Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại trung tâm dịch vụ và bảo tồn di tích ATK định hóa, thái nguyên

83 648 1
Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại trung tâm dịch vụ và bảo tồn di tích ATK định hóa, thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 3 LỜI CẢM ƠN 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục tiêu 6 2.1. Mục tiêu chung 6 2.2. Mục tiêu cụ thể 6 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 4. Bố cục bài báo cáo 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 8 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 8 1.1.2. Vị trí và đặc điểm 11 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý trước và sau khi săp xếp lại bộ máy và cán bộ của Trung tâm 12 1.3. Thực trạng hoạt động của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa 17 1.4. Thuận lợi, khó khăn 20 1.5. Chiến lược kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 23 2.1. Cơ sở lý luận về hướng dẫn du lịch và đánh giá chất lượng của hướng dẫn viên du lịch 23 2.1.1. Hướng dẫn du lịch và các hoạt động chính của hướng dẫn du lịch 23 2.1.1.1. Khái niệm hướng dẫn du lịch 23 2.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch 24 2.1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của hướng dẫn du lịch 27 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng du lịch và phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ 29 2.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng du lịch 29 2.1.2.2. Các phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ 31 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng du lịch 31 2.1.3.1. Nhân tố chủ quan 32 2.1.3.2. Nhân tố khách quan 33 2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm 34 2.2.1. Phương pháp điều tra 34 2.2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm 35 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 44 3.1. Xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch tại ATK Định Hóa 44 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm 46 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 46 3.2.2. Khai thác tốt thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới 47 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh liên kết 47 3.2.4. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di tích ATK trên thị trường và thu hút khách 48 3.2.5. Hoàn thiện chính sách phân phối 48 3.2.6. Những kiến nghị đề xuất với Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa 49 3.2.7. Kiến nghị với ngành du lịch 49 3.2.8. Những kiến nghị và đề xuất với Khoa 50 3.2.9. Những kiến nghị và đề xuất khác 50 3.2.9.1. Bảo tồn tôn tạo di tích ATK gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương 50 3.2.9.2. Kết hợp bảo tồn di tích với công tác giáo dục truyền thông 50 3.2.9.3. Xác định rõ trách nhiệm cùa Trung ương và của địa phương trong việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 56 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ATK 16 Bảng 1.1. Giá phòng nghỉ và hội trường năm 2014 – 2015 19 Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa năm 2014 – 2015 19 Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2013 – 2015 20 Bảng 2.1. Kết quả điều tra về chất lượng của dịch vụ du lịch tại Trung tâm ATK Định Hóa 37 Bảng 2.2. Tỷ lệ % đánh giá của khách hàng về chất lượng của dịch vụ du lịch Trung tâm ATK Định Hóa 38 Bảng 3.1. Chỉ tiêu về số lượng khách, ngày lưu trú, doanh thu của dịch vụ du lịch ATK Định Hóa năm 2018 2020 46 LỜI CẢM ƠN Để hoán thiện chuyến đi báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đặc biệt là các thầy cô trong khoa Marketing, Thương mại và Du Lịch lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt em xin gửi lời cảm đến thầy (cô) …., người đã tận tình hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành chuyến báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các phòng bạn tại Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu thực tập trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm. Nhà trường đã tạo cho em cơ hội được thực tập cho em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc hướng dẫn để giúp ích cho công việc say này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến góp từ cô cũng như Trung tâm. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” ở tất cả mọi nơi chúng ta có thể nhìn thấy dòng chữ này. Con người Việt Nam rất thân thiện và mến khách... Đó là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nước ta. Du lịch phát triển không chỉ góp phần như một ngành kinh tế mũi nhọn mà nó còn nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo sự giao lưu hữu nghị với bạn bè quốc tế, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho hơn 10% lao động trong cả nước... Du lịch Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân nhưng trong ngành du lịch vẫn còn rất nhiều điều trăn trở cần được quan tâm của các bộ, các ngành, cần có những chính sách nhằm đưa du lịch phát triển hơn nữa. Khách du lịch quốc tế thường chỉ đến Việt Nam một lần, lượng khách quốc tế đến lần hai và ba chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong kinh doanh lữ hành còn nhiều vấn đề nan giải chưa tháo gỡ được đặc biệt là chất lượng dịch vụ trong du lịch còn nhiều điều đáng nói, đây vừa là thực trạng cũng chính là nguyên nhân chính tác động đến tình hình nói trên. Chất lượng dịch vụ là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút khách du lịch. Chất lượng dịch vụ tác động nhiều đến quá trình phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tác động đến kết quả của doanh nghiệp nói riêng như là: lượng khách, doanh thu, lợi nhuận, uy tín... Để các dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cần phải hoàn thiện quá trình quản lý chất lượng. Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên chịu sự cạnh tranh của các Công về du lịch. Dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ marketing của di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên chưa được nâng cao đúng mức, bởi vậy lượng khách đến ATK Định Hóa vẫn còn ít, đồng thời ATK Định Hóa còn chịu sự cạnh tranh của các điểm đến khác trên địa bàn Thái Nguyên. Với sự quan tâm của nhà trường và khoa đã tổ chức cho sinh viên đi thực tế tại đơn vị. Em đã chọn Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa là địa điểm thực tế và đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý giá sau quá trình thực tế tại Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình hoạt động của Trung tâm từ 2013 đến 2015. Tìm hiểu cơ sở lý luận về hướng dẫn du lịch và đánh giá chất lượng của hướng dẫn viên du lịch. Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Thực trạng chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Phạm vi: + Về không gian: Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. + Về thời gian: Số liệu thứ cấp được lấy từ năm 2013 – 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát ý kiến khách hàng và quản lý. Bài báo cáo được thực hiên từ …….2016 đến …….2017 và số liệu được lấy từ năm 2013 – 2015. 4. Bố cục bài báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài báo cáo của em được chia thành 03 chương: + Chương 1: Khái quát chung về Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. + Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. + Chương 3: Đánh giá chung về nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số: 23QĐUBND ngày 05012010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và trực thuộc UBND tỉnh. Trên cơ sở chuyển đổi Ban quản lý Di tích và Danh thắng Thái Nguyên trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo quyết định số: 505QĐUB ngày 0142005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.Từ đó đến nay, Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử ATK Định Hoá Thái Nguyên. Cùng với Tuyên Quang và Bắc Cạn, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng, là Thủ đô trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ngày 2051947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. Với vị trí tiến có thể đánh, lui có thể giữ và là nơi có nhân dân tốt, có cơ sở chính trị tốt, ATK Định Hóa Thái Nguyên là nơi các cơ quan của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng đã ở và làm việc trong thời gian dài nhất. Từ ATK Định Hóa, nhiều chủ trương, quyết sách và sự kiện quan trọng quyết định đến vận mệnh dân tộc đã ra đời. Đặc biệt, ngày 6121953, tại đồi Tỉn Keo, dưới chân Đèo De, Núi Hồng thuộc xã Phú Đình, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ Trận quyết chiến lịch sử đã quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam. Lán Tỉn Keo, thuộc Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa (Thái Nguyên), một trong những địa danh thu hút du khách.Là người đã có nhiều năm làm việc tại ATK Định Hóa, ông Nguyễn Văn Nương, Phó Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa Thái Nguyên, cho biết: Địa danh Tỉn Keo, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc nhiều lần trong thời gian từ 1948 đến cuối năm 1953, theo đường ngựa đi vượt Đèo De (Núi Hồng) sang Tân Trào (Tuyên Quang) chỉ hơn một giờ đồng hồ. Hơn nữa, nơi Bác ở và làm việc thời kỳ ấy chỉ lác đác 57 nóc nhà sàn ẩn hiện giữa rừng núi trùng điệp. Vì thế, khi nói về nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng đánh giá: Địch cũng không ngờ chỗ giáp ranh, bản làng nghèo nàn, vắng vẻ lại là nơi chùa rách, bụt vàng. Theo giới thiệu của lãnh đạo Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa, tìm gặp ông Nguyễn Phúc Liên (84 tuổi) ở thôn Quan Lạn, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ngôi nhà nhỏ nơi ông Liên đang sinh sống cùng con cháu chỉ cách đồi Tỉn Keo khoảng một cây số. Ông Liên kể: Đồi Tỉn Keo nơi Bác Hồ ở và làm việc là đất của gia đình ông Ma Tiến Đàm. Hồi ấy, khu vực này heo hút lắm. Để bảo đảm bí mật, nhân dân trong vùng thực hiện ba không: Không nghe, không biết, không thấy. Mỗi khi Bác và các lãnh đạo Trung ương Đảng di chuyển đi nơi khác hoạt động, nhân dân trong vùng lại thay nhau trông nom, bảo vệ, để khi các đồng chí trở về vẫn có ngay chỗ ở và làm việc. Ông Liên cho biết, những người thuộc thế hệ bố mẹ ông, ngoài nhiệm vụ trông nom, bảo vệ còn tích cực tăng gia sản xuất để cung cấp thực phẩm cho các cơ quan Trung ương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, bà con các dân tộc ở Định Hóa đã đóng góp nhiều công sức, của cải, thậm chí cả tính mạng cho việc xây dựng, bảo vệ ATK. Hiện nay, ATK Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng, là nơi ở và làm việc của Bác Hồ, nơi đóng quân của các cơ quan Trung ương để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Các điểm di tích này phân bố trên khắp địa bàn của huyện và tập trung nhiều tại các xã: Điềm Mặc (24 điểm), Phú Đình (10 điểm), Trung Lương (10 điểm), Định Biên (9 điểm)... Trong tổng số 128 điểm di tích lịch sử, có 13 điểm được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia, 6 điểm công nhận và xếp hạng di tích cấp tỉnh, các điểm di tích còn lại đã được các bộ, ngành trung ương và Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Thái Nguyên kiểm kê, lập hồ sơ. Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng những địa danh, điểm di tích lịch sử ở ATK mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa, là nơi giáo dục về truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau ông Nương chia sẻ Huyện Định Hóa gồm 8 dân tộc anh em đang sinh sống, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm 46% tổng dân số), còn lại là dân tộc Kinh, Sán Chay, Dao, Mông... Với đặc điểm tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều là ATK, huyện Định Hóa đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; ATK Định Hóa đã được đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Kế thừa, phát huy truyền thống và lòng yêu nước của các thế hệ đi trước, trong thời bình, đồng bào các dân tộc vùng chiến khu ATK Định Hóa tiếp tục nỗ lực lao động sản xuất, tiếp thu và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của địa phương từng bước ổn định đời sống và vươn lên làm giàu. Hiện nay, ngành kinh tế chủ lực của huyện Định Hóa là nông, lâm nghiệp. Trong đó diện tích cây lúa, cây chè chiếm phần lớn và huyện đã xây dựng được thương hiệu gạo Bao thai Định Hóa nổi tiếng trong vùng. Ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại đang phát triển ở bước khởi đầu. Đặc biệt, với lợi thế được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt nên hàng năm Định Hóa đón khoảng 30 vạn khách thập phương về nguồn thăm chiến khu xưa. Về giao thông, tuyến đường tỉnh lộ 268, 264b chạy qua đã được tỉnh cải tạo, nâng cấp, thuận lợi cho việc đi lại, góp phần thúc đẩy giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển. Đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 2,1 triệu đồng năm 2001 lên hơn 17 triệu đồng ở thời điểm hiện nay. Nói về phương hướng trong thời gian tới, ông Ma Đình Đối, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa cho biết, huyện đang triển khai các dịch vụ xúc tiến đầu tư dựa trên những chính sách ưu đãi của tỉnh về đất đai, thuế; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thâm canh cây chè, chế biến chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Trong xây dựng nông thôn mới, huyện sẽ đầu tư nguồn lực hoàn thành các thiết chế về xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng... hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 2 xã điểm là Phượng Tiến, Đồng Thịnh vào năm 2015. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng đẩy nhanh tiến độ phát triển du lịch phù hợp quy hoạch phát triển du lịch liên hoàn ba tỉnh Bắc Kạn Thái Nguyên – Tuyên Quang 1.1.2. Vị trí và đặc điểm Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2. Đây cũng là địa bàn giáp danh giữa các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau, như An toàn khu, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Trung ương, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1954). 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý trước và sau khi săp xếp lại bộ máy và cán bộ của Trung tâm • Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý khu di tích lịch sử (Quyết định số 23 QĐUBND ngày 05012012 của UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Khu di tích Lịch sử Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên) Chức năng: Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên có chức năng quản lý Khu Di tích Lịch sử Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên Ban có nhiệm vụ: + Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử và hệ sinh thái, rừng cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và du lịch vùng ATK Định Hoá. + Phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu lợi thế, tiềm năng phát triển và giá trị lịch sử vùng ATK Định Hoá; thực hiện việc huy động, tiếp nhận các nguồn lực xã hội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo Khu di tích Lịch sử Sinh thái ATK Định Hoá. + Phục vụ, hướng dẫn du khách về tham quan các di tích lịch sử và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá; tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm quan ATK Định Hoá. + Tổ chức thực hiện các dự án xây dựng phục hồi, tôn tạo di tích và sinh thái trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được phê duyệt; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan lập kế hoạch thực hiện đầu tư, xây dựng, tôn tạo các công trình trong khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá. + Nghiên cứu lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sử ATK Định Hoá; sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử vùng ATK Định Hoá. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. • Chức năng, nhiệm vụ của Ban sau khi sắp xếp lại bộ máy và cán bộ Chức năng: Ban thực hiện chức năng Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hoá và hệ sinh thái, rừng cảnh quan tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, kế hoạch, chính sách, dịch vụ, dự án xây dựng các công trình văn hoá, phục hồi, tôn tạo di tích và sinh thái sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giáo dục, tuyên truyền, quảng bá, huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hoá. Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm di tích, phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành tuyên truyền, vận động quần chúng bảo vệ, phát huy giá trị di tích gắn với du lịch, tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách lên tham quan ATK Định Hoá. Lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sửl sưu tầm tài liệu, hiện vật, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể vùng ATK Định Hoá. Thực hiện công tác kiểm kê, bảoquản, trưng bày, triển lãm về bảo tồn, bảo tàng, công tác thông tin, lưu trữ dữ liệu theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Quản lý, làm công tác nghiên cứu sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật, phục vụ công tác trưng bày tại các điểm di tích lịch sử và Nhà trưng bày ATK Định Hoá theo hướng xây dựng thành bảo tàng ATK Việt Bắc tỉnh Thái Nguyên. Quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các công trình văn hoá gắn với tên tuổi, sự nghiệp của Người tại ATK Định Hoá. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, dịch vụ, dự án và các quy định của Pháp luật, phân công của UBND tỉnh Thái Nguyên Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nhiệm vụ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và theo quy định của Pháp luật. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách được phân bổ theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh… Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ bảo tồn di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể) dịch vụ du lịch và sinh thái. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao theo quy định của Pháp luật. Ban có chức năng Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, sinh thái, phát triển du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hoá liên thông với Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang), Khu di tích ATK Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn) và Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (tỉnh Cao Bằng) góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên liên thông các tỉnh vùng Việt Bắc và Đông Bắc Việt Nam. • Hiện trạng tổ chức, bộ máy và cán bộ. Tổ chức bộ máy: 1 lãnh đạo Ban: 04 người (01 Trưởng Ban, 03 Phó trưởng Ban) Trưởng Ban là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉ đạo chung hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được qui định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao. Phó trưởng Ban: Là người giúp Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước Pháp luật về các nhiệm vụ được phân công, khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó trưởng Ban được Trưởng Ban uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Ban. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban phân công, có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban những việc đã giải quyết khi Trưởng Ban yêu cầu 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ chuyên môn, bảo tồn, phát huy, giá trị Di tích ATK. 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành khai thác du lịch, dịch vụ, phục hồi, tôn tạo, bảo tồn di tích và các tài nguyên, sinh thái ATK Định Hoá. 01 Phó trưởng Ban tham mưu, giúp việc chỉ đạo, điều hành công tác hành chính, tổ chức, bảo vệ di tích các công trình văn hoá ATK Định Hoá, vệ sinh môi trường, cảnh quan và công tác quần chúng. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ATK (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính của Trung tâm) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vụ trực thuộc Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Bảo tồn Di tích và Di sản văn hoá phi vật thể. Phòng tư liệu, Thông tin, tuyên truyền. Phòng bảo vệ. Phòng Quản lý Nhà trưng bày ATK Định Hoá Phòng thuyết minh. Các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Bảo tồn di tích ATK Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Về đội ngũ cán bộ: Phòng Hành chính Tổng hợp (05 biên chế, 05 hợp đồng NĐ 682000CP) Tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt tham mưu, tư vấn cho Trưởng Ban về tổ chức Bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động theo phân cấp của UBND tỉnh, thực hiện chế độ chính sách, đào tạom bồi dưỡng cán bộ, viên chức, công tác văn thư, lưu trữ, công tác đảm bảo hậu cần cho lãnh đạo. Thực hiện công tác bảo vệ và vệ sinh môi trường khu văn phòng Ban. Bảo vệ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương theo nội qui quản lý, điều hành các loại máy móc trang bị ôtô, đảm bảo an toàn đưa đón lãnh đạo, cán bộ của Ban đi công tác. 01 Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và về toàn bộ công việc của phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và báo cáo công việc trước Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban phụ trách. Xây dựng dịch vụ kế hoạch công tác của Trưởng phòng phê duyệt, chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác các viên chức, lao động. Thực hiện việc tham mưu, tư vấn công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, thi đua khen thưởng, đào tạo . 01 phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng công tác tổng hợp, báo cáo, quản trị, đón tiếp khạc, tiếp xúc công chúng, công tác phục vụ lãnh đạo, văn thư, lưu trữ, bảo vệ, thực hiện nôi quy và vệ sinh môi trường văn phòng Ban. 01 văn thư kiêm thủ quỹ làm công tác văn thư, lưu trữ kiêm thủ quỹ theo quy định của Pháp luật. 01 Bảo tàng viên giúp Trưởng phòng đón tiếp, dẫn các đoàn tham quan, tuyen truyền, vận động, thu hút các nguồn lực xã hội hoá tôn tạo di tích. 01 viên chức giúp Trưởng phòng làm công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, bảo vệ di tích, thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện luật di sản văn hoá, ngăn chặn vi phạm di tích, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo tồn, đôn đốc công tác bảo vệ di tích, trật tự trị an cho khách tham quan, vệ sinh môi trường, cảnh quan di tích. 01 thợ điện làm công tác đảm bảo đường điện, phục vụ hệ thống điện các công trình văn hoá và di tích, đèn đường phục vụ Trung tâm đèi De do TP Thái Nguyên tặng (2012)… 01 nhân viên phục vụ, làm phục vụ các phòng lãnh đạo, phòng họp, Hội trường, vệ sinh khuôn viên, cảnh quan khu văn phòng Ban. 01 lái xe phục vụ lãnh đạo theo kế hoạch. 02 nhân viên bảo vệ thay nhau trực ngày, đêm tại cơ quan, các cuộc triển lãm, kiêm công tác an ninh, trật tự trong dịp tết, lễ hội Lồng tồng ATK tại đèo De, phòng chống cháy nổ. 1.3. Thực trạng hoạt động của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa A, Số Đoàn, lượt khách thăm Khu di tích (2010 2015). Năm 2010: Đón trên 2.400 đoàn và khách tự do 580.000 lượt khách Năm 2011: Đón 2.870 đoàn và khách tự do, 581.000 lượt khách Năm 2012: Đón trên 2.980 đoàn và khách tự do, 624.000 lượt khách Năm 2013: Đón trên 2.757 đoàn và khách tự do, 564.989 lượt khách Năm 2014: Đón trên 3.000 đoàn và khách tự do, 672.000 lượt khách. Bảng 1.1. Giá phòng nghỉ và hội trường năm 2014 – 2015 STT Loại phòng Diễn giải Năm 2014 (VNĐđêm) Năm 2015 (VNĐđêm) 1 VIP I 1 gường đôi, 1 gường đơn có điều hòa 750.000 750.000 2 VIP II 1 gường đôi, 1 gường đơn 450.000 500.000 3 Hội trường Hội trường lớn 850.000 850.000 Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa năm 2014 – 2015 Loại hình dịch vụ Tổng doanh thu So sánh 20132012 Năm 2014 Năm 2015 + % Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (VNĐ) (%) (VNĐ) (%) Kinh doanh ăn uống 3.223.558.230 44,56 3.132.235.250 39,86 91.322.980 2,83 Kinh doanh phòng nghỉ 2.607.245.040 36,04 3.021.060.160 38,45 413.815.120 15,87 Cho thuê hội trường và phòng họp 1.354.412.142 17,72 1.652.572.142 21,03 298.160.000 22,01 Kinh doanh khác 48.708.608 0.67 50.742.574 0.65 2.033.966 4.18 Tổng 7.233.924.020 100 7.856.610.126 100 622.686.106 8,61 Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu bán hàng thuần 18.994.317.196 19.391.886.678 20.422.534.335 2. Giá vốn hàng bán 10.372.103.517 10.654.673.557 11.245.675.444 3. Lợi nhuận gộp 822.813.679 937.213.121 1.983.488.569 4. Doanh thu hoạt động tài chính 20.497.815 20.824.421 21.103.290.311 5. Chi phí hoạt động tài chính 38.065.360 38.356.450 39.440.375 6. Chi phí quản l‎ý doanh nghiệp 614.983.570 660.384.340 690.520.398 7. Chi phí bán hàng 177.427.825 294.676.825 320.450.299 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.407.234.739 1.503.619.927 1.935.250.255 9. Thu nhập khác 206.795.600 245.783.292 260.390.425 10. Lợi nhuận khác 206.795.600 245.783.292 260.390.425 11. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.314.030.339 1.549.403.219 1.935.250.455 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 328.507.585 387.350.804,75 438.812.613,75 13. Lợi nhuận sau thuế 985.522.754 1.162.052.414 1.496.437.841 Nhận xét: kết quả kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di tích ATK Định Hóa trong hai năm qua: Qua những năm vừa qua số lượng khách đến với Trung Tâm và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa ngày càng tăng đánh dấu mức độ của Trung tâm ngày càng được biết tới nhiều hơn và hy vọng của những năm tới mức độ đấy sẽ tăng nhiều hơn so với mọi năm để Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn ATK Định Hóa ngày càng được quan tâm để Trung tâm ngày càng được phát triển hơn thu hút được nhiều khách du lịch tới với Định Hóa Thái Nguyên. Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng lên cả về tiền và tỷ lệ. Tương ứng với số tiền 622.686.106đ. Tuy thị trường khách du lịch có nhiều biến động trong 2 năm qua những việc kinh doanh của Trung Tâm vẫn đạt được kết quả tốt. Điều này chứng tỏ Trung Tâm đã có những bước đi đúng đắn khắc phục tình hình thời vụ trong hoạt động kinh doanh. Có thể thấy tình hình kinh doanh của Trung Tâm đạt kết quả tốt, bên cạnh đó vẫn còn tại những khó khăn cần khắc phục, cần thực hiện tốt hơn các chức ăng nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mỗi thành viên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa. Cần phaie xây dựng và tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với tất cả các tuyến điểm, điểm du lịch đồng thời khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc mà Trung Tâm đã xây dựng các tour du lịch tới đó. Đặc biệt phải giữ uy tín với khách hàng và đồng thời gữi quan hệ với khách hàng cũ. Tạo thị trường khách du lịch trong nước và ngoài nước vào Việt nam. 1.4. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi, khó khăn khi sinh viên tiếp xúc với Trung tâm du lịch và bảo tồn ATk Được biết đến với ATK là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm kháng chiến của dân tộc, tại đây còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cũng như những di tích đáng quý gắn liền với một chặng đường lịch sử của người dân Việt Nam. Vì thế em lựa chọn ATK để thực tế với mong muốn tìm hiểu những di tích nơi đây cũng như tìm hiểu cách thức phát triển du lịch ở ATK. Dưới đây là những khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận đơn vị: Khó khăn: Tuyến xe bus cũng như xe khách hoạt động tại tuyến đường đi lên ATK chưa nhiều. Thuận lợi: Ban quản lí ở đây nhiệt tình giúp đỡ sinh viên chúng em khi lên thực tế tại đây,cung cấp tài liệu để chúng em hoàn thành tốt kì thực tế Được tham gia vào các hoạt động của trung tâm như: công tác buồng, bếp hay đốt lửa trại cùng đoàn khách Do mạng internet bây giờ trở nên phổ biến nên tìm kiếm những thông tin về trung tâm trở nên dễ dàng hơn. 1.5. Chiến lược kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Được sự quan tâm ủng hộ của Đảng Chính phủ, các ban , bộ ngành Trung ương, đặc biệt là các cơ quan, Đoàn thể từng ở, làm việc ở ATK Định Hóa trong kháng chiến chống thực dân Pháp và sự ủng hộ của Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và huyện Định Hoá huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh việc xây dựng thực hiện Kế hoạch, Quy hoạch, Dịch vụ để đầu tư, bảo tồn, phát triển Khu di tích trên nền tảng bảo tồn, phát huy di tích và sinh thái Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (2015 2020), tầm nhìn 2030. Tập trung tu bổ, hoàn thiện hạ tầng du lịch các di tích, danh thắng điểm nhấn để tạo thành các sản phẩm du lịch đích thực gắn với khai thác di sản văn hóa phi vật thể: Hát then, đan tính, múa Rối, ẩm thực và các loại thuốc Nam chữa bệnh … Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của khu di tích và đón tiếp phục vụ khách theo quy định của Chính phủ. Phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch, UBND huyện Định Hóa vận động dân tham gia làm du lịch nông thôn miền núi và dân tộc: Thu hút khách trải nghiệm ăn, ngủ, làm nương, cày ruộng, gặt lúa, đồ xôi … Chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hướng dẫn viên , khai thác du lịch và dịch vụ, ẩm thực, văn nghệ dân gian … Tăng cường đầu tư hệ thống nhà nghỉ, ăn uống từ nguồn xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú qua đêm. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Trung Tâm và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa rất mong tiếp tục nhận được quan tâm, ủng hộ của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, HDND, UBND, các sở, ban, ngành, các Doanh nghiệp, các đồng nghiệp và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Định Hóa đưa sự nghiệp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa phát triển bền vững. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 2.1. Chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm 2.1.1. Điểm đến của ATK Định Hóa Trung tâm dịch vụ du lịch và Bảo tồn ATK Định Hóa có nhiệm vụ chính là phục vụ, hướng dẫn du khách về tham quan các di tích lịch sử và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá; tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm quan ATK Định Hoá, trong đó hoạt động hướng dẫn du khách về tham quan các di tích lịch sử là hoạt động chủ yếu. Khi du khách đến với ATK Định Hóa sẽ được hướng dẫn viên của Trung tâm dịch vụ du lịch và Bảo tồn ATK Định Hóa thuyết minh về các điểm di tích, hướng dẫn tham quan, cung cấp các thông tin lịch sử, văn hóa, xã hội gắn liền với các điểm di tích. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2. ATK Định Hóa được công nhận là di tích đặc biêt quốc gia, có 128 điểm di tích trong đó có 13 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Sau đây là một số điểm di tích nổi bật cuat Khu di tích ATK Định Hóa: + Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá: Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK Định Hoá (20051947 20051997) và đã vinh dự được thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành. Kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày Nùng vùng chiến khu Việt Bắc. Nội dung trưng bày của Bảo tàng: + Gồm không gian long trọng có tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tư thế người đang ngồi làm việc dưới bầu trời của Thủ đô kháng chiến. + Nội dung thứ 2 giới thiệu lịch sử và nhân văn Đất và người Định Hoá, với những sưu tập đặc trưng của đồng bào Định Hoá. + Nội dung thứ 3 là tổ hợp trưng bày về Định Hoá trong thời kỳ tiền khởi nghĩa: Tại gian trưng bày này chúng ta thấy được hình ảnh 7 trong 12 chiến sỹ đã tổ chức vượt ngục Nhà tù Chợ Chu cùng những hình ảnh giới thiệu tội ác của Thực dân Pháp nhưng quân và dân ta đã chống trả quyết liệt... Tổ hợp trưng bày, giới thiệu sưu tập hiện vật của cơ quan đầu não Việt Nam: những hiện vật tuy giản dị thô sơ nhưng đã đánh thắng vũ khí tối tân của Thực dân Pháp; Chúng ta thấy lại những hình ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người sống và làm việc tại ATK: Bác tập thể dục, tăng gia sản xuất, thăm hỏi chiến sỹ, đồng bào... Những bức ảnh ghi dấu những quan hệ quốc tế tại ATK: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón rất nhiều các đoàn đại biểu quốc tế tới giúp đỡ Việt Nam và thăm hỏi sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch nước bạn Lào: Suvanuvông, Lêôphighe Đảng cộng sản Pháp, Đoàn đại biểu ảnh Liên Xô Rônan Cácmen. Đặc biệt là bức ảnh ghi dấu sự kiện lịch sử đặc biệt tại đồi Tỉn Keo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ chính trị để thông qua kế hoạch tác chiến, chiến cuộc Đông Xuân 19531954 hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. + Nội dung cuối: Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới: Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên luôn thi đua lao động sản xuất vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. + Lán Tỉn Keo Hình ảnh: Lán Tỉn Keo Nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần: Lần thứ nhất: Từ 541948 đến ngày 151948 Lần thứ hai: Từ ngày 2551948 đến ngày 1291948 Lần thứ ba: Cuối 1953. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6121953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 19531954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nơi đây vẫn còn căn lán nhỏ đơn sơ. Cây râm bụt Bác trồng cành lá dẫu khẳng khiu vẫn ngày ngày trổ hoa. Những nét quen thuộc như vẫn có hình bóng Bác. Đứng tại căn lán này nhìn xung quanh khung cảnh núi rừng thật hùng vĩ, như một bức tường bao vững chắc để bảo vệ ATK. Thấy được phương pháp chọn địa thế để xây dựng nơi ở và làm việc của Bác: Trên có núi, dưới có sông Có đất ta trồng, có bãi ta chơi. Tiện đường sang Bộ tổng Thuận lối tới Trung ương Nhà thoáng ráo, kín mái Gần dân không gần đường + Nhà tưởng niệm Bác Hồ Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Sinh nhật Bác (19051890 19052005). Đây là quà tặng của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng Tỉnh uỷ UBND và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích 16.000m2, giữa đồi cao thoáng đãng, mặt hướng về phía Đông Bắc, bốn bên đều có núi bao bọc. Tổng thể Nhà Tưởng Niệm gồm: + Tứ trụ Tam quan Nhà tưởng niệm + Hệ thống công viên xanh + Các công trình phụ cận. Nhìn một cách tổng quát toàn bộ công trình nhà Tưởng niệm trên tổng thể mặt bằng là một toà nhà chính được toạ lạc trên mai một con Rùa, một loài vật quý trong bộ Tứ linh (Long Ly Quy Phượng). Từ Tứ trụ lên tới Tam quan là 115 bậc gắn với 115 năm ngày sinh của Bác. Từ Tam quan lên tới nhà Tưởng niệm là 79 bậc gắn với 79 mùa xuân của người. Hai bên là 2 hàng Tùng tháp với tổng số 31 cây. Người ta vẫn thường nói vững vàng hiên ngang như cây Tùng, cây Bách thì ở đây 2 hàng Tùng tháp chạy song song như 2 hàng tiêu binh đứng canh giấc ngủ cho Người... Nhìn một cách tổng thể, toàn bộ toà nhà được nâng bởi 9 cánh sen cách điệu (Cửu trùng thiên). Xung quanh 9 cánh sen được trồng 79 cây Vạn tuế tượng trưng 79 tuổi của Bác. Toàn bộ công trình gồm 300 cây cọ, đây là loài cây đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, 2 bên đồi là hàng rào Râm bụt là loại cây bình dị dân dã mà tới đâu Bác cũng trồng, đầu nhà có một cây Xoài và một cây Sữa. Trước cửa là Hòn non bộ Tam sơn (tức 3 đỉnh núi thu nhỏ lại) để cầu mong sự yên lành luôn đến với Bác. Về nội thất Nhà trưng bày: nổi bật là tượng Bác Hồ đúc bằng đồng nặng 150 kg, cao 99cm do các nghệ nhân xưởng đúc đồng Mai Hoa, làng Ngũ Xá Gia Lâm Hà Nội chế tác. Bên cạnh hệ thống đồ thờ là các Hoành phi, câu đối làm bằng gỗ Dổi, sơn son, thiếp vàng tạo lên sự trang nghiêm. Nhà tưởng niệm cũng trưng bày 8 tủ ảnh tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở ATK Định Hoá Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. + Di tích Khuôn Tát Bao gồm Lán Khuôn Tát, Hầm Khuôn Tát và những địa điểm gần gũi thân thuộc với Bác Hồ trong những năm 19471954. Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần: Lần thứ nhất: Từ ngày 2011 đến ngày 28111947 Lần thứ hai: Từ ngày 1111 đến ngày 731948 Lần thứ 3: Từ ngày 54 đến ngày 151948 Những ngày ở đây Người đã viết rất nhiều tài liệu nhằm củng cố chính quyền, củng cố hậu phương, động viên quân và dân ta quyết tâm kháng chiến. Nơi đây Bác Hồ và Quốc Hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng. Cách Lán Khuôn Tát không xa là một căn hầm nhỏ, nhưng tương đối chắc chắn và thoáng mát, tiện lợi. Là căn hầm Khuôn tát, nơi tránh bom, tránh đạn và máy bay trinh thám của địch... Trên con đường nhỏ vào căn lán Khuôn Tát, du khách đi ngang qua một bãi đất rộng nằm dưới chân cây đa xum xuê bóng mát. Có tên rất gẫn gũi Cây đa Khuôn Tát. Hàng ngày Bác vẫn thường ra đây tập thể dục. Dòng suối Khuôn Tát hiền hoà, dịu mát với những bãi đá nhỏ rất đẹp chảy vắt ngang qua con đường vào căn lán của Bác. Chính tại dòng suối này Bác vẫn thường câu cá, cũng như ngày ngày ra đây tắm giặt...Trên mỗi nẻo đường đi Việt Bắc đều vương vấn hình bóng của Bác Hồ: Nhớ Người những sớm tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người (Việt BắcTố Hữu) + Thác Khuôn Tát Con về đường núi đèo De Bên này Rục Rã bên kia Tân Trào Thác Khuôn nước đổ ào ào Chim reo trong lá xôn xao núi Hồng.. (Mùa xuân trên đèo De Tác giả Ma Trường Nguyên) Thắng cảnh Thác Khuôn Tát thuộc xóm Tỉn keo, xã Phú Đình. Là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, nằm giữa núi rừng hoang sơ và yên tĩnh, bốn bề có nhiều cây cổ thụ, nước từ 7 tầng thác cao đổ xuống tung bọt trắng xoá, phía dưới tạo thành dòng suối trong xanh uốn lượn chảy róc rách ngày đêm. ngày xưa, Chim chóc, muông thú và các loài Hổ, Báo, Hươu, Nai hay đến thác uống nước. Vào những hôm trời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi... có bầy Tiên nữ từ trên trời xuống thác tắm, truyền thuyết dân gian đó được lưu truyền đến tận ngày nay. Từ trên đỉnh Đèo De cao vút, có thể nhìn xuống Thác Khuôn Tát Thác bảy tầng thiên tạo, như một bậc thang nhà sàn, nguồn nước trong vắt đổ ào ào quanh năm. Độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác trên 20m. Tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại phía trên cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Du khách có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây toả mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm, có nhiều tảng đá bằng phẳng... Chân Thác Khuôn Tát nước dội xuống thành bồn tắm thiên tạo, chỗ nước sâu nhất chừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối róc rách trải dài qua khe đá, bờ cây thoáng đãng. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm... Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người. Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình không chỉ của Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002. + Di tích Khau Tý Di tích Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 2051947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây trong thời gian từ 205 đến 10111947. Bác đã chọn địa điểm này vì từ nơi đây có con đường mòn đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên Chợ Đồn, ra Phú Lương và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện. Tại Di tích này có lán ở của Bác, trong thời gian ở đây Bác đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và bài thơ Cảnh Khuya dùng làm tài liệu tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong cho cán bộ đảng viên. Con đường nhỏ rẽ vào di tích là những hình ảnh thân thuộc “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh..” Những bậc thang sạch sẽ dưới những bóng cây râm mát đưa chúng ta vào một rừng cọ, vầu. Không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nguyên lành của thiên nhiên và sự tĩnh lặng, trang nghiêm ở nơi đây. Căn lán nơI Bác ở và làm việc trong những tháng đầu tiên khi về ATK Định Hoá không còn nữa. Trên nền móng cũ giờ dựng lên một bia đá. Đứng trước bia di tích, cảm giác thật thiêng liêng khi thắp nén nhang tưởng nhớ Bác Hồ. Trên bia là những lời giới thiệu “Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Địa đIểm làm việc đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về ATK Định Hoá 2051947…” Phía sau bia khoảng 10m là 2 cây đa và trám rất to, thân thẳng tắp và cành lá xum xuê. Tại di tích vẫn còn con hào nhỏ nằm dưới những bóng vầu, cọ đan xen. Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đến thắp hương tại di tích ngày 622002 và tại đây đồng chí đã trồng 2 cây Kim Giao lưu niệm.. Ngày nay Di tích này là điểm tham quan thu hút nhiều du khách hành hương về với cuội nguồn vinh quang của lịch sử . + Di tích Nà Mòn Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn xã Phú Đình huyện Định Hoá(Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 19521953. Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể…không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, khứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu cầu sống cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, chỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử. Lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ. Đó là nhà sàn rộng 4 gian, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Qua cổng chúng ta bước vào một vườn Mơ xanh lá. Mùa xuân quanh nhà nở đầy hoa Mơ trắng. Phía sau nhà sàn là một đồi cây. Khi đồng chí Trường Chinh ở đây có 1 hào nhỏ được đào xuyên qua đồi ra con suối ở phía sau. Căn nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, gian ngoài cùng là bếp, gian trong cùng là nơI ở và làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh. ở đây có kê 2 chiếc giường nhỏ…hai đầu nhà sàn là 2 cầu thang lên xuống tiện lợi.. Qua cổng di tích, ở bên tay phải là một tấm bia giới thiệu. Tìm hiểu di tích để thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc và những tháng năm kháng chiến gian khổ của người chiến sỹ cách mạng… + Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Địa đIểm đI tích Cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (19491954) thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích nằm trong một thung lũng nhỏ hẹp, bao quanh là núi rừng rất kín đáo, tiện lợi cho việc giữ bí mật nhưng cũng thuận lợi cho việc liên lạc đI các hướng. Từ đây có thể đi Chợ Chu, xuống Thái Nguyên, lên Chợ Đồn (Bắc Kạn), sang Sơn Dương (Tuyên Quang) một cách dễ dàng. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh. Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng quân uỷ nằm trên đồi Đỏn Mỵ nhìn ra phía trước theo hướng Đông nam là cánh đồng Bảo Biên, có đường ô tô chạy qua. Cắt ngang phía trước ngay sát di tích là con đường làng mới mở. Xung quanh là nhà dân. Phía sau là dãy núi Lai Hiệp nối liền với dải núi Hồng hùng vĩ. Khu vực văn phòng Bộ Tổng tư lệnh năm trên dải đồi thấp, cách nơI ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng 700m về hướng Đông nam, xung quanh là rừng cọ, vầu. Cùng với thời gian và những năm tháng chiến tranh, di tích chỉ còng lại những nền móng cũ. Trên cơ sở những địa danh và kí ức của những nhân chứng lịch sử, tại di tích đã khôi phục và dựng lên một căn lán nhỏ. Phía trước di tích có dựng bia, trên đó có đề “Di tích kháng chiến, Cơ quan Quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam..” Bia được hoàn thành vào ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22122004. Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. TạI đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch phê duyệt, chỉ huy và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bảo Biên có 1 vị trí quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. + Di tích Làng Quặng nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân Điểm di tích nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân ngày 1551945 tại Làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá. Trong cách mạng tháng tám năm 1945, ngôi đình làng Quặng là chỗ đi lại họp hành của các cán bộ Việt Minh. Sáng 1551945 buổi lễ thành lập Việt nam giải phóng quân được tiến hành. Trên thửa ruộng Nà Nhậu phẳng, rộng trước ngôI đình làng Quặng, 2 đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gồm hơn 200 người, hàng ngũ chỉnh tề xếp hàng dọc phía trước, 2 bên là đại biểu đại diện cho các đoàn thể địa phương và bà con dân làng. Phía trước đoàn quân là 3 đồng chí xếp thành hàng ngang danh dự, đồng chí đứng giữa cầm quốc kỳ, 2 đồng chí bồng súng 2 bên trong tư thế nghiêm trang. Trên hàng danh dự là khẩu súng đại liên 3 càng, 2 bên cánh gà mỗi bên là một hàng 2 đồng chí bảo vệ, lễ đài không có bàn ghế. Buổi lễ diến ra trong 45 phút. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trong tư thế nghiêm trang dõng dạc tuyên bố sát nhập 2 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt nam giải phóng quân. sau đó đồng chí còn dặn Bộ đội Việt Nam giải phóng quân thực hiện 10 lời thề danh dự và 12 đIều kỷ luật tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước. Cuối cùng là lễ tuyên thệ dưới lá cờ tổ quốc và hô khẩu hiệu quyết tâm đánh giặc giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau buổi lễ các đồng chí cán bộ chỉ huy trở về ngôi đình họp bàn, tại đây Bộ tư lệnh giải phóng quân đã được thành lập gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Trần Đăng Ninh. Ngày nay, bước vào di tích chúng ta sẽ gặp lại cảnh yên bình thân thuộc của làng quê: mái đình, cây đa, đồng lúa..Phía trước khu vực di tích là cánh đồng lúa Nà nhậu. Khu vực di tích rất rộng. Một mái đình đẹp, chắc chắn, rộng rãi và thoáng mát nơi ghi dấu sự kiện. Trong khu đất rộng, bằng phẳng phía trước ngôi đình vẫn còn 2 cây đa rất to, ít cành lá xum xuê nhưng rất xanh tốt. Gần với gốc đa bên trái có dựng một bia lớn. Trên đó có lời giới thiệu về di tíchvà sự kiện đã diễn ra tại địa đIểm này. Di tích lịch sử làng Quặng với sự kiện thành lập Việt nam giải phóng quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta là kết quả một quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Nhà tù Chợ Chu Nhà tù Chợ Chu được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số: 253 Bộ VHTT 2521998 Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1889 thực dân Pháp chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt. Năm 1894 chúng đặt cơ quan đại lý cai trị vùng này. Đến năm 1916 tiến hành xây dựng nhà tù. Nhà tù Chợ Chu ban đầu được làm bằng tre, gỗ, đơn sơ, chủ yếu giam tù thường phạm. Nhà tù Chợ Chu giam giữ các chiến sỹ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái(1930). Năm 1940 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều chiến sỹ cách mạng và thân nhân bị bắt và đem về giam giữ tại nhà tù Chợ Chu. Đến năm 1942 nhà tù được xây dựng lại kiên cố, bằng gạch ngói, xi măng, có thể giam giữ 200 người một lúc... Cu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu 2.1 Mục tiêu chung .7 2.2 Mục tiêu cụ thể .7 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .7 Bố cục báo cáo CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên .9 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 1.1.2 Vị trí đặc điểm .12 1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý trước sau săp xếp lại máy cán Trung tâm 13 1.3 Thực trạng hoạt động Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa .18 1.4 Thuận lợi, khó khăn 21 1.5 Chiến lược kinh doanh Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di Tích ATK 22 CHƯƠNG THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 24 2.1 Chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm .24 2.1.1 Điểm đến ATK Định Hóa 24 2.1.2 Yếu tố người 39 2.1.2.1 Về độ tuổi giới tính .40 2.1.2.2 Về trình độ học vấn chuyên ngành đào tạo hướng dẫn viên 41 2.1.2.3 Về ngoại ngữ 42 2.1.2.4 Về thâm niên công tác hướng dẫn viên 43 2.1.2.5 Về thẻ hướng dẫn viên .44 2.1.2.6 Về hình thức làm việc 45 2.1.3 Khả quản lý tổ chức ATK Định Hóa .46 2.1.4 Cơ sở vật chất ATK Định Hóa .51 2.1.4.1 Về dịch vụ ăn uống 51 2.1.4.2 Về dịch vụ nghỉ dưỡng 52 2.1.4.3 Dịch vụ hội nghị, tập huấn 53 2.1.4.4 Dịch vụ cung cấp mặt hàng lưu niệm 54 2.2.1 Phương pháp điều tra 58 2.2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm .59 CHƯƠNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN .67 3.1 Xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch ATK Định Hóa 67 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm .69 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán 69 3.2.2 Khai thác tốt thị trường truyền thống mở rộng thị trường 70 3.2.3 Hoàn thiện nâng cao hiệu chiến lược kinh doanh liên kết 70 3.2.4 Đẩy mạnh sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di tích ATK thị trường thu hút khách 71 3.2.5 Những kiến nghị đề xuất với Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn ATK Định Hóa .71 3.2.7 Kiến nghị với ngành du lịch 72 3.2.8 Những kiến nghị đề xuất với Khoa 72 3.2.9 Những kiến nghị đề xuất khác .73 3.2.9.1 Bảo tồn tôn tạo di tích ATK gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương 73 3.2.9.2 Kết hợp bảo tồn di tích với công tác giáo dục truyền thông .73 3.2.9.3 Xác định rõ trách nhiệm cùa Trung ương địa phương việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa .74 KẾT LUẬN .76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 79 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI CẢM ƠN Để hoán thiện chuyến báo cáo thực tập trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đặc biệt thầy cô khoa Marketing, Thương mại Du Lịch lời cảm ơn chân thành Đặc biệt em xin gửi lời cảm đến thầy (cô) …., người tận tình hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành chuyến báo cáo thực tập lời cảm ơn sâu sắc Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng bạn Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa Thái Nguyên tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tập suốt trình thực tập Trung tâm Nhà trường tạo cho em hội thực tập cho em nhận nhiều điều mẻ bổ ích việc hướng dẫn để giúp ích cho công việc say thân Vì kiến thức thân hạn chế, trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề em không tránh khỏi sai sót, kính mong nhận ý kiến góp từ cô Trung tâm PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài “Việt Nam - điểm đến thiên niên kỷ mới” tất nơi nhìn thấy dòng chữ Con người Việt Nam thân thiện mến khách Đó yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch nước ta Du lịch phát triển không góp phần ngành kinh tế mũi nhọn mà nâng cao đời sống văn hoá tinh thần nhân dân, tạo giao lưu hữu nghị với bạn bè quốc tế, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho 10% lao động nước Du lịch Việt Nam đóng góp phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân ngành du lịch nhiều điều trăn trở cần quan tâm bộ, ngành, cần có sách nhằm đưa du lịch phát triển Khách du lịch quốc tế thường đến Việt Nam lần, lượng khách quốc tế đến lần hai ba chiếm tỷ lệ nhỏ Trong kinh doanh lữ hành nhiều vấn đề nan giải chưa tháo gỡ đặc biệt chất lượng dịch vụ du lịch nhiều điều đáng nói, vừa thực trạng nguyên nhân tác động đến tình hình nói Chất lượng dịch vụ yếu tố quan trọng việc thu hút khách du lịch Chất lượng dịch vụ tác động nhiều đến trình phát triển du lịch Việt Nam nói chung tác động đến kết doanh nghiệp nói riêng là: lượng khách, doanh thu, lợi nhuận, uy tín Để dịch vụ du lịch đạt hiệu cần phải hoàn thiện trình quản lý chất lượng Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên chịu cạnh tranh Công du lịch Dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ marketing di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên chưa nâng cao mức, lượng khách đến ATK Định Hóa ít, đồng thời ATK Định Hóa chịu cạnh tranh điểm đến khác địa bàn Thái Nguyên Với quan tâm nhà trường khoa tổ chức cho sinh viên thực tế đơn vị Em chọn Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn ATK Định Hóa địa điểm thực tế mang lại nhiều kinh nghiệm quý giá sau trình thực tế Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa Mục tiêu 2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình hoạt động Trung tâm từ 2013 đến 2015 Tìm hiểu sở lý luận hướng dẫn du lịch đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Thực trạng chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên - Phạm vi: + Về không gian: Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên + Về thời gian: Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2013 – 2015 Số liệu sơ cấp thu thập từ việc khảo sát ý kiến khách hàng quản lý Bài báo cáo thực hiên từ …/…./2016 đến …/…./2017 số liệu lấy từ năm 2013 – 2015 Bố cục báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận, báo cáo em chia thành 03 chương: + Chương 1: Khái quát chung Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên + Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên + Chương 3: Đánh giá chung nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên thành lập theo định số: 23/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh Trên sở chuyển đổi Ban quản lý Di tích Danh thắng Thái Nguyên trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao Du lịch theo định số: 505/QĐ-UB ngày 01/4/2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.Từ đến nay, Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên thực chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích lịch sử ATK Định Hoá Thái Nguyên Cùng với Tuyên Quang Bắc Cạn, Thái Nguyên vinh dự Trung ương Đảng, Bác Hồ Chính phủ chọn làm nơi xây dựng địa cách mạng, Thủ đô kháng chiến thần thánh dân tộc Ngày 20-5-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới làm việc đồi Khau Tý, thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa Với vị trí "tiến đánh, lui giữ" "nơi có nhân dân tốt, có sở trị tốt", ATK Định Hóa - Thái Nguyên nơi quan Trung ương Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng chí Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng làm việc thời gian dài Từ ATK Định Hóa, nhiều chủ trương, sách kiện quan trọng định đến vận mệnh dân tộc đời Đặc biệt, ngày 6-12-1953, đồi Tỉn Keo, chân Đèo De, Núi Hồng thuộc xã Phú Đình, Bác Hồ Bộ Chính trị định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ - Trận chiến lịch sử định thắng lợi kháng chiến trường kỳ năm chống thực dân Pháp xâm lược dân tộc Việt Nam Lán Tỉn Keo, thuộc Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa (Thái Nguyên), địa danh thu hút du khách.Là người có nhiều năm làm việc ATK Định Hóa, ông Nguyễn Văn Nương, Phó Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên, cho biết: Địa danh Tỉn Keo, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc nhiều lần thời gian từ 1948 đến cuối năm 1953, theo đường ngựa vượt Đèo De (Núi Hồng) sang Tân Trào (Tuyên Quang) đồng hồ Hơn nữa, nơi Bác làm việc thời kỳ lác đác 5-7 nhà sàn ẩn rừng núi trùng điệp Vì thế, nói nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: Địch không ngờ chỗ giáp ranh, làng nghèo nàn, vắng vẻ lại nơi "chùa rách, bụt vàng" Theo giới thiệu lãnh đạo Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa, tìm gặp ông Nguyễn Phúc Liên (84 tuổi) thôn Quan Lạn, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Ngôi nhà nhỏ nơi ông Liên sinh sống cháu cách đồi Tỉn Keo khoảng số Ông Liên kể: "Đồi Tỉn Keo nơi Bác Hồ làm việc đất gia đình ông Ma Tiến Đàm Hồi ấy, khu vực heo hút Để bảo đảm bí mật, nhân dân vùng thực "ba không": Không nghe, không biết, không thấy Mỗi Bác lãnh đạo Trung ương Đảng di chuyển nơi khác hoạt động, nhân dân vùng lại thay trông nom, bảo vệ, để đồng chí trở có chỗ làm việc" Ông Liên cho biết, người thuộc hệ bố mẹ ông, nhiệm vụ trông nom, bảo vệ tích cực tăng gia sản xuất để cung cấp thực phẩm cho quan Trung ương Trong suốt kháng chiến chống Pháp, bà dân tộc Định Hóa đóng góp nhiều công sức, cải, chí tính mạng cho việc xây dựng, bảo vệ ATK Hiện nay, ATK Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng, nơi làm việc Bác Hồ, nơi đóng quân quan Trung ương để 10 - Chủ động nghiên cứu, học hỏi, đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ATK Định Hóa để thu hút kéo dài thời gian khách lại ATK Định Hóa - Hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động thực pháp luật để giữ vững định hướng phát triển lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, giữ gìn phát huy sắc văn hoá dân tộc - Đào tạo đội ngũ công nhân hướng dẫn viên du lịch có trình độ tay nghề ổn định, đặc biệt người quản lý khách sạn, nhà hàng ăn uống có trình độ kinh nghiệm kinh doanh lâu năm ATK Định Hóa 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán Để đào tạo sản phẩm chất lượng cao, việc nâng cao chất lượng dịch vụ, Trung Tâm cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán trực tiếp làm công việc kinh doanh du lịch, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên Đội ngũ hướng dẫn viên Trung Tâm chủ yếu phần lớn cộng tác viên ký hợp đồng Họ công tác quan khác thực nhiệm vụ hướng dẫn công ty yêu cầu Như thực tế, Trung tâm chưa có đội ngũ hướng dẫn viên vững mạnh cho Trong thời gian tới, Trung tâm cần bước xây dựng cho đội ngũ hướng dẫn viên, đặc biết hướng dẫn viên có trình độ nghiệp vụ cao họ phải am hiểu du lịch, qua trường lớp đào tạo quy lớp cấp thẻ hướng dẫn viên Các hướng dẫn viên phải nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao Trước mắt chưa thể có đội ngũ hướng dẫn viên vững mạnh, Trung tâm cần động viên, quan tâm cộng tác viên thường xuyên học hỏi tích lũy kinh nghiệm để phục vụ khách ngày tốt 69 3.2.2 Khai thác tốt thị trường truyền thống mở rộng thị trường Thị trường mối quan tâm hàng đầu công ty, lẽ muốn tồn phát triển Trung tâm phải có vị trí định thị trường Để có chiến lược kinh doanh phù hợp tất yếu phải có nghiên cứu thị trường Có sách giá phù hợp, giá tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng bán, tác động mạng đến doanh thu, lợi nhuận Trung tâm Để thu hút khách tang lợi nhuận cho công ty, sử dụng sách công cụ kích thích tiêu dung kéo dài tính thời bụ cho sản phẩm Để cạnh tranh giá thị trường , Trung tâm phải có biện pháp giảm giá thành, từ giảm giá chương trình du lịch - Thường xuyên tham khảo giá đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giá họ để tìm điểm mạnh, điểm yếu, từ có sựu điều chỉnh giá phù hợp cho - Duy trì mối quan hệ tốt với dịch vụ du lịch, tìm sở du lịch có giá thành thấp chất lượng đảm bảo - Trong nhiều trường hợp giảm lợi nhuận mong muốn để giảm giá bán chương trình du lịch từ kéo khách đến với Trung tâm Tùy vào số lượng khách mà ta có sách giảm giá thích hợp 3.2.3 Hoàn thiện nâng cao hiệu chiến lược kinh doanh liên kết Trong kinh doanh lữ hành quốc tế việc liên doanh với công ty du lịch nước có vị trí đặc biệt quan trọng thành bại Trung tâm Vì việc hoàn thiện nâng cao hiệu liên doanh làm kết quốc gia , quốc tế phải diễn thường xuyên 70 3.2.4 Đẩy mạnh sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn Di tích ATK thị trường thu hút khách Trong năm vừa qua Trung tâm cố gắng quảng cáo sản phẩm dịch vụ Trung Tâm, nhiên chưa đạt kết cao, khách hàng đến với Trung tâm trừ khách hàng thường xuyên Nguyên nhân quảng cáo Trung tâm nêu đặc trưng Trung tâm mà không nêu lợi ích khách hàng họ sử dụng sản phẩm từ sản phẩm họ học hỏi Khách hàng phân biệt khác biệt sản phẩm Trung Tâm với công ty du lịch khác Vì quy mô nhỏ, số vốn công ty khác nên số vốn dung cho hoạt động quảng cáo ít, tập quảng cáo phải hấp dẫn đầy đủ yêu cầu nội dung như: - Đầy đủ thông tin giá hoạt động khuyết mại san rphaamr công ty - Đảm báo xác, không sai lệch thông tin sản phẩm - Đảm bảo mỹ thuật - Có kết hợp thông tin quảng cáo Thực tốt công tác quản cáo làm cho lượng khách Trung tâm tang nhanh làm tang doanh thu, lợi nhuận điều kiện để thúc đẩy thị trường kinh doanh 3.2.5 Những kiến nghị đề xuất với Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn ATK Định Hóa Trung Tâm Du Lịch Bảo Tồn ATK Định Hóa Trung tâm có nhiều năm hoạt động lĩnh vực du lịch Tuy nhiên, để tọa hiệu uy tín cho doanh nghiệp doanh nghiệp cần phải có số biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp như: - Cần phải nâng cấp trang thiết bị phòng để phục vụ tốt cho công việc 71 - Khai thác thị trường khách hàng quen thuộc mở rộng thị trường khách, mở rộng thị trường khách sang tỉnh lân cận - Có thể mở sở số tỉnh khác để thu hút nhiều thị trường khách - Đào tạo để nâng cấp trình độ cho nhân viên - Có số sách khen thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc tháng - Cần sáng tạo trình tạo sản phẩm du lich, tạo chương trình du lịch phong phú lạ để thu hút khách hàng Xúc tiến công tác quảng cáo sản phẩm du lịch Trung tâm 3.2.7 Kiến nghị với ngành du lịch - Tăng cường tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho nhà quản trị, nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch - Tổng cục du lịch cần có đạo thành lập máy an ninh bảo vệ khách du lịch, tránh tượng lừa lọc, gây với khách du lịch họ đến với địa phương đặc biệt với du khách nước 3.2.8 Những kiến nghị đề xuất với Khoa Là sinh viên khoa Du lịch, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa giảng viên tạo điều kiện cho chúng em có tập để chúng em có nhiều điều kiện trau dồi kiến thức thực tế kinh nghiệm làm việc tương lai sau chúng e trường Trong thời gian thực tập, chúng em thấy kiến thức mà nhà trường trang bị cần thiết, nhiên thiếu nhiều so với thực tế nghề nghiệp Do vậy, Khoa cần tạo điều kiện cho sinh viên thực tế nhiều để sinh viên có kiến thức vững 72 Đối với hướng dẫn viên du lịch trình độ ngoại ngữ quan trọng Nên cần tăng thợi lượng chương trình để trinh viên có điều kiện luyện tập nhiều 3.2.9 Những kiến nghị đề xuất khác 3.2.9.1 Bảo tồn tôn tạo di tích ATK gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương Một mô hình phát triển kinh tế cố thể kết hợp việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa kinh tế rừng du lịch sinh thái Để làm điều đó, trước hết cần mở rộng việc khoanh vùng bảo vệ di tích, phạm vi di tích khoanh vùng nên mở rộng quy hoạch vùng đệm để phát triển kinh tế rừng du lịch sinh thái Bảo tồn tôn tạo du lịch ATK hội để khôi phục rừng, cải tạo sinh thái việc kết hợp bảo tồn di tích gắn vớ đề án phát triển kinh tế rừng du lịch sinh thái huyện Định Hóa nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung 3.2.9.2 Kết hợp bảo tồn di tích với công tác giáo dục truyền thông Giáo dục truyền thông mục tiêu quan trọng hang đầu công tác bảo tồn, tôn tạo di tích Kinh nghiệm bảo tồn di tích nhiều địa phương cho thấy việc giáo dục truyền thông thực trình bảo tồn, tôn tạo di tích thông qua việc xã hội hóa công tác Có thể huy động tầng lớp nhân dân, đặc biết lực lượng niên góp công, góp của, tổ chức đợt lao động tình nguyện tham gia bảo tong, tôn tạo di tích Một số hạng mục quan trọng tạo điểm nhấn cho khu di tích xây dựng theo mô hình “ công trình tình nguyện” địa phương, ngành, đơn vị Trong khu di tích ATK Định Hóa có nhiều di tích lien quan đến số ban, ngành Trung ương quan, đơn vị Quân đội, có số di tích tôn tạo theo mô hình Tuy nhiên di tích chưa khai thác, phát huy nhiều giá trị thiếu mối lien hệ bền vững giũa chủ đầu tư xây dựng chủ 73 quản lý “ công trình tình nguyện” Phối hợp chặt chẽ với quan, ban, ngành, đơn vị tham gia đầu tư bảo tồn, tôn tạo hoạt động tuyên truyền giới thiệu quảng bá di tích, tổ chức “ hành hương nguồn” kết hợp với du lịch sinh thai Làm không góp phần nâng cao hiệu cồn tác giáo dục truyền thông, mà có tang sức hấp dẫn cho di tích 3.2.9.3 Xác định rõ trách nhiệm cùa Trung ương địa phương việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa Di tích ATK Định Hóa di tích lịch sữ cách mạng, kháng chiến có tầm cỡ quốc gia đặc biết Chính mà việc bảo tồn tôn tạo phát huy hiệu giá trị to lớn khu di tích cần có đầu tư thích đáng nhà nước, chung tay góp sức địa phương, quan, ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang Chính phủ nên đứng chủ trì giao cho ngành văn hóa kết hợp với tỉnh Thái Nguyên, với Bộ Quốc Phòng ngành có liên quan tái quy hoạch khu di tích ATK Định Hóa với đề án tổng thể tôn tạo kết hợp với chương trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương Mỗi đề án nên ý gắn kết hạng mục bảo tồn tôn tạo với phát triển kinh tế- xã hội khai thác, phát huy tác dụng Cùng với việc quan tâm đầu tư mức, phát huy hiệu giá trị di tích ATK Định Hóa, cần phải coi trọng ý kiến phản biện xã hội từ phía nhà khoa học nhà chuyên môn Thực tế nhiều địa phương thời gian qua di tích lịch sửn đầu tư kinh phí bảo tồn tôn tạo lớn lại bị dư luận phản ứng, gây phản cảm cho du khách thiếu hiểu biết lịch sử, văn hóa, lối làm việc theo tư “ thích đại hóa” công trình gì, kể di tích lịch sử- văn hóa Đó hệ việc xem nhẹ chí phớt lờ phản biện xã hội, không ý đến vai trò nhà chuyên môn lĩnh vực bảo tồn tôn tạo du lịch Môt việc bảo tồn tôn tạo bị sai lệch trông chờ việc phát huy hiệu giá trị di tích 74 Một di tích mà không phát huy hiệu đưa di tích hòa nhập với sống bảo tồn giá trị vĩnh cho hệ mai sau di tích trở thành” di tích chết” bảo tồn tôn tạo di tích phải đôi với khai thác hiệu phát huy giá trị di tích 75 KẾT LUẬN Trong trình thực tập Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên với giúp đỡ ban lãnh đạo đặc biệt cán Phòng thị trường em hiểu vấn đề thực tế mà lý thuyết thầy dã giảng cho em ngành em chọn thời gian học Đại Học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đặc biệt thầy cô khoa Marketing, Thương mại Du Lịch Cùng với giúp đỡ tận tình, chu đáo thầy (cô) giáo … em hoàn thành báo cáo với đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn viên du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên” Với thời gian không dài em tìm hiểu thu nhập, phân tích, đánh giá thực trạng Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên từ đưa số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn viên du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Sau trình nghiên cứu em đánh giá giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn viên du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Em xin có kết luận sau: - Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên có truyền thống phát triển lâu dài, có nhiều lợi nguồn lực so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa bàn thành phố Thái Nguyên Vị Trung tâm được xác lập thị trường kinh doanh lữ hành Thái Nguyên, chất lượng trương trình du lịch ngày nâng cao, tạo tin tưởng khách hàng - Trong năm gần đây, Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên đặc biệt quan tâm tới việc mở rộng thị trường, 76 bước thực có hiệu hoạt động marketing phát huy, khai thác ngày tốt nguồn lực - Trong bối cảnh tình hình kinh tế nước toàn giới gặp nhiều khó khăn khủng hoảng tài khu vực Châu khủng hoảng tình hình trị - xã hội, hoạt động kinh doanh Trung tâm ổn định có nhiều hiệu Tuy nhiên hiệu kinh doanh chưa cao Trung tâm nhiều hạn chế sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, giao khoán kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động makerting - Trong giai đoạn phát triển từ năm 2018 đến 2020, để dành thắng lợi cạnh tranh, nâng cao hiệu kinh doanh Trung tâm cần thực tổng thể giải pháp liên quan đến thị trường, hoạt động marketing, liên quan tới nguồn lực, tới tổ chức quản lý Trung tâm đề số hoạt động sau: + Chất lượng cao + Thông tin anh + Giá hợp lý Trung tâm đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu việc làm hoàn toàn đắn sản phẩm Trung tâm thực tế đánh giá có chất lượng tương đối cao thị trường Thái Nguyên Tuy Trung tâm phải phát triển, nâng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch Với kiến thức non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên báo cáo em chưa đánh giá đầy đủ chi tiết thực trạng tồn phát triển du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Em xin chân thành cảm ơn người giúp đỡ em hoàn thành báo cáo 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo kết kinh doanh Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên [2] Báo cáo kết hoạt động hướng dẫn Phòng Du lịch thuộc Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên [3] Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2005 [4] Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Đính – Thạc sỹ Phạm Hồng Chương, Giáo trình Hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê Hà Nội 2000 [5] TS Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Quản trị Kinh Doanh Lữ Hành, NXB Khoa học Kỹ thuật 78 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN DU KHÁCH Đánh giá du khách chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm dịch vụ du lịch Bảo tồn Khu di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên Xin chào anh (chị )! Chúng nhóm Sinh viên Trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Marketing – Thương mại dịch vụ du lịch, ngành Thương mại dịch vụ du lịch, thực đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm dịch vụ du lịch Bảo tồn Khu di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên” Để hoàn thành nghiên cứu này, kính mong anh/chị bớt chút thời gian để trả lời số câu hỏi sau.Tất câu trả lời anh/chị thông tin quý giá có ý nghĩa quan trọng cho nghiên cứu Bạn xin vui lòng cho biết: Địa chỉ: …………………………………………………………………… Số điện thoại: ……………………………………………………………… Email (nếu có): …………………………………………………………… I Thông tin chung Anh/chị đánh dấu tích vào phương án mà anh/chị cho phù hợp Câu 1: Giới tính anh/chị là: □ Câu 2: Anh/chị thuộc nhóm tuổi đây? 79 Nam □ Nữ □ < 18 □ 36-45 □ 18-25 □ 46-65 □ 26-35 □ >65 Câu 3: Nghề nghiệp anh/chị gì? □ Học sinh, sinh viên □ Công nhân □ Nhân viên văn phòng □ Giám đốc □ Nội trợ □ Đã nghỉ hưu II Ý kiến anh/chị ATK Định Hóa, Thái Nguyên Trước đến ATK Định Hóa, Thái Nguyên: Câu 4: Anh/chị tìm kiếm thông tin ATK Định Hóa, Thái Nguyên thông qua: □ Sách báo, tạp chí □ Internet □ Bạn bè, người thân □ Các công ty du lịch □ Khác Câu 5: Từ thông tin tìm hiểu, anh/chị biết ATK Định Hóa, Thái Nguyên? □ Phong cảnh đẹp □ Thức ăn ngon, độc đáo □ Người dân ATK Định Hóa, Thái Nguyên thân thiện, cởi mở □ Nhiều khu di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng □ Khác Câu 6: Lý anh/chị đến với ATK Định Hóa, Thái Nguyên ? □Để trải nghiệm danh lam, thắng cảnh, núi rừng ATK Định Hóa □Thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà sắc dân tộc □Để tìm hiểu lịch sử 80 □Tiếp xúc với văn hóa □Khác Sau đến ATK Định Hóa, Thái Nguyên Câu 7: Các anh/chị cảm nhận thái độ hướng dẫn viên nào? □Hài lòng □Tương đối hài lòng □Không hài lòng □Khác Câu 8: Trang phục hướng dẫn viên nào? □Phù hợp □Không phù hợp Ý kiến khác: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Hoàn Không toàn đồng ý thường không đồng ý Câu 9: Hình ảnh ATK Định Hóa, Thái Nguyên đánh giá cao mắt khách du lịch Câu 10: Trong suốt trình hướng dẫn, hướng dẫn viên tận tình chu đáo Câu 11: Hướng dẫn viên tươi cười niềm nở Câu 12: Hệ thống di tích 81 Bình Đồng ý Hoàn toàn đồng ý lịch sử phong phú, đa dạng Câu 13: Bạn học nhiều học lịch sử sau tham quan di tích Câu 14: An ninh du khách đảm bảo Câu 15: Học hỏi thêm nhiều điều lạ Câu 16: ATK Định Hóa có nhiều tiềm để phát triển du lịch Câu 17: ATK Định Hóa phát triển du lịch bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử Câu 18: Anh/chị nghĩ ATK Định Hóa, Thái Nguyên cần đầu từ phát triển điều gì? □ Dịch vụ lưu trú □ Dịch vụ ăn uống □ Đầu tư bảo tồn phát triển giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa □ Phát triển loại hình du lịch khám phá Câu 19: ATK Định Hóa, Thái Nguyên nên phát triển loại hình du lịch khác phù hợp hay không? □ Có □ Không Câu 20: Anh/chị quay lại ATK Định Hóa, Thái Nguyên có hội? □Có □Không Chúng xin chân thành cảm ơn giúp đỡ anh/chị! 82 83 ... chung nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN... chung Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên + Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch Trung tâm Dịch vụ Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên. .. VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN .67 3.1 Xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch ATK Định

Ngày đăng: 11/04/2017, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu

      • 2.1. Mục tiêu chung

      • 2.2. Mục tiêu cụ thể

      • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

      • 4. Bố cục bài báo cáo

      • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

        • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên

          • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Dịch vụ và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa, Thái Nguyên

          • 1.1.2. Vị trí và đặc điểm

          • 1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý trước và sau khi săp xếp lại bộ máy và cán bộ của Trung tâm

          • 1.3. Thực trạng hoạt động của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK Định Hóa

          • 1.4. Thuận lợi, khó khăn

          • 1.5. Chiến lược kinh doanh của Trung Tâm Du Lịch và Bảo Tồn Di Tích ATK

          • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

            • 2.1. Chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch tại Trung tâm

              • 2.1.1. Điểm đến của ATK Định Hóa

              • 2.1.2. Yếu tố con người

                • 2.1.2.1. Về độ tuổi và giới tính

                • 2.1.2.2. Về trình độ học vấn và chuyên ngành được đào tạo của hướng dẫn viên

                • 2.1.2.3. Về ngoại ngữ

                • 2.1.2.4. Về thâm niên công tác của hướng dẫn viên

                • 2.1.2.5. Về thẻ hướng dẫn viên

                • 2.1.2.6. Về hình thức làm việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan