HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SINH 12 TNTHPT(PHÁT SINH-PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG)

3 650 9
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SINH 12 TNTHPT(PHÁT SINH-PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CSBDVH TIẾN ĐẠT – Tel : 0773.941919 –0773. 872666 KHU LẤN BIỂN D2 – CĂN 48-49(gần SỞ GIÁO DỤC-KG) 1 Chương I : SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG 1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống Điểm khác nhau cơ bản giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa vật thể vô cơ và cơ thể sống Những dấu hiệu độc đáo của hiện tượng sống - Cơ sở vật chất chủ yếu gồm hai loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic. - Prôtein là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chẩt nguyên sinh, là thnàh phần chức năng trong cấu tạo của các enzim đóng vai trò xúc tác và các hoocmon đóng vai trò điều hòa. - Axit nuclêic ( ADN, ARN) là cơ sở chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. - Thống nhất từ cấp độ nguyên tử nhưng khác nhau từ cấp độ phân tử. - Do cấu tạo đa phân, prôtêin và axit nuclêic vừa rất đa dạng lại vừa đặc thù. Càng lên cấp độ tổ chức cao hơn, tính phức tạp, đa dạng, đặc thù càng thể hiện rõ. + Những dấu hiệu cũng có ở giới vô cơ: -Tăng trưởng kích thước ; tinh thể muối, đường. -Trả lời kích thích : sắt bị nam châm hút, thanh kim loại dài ra khi bị đốt nóng. -Chuyển động : Trái Đất tự quay quanh trục của nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Những dấu hiệu riêng chỉ có ở cơ thể sống : trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá, sinh sản. - Thường xuyên tự đổi mới thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường, từ đó có hiện tượng sinh trưởng, cảm ứng. - Tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản. - Tự điều chỉnh, giữ vững ổn định về thành phần và tính chất. - Tích luỹ thông tin di truyền : cấu trúc của ADN bị biến đổi dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường, biến đổi này được sao chép lại. Đó là cơ sở phân tử của sự tiến hóa. 2. Các giai đoạn chính trong sự phát sinh sự sống Tiến hoá hoá học - Trong khí quyển nguyên thuỷ đx có những hợp chất đơn giản chứa các nguyên tố C, H, O, N. - Dưới tác động của cáccnguồn năng lượng tự nhiên ( bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, phóng điện trong khí quyển…) đã hình thành những hợp chất 2 nguyên tố là C, H(cacbuahiđrô) rồi đến hợp chất 3 nguyên tố là C, H, O(saccarit, lipit…) và 4 nguyên tố C, H, O,N ( axit amin, nuclêôtit). Từ các axit amin hình thành nên các prôtêin, từ các nuclêôtit hình thành nên các axit nuclêic. Các chất hữu cơ có khối lượng phân tử cao rơi xuống biển. Đại dương nguyên thủy chứa đầy những chất hữu cơ hòa tan, tổng hợp bằng con đường hóa học. Tiến hoá tiền Các chất hữu cơ hòa tan tập trung thành côaxecva có dấu hiệu nguyên thủy của trao đổi chát, sinh trưởng, sinh sản. Do tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva được hoàn thiện dần 4 sự kiện Sự xuất hiện các màng bán thấm phân biệt côaxecva với môi trường Sự xuất hiện các prôtêin enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép nhờ đó các dạng sống đã sản sinh ra nhiều dạng giống chúng Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép : là bước quan trọng giúp các dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho các thế hệ sau(vai trò thuộc về axit Nucleic và Prôtein)  Sự xuất hiện các dạng sống đơn giản đầu tiên ( chưa có cấu tạo tế bào, đơn bào) Ngày nay sự sống không tiếp tục hình thành từ những chất vô cơ theo con đường hoá học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết, chất hữu cơ được tổng hợp ngoài cơ thể sống ( nếu có) sẽ bị các vi khuẩn phân hủy. Chương II : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT Đặc điểm của sinh gới qua các Đại Đại Thái cổ Bắt đầu cách đây 3500 triệu năm, kéo dài khoảng 900 triệu năm. - Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội - Sự sống đã phát triển từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào, phân hoá thành 2 nhánh thực vật va` động vật nhưng vẫn đang tập trung dưới nước. Đại Nguyên sinh Bắt đầu cách đây 2600 triệu năm, kéo dài 2038 triệu năm. - Những đợt tạo núi lớn đã phân bố lại đại lục va` đại dương. - Vi khuẩn và tảo đã phân bố rộng. - Đã có đại diện hầu hết các ngành động vật không xương sống Sự sống đã trở thành 1 nhân tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành phần khí quyển, hình thành sinh quyển. Đại Cổ sinh Kỉ Cambri - Khí quyển nhiều CO 2 vì núi lửa hoạt động mạnh. - Sự sống vẫn tập trung ở biển vì lớp nước dày bảo vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại. - Tảo lục và tảo nâu ưu thế ở biển, trên đất liền có vi khuẩn và vi khuẩn lam (trước kia gọi là tảo lam) - Động vật không xương sống đã có cả chân khớp và da gai, tôm ba lá . Kỉ Xilua 490 - Ở đầu kỉ, đất liền bị lún, nhiều biển nhỏ được tạo thành, khí hậu ẩm. - Cuối kỉ có 1 đợt tạo núi mạnh, làm nổi lên một đại lục lớn, khí hậu khô hơn. - Xuất hiện những thực vật ở cạn đầu tiên gọi là quyết trần chưa có lá nhưng có thân và rễ thô sơ. CSBDVH TIẾN ĐẠT – Tel : 0773.941919 –0773. 872666 KHU LẤN BIỂN D2 – CĂN 48-49(gần SỞ GIÁO DỤC-KG) 2 Đại Cổ sinh triệu năm - Xuất hiện những đại diện đầu tiên của động vật có xương sống gọi là cá giáp. Ở cạn các thực vật có diệp lục đã thực hiện quang hợp tạo ra ôxi phân tử, từ đó hình thành lớp ôzôn làm thành màn chắn tia tử ngoại, do đó sự sống mới có thể di cư lên đất liền. Kỉ Đêvôn cách đây 370 triệu năm - Địa thế thay đổi nhiều lần, biển tiến vào rồi lại rút ra, phân hoá khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu miền ven biển ẩm ướt. - Thực vật di cư hàng loạt lên cạn. Xuất hiện các quyết thực vật đầu tiên, có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có lỗ khí. Quyết trần chỉ tồn tại đến cuối kỉ Đêvôn và bị thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc. - Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không hàm và phát triển ưu thế, cá sụn và đã có cá xương với hàm và vây chẵn phát triển. Xuất hiện cá phổi và cá vây chân. Kỉ Than đá Bắt đầu cách đây 325 triệu năm. - Đầu kỉ khí hậu ẩm và nóng.Đến cuối kỉ biển rút lui nhiều, khí hậu khô hơn. - Xuất hiện dương xỉ có hạt. Kỉ Pecmi - Lục địa tiếp tục được nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn. - Quyết khổng lồ bị tiêu diệt, xuất hiện những cây hạt trần đầu tiên. Chúng thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích ứng khí hậu khô. Bò sát phát triển nhanh, đa số ăn cây cỏ, một số ăn thịt. Xuất hiện bò sát răng thú mình dài 4m có bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinhsự chinh phục đất liền của thực vật , động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước. Điều kiện sống trên cạn phức tạp hơn dưới nước nên CLTN đã đảm bảo sự phát triển ưu thế của những cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách sinh sản. Đại Trung Sinh Kỉ Tam Điệp - Lục địa tiếp tục được nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn. - Quyết khổng lồ bị tiêu diệt, xuất hiện những cây hạt trần đầu tiên. Chúng thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích ứng khí hậu khô. Bò sát phát triển nhanh, đa số ăn cây cỏ, một số ăn thịt. Xuất hiện bò sát răng thú mình dài 4m có bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinhsự chinh phục đất liền của thực vật , động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước. Điều kiện sống trên cạn phức tạp hơn dưới nước nên CLTN đã đảm bảo sự phát triển ưu thế của những cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách sinh sản. Kỉ Giura 175 triệu năm - Biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm hơn. - Cây hạt trần tiếp tục phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú cho động vật. - Vì vậy, bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối Trên không có thằn lằn bay, cánh là nếp da dọc sườn, giăng ra bằng 4 ngón của chi trước. Sự phát triển của sâu bọ bay tạo điều kiện cho sự xuất hiện các bò sát bay ăn sâu bọ. Xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim. Kỉ Phấn Trắng Cách đây 120 triệu năm - Biển thu hẹp, khí hậu khô. - Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích nghi với không khí khô và ánh sáng gắt, và do có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn. Vào giữa kỉ, thực vật đã gần giống ngày nay, có các cây 1 lá mầm (cọ, huệ) và 2 lá mầm nhóm thấp (mộc lan, long não). - Bò sát tiếp tục thống trị, xuất hiện những loại mới - Chim vẫn còn có răng nhưng đã gần giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện, cổ sơ là thú có túi, con đẻ ra chưa phát triển đầy đủ phải nằm lại ít tháng trong túi ở bụng mẹ. Nói chung, đại Trung sinh la` đại phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát. Đại Tân Sinh Kỉ Thứ ba + Ở đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô và ôn hòa. - Cây hạt kín phát triển đã làm tăng nguồn thức ăn của chim, thú. - Cũng trong kỉ này từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng. + Vào cuối kỉ, khí hậu trở lạnh. - Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt nhanh chóng. Chim và thú thích nghi hơn với khí hậu lạnh và có cách sinh sản hoàn thiện hơn đã thay thế địa vị của bò sát. Do diện tích rừng thu hẹp, 1 số vượn người rút vào rừng, 1 số khác xuống đất và bắt đầu xâm chiếm các vùng đất trống, chúng là tổ tiên loài người. Kỉ Thứ tư - Đây là kỉ ngắn nhất (3 triệu năm), đặc trưng bởi sự xuất hiện loài người. - Trong kỉ này có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ những thời kỳ khí hậu ấm áp. Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Nhận xét về sự phát Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới CSBDVH TIẾN ĐẠT – Tel : 0773.941919 –0773. 872666 KHU LẤN BIỂN D2 – CĂN 48-49(gần SỞ GIÁO DỤC-KG) 3 động vật. Sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến một số loài rồi thông qua những mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều loài khác. Vì vậy sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. Càng về sau sự tiến hoá diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ thuộc vào môi trường. Đặc biệt sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá. . về sự phát Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát. DỤC-KG) 3 động vật. Sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến một số loài rồi thông qua những mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan