên kết toàn bộ cộng đồng người Dao, thì một số tín ngưỡng và thực hành 15 hành tôn giáo nhuốm màu sắc Đạo giáo cũng góp phần củng cố thêm thức tự giác tộc người của người Dao và từng nhóm bộ phận. Hình thái kinh tế của người Dao ở Yên Bái trước đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nương và lúa nước. Trong đó lúa nước chiếm tỷ lệ ít hơn. Ngày nay, người Dao ở đây chủ yếu trồng lúa nước do họ đã sống định cư và canh tác lúa nương không còn được chính quyền sở tại khuyến khích. Ngoài cây lúa, người Dao còn trồng thêm một số cây hoa màu khác như ngô, khoai, sắn,... Rau của người Dao có các loại bầu, bí, mướp đắng, cây họ đậu, củ từ, dưa gang. Đặc biệt, người Dao ở Yên Bái hiện đang phát triển hai loại cây công nghiệp đó là quế và cây chè. Cây quế là cây trồng truyền thống của người Dao ở huyện Văn Yên, khi sinh con gái bố mẹ lại trồng thêm quế để làm của hồi môn, khi sinh con trai cũng trồng thêm quế để dành cho con. Người Dao ở Yên Bái cũng chú ý tổ chức chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,..vv. 1.2.2. Người Dao ở Lục Yên Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Lục Yên Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, cách thành phố 93km. Phía Đông của huyện giáp với Hàm Yên (Tuyên Quang), phía Tây giáp Văn Yên (Yên Bái), phía Nam giáp Yên Bình (Yên Bái) và phía Bắc giáp Quang Bình (Hà Giang) và Bảo Yên (Lào Cai). Huyện Lục Yên có diện tích tự nhiên là 808,7 km2 bằng 11% diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái, sếp thứ 49 so với 9 huyện của tỉnh về quy mô đất đai. Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn. Đây là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Yên Bái, nối cửa khẩu Lào Cai với Yên Bái, Hà Nội với cả nước. Về địa hình, huyện Lục Yên thuộc khu vực miền núi, bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi tập chung sản xuất và sinh sống lâu đời của 16 nhân dân các dân tộc trong huyện. Nơi đây có đất đai phì nhiêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 22oC đến 24oC, nhiệt độ cao nhất 39oC – 41oC thấp nhất 1 2oC. Lượng mưa trung bình trong năm tương đối lớn từ 1500 – 2500mm tập chung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Thời tiết khí hậu huyện Lục Yên chỉ thích ứng với việc phát triển nông lâm nghiệp. Ở đây người dân trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, trồng cây công nghiệp (chè), cây ăn quả (cam, qu t, hồng không hạt) và các loại cây đem lại lợi ích kinh tế khác như măng Mai. Sản phẩm măng khô của Lục Yên đã được bán ở khắp các vùng miền trong cả nước … Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Lục Yên đã được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng: 100% các xã trong huyện đều đã có trạm xá, điện thắp sáng, đường xe ôtô tới trụ sở Ủy Ban Nhân Dân và trường học đến cấp Trung học cơ sở. Theo số liệu thống kê gần nhất, tốc độ tăng trưởng bình quân ở huyện Lục Yên là 13,76%. Mức thu nhập bình quân đầu người từ 56 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.158 tỉ đồng. Nếu cuối năm 2014, toàn huyện có 3460 hộ nghèo, chiếm 35,96% so với tổng số hộ trên địa bàn thì sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30A, đến 31122015 tổng số hộ nghèo của huyện chỉ còn 2315 hộ nghèo. Việc thực hiện công tác xóa nhà tạm trên địa bàn đã hoàn thành từ 2014 với trên 1.172 nhà. (Những thông tin, số liệu trên đây dựa theo kết quả thống kê của Phòng thống kê huyện Lục Yên năm 2014).). Các yếu tố môi trường, tự nhiên và xã hội vừa nêu ở trên có ảnh hưởng chi phối tới đời sống của những người dân đang sinh sống trên địa bàn, trong đó có người Dao. Với những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình của một huyện 17 miền núi... người Dao ở đây đã xây dựng cho mình cách thích nghi để phát triển nông lâm nghiệp từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về người Dao ở Lục Yên Tại Lục Yên, hai nhóm Dao Quần Trắng và Dao Đỏ chiếm đa số; họ sống tập trung ở hai khu vực khác nhau. Nếu người Dao Đỏ sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thì người Dao Quần Trắng lại chủ yếu hai bên bờ sông Chảy thuộc phía Nam của huyện Lục Yên, do môi trường sinh sống xen kẽ giữa các tộc người khác nhau và gần đường quốc lộ nên hiện nay các nghi lễ văn hóa của nhóm Dao Quần Trắng đã biến đổi đi rất nhều. Người Dao ở Lục Yên phần đông là Dao Đỏ, cư trú chủ yếu ở khu vực tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao, sinh sống thành làngbản có khi chỉ có vài nóc nhà. Trước kia người Dao thường sống phân tán, khoảng cách các bản khá xa vì phải chạy theo nương rẫy. Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người Dao đã sống định cư, nhà cửa ở sườn đồi, gần suối hoặc những nơi có điều kiện dẫn các mỏ nước ngầm tự nhiên. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã như: Tân Phượng, Khai Trung, Phúc Lợi, Tân Lĩnh và Tô Mậu,... Hình thái kinh tế của người Dao ở huyện Lục Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Một số ngành nghề thủ công cũng phát triển như dệt vải, nhuộm chàm, in và thêu hoa văn trên vải. Một số nghề đan lát các dụng cụ để đựng bằng che, nứa, mây, giang song. Nghề rèn của người Dao cũng phát triển, chủ yếu là sản suất ra các công cụ phục vụ cho công việc sản suất như: dao, cuốc cào cỏ, lưỡi cày,... Các hoạt động trao đổi, mua bán chưa thực sự trở thành loại hình kinh tế quan trọng nhưng cũng giúp cải thiện đời sống của nhiều người dân. Nhà ở của người Dao ở Lục Yên cũng giống như người Dao ở những nơi khác, chủ yếu là nhà đất, nhà hình chữ nhật và thường có hai mái, trong 18 nhà có từ 3 đến 5 gian và bàn thờ được đặt ở gian giữa. Vật liệu làm nhà của người Dao chủ yếu bằng gỗ, khai thác từ những khu rừng gần nơi cư trú. Về trang phục, người Dao ở huyện Lục Yên cũng có trang phục giống như người Dao của tỉnh Yên Bái. Cách nhận diện và phân biệt các nhóm tộc người chủ yếu là dựa vào trang phục của họ. Người Dao Đỏ của huyện Lục Yên là Dao Đại Bản, trang phục của họ là chiếc áo dài. Họ không mặc áo ngắn. Áo tứ thân màu chàm hoặc màu đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân áo, nẹp ngực được thêu họa tiết với màu chủ đạo là màu đỏ, chủ yếu là những sợi chỉ với gam màu đỏ (nhiều nhất), vàng, xanh,...thêu trên nền vải màu đen. Dao Họ, còn được gọi là Dao Quần Trắng; trang phục của họ mặc bó sát, áo dài qua hông, quần dài đến đầu gối và bó sát đùi, chân quấn xà cạp. Theo các nhà dân tộc học, trang phục dân tộc Dao nói chung và trang phục dân tộc Dao Đỏ nói riêng thể hiện trên những họa tiết là hình con chó và nhiều màu lá bởi nó gắn liền với sự tích về Bàn Hồ hóa thân thành con Long khuyển ngũ sắc vào thành giết Cao Vương để giúp Bình Vương giữ được đất nước. Mặc trang phục nhiều màu sắc như vậy là để tưởng nhớ và biết ơn Bàn Hồ. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, quần áo của tộc người Dao sặc sỡ là bởi vì họ chủ yếu sống ở vùng rừng núi; trang phục có tác dụng bảo vệ họ khỏi sự tấn công của hổ báo – những con vật vốn sợ màu đỏ. Qua tìm hiểu về trang phục dân tộc cho thấy, trang phục dân tộc của người Dao vừa đảm bảo yếu tố truyền thống, tâm linh cũng như sắc thái văn hóa. Quần áo của đàn ông may rộng để phù hợp cho việc đi rừng, săn bắt,... Quần áo của phụ nữ may dài, ôm sát cơ thể vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ vừa che chắn cho người phụ nữ khi lên rừng, đi nương rẫy khỏi nắng, bụi bặm,... trong khi chiếc xà cạp lại có tác dụng chống lạnh, muỗi, vắt hay những vật cứng. 19 Trong tín ngưỡng của Dao, nếu câu chuyện về Bàn Hồ liên kết toàn bộ cộng đồng người Dao về một mối thì tương tự, một số thực hành tín ngưỡng và tôn giáo nhuốm màu sắc của Đạo giáo cũng góp phần củng cố thêm ý thức tộc người của họ. Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc và từ lâu đã có ảnh hưởng đến người Dao. Dù ở sách cúng hay tranh về các vị thánh Đạo giáo đều thấy là nội dung Đạo giáo đã được người Dao tiếp thu và biến hóa cho phù hợp. Nói cách khác, Đạo giáo đã sử dụng các tín ngưỡng và hành vi tôn giáo sâu sắc nhất vốn có ở người Dao và đưa vào đó nghi thức và nội dung mới. Điều này phản ánh rõ nhất ở trong tranh thờ của người Dao trong đời sống tín ngưỡng. 1.3. Khái quát về tranh thờ của người Dao Tranh thờ không phải như những bức tranh để chơi như quan niệm thông thường; nó là tranh dùng để phục vụ trong các nghi lễ của thầy mo, thầy cúng (thầy Tào). Tranh thờ, như tên gọi của nó được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng và một phần trong hệ thống các đồ thờ khác như mũ, áo, thầy tào, ấn, kiếm, mặt nạ dùng trong lễ cúng. Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng, được vẽ theo nội dung của các điển tích về thần linh, vũ trụ và con người qua lý thuyết của Đạo Giáo và bị pha trộn những ảnh hưởng của Đạo Phật, cộng với những biến thể do bị thêm bớt của từng địa phương khác nhau. Tranh thờ có bố cục lạ: hẹp, dài với dày đặc hình ảnh của các vị thần linh. Các nhân vật thần chủ này lại tuân theo một quy tắc xã hội nhất định: Ai có quyền năng cao được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm và với các vị thần ít quyền thì được vẽ đơn giản, nhỏ. Màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, ít pha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây,... đâu đó các họa công còn dùng cả vàng lá, bạc lá, bạc thếp để thêm vào tranh tạo sự quyện ấm tươi tắn cho bức tranh – có thể dễ dàng đoán được những màu ấy trong tranh, mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực. 20 Một trong những điều đáng chú ý nhất ở tranh thờ là phong cách nghệ thuật Đồng Hiện và Liên Hoàn được sử dụng triệt để, tạo nên hiệu quả rất cao. Nghĩa là, trong cùng một khuôn tranh, người ta bắt gặp các lớp không gian, thời gian, thật và ảo khác nhau; các thần chính, thần phụ, ma quỷ và con người trên cùng một mặt tranh. Lại có những bức tranh vẽ đủ cả các cảnh từ mặt đất lên bầu trời, từ núi sông tới biển cả, từ địa ngục tới tiên cảnh tùy theo trí tưởng tượng của người vẽ. Điều ấy khiến cho không gian của tranh trở nên mênh mang, không gian tranh trở nên vô tận chứ không ghim chặt vào một thời điểm sáng hay chiều. Xét về mặt nào đó, đây là một thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ. Tranh vẽ một loạt các nhân vật đáng chú khác đó là những vị thần chủ như là Thập Điện Linh Vương, Tứ Đại Nguyên Súy, Tả Sư Hữu Thánh... và các thần phụ đi kèm. Những vị thần chủ chính thường được khắc họa nổi bật, các chi tiết được chọn lựa kỹ càng, mang tính biểu trưng cao, ví như những lưỡi lửa bừng bừng cháy trên thanh gươm của vị Tả Sư và con rắn xanh quấn quanh gươm của vị Hữu Thánh – trong bộ tranh đôi Tả Sư Hữu Thánh. Những hình ảnh nói trên là ví dụ về sự khái quát, cô đọng bằng đường nét: diễn tả sức mạnh bừng bừng không gì cản nổi (như ngọn lửa), thâm sâu lạnh lẽo (như nọc độc của con rắn xanh) thứ quyền lực bao trùm, mạnh mẽ của hai vị quan chấp pháp. Trong khi đó, những nhân vật phụ thường được vẽ không mấy cụ thể, mang những tư thế giống hệt nhau, đôi khi là những bản sao hoàn chỉnh về sắc độ. Chính những hình tượng phụ này cũng là một điểm rất đáng lưu ý: hàng trăm hình tượng vẽ lặp lại, na ná nhau, lại xếp liền tù tì thành một hàng hay nhiều hàng chồng chéo, giống như một họa tiết trang trí độc đáo. Với các dân tộc thiểu số, người thầy cúng và đồ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc và có học hành. Các lễ cúng không chỉ 21 là phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng đó, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng, thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong sinh hoạt thường ngày, với nhiều dân tộc, tranh thờ và một số tác phẩm điêu khắc sẽ không được sử dụng vì mục đích trang trí. Tranh thờ do các họa công tranh thờ vẽ và sao chép nằm trong hệ thống đồ để thờ cúng như áo choàng mũ, kiếm cúng, lệnh bài, mặt nạ, nhạc cụ, sách cúng.... tất cả những vật này thuộc sở hữu của thầy tào và chỉ được đưa ra sử dụng vào những dịp lễ cúng. Các thầy Tào có quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của bộ tranh thờ rất chặt chẽ. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê trong bài viết Tranh thờ của người Dao ở Bắc Bộ Việt Nam in trong cuốn; Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai có nhận xét: “Phía dưới cùng của tranh, vẽ một người mặc áo đội mũ của thầy tào đang quỳ để dâng hương lên các vị thần linh vẽ ở toàn bộ phần trên. Thầy Tào chỉ vẽ phần lưng, không thấy mặt. Làn khói hương tỏa bay ngoằn nghoèo như một con đường dẫn tới những vị thần linh ở các cung điện, lên tới tận Tam Thanh cung trên cao tột đỉnh – nơi ở của ba vị thiên tôn tối cao, biểu hiện cho lời cầu khấn của thầy tào sẽ thấu tới các vị thần linh mà người vẽ trong tranh. Cho nên tranh có tên là Dẫn Hương, đó là xét về mặt hình thức biểu hiện của tranh” 06, tr.15. Chi tiết này cho thấy người dâng hương rất quan trọng – nóxác định trung tâm của bức tranh, có trong hệ thống tranh Đạo Giáo của các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Cao Lan ở miền núi và Kinh ở vùng đồng bằng. Đồng thời cũng cho ta thấy hình ảnh của các vị thần linh được vẽ toàn bộ phần trên bức tranh là thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, cũng là để xác định các vị thần linh trong ba cõi Thượng Trung Hạ Nguyên như cách chia của Đạo Giáo mà không có trong bất kỳ loại tranh Phật Giáo nào ở Việt Nam. 22 Tranh thờ có ở một số dân tộc như Dao, Cao Lan, Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc và người Kinh ở khu vực đồng bằng. Những tranh này mặc dù có chung chủ đề, đề tài và tác dụng trong hành lễ nhưng lại khác nhau về cách thể hiện trên tranh. Theo Frederick Harris Chủ tịch quỹ Đông ngày nay – tác giả của cuốn Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, nhận xét: “Tranh thờ là di sản của một nền văn hóa lớn để lại. Đó là nền văn hóa của Đạo Giáo, hình thành từ Trung Quốc khoảng hơn 2000 năm. Đạo Giáo cũng được mang vào Việt Nam từ thời Thái Thú Giao Châu là Sỹ Nhiếp, tại trung tâm Luy Lâu (136 – 226). Hiện nay, toàn bộ văn hóa Việt Nam đã thấm nhuần Đạo Giáo. Nhưng có dòng tranh nhà thờ là không còn thấy lưu hành trong tộc người đa số của Việt Nam. Chỉ còn tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi như Tày, Nùng, Dao, Cao Lan Sán Chỉ và Khơ Mú. Tranh thờ được dùng không phải một bức tranh để chơi, mà dùng trong các nghi lễ của các thầy Mo, thầy cúng (thầy Tào). Các dân tộc này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc,...vì nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu là do xung đột sắc tộc, nên đã di cư, lánh nạn xuống phía Bắc của Việt Nam sinh sống trong nhiều thế kỷ qua. Các dân tộc này có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong những năm sau đổi mới và trong thời kỳ hiện đại hóa hiện nay. Nhưng phải nói rằng, dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhưng các dân tộc này vẫn còn giữ được nhiều đời sống văn hóa riêng của họ ít bị biến đổi và nhạt phai vì thế mà tranh thờ vẫn còn tồn tại, cùng các nghi lễ và đời sống tín ngưỡng vẫn còn giữ được gần như trước đây trong đời sống của họ”. Ngày nay, có những tranh đề lạc khoản rõ ràng cho biết xuất xứ. Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một bộ tranh thờ của người Dao Đỏ vùng Bắc Hà, Lào Cai đang được trưng bày tại đây, trong khoản lạc ghi rõ: thuê hai bố con nghệ nhân người Quảng Lâm, Quảng Tây vẽ năm Gia Khánh thứ 16, triều 23 nhà Thanh, tức năm 1812, với giá khoảng 20 lạng bạc. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng phổ biến; đại đa số các tranh đều không có niên đại. Qua tìm hiểu của chúng tôi tại xã Khai Trung có bộ tranh của ông Phùng Kim Vui, hiện nay người thờ là Phùng Xuân Phú (đời thứ 6, bộ tranh khoảng trên 200 năm), tuy nhiên, bức tranh không đề người vẽ năm bao nhiêu... Sự xuất hiện của tranh thờ ở người Dao tại Việt Nam từ bao giờ hiện vẫn chưa có dẫn chứng rõ ràng để minh chứng. Trong quá trình điền dã tại địa bàn huyện Lục Yên, các thầy tào, nghệ nhân và các cụ cao tuổi có hiểu biết về tranh thờ đều cho biết họ không rõ xuất sứ của tranh thờ. Họ chỉ biết rằng, tranh thờ đã có trong cộng đồng người Dao từ rất lâu đời. Ở sâu vùng nội địa, việc giao lưu văn hóa giữa hai vùng biên giới Việt – Trung có khó khăn, người Dao thuê các nghệ nhân người Tày, Kinh vẽ tranh thờ. Các nghệ nhân thường vẽ theo mẫu tranh của Trung Quốc và không có nhiều sai sót và khác biệt lớn về nội dung. Điểm khác ở đây chỉ là chất liệu và phong cách vẽ của người hoa công.. Với tranh Trung Quốc, mặt sau thường có một tờ giấy biểu là bản vẽ nét đen của tranh. Sau khi bồi biểu hai tờ với nhau, người họa công sẽ có hình vẽ lờ mờ trên mặt tranh. Dựa trên các nét, hình đó người ta sẽ tô phẩm màu hoặc mực nho và đi các nét bao hình vẽ chính và chi tiết. Các bức tranh của người Việt nam vẽ không có chi tiết này. Về chất liệu màu, người Trung Quốc thường dùng phẩm màu và mực nho để vẽ nên màu tranh thường rực rỡ và mặt tranh thì mịn màng. Tranh của người Việt Nam sử dụng bột màu cho nên mặt tranh xốp và gợn hơn. Tương tự, giấy vẽ của người Trung Quốc là bằng chất liệu giấy dó, rất dày và độ bền của tranh sẽ tốt hơn tranh của người Việt Nam. Hoặc, liên quan đến kỹ thuật; do truyền thống hàng nghìn năm sử dụng bút lông để viết chữ và vẽ tranh nên nét vẽ trên tranh của người Trung Quốc khá là hoạt bát, sinh động, chính xác 24 và chủ động. Những độ chuyển màu đậm nhạt thường êm mà khỏe khoắn. Ngược lại, trên tranh vẽ bằng bột màu của người Việt Nam, độ chuyển màu đậm nhạt dễ bị cứng hoặc có khoảng hình màu phẳng. TIỂU KẾT Người Dao là một tộc người thiểu số, sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc. Họ có những giá trị văn hóa phong phú, là kết quả của một quá trình tích lũy, trau dồi và mài rũa từ hàng nghìn năm, tạo nên những nét tinh hoa văn hóa của một tộc người. Văn hóa người Dao giống như một sợi chỉ màu góp phần tô điểm cho bức tranh các dân tộc Việt Nam; giúp cho bức tranh ấy ngày càng đa dạng và rực rỡ hơn. Tranh thờ của người Dao cũng không ngoại lệ. Dù còn nhiều điểm chưa rõ về nguồn gốc và xuất xứ tuy nhiên để tồn tại đến ngày hôm này, đằng sau những bức tranh thờ là cả một câu truyện dài gắn liền với nguồn gốc của tộc người. Nếu như “văn dĩ tải đạo” thì tranh vẽ cũng là công cụ đem Đạo của thánh hiền đến với con người. Tranh là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ quan của người Dao. Các nhân vật trong tranh có cuộc sống linh thiêng và thần bí. Ở đó có sự hài hòa, đồng nhất giữa con người và vũ trụ, được chi phối bởi tư duy vũ trụ Á Đông: Thiên Địa Nhân hợp nhất. 25 CHƯƠNG 2 VIỆC SỬ DỤNG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN Mỗi một dân tộc đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều nhận thức được về một nền văn hóa đa dạng, đa dân tộc. Mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam là quan hệ đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau giữ gìn và xây dựng đất nước. Thể hiện chính sách dân tộc, các cơ quan đoàn thể của Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các dân tộc tiến hành từng bước trong việc bảo tồn, chấn hưng văn hóa của mình, đồng thời giao lưu văn hóa giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số. Mặc dù có những điều kiện địa l tự nhiên và lịch sử xã hội khác nhau về mặt văn hóa, ngoài những điểm tương đồng, mỗi dân tộc ở Việt Nam không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, số lượng dân số lớn hay nhỏ đều sáng tạo nên những bản sắc riêng biệt, độc đáo và đều có giá trị như nhau. Những bản sắc riêng, độc đáo ấy thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống, ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), trang phục, tập quán cư trú, công trình kiến trúc, tập quán sản xuất, công cụ sản xuất, nghệ thuật, tôn giáo và cả những phong tục, tín ngưỡng. Dân tộc Dao cũng là một trong những tộc người thiểu số ở Việt Nam có lịch sử, văn hóa phong phú và lâu đời. Đó là các hình thức sinh hoạt ca hát, các loại truyện cổ, những điệu múa dân gian trong dịp tết nguyên đán và lễ cấp sắc, các loại hoa văn trang trí thêu thùa, kho tàng tri thức dân gian về thời tiết, chữa bệnh. Một trong những thực hành văn hóa được người Dao trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là các nghi lễ vòng đời, nghi lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma, nhảy lửa, cấp sắc... Ngày nay, trong môi trường xã hội hóa, công nghiệp hóa nhưng những nghi lễ cấp sắc, tang ma, nhảy lửa, nghi lễ vòng đời, chi thức dân gian... vẫn được gìn giữ cẩn trọng. Tại một số địa phương hiện nay vẫn có thể quan sát được những nét văn hóa đặc trưng, giàu 26 tính truyền thống dân tộc, các nghi lễ vẫn đang tiếp tục được duy trì trong đời sống của cộng đồng và các hộ gia đình người Dao. Hiện nay nghi lễ cấp sắc của người Dao ở các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27122013. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn, trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi không bàn luận sâu về nghi lễ cấp sắc, tang ma, nghi lễ vòng đời hay lễ nhảy lửa,.. Thay vào đó chúng tôi muốn bàn đến một hiện vật đóng vai trò rất quan trọng trong nghi lễ, một hiện vật mà theo như cách gọi của những người thầy tào là một “nhân chứng”, là linh hồn của các nghi lễ, nếu thiếu nó các nghi lễ cấp sắc, nhảy lửa và tang ma đó sẽ không bao giờ có thể được thực hiện... đó chính là các bộ tranh thờ. Trong chương này chúng tôi sẽ chỉ trình bày những cách sử dụng tranh mang tính truyền thống, đều có ở cả hai nhóm Dao ở huyện Lục Yên (Dao Quần Trắng và Dao Đỏ). 2.1. Cách sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ 2.1.1. Trong cấp sắc a) Về đặc điểm của tranh Tranh thờ của người Dao trọn bộ có tên là Mãn Đường, bao gồm 18 bức. Trong bộ Mãn Đường này người ta chia ra thành hai bộ Tam Thanh và Hành Say. Bộ Tam Thanh được sử dụng đối với các nghi lễ cấp sắc 7 đèn. Bộ Hành Say thì được sử dụng trong lễ cấp sắc 3 đèn và có một bức được dùng riêng khi làm lễ nhảy lửa là Trúng Vương (Miền Hùng). Kích thước tranh của người Dao Đỏ rộng 50cm, dài 70cm và kích thước tranh của người Dao Trắng thì rộng 30cm, dài 50cm. Bất kì người làm thầy nào cũng đều phải học thuộc thứ tự của các bức tranh và cách thức treo tranh theo thứ tự, cấp bậc. Như vậy, theo cấp bậc thì bộ Hành Say sẽ là 3 vị tối cao, đứng đầu của bộ tranh sau đó đến Tam Thanh và Miền Hùng. 27 Bộ tranh Hành Say hay còn gọi là Tiểu Tam Thanh thường được sử dụng trong lễ cấp sắc 3 đèn. Hành Say có 3 bức chính, đại diện cho ba vị; Thái Thanh, Ngọc Thanh và Thượng Thanh. Cụ thể theo tác giả Phan Ngọc Khuê (2001) như sau: 1) Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn còn gọi là Thượng Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Huyền Hoàng Đại Đạo Quân, hay gọi là Thái Thượng Đạo Quân. Linh Bảo Thiên Tôn biểu trưng cho nguyên lý dương, không có bản chất thần, được cho là bậc thiên nhân (người tiên), ở trên núi Phù Sa Uất Sát Sơn của Tây Na Thiên, ngồi dưới gốc cây thất bảo...độ thiên nhân, từ tâm vạn kiếp, cứu độ chúng sinh, công đức rất lớn, tên tuổi vang trong ức vạn kiếp. 2) Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn còn gọi là Thái Thanh Cảnh Đại Xích Thiên Đạo Đức Thiên Tôn, biểu trưng cho nguyên lý âm, tôn xưng là Thái Thượng Lão Quân. Đó là vị thần trí tôn được Đạo Giáo tôn thờ sớm nhất, là hóa thân của Lão Tử, đến nay, đời đời là thầy của các thánh (trích Quan Thiền Lão Tử Minh) 3) Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là Ngọc Thanh Cảnh Huy Thiên Nguyên Thủy Thiên Tôn được cho rằng từ thời hỗn độn huyễn hoàng (vô cực) đã có Bàn Cổ chân nhân – tinh của Trời, Đất tự hiệu là Nguyên Thủy Thiên Tôn, đi lại trong cõi hỗn mang đó “truyền mật đạo, khai kiếp độ nhân”.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO 10 1.1 Về người Dao trình di cư tới Việt Nam 10 1.2 Người Dao Yên Bái huyện Lục Yên 13 1.3 Vài nét tranh thờ người Dao 20 CHƯƠNG VIỆC SỬ DỤNG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN 26 2.1 Cách sử dụng tranh thờ nghi lễ 27 2.2 Tranh thờ ngày thường 47 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN LỤC YÊN HIỆN NAY 49 3.1 Vấn đề bảo tồn gìn giữ tranh thờ 49 3.2 Về phát huy giá trị tranh thờ 53 3.3 Một số kiến nghị, giải pháp bảo tồn tranh thờ 62 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Người Dao 54 dân tộc thiểu số Việt Nam Theo Tổng điều tra Dân số Nhà toàn quốc năm 2009, người Dao Việt Nam có 751.067 người, 377.185 nam, 373.882 nữ, đông thứ hai dân tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao thứ 54 dân tộc Việt Nam Tại tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 74.847 người, dân số đông thứ ba 33 dân tộc tỉnh (sau hai dân tộc Kinh Tày) Tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, dân tộc Dao có 16.216 người, dân số đông thứ ba 18 dân tộc huyện (sau hai dân tộc Kinh Tày) Xét nguồn gốc lịch sử, người Dao tộc người di cư từ Nam Trung Quốc vào Việt Nam từ lâu đời Tại Việt Nam, trải qua nhiều đời sinh sống, người Dao hòa hợp với dân tộc anh em, tiếp tục trì đời sống kinh tế, xã hội sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp Do lý đặc điểm riêng dân tộc Dao biết đến dân tộc bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cho văn hóa nhóm Hmông- Dao, có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc Bên cạnh giá trị văn hóa vật thể trang phục, trang sức, nhà cửa, bố trí làng bản, đồ gia dụng, ẩm thực, giá trị văn hóa phi vật thể tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Bàn Vương, nghi lễ cấp sắc , nghệ thuật dân gian thực hành văn hóa có giá trị tiêu biểu người Dao Trong nghệ thuật dân gian, tranh thờ chứa đựng giá trị văn hóa dân gian đặc sắc người Dao, cần quan tâm nghiên cứu để kế thừa phát huy Nghiên cứu tranh thờ đời sống tín ngưỡng người Dao có ý nghĩa khoa học thực tiễn sâu sắc bối cảnh Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu tranh thờ tín ngưỡng người Dao góp phần làm sáng tỏ tăng nhận thức vấn đề nguồn gốc đời, lịch sử phát triển, cách thức sử dụng, ứng xử tranh thờ vai trò ý nghĩa đời sống người dân Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu tranh thờ cho thấy tranh văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú người Dao, từ đó, góp phần vào việc thực Nghị Trung ương khóa Đảng xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà sắc dân tộc Nghị Nghị Trung ương 9, khóa 11 năm 2014 Đảng xây dựng văn hóa người Việt Nam nghiệp Công nghiệp hóa, đại hóa đất nước Trong thực hành văn hóa truyền thống khác người Dao lễ cấp sắc, nhà cửa, trang phục, dòng họ, hôn nhân, gia đình, tang ma, nghi lễ vòng đời tín ngưỡng nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm không tranh thờ mà dân ca, dân nhạc, dân vũ người Dao chưa tìm hiểu Là người dân tộc Dao, theo học khoa văn hóa học đặc biệt quan tâm tới mảng nghệ thuật dân gian, học viên mạnh dạn đề xuất nghiên cứu: “Tranh thờ đời sống tín ngưỡng người Dao huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái” làm đề tài tốt nghiệp Tình hình nghiên cứu đề tài Nói đến lịch sử nghiên cứu văn hóa Việt Nam vấn đề rộng quan tâm từ sớm Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người Pháp có nhiều ghi chép văn hóa Việt Nam nói chung dân tộc thiểu số nói riêng Tuy nhiên, phải đến kỷ XX văn hóa Việt đặc biệt văn hóa dân tộc thiểu số thực lôi nhà khoa học vào văn hóa dân tộc Dao không nằm quan tâm Nghiên cứu dân tộc Dao có nhiều tác giả thực công bố tạp chí khác Dân Tộc học, Nghiên cứu lịch sử vài tạp chí chuyên ngành khác Về tên gọi, lịch sử thành phần tộc người, trình di cư, thực hành tín ngưỡng tôn giáo luận bàn đặc điểm tộc người khứ tương lai kể đến số nghiên cứu tiêu biểu như: Người Dao Việt Nam tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến biên soạn (1971); Người Dao đỏ cộng đồng dân tộc Việt Nam Đỗ Quang Tụ Nguyễn Liễn làm chủ biên (1971); Sự phát triển Văn hoá – Xã hội người Dao Hiện tương lai Trung tâm Khoa học xã hội Nhân văn Quốc gia biên soạn (1998) vv Một số công trình nghiên cứu khác lại sâu phân tích đặc điểm cảnh quan, môi trường sinh thái sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần người Dao như: tín ngưỡng, nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội trò chơi dân gian, là: Hồ sơ khoa học Văn hoá dân tộc Dao đỏ, Động Ỉnh xã Tân Lĩnh , huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Đây nhánh đề tài Thực trạng giải pháp bảo tồn phát triển kinh tế - xã hội du lịch tác giả Đổng Thị Hồng Hạnh (2008) thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Phong tục cưới xin người Dao đỏ huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái học viên Triệu Thị Bình, niên khoá 2000- 2003 thực hiện; Đề tài luận văn thạc sỹ Văn hoá học Lễ hội cầu mùa người Dao đỏ xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, học viên Đào Đức Toàn, niên khoá 2000 – 2003 thực Nhìn chung, công trình nghiên cứu người Dao chủ yếu đề cập đến vấn đề mang tính khái quát đặc điểm tộc người thực hành văn hoá tín ngưỡng nguồn gốc di cư tộc người Dao Trong công trình đề cập tương đối đầy đủ khía cạnh đời sống văn hoá tinh thần hay không gian văn hoá phi vật thể người Dao Tuy nhiên, người Dao dân tộc có dân số đông phân bố rải rác nhiều vùng với nhiều dòng họ khác nhau; có phong tục giống tồn song song bên cạnh khác biệt, vậy, thông tin người Dao đề cập công trình nghiên cứu không với tất tộc người Dao Việt Nam; người Dao địa phương có đặc điểm khác biệt với người Dao địa phương khác Ngoài công trình nghiên cứu nêu trên, riêng mảng tranh thờ, số tác giả sâu nghiên cứu Có thể kể đến số sách tiêu biểu như: Cuốn Tranh thờ đạo giáo Bắc Việt Nam tác giả Phan Ngọc Khuê (2001) Nhà xuất Mỹ Thuật công bố Tác giả họa sĩ Ông cán làm công tác nghiên cứu mỹ thuật lâu năm Đặc biệt mỹ thuật cổ truyền dân tộc người Tác giả Phan Ngọc Khuê có nhiều năm sinh sống nghiên cứu mỹ thuật dân tộc vùng núi phía Bắc Tranh Đạo Giáo vấn đề rộng hấp dẫn ông Trong sách tác giả trình bày tóm lược nét nghệ thuật tranh Đạo giáo nói chung phía Bắc Việt Nam Trên sở tư liệu sưu tầm, tác giả trình bày vấn đề đơn giản mạch lạc, giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung Tác giả đưa vào sách tranh dân tộc khác nhau, trình bày chi tiết tiểu sử nhân vật tranh nhằm giúp người xem hiểu rõ ý nghĩa việc thờ nhân vật tranh Ngoài tác phẩm tiêu biểu nêu trên, tác giả Phan Ngọc Khuê có viết trình bày chi tiết tranh thờ người Dao, đăng kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sự phát triển văn hóa xã hội người Dao: Hiện tương lai, Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia xuất năm 1998 Bài viết tác giả có tiêu đề Tranh thờ người Dao Bắc Bộ Việt Nam Trong viết này, tác giả Phan Ngọc Khuê trình bày cụ thể, chi tiết tranh thờ; ông đặt tranh thờ người Dao so sánh với dân tộc khác Tày Cao Lan, phân biệt rõ đặc điểm tiêu biểu tranh thờ dân tộc Dao Ở phần khảo tả phân loại tranh thờ, tác giả trình bày chi tiết tranh, gắn với truyền thuyết lịch sử tộc người nhóm gộp tranh thờ dành cho cúng gia tiên gia đình, gia tộc để phân biệt với tranh dùng nghi lễ cấp sắc/phong sắc người Dao Trong phần viết so sánh, ông loại tranh xuất dân tộc Dao dân tộc khác (Tày, Nùng, Cao Lan, Kinh) Tác giả trình bày chi tiết nội dung tranh thần linh cõi Thượng Nguyên (Tam Thanh cung, Ngọc Hoàng thượng đế, Trương Thiên Sư Lý Thiên Sư, Tứ Đại Nguyên Súy, Bắc Đẩu Tinh Quân), tranh vị thần cõi Trung Nguyên (tranh Đương kim Hoàng đế tranh lại phân loại Kiếm Khảnh Sần Tào tranh có bức), tranh thần linh cõi Hạ Nguyên (Địa Tạng Vương, Thập Điện Linh Vương), tranh vẽ chung vị thần linh cõi Thượng – Trung - Hạ Nguyên (gồm có tranh có vẽ Thiên Phủ (Thiên Khố) - Địa Phủ (Địa Khố) Nhạc Phủ (Dương Phủ) - Thoải Phủ (Thủy Khố) Theo tác giả Phan Ngọc Khuê, tranh vẽ chung vị thần linh ba cõi Thượng – Trung - Hạ nguyên (tức Thiên Phủ - Địa Phủ Dương Phủ - Thủy Phủ) hiếm, khó sưu tầm được, với dân tộc Dao, tranh thâu tóm toàn quan niệm Đạo giáo ba cõi Thượng Trung - Hạ Nguyên; từ tranh người ta hình dung thứ tự, lớp lang thần vẽ tranh Trong viết tác giả đề cập đến vấn đề xuất xứ, niên đại tác giả, tác phẩm giá trị nghệ thuật tranh Tiếp theo, bên cạnh nghiên cứu tác giả Phan Ngọc Khuê, Frederick Harris - Chủ tịch quỹ Đông Sơn ngày xuất Tranh thờ dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (người dịch: Phạm Hoài Nam, nhà xuất Lao động-Xã hội, năm 2006) Đây coi “một sưu tập đồ sộ” với 2000 tranh loại mặt nạ người Dao, Tày, Nùng, Cao Lan Sán Dìu, đặc biệt ý đến văn hóa tín ngưỡng người Dao Theo tác giả Frederick Farris nhận xét thì: “Sự sùng bái thần linh sức sống mãnh liệt linh hồn tạo nhu cầu cho suy nghĩ, bùa tranh thiêng liêng Theo thần thoại Hy Lạp, người sinh để đại diện cho Thánh thần mà người nguyên mẫu cho họ Sự tồn song song vật chất ý thức, linh hồn thể xác, suy nghĩ thực nhân tố để người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẽ lên tranh mang tính nghi lễ Đạo giáo” [04, tr.11] Khoảng 300 tranh tiêu biểu sách lựa chọn đưa triển lãm Cũng đề cập chủ đề tranh thờ, tác giả Chu Xuân Giao (2016) gần có viết Hệ thống thờ Tứ Phủ tín ngưỡng người Dao đăng Tạp chí Văn hóa dân gian Bài viết không sâu phân tích tranh thờ, tác giả đặc điểm Tứ Phủ người Dao thể kinh sách, đời sống tôn giáo tín ngưỡng họ so sánh với việc thờ Tứ Phủ nhóm người Kinh Tóm lại, nghiên cứu văn hóa người Dao nói chung tranh thờ nói riêng, có nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên cứu song chưa có công trình chuyên sâu giới thiệu thực trạng tranh thờ bối cảnh thực hành đời sống người Dao; cách thờ tranh quan tâm sử dụng nào? ứng xử thực hành liên quan đến có vấn đề đặt tranh thờ dường khoảng trống, chưa giới nghiên cứu đề cập cách tương xứng Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm giới thiệu tranh tổng quan việc sử dụng tranh thờ đời sống người Dao huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Việt Nam nói chung 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu trả lời cho câu hỏi: tranh thờ “sống” cộng đồng người Dao huyện Lục Yên? tham gia tranh thờ số thực hành văn hóa cụ thể thường ngày sao? - Trên sở thực trạng, đưa số luận bàn xung quanh việc sử dụng tranh thờ người Dao huyện Lục Yên bối cảnh Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài tranh thờ việc sử dụng tranh đời sống tín ngưỡng người Dao Tranh thờ loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, sử dụng nghi lễ cấp sắc, đám tang nhảy lửa gia đình cộng đồng Đề tài thực chủ yếu phạm vi cộng đồng người Dao huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái Tại đây, tập trung nghiên cứu xã có đông người Dao cư trú, lưu giữ nhiều thực hành văn hóa truyền thống liên quan đến tranh thờ như: Tân Phượng, Phúc Lợi, Khai Trung, Tân Lĩnh An Lạc Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu Luận văn tiếp cận từ quan điểm Văn hóa học Nhân học Văn hóa nhấn mạnh tiếng nói người người Dao huyện Lục Yên - chủ nhân tranh thờ Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực đề tài nghiên cứu định tính Cụ thể, coi việc điền dã, thâm nhập vào thực tế cộng đồng để lấy tư liệu nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Chúng tiến hành nhiều đợt nghiên cứu điền dã huyện Lục Yên Chúng quan sát, vấn ghi chép lại lời kể thầy tào người dân huyện Lục Yên Văn Yên (chỉ vấn họa công Văn Yên họa công người dân Lục Yên tin tưởng đặt vẽ tranh) Quá trình thâm nhập thực địa, tiếp xúc trò chuyện với người dân địa phương giúp có nguồn tư liệu phong phú, tạo sở quan trọng để hoàn thiện luận văn Bên cạnh đó, để có nhìn bao quát chủ đề nghiên cứu, tiến hành tổng thuật tài liệu có liên quan công bố, bao gồm: sách/báo/tạp chí đề tài luận văn, luận án Các vật bảo tàng trung ương địa phương quan tâm tìm hiểu Ý nghĩa lý luận ý nghĩa thực tiễn luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn công trình nghiên cứu có hệ thống Tranh thờ đời sống người Dao huyện Lục Yên Thông qua nội dung nghiên cứu, luận văn cho biết thực trạng cách thức sử dụng tranh thờ Những kết nghiên cứu luận văn nguồn tư liệu giúp người đọc có hiểu biết đầy đủ sâu sắc tranh thờ người Dao huyện Lục Yên Việt Nam nói chung 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài luận văn tài liệu tham khảo dành cho nhà quản lý văn hóa quan tâm tới chủ đề tranh thờ người Dao; góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ phát huy giá trị tranh thờ gắn với tộc người cụ thể Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, đề tài luận văn bố cục thành ba chương: Chương 1: Khái quát người Dao tranh thờ người Dao Chương 2: Việc sử dụng tranh thờ người Dao huyện Lục Yên Chương 3: Những vấn đề đặt tranh thờ người Dao huyện Lục Yên Nguyên Thủy Thiên Tôn (Uần Sỉ Xiền Thuân) 90 Linh Bảo Thiên Tôn(Lềnh Pú Xiền Thuân) 91 Đạo Đức Thiên Tôn (Tồ Tá Xiền Thuân) 92 Ngọc Hoàng 93 Thánh Chủ 94 Trương Phi 95 Trương Thiên Vương 96 Đại Đường Hải Bá (Tồm Tòng Hòi Phan) 97 Đại Đường Thái Úy (Tồm Toong Thai wai) 98 Thập Điện Linh Vương 99 Thiên Phủ Địa Phủ 100 Dương Phủ Thủy Phủ 101 Thiên Lôi 102 Thiên Lôi 103 Trúng Vương (Miền Hùng) 104 ... thờ người Dao Chương 2: Việc sử dụng tranh thờ người Dao huyện Lục Yên Chương 3: Những vấn đề đặt tranh thờ người Dao huyện Lục Yên CHƯƠNG KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO VÀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO 1.1... nghiêm ngặt nhằm củng cố mở rộng huyết thống cộng đồng người Dao 1.2 Người Dao Yên Bái huyện Lục Yên 1.2.1 Người Dao Yên Bái Yên Bái tỉnh miền núi có dân số 1.000.234 người (tính đến năm 2015), bao... thiệu tranh tổng quan việc sử dụng tranh thờ đời sống người Dao huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Việt Nam nói chung 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu trả lời cho câu hỏi: tranh thờ sống cộng đồng người

Ngày đăng: 11/05/2017, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan