Phong cach ngon ngu sinh hoat

2 4K 15
Phong cach ngon ngu sinh hoat

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN SỐ: 19 Thời gian thực hiện: 1 tiết Lớp: A- B (THCS – K8) Số giờ đã giảng: 28 tiết Thực hiện ngày:…………. Tên bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Mục tiêu bài học Học xong người học có khả năng: - Hiểu được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện thái độ, tình cảm và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút Số học sinh vắng………………………………………………… Tên…………… ……………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ Thời gian: 5 phút Câu hỏi: Nêu ngắn gọn đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết? Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên ……………… . ………………… ………………… ………… Điểm ……………… . ………………… ………………… …………… III. GIẢNG BÀI MỚI Thời gian: 35 phút Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? GV cho HS đọc ngữ liệu, thực hiện yêu cầu của SGK và phát biểu. GV tổng kết. I. Ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: => Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt : 2 dạng. - Dạng nói: độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: nhật kí, thư từ… (Trong VB văn học, lời thoại nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày) 3. Luyện tập: ( Định hướng thực hiện) a. - “Lời nói…” =>Lời khuyên nên thận trọng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. - “Vàng thì…”Kinh nghiệm nhận ra tính cách con người trong nói năng, giao tiếp. b. “ Ông Năm Hên đáp…” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. GV: Tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể biểu hiện như thế nào qua đoạn hội thoại ? HS: Thảo luận và trả lời - Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo - Việc dùng từ ngữ : Dùng nhiều từ ngữ địa phương: ghe xuồng, ngặt, cực lòng, miệt… => Đó là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc điểm cơ bản 1. Tính cụ thể -Tính cụ thể được biểu hiện qua hội thoại: + Có địa diểm và thời gian (buổi trưa khu tập thể) + Có người nói (tất cả). + Có người nghe. + Có đích tới cụ thể. + Có cách diễn đạt cụ thể. ⇒ Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, cách nói năng, từ ngữ, diễn đạt 2. Tính cảm xúc - Tính cảm xúc được biểu hiện: + Lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu. (Thân mật, quát nạt hay yêu thương trìu mến, giục giã ). + Khẩu ngữ tăng thêm cảm xúc rõ rệt. (gì, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi ). + Loại câu già sắc thái biểu cảm (cảm thán, cầu khiến , gọi, đáp trách mắng). 3. Tính cá thể - Mỗi người có một giọng nói khác nhau, có thói quen dùng từ khác nhau. - Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người. IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Thời gian: 3 phút Nội dung Hình thức thực hiện Bài tập 1,2,3 (SGK – Tr 27) Bài tập về nhà V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM (Chuẩn bị, tổ chức thực hiện) ……………………………………………………………………………………… …. ……………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………… TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN Ngày tháng năm 2008 Chữ kí giáo viên Phạm Thị Hoài . bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Mục tiêu bài học Học xong người học có khả năng: - Hiểu được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh. ngặt, cực lòng, miệt… => Đó là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc điểm cơ bản 1. Tính cụ thể

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan