Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau

53 661 0
Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Việt Nam: Dự án Quản lý Thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MDWM-RDP) KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMP) CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY LỢI TIỂU VÙNG X – NAM CÀ MAU Tháng 7 - 2012 1 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” MỤC LỤC TÓM TẮT 5 PHẦN 2: KHUNG CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỂ CHẾ 9 2.1 Quy định của Chính phủ Việt Nam 9 2.2.1 Quy định về đánh giá tác động môi trường 9 Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (LEP số 52/2005/QH11) Luật Bảo vệ Môi trường -LEP quy định cụ thể trách nhiệm và chức năng của các cơ quan trung ương và cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm; và cũng quy định tiêu chuẩn môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án mới và hiện có Luật cũng yêu cầu các bên liên quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thiết lập các quyền của cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành các quy định môi trường; Luật cũng đưa ra các hình phạt dân sự và hình sự đối với hành vi vi phạm 9 2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường .10 2.2 Chính sách an toàn của Ngân hàng 10 PHẦN 3: MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN 11 3.1 Mục tiêu dự án .11 3.2 Các hạng mục dự án .11 PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG NỀN 21 4.1 Đặc điểm chung và tình hình sử dụng đất .21 4.2 Chất lượng đất và nước 22 PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 24 5.1 Tóm lược các tác động 24 5.2 Sàng lọc an toàn và xác định các vấn đề 25 5.3 Các Tác Động Tiềm Tàng và Các Biện Pháp Giảm Thiểu 28 PHẦN 6: EMP-CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG TIỂU DỰ ÁN 40 6.2.1 Chương trình quan trắc chất lượng nước 40 6.2.2 Giám sát nhà thầu: 41 6.3 Nâng cao năng lực 43 6.4 Tổ chức thực hiện 46 PHẦN 7 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN .50 7.1 Mục tiêu tham vấn cộng đồng 50 7.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 51 7.3 Công bố thông tin 54 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Danh mục cống áp dụng công nghệ mới Bảng 3.2: Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật để gia cố đê Bảng 3.3: Tóm tắt khối lượng xây dựng Bảng 4.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích trồng lúa hàng năm ở khu vực 2 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” dự án Bảng 5.1: Tóm tắt các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu dự án Cà Mau Bảng 5.2: Thu hồi đất và các hộ gia đình bị ảnh hưởng Bảng 5.3: Các tác động xấu tiềm tàng và các biện pháp giảm thiểu Bảng 6.1: Giám sát chất lượng môi trường nước cho Tiểu Dự án Cà Mau Bảng 6.2: Trách nhiệm của các bên liên quan Bảng 6.3: Yêu cầu báo cáo của tiểu dự án Bảng 6.4: Dự kiến kế hoạch thực hiện tiểu dự án Bảng 7.1: Cuộc họp 1 Tham vấn cộng đồng Bảng 7.2: Cuộc họp 1 Tham vấn cộng đồng DANH MỤC HÌNH Hình 3: Vị trí của Tiểu Dự án Hình 3.1: Vị trí của Tiểu Dự án thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau Hình 3.2: Vị trí của Tiểu Dự án thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Hình 3.3: Vị trí các công trình trong Tiểu Dự án Hình 6.1: Vị trí giám sát chất lượng nước PHỤ LỤC Phụ lục 1: ECOP cho Dự án Cà Mau Phụ lục 2: Kết quả phân tích mẫu Phụ lục 3: Chương trình đào tạo tổng thể được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành tại Quyết định Số 3128/BNN-QD-TCCB ngày 19/12/2011 cho Dự án: Việt Nam: Dự án Quản lý Thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MDWM-RDP) khoản van số 4951-VN Phụ lục 4: Biên bản tham vấn cộng đồng và các hình ảnh tham vấn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu Oxy Sinh hóa CPMU Đơn vị quản lý dự án Trung ương CPO Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi CSC Tổ cộng đồng DARD Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn DMDP Kế hoạch Xử lý vật liệu nạo vét 3 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” DO DONRE EIA ECOP EMDP EMP ESMF GOV LEP MARD OP PPC PPMU QCVN RAP REA RPF TCVN WB Ô xy hòa tan Sở Tài Nguyên và Môi trường Đánh giá tác động môi trường Quy tắc Môi trường thực tiễn Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số Kế hoạch Quản lý Môi trường Khung Quản lý Môi trường và Xã hội Chính phủ Việt Nam Luật Bảo vệ Môi trường Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Quy chế vận hành của Ngân hàng thế giới Uỷ ban nhân dân tỉnh Ban quản lý dự án tỉnh Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia Kế hoạch (Hành Động) Tái Định cư Đánh giá Môi trường Khu vực Khung chương trình tái định cư Tiêu chuẩn Việt Nam Ngân hàng Thế giới 4 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” TÓM TẮT Bối cảnh chung: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X – Nam Cà Mau (sau đây gọi tắt là dự án Cà Mau), đây là một hệ thống thủy lợi nằm trong địa bàn huyện Cái Nước và huyện Phú Tân, ở phía Nam của bán đảo Cà Mau Dự án được bao bọc bởi kênh Lộ Xe Cái Nước –Vàm Đình ở phía Bắc, sông Bảy Háp ở phía Nam, Quốc lộ 1A ở phía Đông và rạch Mang Rổ ở phía Tây Diện tích của khu vực dự án là 8.800 ha Mô tả: Dự án bao gồm (a) xây dựng cống Bảo Chấu và cống Vàm Đình có khẩu độ 30 m; 18 cống thứ cấp và 400 cống bọng; (b) nâng cấp và gia cố 18,8km đê dọc sông Mang Rổ - Phú Thuận và 6,4km đê sông Bảy Háp; (c) xây dựng 20 nhà quản lý Tác động và giảm thiểu: Những tác động tích cực nói chung và những tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu Nguồn gây tác động có thể do (a) thu hồi đất, (b) giải phóng mặt bằng và hoạt động xây dựng Việc vận hành của các cửa cống có thể dẫn tới xung đột sử dụng nước Khảo sát ban đầu cho thấy khoảng 663.200 m2 đất (trong đó 652.300 m2 là đất nuôi trồng thủy sản) sẽ bị mất vĩnh viễn, và 470.200 m2 đất (trong đó 468.600 m2 là đất nuôi trồng thủy sản) sẽ được trưng dụng tạm thời, và khoảng 367 hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng Không có hộ gia đình dân tộc thiểu số trong dự án khu vực Hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường phù hợp với khuôn khổ chính sách tái định cư (RPF) và kế hoạch hành động tái định cư (RAP), tài liệu này đã được chuẩn bị riêng Không có các cá thể trong danh sách loài được bảo vệ sống tự nhiên trong khu vực dự án Khối lượng đất đào được ước tính khoảng 0,1 triệu m3 (theo bản FS cập nhật, 2/2012) sẽ được sử dụng cho dự án và hầu hết đất thải sẽ được sử dụng cho việc cải tạo và/hoặc nâng cấp đê gần đó Mặc dù phân tích đất trong khu vực dự án đã đề cập rằng có đào được đất acid sulphate, nhưng ô nhiễm kim loại nặng gần như không có Trong quá trình thiết kế chi tiết, một đánh giá sơ bộ về chất lượng nước và trầm tích đáy sẽ được thực hiện tại địa điểm xây dựng để xác định trước nếu như cần chuẩn bị các kế hoạch xử lý vật liệu nạo vét (DMDP) Trong quá trình xây dựng, nhà thầu sẽ được yêu cầu phải có những hành động đặc biệt trong quá trình nạo vét trầm tích đáy và các biện pháp sẽ được đề xuất trong các kế hoạch môi trường cụ thể (CSEP) như là một phần của việc chuẩn bị hợp đồng (đã được yêu cầu trong Bản Quy tắc Môi trường thực tế - ECOP) ECOP của 5 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Tiểu dự án (Phụ lục kèm theo) sẽ là một phần yêu cầu trong quá trình đấu thầu và các văn bản hợp đồng Giám sát chất lượng môi trường và các hoạt động của nhà thầu cũng sẽ được thực hiện để ngăn chặn những tác động bất lợi tiềm tàng đến môi trường địa phương và những người sử dụng nước khác Dự án cũng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc theo dõi các hoạt động của nhà thầu Những tác động tiêu cực tiềm tàng trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng chủ yếu là do nâng cấp và các hoạt động xây dựng gia cố đê, tăng mức độ ô nhiễm nước và ùn tắc giao thông địa phương Tuy nhiên, những tác động này sẽ được xác định, tạm thời, và có thể được giảm thiểu bằng cách: (i) đảm bảo rằng các nhà thầu áp dụng tốt ECOP (ii) duy trì tham vấn chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng trong suốt thời gian xây dựng và (iii) giám sát chặt chẽ của các kỹ sư và cán bộ môi trường ECOP của tiểu dự án đã được chuẩn bị và nó sẽ được bao gồm trong các tài liệu đấu thầu và hợp đồng và được các tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương giám sát chặt chẽ Hành động được thực hiện của tiểu dự án: Để giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng trong giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng, và vận hành, các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện trong quá trình tham vấn chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng, đặc biệt là hộ gia đình bị ảnh hưởng: 1 Thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư hiệu quả và kịp thời; 2 Lồng ghép ECOP vào tài liệu đấu thầu/hợp đồng và thông báo cho nhà thầu; 3 Giám sát chặt chẽ các nhà thầu để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu các tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng; 4 Chuẩn bị và thực hiện một chương trình Cam kết cộng đồng có sự tham vấn chặt chẽ với các cộng đồng địa phương; 5 Đảm bảo các cống hoạt động có hiệu quả và sử dụng ngân sách thích hơp cho công tác bảo dưỡng đê điều Trách nhiệm: Ban quản lý tiểu dự án Cà Mau sẽ chịu trách nhiệm để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu tác động, bao gồm cả báo cáo tiến độ thực hiện và đảm bảo việc thực thi của nhà thầu Ban Quản lý dự án sẽ thành lập một tiểu ban quản lý môi trường và xã hội (ESU) của Dự án, đứng đầu là một cán bộ chuyên môn, chịu trách nhiệm đôn đốc thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường & xã hội cho dự án, bao gồm cả việc đảm bảo rằng ECOP cũng được bao gồm vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng và các nhà thầu nhận thức được cam kết này Ban quản lý dự án Cà Mau sẽ làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan và cộng đồng địa phương để đôn đốc thực hiện có hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu 6 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” tác động Ban Quản lý dự án cũng sẽ thuê một nhóm chuyên gia tư vấn để hỗ trợ trong việc phối hợp và/hoặc thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn dự án Đơn vị quản lý dự án trung ương (CPMU/CPO) sẽ chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và giám sát tiến độ thực hiện các dự án Pha 1 và Pha 2 bao gồm các biện pháp bảo vệ và thực hiện hướng dẫn, đào tạo chính sách an toàn cho cán bộ tiểu dự án Chi phí: Chi phí thực hiện RAP sẽ được tài trợ của Chính phủ Chi phí để thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng, bao gồm tham vấn kiến cộng đồng địa phương và người dân sử dụng nước, giám sát chất lượng nước, và bồi thường thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng dự án Chi phí giám sát việc thực thi dự án của nhà thầu sẽ là một phần nằm trong chi phí giám sát của dự án Kinh phí cho đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ ban quản lý sẽ là một phần trong chi phí quản lý dự án 7 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” PHẦN 1: GIỚI THIỆU Mục tiêu phát triển của dự án Cà Mau là để bảo vệ và tăng cường sử dụng tài nguyên nước và phòng chống xâm nhập mặn trong khu vực dự án Các hoạt động sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 3 năm (2014-2016) Việc xây dựng dự án sẽ bao gồm xây dựng, nâng cấp, gia cố các công trình như cống và đê kè bảo vệ Điều đó có thể gây tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường địa phương và cộng đồng Theo hướng dẫn trong khung quản lý môi trường và xã hội xã hội (ESMF), Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) được chuẩn bị cho các tiểu dự án với các phần (a) mô tả, (b) môi trường nền, (c) tác động tiêu cực tiềm tàng, (d) các biện pháp giảm thiểu đề xuất được thực hiện trong quá trình chuẩn bị, giai đoạn xây dựng, và giai đoạn vận hành, (e) giám sát môi trường và chương trình quản lý, và (f) tham vấn cộng đồng và công bố thông tin EMP (báo cáo này) cũng bao gồm các nguyên tắc môi trường thực hành (ECOP) đối với các hợp đồng xây dựng cũng như giám sát chất lượng nước Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của tiểu dự án được chuẩn bị và trình bày một cách riêng biệt Chính phủ Việt Nam yêu cầu chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đánh giá (EIA-ĐTM) cho tiểu dự án trước khi bắt đầu khởi công xây dựng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đang được chuẩn bị và sẽ được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (DONRE) thẩm định trước khi bắt đầu thời gian xây dựng 8 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” PHẦN 2: KHUNG CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỂ CHẾ 2.1 Quy định của Chính phủ Việt Nam 2.2.1 Quy định về đánh giá tác động môi trường Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (LEP số 52/2005/QH11) Luật Bảo vệ Môi trường -LEP quy định cụ thể trách nhiệm và chức năng của các cơ quan trung ương và cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm; và cũng quy định tiêu chuẩn môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án mới và hiện có Luật cũng yêu cầu các bên liên quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thiết lập các quyền của cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành các quy định môi trường; Luật cũng đưa ra các hình phạt dân sự và hình sự đối với hành vi vi phạm Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT số 52/2005/QH11 về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng hai năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Nghị định số 29/2011/ND-CP ngày 18 tháng 4, 2011 cung cấp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Nghị định này có hiệu lực 05 tháng sáu năm 2011 và thay thế Điều 6-17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; và các khoản 3-10, Điều 1 của No.21/2008/ND-CP Nghị định của Chính phủ ngày 28 tháng 2 2008, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006, chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Các Điều từ 12-28 trong Chương 3 của Nghị định này quy định chi tiết về chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm một mô tả chi tiết của giải pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết tác động tiêu cực và chương trình giám sát môi trường Loại đánh giá môi trường của dự án được thực hiện dựa trên danh sách các loại dự án trong Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng bảy năm 2011 cụ thể hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và các cam kết môi trường Theo Thông tư này, báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện tại cùng một 9 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” thời gian chuẩn bị dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi) Thời gian nộp hồ sơ, chuẩn bị và phê duyệt báo cáo được trình bày chi tiết, theo khoản 2, Điều 13 của Thông tư này Các quy định khác: Ngoài Luật BVMT, các quy định của pháp luật khác có liên quan đến môi trường và an toàn có liên quan đến hoạt động xây dựng và chất lượng môi trường được liệt kê dưới đây: - Về xây dựng: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày và một số Nghị định như No.12/2009/ND-CP Nghị định ngày 10 tháng 2 năm 2009 về quản lý xây dựng và các dự án đầu tư - Về quy hoạch, thu hồi đất đai và tái định cư: Luật Đất đai No.13/2003/QH11 ngày 26 Tháng 11 năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước mua lại đất; - Liên quan đến nguồn nước: Luật Tài nguyên nước số 8/1998/QH10 2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường - QCVN08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN10: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định chất lượng nước ngầm - QCVN05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh; - QCVN26: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định mức ồn cho phép của các phương tiện giao thông khi hoạt động Đối với tiểu Dự án này, Chính phủ quy định cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Báo cáo đánh giá tác động môi trường của tiểu Dự án Cà Mau sẽ được trình và phê duyệt của Sở Tài nguyên Môi trường Cà Mau 2.2 Chính sách an toàn của Ngân hàng Ngân hàng Thế giới đã phân loại dự án thuộc "Loại B” và 3 chính sách an toàn được xác định: Đánh giá môi trường (OP 4.01); Tái định cư bắt buộc (OP 4.12), và Chính sách về tham vấn cộng đồng và công bố thông tin 10 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” PHẦN 6: EMP-CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG TIỂU DỰ ÁN Phần này mô tả các đề xuất chương trình giám sát được thực hiện trong quá trình thực hiện tiểu dự án Chương trình sẽ bao gồm (a) giám sát việc thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu, đặc biệt là môi trường chất lượng nước và (b) giám sát hiệu quả các biện pháp giảm thiểu đề xuất Mục 6.1 mô tả những hành động được thực hiện, mục 6.2 mô tả phạm vi của chương trình giám sát 6.1 Các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, Ban Quản lý dự án Cà Mau sẽ thực hiện các hành động sau đây: • Thiết lập một đơn vị môi trường và xã hội (ESU) và phân công ít nhất một cán bộ toàn thời gian có trách nhiệm phối hợp và thúc đẩy việc hiện hiệu quả các chính sách an toàn, bao gồm việc thuê tư vấn để hỗ trợ việc quản lý và giám sát • Khi chuẩn bị thiết kế chi tiết, xác định các biện pháp giảm thiểu phải được thực hiện để giải quyết những mối quan tâm từ người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan và tiếp tục giảm các tác động tiêu cực cả từ khía cạnh xã hội và môi trường • Trong khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu, đề cập ECOP trong các tài liệu đấu thầu và hợp đồng và đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức được nghĩa vụ các biện pháp an toàn và cam kết thực hiện Chi phí để giảm thiểu các tác động trong quá trình xây dựng phải được bao gồm như là một phần của chi phí dự án Các kỹ sư giám sát hiện trường sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi việc thự hiện các biện pháp an toàn của các nhà thầu bảo vệ và trách nhiệm này sẽ được bao gồm trong TOR • Thực hiện RAP càng sớm càng tốt 6.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương trình giám sát môi trường sẽ bao gồm hai loại giám sát: giám sát chất lượng nước của môi trường xung quanh khu vực dự án và giám sát thực hiện nhà thầu Mục tiêu và phạm vi giám sát được mô tả dưới đây 6.2.1 Chương trình quan trắc chất lượng nước Mục tiêu của dự án Cà Mau là để bảo vệ và tăng cường sử dụng tài nguyên nước và phòng chống xâm nhập mặn trong khu vực dự án Vì vậy, rất cần thiết thực hiện giám sát chất lượng nước trong các giai đoạn khác nhau của dự án, đặc biệt là trong xây dựng và vận hành Chương trình này nhằm mục đích giám sát chất lượng nước chảy vào và ra từ khu vực dự án Địa điểm lấy mẫu nước và các thông số nước được tóm tắt 39 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” trong bảng 6.1 và Hình 6.1 Bảng 6.1 cung cấp một chi phí ước tính để phân tích chất lượng nước Ban Quản lý dự án Cà Mau sẽ thuê tư vấn có đủ điều kiện để hỗ trợ trong việc giám sát Chi phí ước tính là chỉ để phân tích chất lượng nước Nếu cần thiết, có thể bổ sung theo dõi chất lượng nước trong khu vực dự án trong quá trình thực hiện dự án Song song với việc giám sát này, Ban Quản lý dự án Cà Mau cũng sẽ đảm bảo phù hợp với yêu cầu Chính phủ Việt Nam về giám sát chất lượng môi trường đã được phê duyệt theo báo cáo đánh giá tác động môi trường 6.2.2 Giám sát nhà thầu: Giám sát của nhà thầu sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng Ban Quản lý dự án Cà Mau sẽ thuê một nhóm các chuyên gia tư vấn trong nước để tiến hành giám sát định kỳ phù hợp với thiết kế chi tiết và kế hoạch tiến độ xây dựng, bao gồm địa điểm của các khu vực xử lý vật liệu nạo vét Dưới đây cung cấp một hướng dẫn để theo dõi năng lực nhà thầu: - Tiến hành giám sát định kỳ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường với các nội dung sau đây: + Đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực lán trại: nhà vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn và nước thải + Đảm bảo đời sống và sức khỏe của người lao động, ngăn ngừa bệnh tật và bệnh + Đảm bảo các quy định về an toàn lao động + Đảm bảo vệ sinh môi trường trong và xung quanh các khu vực như che phủ vật liệu trên các xe tải, tưới nước để chống bụi và thời gian thi công, vận chuyển hợp lý để giảm các tác động của tiếng ồn cho khu dân cư xung quanh - Chu kì giám sát: Hàng quý (3 tháng/lần) - Giám sát cán bộ giám sát: Chủ dự án và cán bộ giám sát môi trường độc lập Một thực tế bình thường ở Việt Nam đó là cộng đồng địa phương cũng sẽ thành lập nhóm để theo dõi các tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng Điều này là để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng được giảm nhẹ từ quan điểm của người dân địa phương Khi sự xuống cấp môi trường xảy ra, người dân và chính quyền địa phương sẽ báo cáo cho chủ dự án Đối với dự án này, dự kiến cộng đồng địa phương cũng sẽ giám sát việc thực hiện nhà thầu Thảo luận chi tiết sẽ được thực hiện trước khi khởi công xây dựng của từng hợp đồng Ban quản lý dự án Cà Mau sẽ phối hợp kết nối giữa các nhà thầu và cộng đồng địa phương 40 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Bảng 6.1: Quan trắc chất lượng nước cho các dự án Cà Mau Các giai đoạn Vị trí Tiêu chuẩn so sánh Giải thích Tần suất lấy mẫu Tổng kinh phí (VND) Giai đoạn xây dựng Giám sát bề mặt chất lượng nước Quan trắc 9 chỉ tiêu đề xuất bao gồm pH, TSS, DO, NO3 -, NH4+, PO43-,COD, BOD5, SAR Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Các thiết bị khác để bảo vệ môi trường: thùng rác, latrins Tổng NM1: gần Cống Bào Chấu ( bên ngoài khu vực dự án) NM2: bên trong cống Bào Chấu (Khu vực bên trong dự án) NM3: gần cống Vàm Đình NM4: gần cống Cây Giá NM5: gần cống Quế Hải – Thầy Chùa NM6:gần cống Tư Tả NM7: gần cống Xẻo Su (sông Bảy Háp) NM8: gần cống Kênh Cùng (sông Bảy Háp) NM9: gần cống Lung Tràm (sông Mang Rổ - Phú Thuận) NM10: gần cống Xẻo Say Xem hình QCVN 08:2008/ BTNMT Kiểm tra chất lượng nước và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động dự án tới các sông / kênh xung quanh 10 địa điểm lấy mẫu mỗi năm x 4 lần x 3 năm = 120 mẫu 120,000,000 4 báo cáo mỗi năm x 3 năm = 12 mẫu 60,000,000 60,000,000 240,000,000 (US$12,000) 41 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Ghi chú: Tọa độ vị trí lấy mẫu Longitude Attitude 1 NM1 104°56'25.70" 8° 54'53.08" 2 3 4 5 6 7 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 104°58'59.21" 105°00'42.57" 105°00'39.26" 105°00'53.73" 105°01'01.11" 104°59'10.59" 8° 53'23.08" 8° 51'22.98" 8°55'37.89" 8°54'22.03" 8°52'10.01" 8°50'24.77" 8 NM8 104°57'58.56" 8°50'14.86" 9 NM9 104° 54'42.15" 8°52'57.53" 10 NM10 104° 55'30.24" 8°54'49.04" 6.3 Nâng cao năng lực Quản lý môi trường là một nhiệm vụ mới tương đối cho PPMU Cà Mau Vì vậy, trước khi thực hiện dự án, cần phải đào tạo cho cán bộ sẽ tham gia thực hiện EMP Cán bộ quản lý sẽ được trang bị kiến thức về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và kế hoạch giám sát Các chính sách an toàn và quy trình của Ngân hàng Thế giới là tương đối mới cho các cơ quan và các bên liên quan, CPMO sẽ thực hiện đào tạo đặc biệt về vấn đề liên quan đến Ngân hàng Thế giới về chính sách àn toàn cho PPMU Cà Mau và tiểu dự án ít nhất một lần trong hai năm đầu tiên Các chi phí đào tạo này sẽ là một phần của chi phí quản lý của CPMO Đào tạo cho tiểu dự án đã nằm trong chương trình đào tạo tổng thể theo Quyết định 3128/BNN-QD -TCCB ngày 19/12/2011 của Bộ trưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với Dự án Việt Nam: Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (MDWM-RDP) khoản tín dụng số 4951VN Tuy nhiên, nếu cần thiết, có thể bổ sung đào tạo chính sách an toàn ở cấp độ tiểu dự án và chi phí đào tạo sẽ là một phần của chi phí quản lý tiểu dự án 42 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” 43 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Hình 6.1: Vị trí giám sát môi trường nước của Tiểu Dự án Cà Mau NM4 NM3 NM10 NM5 NM6 NM9 NM1 NM2 NM8 NM7 44 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” 6.4 Tổ chức thực hiện (i) Tổ chức và Trách nhiệm Chủ Tiểu dự án: PPMU Cà Mau là chủ sở hữu tiểu dự án và sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện pháp an toàn và báo cáo kịp thời tiến độ thực hiện PPMU sẽ thiết lập một đơn vị an toàn môi trường và xã hội (ESU) bao gồm ít nhất một nhân viên toàn thời gian để chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các biện pháp an toàn Tư vấn an toàn: Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả của biện pháp an toàn ở cấp độ tiểu dự án, một nhóm các chuyên gia tư vấn trong nước đủ điều kiện sẽ được thuê để hỗ trợ các PPMU trong việc thực hiện của các hoạt động an toàn cho tất cả các tiểu dự án được thực hiện bởi PPMU Cà Mau, bao gồm cả việc cung cấp hướng dẫn về giám sát và giám sát các nhà thầu cũng như đào tạo các cán bộ ESU và kỹ sư hiện trường Văn phòng Quản lý dự án Trung ương (CPMO / CPO): CPMO và tư vấn an toàn của họ sẽ chịu trách nhiệm theo dõi định kỳ của biện pháp an toàn cho các tiểu dự án, bao gồm cung cấp làm rõ về các vấn đề liên quan đến chính sách an toàn và các yêu cầu đào tạo cho cán bộ tiểu dự án / tư vấn Các đối tượng khác: Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường (Cà Mau DONRE) có trách nhiệm để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ Việt Nam Đây cũng là một thực tế tại Việt Nam mà cộng đồng địa phương và / hoặc các tổ chức xã hội cũng sẽ giám sát việc thực hiện nhà thầu cũng như các tác động môi trường và xã hội Trách nhiệm chính của các bên liên quan được liệt kê trong Bảng 6.2 Cộng đồng / cơ quan CPMO/CPO PMU Ca Mau Đơn vị Môi trường và Xã hội (ESU) Cán bộ môi trường Bảng 6.2: Trách nhiệm của các bên liên quan Trách nhiệm Theo dõi định kỳ hiệu quả của các tiểu dự án và bao gồm việc thực hiện pháp an toàn trong các báo cáo tiến độ dự án và là điểm liên hệ tổng thể với Ngân hàng Thế giới CPMO / CPO sẽ được hỗ trợ bởi một đội ngũ tư vấn có trình độ ở cấp độ dự án PPMU Cà Mau chịu trách nhiệm về những khuyến nghị bất kỳ liên quan đến việc cải thiện dự án với mục đích bảo vệ và duy trì môi trường PPMU Cà Mau chịu trách nhiệm quản lý những tác động môi trường và giám sát dự án trong giai đoạn xây dựng PMU Cà Mau cũng sẽ xúc tiến và phối hợp thực hiện các biện pháp đối phó trong giai đoạn xây dựng Một đội tư vấn có tŕnh độ sẽ hỗ trợ PPMU và các cán bộ môi trường, kỹ sư hiện trường của PPMU Hỗ trợ PPMU trong việc thực hiện EMP: thực hiện giám sát và báo cáo hoạt động an toàn, giám sát nhà thầu về việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hợp đồng môi trường cụ thể (CSEP), bao gồm 45 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” hoặc/ và kĩ sư hiện trường Nhà thầu UBND Tỉnh Ca Mau Uỷ ban nhân dân huyện (Phú Tân, Cái Nước) Sở Tài nguyên Môi trường Cà Mau Các tổ chức xã hội, công đoàn phụ nữ và các hiệp hội và các tổ chức có liên quan Cộng đồng địa phương báo cáo và phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng theo hướng dẫn trong ECOP và CSEP Liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động để giảm thiểu trong quá trình xây dựng Bảo đảm rằng tất cả các hoạt động xây dựng đều có đầy đủ các tài liệu từ các cơ quan lien quan Thực hiện toàn bộ các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi và bảo vệ môi trường Đảm bảo các cán bộ, công nhân viên hiểu rõ quy trình và nhiệm vụ của mình trong chương trình quản lý môi trường Báo cáo PMU về những khó khăn và giải pháp của họ Báo cáo cho các bên có liên quan khi phát sinh các vấn đề về môi trường và phối hợp giải quyết vấn đề đó UBND Tỉnh quản lý các cơ quan hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường), và PPMU Hỗ trợ PPMU Cà Mau trong bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng Hỗ trợ PPMU Cà Mau trong mối quan hệ với cộng đồng Bảo đảm an ninh cho hiện trường Có trách nhiệm về việc giám sát quá trình thực hiện dự án Hỗ trợ Tổ Đại diện cộng đồng Giám sát quá trình giám sát môi trường Sở Tài nguyên Môi trường đại diện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý môi trường Chịu trách nhiệm giám sát dự án và về bất kỳ sự xâm phạm nào theo các chính sách về quản lý và bảo vệ môi trường của Việt Nam Cơ quan chính phủ này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá thay đổi bất kỳ về những thiết kế mà theo đó có thể gây ra những tác động môi trường Đóng vai trò quan trọng như cầu nối giữa PPC và các cộng đồng GIám sát cộng đồng Huy động sự tham gia của cộng đồng vào dự án Trợ giúp cộng đồng trong việc đào tạo các kỹ năng nhằm tham gia tích cực vào dự án Kết hợp với PPMU Cà Mau và các nhà thầu để chuyển việc thi công và thực hiện các giải pháp đường để tránh làm hư hỏng các dịch vụ công Tham gia giải quyết các vấn đề môi trường Thực tế tại Việt Nam, cộng đồng có quyền và trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động môi trường trong quá trình xây dựng để đảm bảo rằng quyền lợi và an toàn của họ được bảo vệ đầy đủ và các biện pháp giảm nhẹ được thực hiện hiệu quả của nhà thầu và PPMU Trong trường hợp xảy ra các vấn đề, họ sẽ báo cáo tổ cộng đồng CSC/PPMU 46 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” (ii) Giám sát và báo cáo Báo cáo về việc thực hiện biện pháp an toàn là một phần của báo cáo tiến độ của PPMU PPMU sẽ trình một báo cáo tiến độ cho CPMO định kỳ, bao gồm cả những tiến độ về việc thực hiện của các biện pháp an toàn của nhà thầu và tiến độ thực hiện CEP CPMO sẽ nộp các báo cáo sau đây để Ngân hàng Thế giới xem xét: (a) Báo cáo tiến độ bán niên, bao gồm, (b) Báo cáo đánh giá giữa kỳ và Báo cáo giám sát an toàn Môi trường và Xã hội hàng năm, và các báo cáo cũng sẽ bao gồm những tiến độ thực hiện biện pháp an toàn của nhà thầu Tần số của báo cáo được minh họa trong Bảng 6.3 dưới đây Bảng 6.3 Yêu cầu báo cáo của tiểu dự án Loại báo cáo Báo cáo tiến độ của tiểu dự án tuân thủ các biện pháp giảm thiểu, nêu rõ các hoạt động phù hợp với EMP tại công trường xây dựng và kết quả giám sát Trách nhiệm thực hiện Tần suất Hàng tháng Báo cáo cho Tư vấn giám sát xây dựng của PPMU PPMU Báo cáo thực hiện EMP, nêu rõ các hoạt Hàng quý trong động tuân thủ theo EMP và kết quả giám giai đoạn xây sát dựng Tư vấn giám sát xây dựng của PPMU PPMU Báo cáo giám sát môi trường, nêu rõ quá trình và kết quả giám sát tác động môi trường Hàng quý Tư vấn giám sát xây dựng của PPMU PPMU Giám sát cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu (nếu có ) Bất cứ khi nào có phản ánh Cộng đồng PPMU PPMU CPMO, tỉnh Báo cáo quản lý môi trường tiểu dự Hoàn thành tiểu án, nêu rõ các hoạt động môi trường tổng dự án thể của tiểu dự án và các hoạt động tuân thủ theo EMP Hoạt động 1 Thành lập ESU Bảng 6.4: Kế hoạch thực hiện dự kiến của tiểu Dự án Trách nhiệm Dự kiến thời gian 1.1 Bố trí cán bộ PPMU 1 tháng sau khi thành lập tiểu dự án 1.2 Thực hiện đào tạo an toàn cho cán bộ tiểu dự án CPMO/PPMU 3 tháng sau khi thành lập tiểu dự án PPMU Cuối tháng 8, 2012 CPMO/PPMU/Tư vấn Tương ứng với quy trình đấu thầu 2 Tham vấn và thiết kế chi tiết 2.1 Thông báo với chính quyền và cộng đồng địa phương về EMP cũng như các kế hoạch thực hiện 2.2 Đưa ECOP vào trong các tài liệu đấu thầu và các hợp đồng thầu, thông báo cho 47 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Hoạt động các nhà thầu về yêu cầu của các biện pháp an toàn 2.3 Bố trí cán bộ an toàn và tư vấn giám sát để giám sát các nhà thầu hàng ngày 3 Giải phóng mặt bằng và xây dựng 3.1 Thực hiện các hoạt động được mô tả trong ECOP 3.2 Giám sát và báo cáo hiệu quả của nhà thầu và các tác động thực tế theo các hoạt động tham vấn với người dân địa phương Trách nhiệm Dự kiến thời gian CPMO/Tư vấn Trước khi hợp đồng được ký kết Nhà thầu Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn xây dựng PPMU/ kỹ sư hiện trường/ tư vấn Trong giai đoạn xây dựng (iii) Bố trí kinh phí thực hiện Kinh phí được bố trí như sau: • Chi phí để thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng, bao gồm cả đào tạo về quản lý môi trường cho người công nhân, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và người sử dụng nước, giám sát chất lượng môi trường, và bồi thường thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng tiểu dự án • Chi phí cho CSC (tổ cộng đồng) giám sát thực hiện biện pháp an toàn của nhà thầu cũng như chi phí để theo dõi định kỳ ở cấp tiểu dự án sẽ là một phần của chi phí giám sát của tiểu dự án • Chi phí để giám sát định kỳ ở cấp độ dự án sẽ là một phần của quản lý dự án của CPMO • Chi phí thực hiện đào tạo cho cán bộ sẽ sẽ là một phần của chi phí quản lý tiểu dự án nếu cần thiết 48 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” PHẦN 7 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN Sự tham gia cộng đồng và tham vấn ý kiến đã được tiến hành để: - Cung cấp thông tin hữu ích, sự hiểu biết tốt hơn về tiểu dự án và các tác động tiềm tàng và cải thiện có thể cho dự án; - Cho phép các vấn đề có khả năng gây tranh cãi xuất hiện ở giai đoạn đầu; - Tạo cơ hội để giải quyết sớm các vấn đề; - Giúp xây dựng các thủ tục minh bạch để thực hiện dự án đề xuất, và để tạo ra tính trách nhiệm và ý thức về quyền sở hữu địa phương trong quá trình thực hiện dự án - Chính sách hoạt động Ngân hàng Thế giới (OP 4,01) về đánh giá tác động môi trường yêu cầu rằng các nhóm bị ảnh hưởng và các tổ chức phi chính phủ địa phương được thông báo; - Sự tham gia được kích hoạt trong quá trình chuẩn bị dự án theo những điều kiện nhất định và thường được khuyến cáo như là một phần của thực hiện 7.1 Mục tiêu tham vấn cộng đồng Các cuộc tham vấn thực hiện trong hai vòng và mục tiêu như sau: (1) Vòng 1 tham vấn cộng đồng (cấp huyện): tham khảo ý kiến công chúng về điều kiện hiện có của môi trường, điều kiện vệ sinh hộ gia đình trong vùng dự án và các biện pháp đề xuất để cải thiện môi trường trong quá trình nghiên cứu và thiết kế các thành phần đầu tư đề xuất; (2) Vòng 2 tham vấn cộng đồng: lấy ý kiến từ công chúng về các tác động về môi trường và các biện pháp giảm thiểu bổ sung cho các tiểu dự án Ngoài ra, cộng đồng có trách nhiệm góp ý kiến trong quá trình thực hiện thực tế và đề xuất và khuyến nghị cho Nhà tài trợ (3) Bên cạnh việc tham vấn cộng đồng theo chính sách của WB, thực hiện theo quy định của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về "Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường " (1) Cuộc họp 1 tham khảo ý kiến cộng đồng: 49 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Thực hiện từ 08 Tháng Mười Hai năm 2011 đến ngày 17 tháng 12 2011 Nội dung tham vấn được tóm tắt trong Bảng 7.1 Bảng 7.1: Tham vấn cộng đồng lần 1 Người tham dự Cấp huyện Nội dung Người tham gia: 35 pp Phương pháp thực hiện: trao đổi trực tiếp Nội dung tham vấn: Đại diện Sở Nông 1 Miêu tả của tư vấn môi trường về nghiệp và PTNT, Sở - Tổng quan tiểu Dự án Tài nguyên môi - Các tác động tiêu cực tiềm tang có thể xảy trường, UBND Huyện ra - Các biện pháp giảm thiểu đề xuất để lấy ý kiến cộng đồng 2 Các ý kiến của đại biểu 3 Phản hồi của Chủ dự án (2) Cuộc họp 2 tham khảo ý kiến cộng đồng: Tham vấn cộng đồng vòng 2 đã được tổ chức tại cấp xã từ ngày 19 đến ngày 22/12/2011 với sự tham gia của Chủ tịch/phó chủ xã, cán bộ xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đại diện của người hưởng lợi / hộ gia đình bị ảnh hưởng của các tiểu dự án, nội dung tham vấn cộng đồng lần 2 được tóm tắt trong Bảng 7.2 Bảng 7.2: Tham vấn cộng đồng lần 2 Người tham dự Cấp xã Nội dung Người tham gia: 75 pp Phương pháp thực hiện: trao đổi trực tiếp Nội dung tham vấn: Chủ tịch / phó chủ 1 Chính quyền địa phương giới thiệu các bên của các xã, thị trấn, tham dự cán bộ xã, hội phụ 2 Miêu tả của tư vấn môi trường về nữ, đoàn thanh niên, - Tổng quan tiểu Dự án đại diện của người - Các tác động tiêu cực tiềm tang có thể hưởng lợi / hộ gia xảy ra đình bị ảnh hưởng - Các biện pháp giảm thiểu đề xuất để lấy ý kiến cộng đồng 3 Ý kiến của đại biểu 4 Phản hồi của Chủ dự án 7.2 Kết quả tham vấn cộng đồng Các ý kiến từ chính quyền địa phương - Tất cả các lãnh đạo địa phương đều đã biết về tiểu dự án và họ đề xuất để thực hiện tiểu dự án trước đó vì tiểu dự án này sẽ là phù hợp với kỳ vọng của người dân địa phương và mục đích của phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực tiểu dự án 50 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” - Đề xuất cho các phòng ban và chính quyền xã để yêu cầu các cơ quan Trung ương và các cơ quan thực hiện tiểu dự án trước đó nhằm ổn định sản xuất và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương - Khi thực hiện tiểu dự án, ban ngành tỉnh phải công bố các chính sách có liên quan và các quy định của Chính phủ Việt Nam cho công chúng Các hoạt động đền bù phải được thực hiện trước khi xây dựng các phần của tiểu dự án - Hoàn toàn đồng ý với chính sách nhà nước về tiểu dự án xây dựng cũng như các biện pháp để giảm thiểu các tác động về môi trường Mặt khác, bình luận rằng cơ quan thực hiện phải có biện pháp để giảm thiểu các tác động về môi trường và điều kiện sống của những người bị ảnh hưởng trong khu vực tiểu dự án - Đồng ý với các biện pháp đề xuất để giảm thiểu tác động của tiểu dự án về môi trường và đề xuất với chủ dự án phải cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp trong giai đoạn xây dựng để tránh những tác động về môi trường và sức khỏe người dân địa phương Mặt khác, chính quyền địa phương cũng yêu cầu các biện pháp giám sát từ bộ phận liên quan để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện bởi chủ dự án Dự án đã có nhiều ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Uỷ ban nhân dân xã trong vùng dự án Nhìn chung, ý kiến của chính quyền địa phương có thể được tóm tắt như sau: - Uỷ ban nhân nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã trong vùng dự án hoàn toàn hỗ trợ thực hiện dự án Ở đây, cán bộ dự án, tư vấn, phổ biến thông tin liên quan đến các dự án, tuyên truyền và chiến dịch để hiểu được mục đích và lợi ích mang lại của dự án, khi dự án hoàn thành, địa phương cư dân sẽ sống trong môi trường mới với hạn chế ô nhiễm và bảo đảm vệ sinh môi trường - Địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi với sự hỗ trợ tối đa cho dự án, đặc biệt là đối với các vấn đề của dự án thu hồi đất phục vụ trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình; - Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, thị trấn, xã cũng đồng ý với những vấn đề được trình bày trong các báo cáo Các tác động của dự án chủ yếu là tích cực Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng của các hạng mục công trình, nó sẽ tạo ra tác động nhất định về hoạt động môi trường và đời sống của cư dân trong khu vực xây dựng; - Đồng ý với các biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường trình bày trong các báo cáo; Đề nghị các nhà đầu tư thực hiện theo quy định phù hợp với cam kết giảm tác 51 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” động tiêu cực do thực hiện dự án cũng như quản lý, giám sát chất lượng môi trường; - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Uỷ ban nhân dân các xã, sẵn sàng hợp tác để đối phó với vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Các ý kiến từ người dân địa phương Bên cạnh ý kiến ủng hộ từ các hộ gia đình, người ta cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến và nhu cầu để thực hiện dự án Những ý kiến được tổng kết như sau: - Các cộng đồng địa phương đồng ý để bị ảnh hưởng bởi dự án mà Nhà thầu được yêu cầu để xây dựng đúng cách và tránh sự chậm trễ và đảm bảo rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên liên quan và đảm bảo chất lượng của công trình; - Dự án được hướng dẫn và phê duyệt để thực hiện một cách nhanh chóng và tránh sự chậm trễ của dự án; - Để giảm tác động đến sinh hoạt của cộng đồng, các thành phần dự án phải được thực hiện nhanh chóng, và hoàn thành từng phần trước khi chuyển đến phần kế tiếp, tránh xây dựng lớn; - Cần lắng nghe phản hồi từ cộng đồng để thực hiện sửa đổi phù hợp cho việc chuẩn bị báo cáo Ý kiến từ cộng đồng phải được gửi đến các tổ cộng đồng, UBND Xã, PPMU Cà Mau và đơn vị liên quan - Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng phù hợp với cam kết giảm tác động tiêu cực từ việc thực hiện dự án cũng như quản lý và giám sát chất lượng môi trường - Yêu cầu PPMU đối với các biện pháp và các quy định về xử phạt hoặc thậm chí đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhà thầu, tổ chức giám sát đặc biệt là môi trường không phù hợp đầy đủ và kịp thời đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường Phản hồi từ Chủ dự án Tất cả các ý kiến của cộng đồng đã được Chủ dự án ghi nhận Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp giảm nhẹ mà chuyên gia tư vấn được thực hiện trong phần 6 của báo cáo này Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp mạnh: biện pháp trừng phạt cho nhà thầu nếu nhà thầu không thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực Chủ đầu tư và nhà thầu của dự án đã cam kết: 1 Nghiêm chỉnh tuân thủ và đảm bảo các thông số môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam/ Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam) theo một trong quy định mới nhất về các thông số chất lượng môi trường; 2 Thực hiện tất cả các phương pháp bảo vệ nguồn nước và môi trường trong các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực 3 Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia về môi trường Việt Nam 52 “Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau” Chủ dự án tham gia trong việc thực hiện các phương pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam 7.3 Công bố thông tin EMP sẽ được công bố tại CPMU và PPMU Cà Mau cũng như trong hai huyện của tiểu dự án (Cái Nước và huyện Phú Tân) Bản tiếng Anh của EMP báo cáo của tiểu dự án sẽ được công bố tại Trung tâm Thông tin của WB (Vidic), Tầng 2 Tòa nhà 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội 53 ... ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau? ?? 14 ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà. .. ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau? ?? 38 ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà. .. trình xây dựng 27 ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X- nam Cà Mau? ?? 28 ? ?Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu

Ngày đăng: 13/04/2017, 11:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT

  • PHẦN 2: KHUNG CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỂ CHẾ

    • 2.1. Quy định của Chính phủ Việt Nam

    • 2.2.1 Quy định về đánh giá tác động môi trường

    • Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (LEP số 52/2005/QH11). Luật Bảo vệ Môi trường -LEP quy định cụ thể trách nhiệm và chức năng của các cơ quan trung ương và cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm; và cũng quy định tiêu chuẩn môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án mới và hiện có. Luật cũng yêu cầu các bên liên quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thiết lập các quyền của cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành các quy định môi trường; Luật cũng đưa ra các hình phạt dân sự và hình sự đối với hành vi vi phạm.

      • 2.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

      • 2.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng

      • PHẦN 3: MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN

        • 3.1. Mục tiêu dự án

        • 3.2. Các hạng mục dự án

        • PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG NỀN

          • 4.1 Đặc điểm chung và tình hình sử dụng đất

          • 4.2. Chất lượng đất và nước

          • PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

            • 5.1. Tóm lược các tác động

            • 5.2. Sàng lọc an toàn và xác định các vấn đề

            • 5.3. Các Tác Động Tiềm Tàng và Các Biện Pháp Giảm Thiểu

            • PHẦN 6: EMP-CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG TIỂU DỰ ÁN

              • 6.2.1. Chương trình quan trắc chất lượng nước

              • 6.2.2. Giám sát nhà thầu:

              • 6.3 Nâng cao năng lực

              • 6.4 Tổ chức thực hiện

              • PHẦN 7 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

                • 7.1. Mục tiêu tham vấn cộng đồng

                • 7.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

                • 7.3. Công bố thông tin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan