Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú

34 846 1
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Bố cục bài báo cáo 2 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 3 1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế 5 1.1.3. Lịch sử hình thành 9 1.2. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú 10 1.2.1. Khái niệm 10 1.2.2. Đặc điểm của thu nhập từ kinh doanh 11 1.3. Cá nhân cư trú 13 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 15 2.1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 15 2.1.1. Nguyên tắc áp dụng thuế khoán 15 2.1.2. Căn cứ tính thuế 16 2.2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh 17 2.2.1. Nguyên tắc áp dụng 17 2.2.2. Căn cứ tính thuế 18 2.3. Cá nhân nộp thuế từ việc cho thuê tài sản 20 2.3.1. Nguyên tắc áp dụng 20 2.3.2. Căn cứ tính thuế 22 2.4. Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hộ kinh doanh làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 22 2.4.1. Nguyên tắc áp dụng 22 2.4.2. Căn cứ tính thuế 23 2.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 23 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 25 3.1. Thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân 25 3.1.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân 25 3.1.2. Hạn chế 27 3.2. Giải pháp hoàn thiện 31 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mội người dân và các tổ chức xã hội khác. Hiện nam, các Nhà nước thong qua việc thuế điều tiết một phần thu nhập của người giàu, nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng. Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp của Ngân sách nhà nước. Hệ thống thuế hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, lập nên nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Việt nam là một đất nước đang trên đà phát triển, trước bối cảnh mở cửa nền kinh tế hiện nay khoảng cách về thu nhập của người dân ngày càng rộng ra, Vì thế, thuế thu nhập cá nhân là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi người dân. Việt nam mới ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2015, và nó vẫn đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một việc làm cần thiết từ bây giờ. Bởi vậy, mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về thuế, đặc biệt là về thuế thu nhập các nhân, em đã chọn đề tài: “Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến Luật thuế thuế thu nhâp cá nhân mà em đã được học, cũng như tìm hiểu thêm về thuế thu nhâp cá nhân đối với cá nhân cư trú từ khi Luật thuế thuế thu nhâp cá nhân có hiệu lực, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong Luật thuế thu nhâp cá nhân. 3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành tài chính, thuế. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ khi Luật thuế thu nhâp cá nhân có hiệu lực ngày 01012014. 5. Bố cục bài báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo sẽ được trình bày thành 3 chương như sau: + Chương 1: Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú. + Chương 2: Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú. + Chương 3: Thực trạng về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh và giải pháp hoàn thiện. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế xuất hiện khi trong xã hội xuất hiện sản phẩm thặng dư cùng với sự phân chia giai cấp, Thuế được giai cấp thống trị dùng như một công cụ để tạo ra nguồn thu chủ yếu cho mọi nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước nói chung hay của giai cấp thống trị nói riêng. Vì thế, Thuế được xem như một phạm trù vừa có tính lịch sử vừa là một tất yếu khách quan đáp ứng nhu cầu của Nhà nước trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Giai cấp thống trị vua chúa sử dụng thuế như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, qua tiến trình tiến triển của lịch sử, hiện nay thuế vẫn được sử dụng với đúng mụch đích của nó nhưng bản chất của Thuế ở các nước lại không giống nhau, nó tùy thộc vào bản chất Nhà nước và cách thức sử dụng nguồn thu từ thuế. Do đó, cũng tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về thuế do quan điểm về Thuế ở các nước khác nhau như: Thuế là một khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, Thuế là khoản thu có tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp theo luật định. Marx viết “Thuế là cở sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước . Các nhà nguyên cứu kinh tế khác cho rằng “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”. Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội. Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được chia thành: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp … Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên …), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ …). Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu: Thuế gián thu là các thứ thuế mà người nộp thế gián tiếp nộp thuế cho người tiêu dùng, họ không phải là người chịu thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ để bán ra. Ở đây có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá cả. Ở nước ta, đó là các thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu … Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một. Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập của họ. Ở đây không có hiện tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu. ở nước ta, đó là các thứ thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Vậy ta có khái niệm về thuế thu nhập cá nhân như sau: “Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập” . Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1799) sau đến Nhật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 40% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. Ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay thế giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân Một là, Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước. Hai là, Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. Ba là, Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…). Bốn là, Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Năm là, Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao. Sáu là, Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. Bảy là, Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được. Đối với nền kinh tế xã hội Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân được tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Thuế thu nhập cá nhân luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người. Góp phần thực hiện công bằng xã hội Thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, ngoài ra với thuế thu nhập cá nhân cùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội. Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất. Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân... Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế thu nhập cá nhân. Đối với hệ thống thuế Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp luỹ tiến sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển. 1.1.3. Lịch sử hình thành Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều thuộc loại thuế trực thu. Xét về lịch sử ra đời thì thuế thu nhập cá nhân có trước thuế thu nhập doanh nghiệp (thu nhập công ty) do xuất phát từ hoạt động kinh doanh của từng cá nhân, sau đó do nhu cầu mở rộng kinh doanh, cần có các liên doanh, liên kết kinh tế ... tạo nên việc hình thành các pháp nhân kinh doanh. Các cá nhân tham gia với tư cách góp vốn đầu tư, kết quả kinh doanh sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế của pháp nhân (thuế thu nhập doanh nghiệp) phần còn lại chia cho cá nhân tham gia góp vốn hoặc để lại mở rộng đầu tư. Phần chia cho cá nhân là thu nhập từ cổ tức, khoản thu nhập này chịu thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản điều tiết trước một phần thu nhập nên thường được thiết kế một mức thuế suất thống nhất (thuế suất toàn phần) và thấp hơn mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập của cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên thu nhập chịu thuế, phần thu nhập này được xác định trên cơ sở đã trừ phần chi phí để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp, trong đó có khoản chi phí trả cho cá nhân như chi lương, chi tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Như vậy, chi phí của doanh nghiệp trả cho cá nhân sẽ hình thành nên thu nhập chịu thuế của cá nhân, trong đó, khoản chi tiền lương, tiền công cho cá nhân là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Các khoản chi đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cá nhân: do doanh nghiệp đã được hạch toán vào chi phí và cũng được trừ khỏi thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nên về nguyên tắc, khi cá nhân nhận được thu nhập do các Quỹ này chi trả như tiền lương hưu, trợ cấp thay lương do ốm đâu, thai sản...phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chính sách điều tiết của từng nước, việc xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập này có khác nhau: một số nước đưa vào diện thu nhập chịu thuế, có nước cho trừ một mức nhất định trước khi tính thuế, cá biệt cũng có nước không thu thuế thu nhập cá nhân với khoản thu nhập này. Ngày 27121990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Income Tax on high – Income earner) và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 06 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 1031992, lần thứ hai vào ngày 161994, lần thứ ba vào ngày 621997, lần thứ 4 vào ngày 3061999 và lần thứ năm vào ngày 1362001( có hiệu lực thi hành từ ngày 172001) và lần thứ 6 là pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 142004PLUBTVQH11 ban hàng năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01072004 đến nay). Hiện nay việc thực hiện các quy định của pháp lệnh số 14 này được hướng dẫn bởi thông tư 812004TTBTC và thông tư số 122005TTBTC. Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế TNCN được đi vào ổn định, có hiệu quả, công bằng, tại kỳ họp Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật số 042007QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01012009. Tại thời điểm người viết bài này thì chính phủ đang trình dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân. Sau khi có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành thì sẽ có thể có các Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết hơn. 1.2. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú 1.2.1. Khái niệm Ngày 15062015 Bộ tài chính bàn hành Thông tư số 92 năm 2015 của BTC (Thông tư 922015TTBTC) hướng dẫn luật thuế GTGT và Luật thuế TNCN. Thông tư 922015TTBTC tại Điều 1 quy định về người nộp thuế như sau: Người nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau: Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Hợp tác kinh doanh với tổ chức. Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập của người lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là chỉ tiêu phản ánh tình hình phân phối thu nhập, là một trong những căn cứ để xây dựng và ban hành các chính sách tiền lương, tiền công, bảo đảm hài hoà lợi ích với người lao động Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, thu nhập từ kinh doanh đối với cá nhân chính là sự lao động của cá nhân đó từ sản phẩm nhằm mục đính sinh lời, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh tình hình phân phối thu nhập của cá nhân đó. 1.2.2. Đặc điểm của thu nhập từ kinh doanh Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động; Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh; Chi trả lãi tiền vay; Chi phí quản lý; Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí; Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các nguyên tắc sau đây: Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 1.3. Cá nhân cư trú Căn cứ theo điều 1, thông tư số 1112015TTBTC quy định: Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Có mặt tại Việt Nam (sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam) từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú: Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau: Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi. + Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam. CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 2.1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 2.1.1. Nguyên tắc áp dụng thuế khoán Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 922015TTBTC. Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồngnăm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm. Vậy trường hợp hộ kinh doanh cá thể có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồngnăm hộ kinh doanh sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Nếu doanh thu của bạn lớn hơn 100 triệu đồngnăm vậy bạn phải nộp thuế khoán hàng tháng bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN. Đối với cách tính thuế khoán được hướng dẫn tại khoản 2 điều 2 thông tư 922015TTBTC. Trường hợp của bạn mở nhà hàng ăn uống vậy bạn thuộc trường hợp Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. Và cách xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý. Về tỷ lệ thuế, bạn căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình để xác định tỷ lệ thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 922015TTBTC như sau: Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%. 2.1.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề: Phân phối, cung cấp hàng hóa tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ thuế GTGTlà 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%; Hoạt động kinh doanh khác tỷ lệ thuế GTGT là 2%; tỷ lệ thuế TNCN là 1%. Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác địnhđược doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 2011 đến ngày 1512 của năm trước năm tính thuế. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh. Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá. Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. 2.2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh 2.2.1. Nguyên tắc áp dụng a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Điều này. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, … b) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì mức doanh thu 100 triệu đồngnăm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch. Ví dụ 4: Năm 2015, Ông Nam phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng với Công ty Duy Anh với giá trị hợp đồng trong năm là 40 triệu đồng và 01 hợp đồng với Công ty Tú Minh với giá trị hợp đồng trong năm là 50 triệu đồng. Tổng giá trị hai hợp đồng trong năm là 90 triệu đồng (100 triệu). Như vậy, ông Nam phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu phát sinh của cả 03 hợp đồng nêu trên là 110 triệu đồng. 2.2.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. 2.2.2.1. Doanh thu tính thuế Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu tính thuế trong một số trường hợp như sau: Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm; Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng; Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa; Doanh thu tính thuế đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế; Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. 2.2.2.2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này. 2.2.2.3. Xác định số thuế phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Trong đó: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này. Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. 2.2.2.4. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá. Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. 2.3. Cá nhân nộp thuế từ việc cho thuê tài sản 2.3.1. Nguyên tắc áp dụng Thông tư 1192015TTBTC tại Điều 1, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Thông tư 1562014TTBTC như sau: Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này. Theo quy định trên thì đối với cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNCN là những đối tượng sau: Tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống; Hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống. Tuy nhiên nếu cá nhân cho thuê tài sản trong một vài tháng, mỗi tháng trên 8,4 triệu đồng nhưng tổng số tiền cho thuê trong năm vẫn dưới 100 triệu thì có chịu thuế GTGT, thuế TNCN không? Thông tư 922015TTBTC tại Điều 1, Khoản 1 quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với tài sản cho thuê như sau: “Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồngnăm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.” Do vậy căn cứ theo quy định trên thì mức doanh thu 100 triệu đồng năm trở xuống để xác định cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, TNCN hay không chịu thuế là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của hợp đồng thuê tài sản. Ví dụ 1: Trong năm 2015, Bà Hoa cho thuê nhà từ đầu tháng 8 năm 2015 đến hết tháng 122015 với tiền thuê là 15 triệu đồng tháng. Doanh thu cho thuê nhà của bà Hoa trong năm 2015 là: 15 x 5 = 75 triệu đồng. Do đó bà Hoa không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê nhà. Ví dụ 2: Trong năm 2015 Ông Hoàng cho công ty TNHH Thành Công thuê nhà từ đầu tháng 1 đến hết tháng 122015 với số tiền thuê là 10 triệu đồng tháng. Doanh thu cho thuê nhà của ông Hoàng là 10 x 12 = 120 triệu đồng. Như vậy bà ông Hoàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNCN với mức thuế suất thuế GTGT là 5% và thuế TNCN là 5%. Ví dụ 3: Trường hợp bà Hoa và ông Hoàng đồng sở hữu một ngôi nhà và cho thuê với mức 10 triệu đồng tháng và bà Hoa là người thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Như vậy, bà Hoa thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản nêu trên với doanh thu tính thuế là 120 triệu đồng. 2.3.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau: Doanh thu tính thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. Doanh thu tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Tỷ lệ thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%; Tỷ lệ thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bắt đầu của từng kỳ hạn thanh toán trên hợp đồng thuê tài sản. 2.4. Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hộ kinh doanh làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 2.4.1. Nguyên tắc áp dụng Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá. Đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp thì mức doanh thu từ 100 triệu đồngnăm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng số tiền hoa hồng của đại lý, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được trong năm dương lịch. 2.4.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Tỷ lệ thuế TNCN đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là 5%. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồngcho cá nhân. Các đối tượng nộp thuế khoán, nộp thuế theo từng lần phát sinh, cá nhân cho thuê tài sản và cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp trên đây áp dụng cho kỳ tính thuế TNCN từ năm 2015 trở đi. Các hướng dẫn về cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì áp dụng cho kỳ tính thuế từ ngày 01012016. Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng thuê trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản đã nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản hoặc hồ sơ khai thuế trước ngày 01 02015 áp dụng thuế suất 25% nhưng đến ngày 31122014 cơ quan thuế chưa có thông báo nộp thuế thì cá nhân được khai điều chỉnh theo thuế suất 2% nếu có yêu cầu. 2.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến). Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên. Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân 3.1.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân Thời gian qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đem lại những kết quả nhất định. Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu ngày càng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2015, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất. Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, những khoản thu từ thuế, trong đó có thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sẽ đảm bảo cho Nhà nước có khả năng cung cấp ngày càng tốt hơn các khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho những người nghèo cơ hội có được mức sống cải thiện hơn. Ba là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là sự chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thuế TNCN một cách toàn diện. Việc áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong nhiều năm qua đã làm cho người dân “quen” dần với loại thuế này. Tâm lí quen thuộc cùng với những hiểu biết ngày càng nhiều hơn về thuế TNCN cũng như trách nhiệm công dân trong việc thực thi nghĩa vụ thuế sẽ góp phần đáng kể cho quá trình triển khai hiệu quả Luật thuế TNCN trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý trong việc thực thi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước trong việc quản lí thu nhập và quản lý quy trình thu nộp thuế, đảm bảo hạn chế phát sinh tiêu cực khi Luật thuế TNCN được triển khai thực hiện (khi đó, sẽ có số lượng chủ thể nộp thuế đông đảo hơn hiện nay, do vậy việc quản lý thuế sẽ phức tạp hơn). Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn bộc lộ nhiều bất cập: Thứ nhất, những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất cập. Những bất cập này sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết này. Thứ hai, việc quản lí thu nhập của cá nhân hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện nay nước ta chưa có hệ thống các quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập. Với những cố gắng rất lớn của cơ quan lập pháp, Luật phòng, chống tham nhũng ngày 9122015 đã ra đời và có hiệu lực ngày 0162016. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lí để một số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các văn bản này nhằm kiểm soát và ngăn chặn những thu nhập không hợp pháp chứ không phải nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, những chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập rất hẹp, chỉ bao gồm những chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước. Từ đó có thể khẳng định, hệ thống những quy định nhằm quản lí thu nhập chịu thuế thu nhập hiện còn rất sơ sài. Thứ ba, ý thức của nhân dân về thuế TNCN vẫn còn thấp. Ở những quốc gia phát triển, thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm và do đó người dân cảm thấy quen với nghĩa vụ đóng thuế. Ở Việt Nam, mặc dù thuế lợi tức cá nhân đã từng được chính quyền Bảo Đại và sau đó là chính quyền Việt Nam cộng hoà áp dụng (đối với khu vực phía nam) nhưng sau đó bị bãi bỏ nên hiện nay người dân chưa quen với tâm lí là người nộp thuế. Chính vì vậy, trừ những trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn được các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đối với thu nhập của những người làm công ăn lương hoặc người cung cấp dịch vụ, còn lại những cá nhân hành nghề tự do thường không thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác hành thu thuế nói chung và đối với thuế TNCN nói riêng. Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định. 3.1.2. Hạn chế 3.2. Giải pháp hoàn thiện 3.2.1. Về biểu thuế và cách tính thuế Trước tiên, chúng ta nên xem xét việc xây dựng biểu thuế thu nhập cá nhân với một mức thuế suất, mức thu nhập chịu thuế thu nhập khởi điểm là không. Điều đó có nghĩa là bất cứ ai có thu nhập đều phải có nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ cố định trên tổng thu nhập. Nó dựa vào quan điểm xây dựng một biểu thuế công bằng theo chiều ngang chứ không phải công bằng theo chiều dọc như biểu thuế luỹ tiến. Nó không chỉ tạo tính đơn giản trong chính sách thuế thu nhập cá nhân, không phải theo biểu thuế luỹ tiến phức tạp mà còn giúp chúng ta sử dụng hiệu quả phương pháp khấu trừ thuế tại nguồn. Sự đơn giản trong xây dựng luật thuế cũng là xu hướng chung của thế giới. Thứ hai, nếu chúng ta vẫn áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến như hiện tại thì nên hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống đồng thời hạ thấp mức thuế suất khởi điểm xuống. Cơ sở cho ý kién này là việc hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống sẽ tăng khả năng bao quát thu nhập của toàn bộ dân cư đồng thời với mức khởi điểm mới sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đén thu nhập sau thuế của người lao động. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ gia cảnh cần đi sát với thực tế và cần được thay đổi theo tình hình lạm phát của xã hội, giúp cho cuộc sống của người dân không mấy ảnh hưởng sau khi nộp thuế TNCN trong tình trạng hiện nay. Việc này sẽ giúp giảm bớt nhưng trái ngang như thu nhập “ được tính là cao” nhưng lại không đủ để nuôi gia đình. Thứ ba, chúng ta nên xác định khoảng cách thuế suất biên giữa các bậc thuế cho hợp lý, chúng ta nên mở rộng khoảng cách thuế ở các bậc đầu và thu hẹp ở các bậc cao. Giải thích cho quan điểm này là những người có mức thu nhâp thật cao thì một sự gia tăng nhỏ của thuế suất biên cungx tạo ra một sự gia tăng lớn về tiền thuế phải nộp. Nếu luỹ tiến quá cao ngưòi lao dộng sẽ so sánh giữa số thuế họ phải đóng ở bạc trước với số thuế họ phải đóng ở bậc sau, khoảng cách này càng xa thì sẽ khiến họ thấy lao động để tạo thu nhập them của họ đem lại hiệu quả không cao, vì vậy động lực lao động sẽ giảm sút. Đó là điều mà các nhà xây dựng thuế TNCN không muốn. Cụ thể các bậc thuế suấ

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu Bố cục báo cáo CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 1.1 Khái quát chung thuế thu nhập cá nhân 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc điểm, vai trò thuế 1.1.3 Lịch sử hình thành 10 1.2 Khái quát chung thuế thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh cá nhân cư trú .12 1.2.1 Khái niệm .12 1.2.2 Đặc điểm thu nhập từ kinh doanh 13 1.3 Cá nhân cư trú .14 CHƯƠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 17 2.1 Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 17 2.1.1 Nguyên tắc áp dụng thuế khoán 17 2.1.2 Căn tính thuế 18 2.2 Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo lần phát sinh .19 2.2.1 Nguyên tắc áp dụng 19 2.2.2 Căn tính thuế 20 2.3 Cá nhân nộp thuế từ việc cho thuê tài sản 22 2.3.1 Nguyên tắc áp dụng 22 2.3.2 Căn tính thuế 24 2.4 Thuế thu nhập cá nhân cá nhân, hộ kinh doanh làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 24 2.4.1 Nguyên tắc áp dụng 24 2.4.2 Căn tính thuế 24 2.5 Xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 25 CHƯƠNG THỰC TRẠNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 27 3.1 Thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân 27 3.1.1 Thực tiễn thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân .27 3.1.2 Hạn chế 29 3.2 Giải pháp hoàn thiện 29 3.2.1 Về biểu thuế cách tính thuế 29 3.2.2 Thay đổi mức giảm trừ gia cảnh 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .34 MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài Thuế khoản thu ngân sách quan trọng nhà nước Nộp thuế trách nhiệm nghĩa vụ mội người dân tổ chức xã hội khác Hiện nam, Nhà nước thong qua việc thuế điều tiết phần thu nhập người giàu, nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo ngày nới rộng Thuế khoản thu không hoàn trả trực tiếp Ngân sách nhà nước Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, lập nên nguồn thu cho Ngân sách nhà nước Việt nam đất nước đà phát triển, trước bối cảnh mở cửa kinh tế khoảng cách thu nhập người dân ngày rộng ra, Vì thế, thuế thu nhập cá nhân điều đáng quan tâm không Nhà nước mà người dân Việt nam ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2015, vấn đề nóng toàn xã hội quan tâm Thuế thu nhập cá nhân sắc thuế trực thu có vai trò quan trọng Nó đời tương đối sớm nước phát triển ngày phát triển rộng rãi hầu hết quốc gia giới Sự phát triển đồng hành với phát triển kinh tế ngày khằng định vai trò, chức nguồn thu quan trong ngân sách nhà nước công cụ góp phần đảm bảo công xã hội cách đắc lực Chính vậy, việc nghiên cứu hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân việc làm cần thiết từ Bởi vậy, mong muốn tìm hiểu nghiên cứu sâu thuế, đặc biệt thuế thu nhập nhân, em chọn đề tài: “Pháp luật thuế thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh cá nhân cư trú” để làm luận văn tốt nghiệp cho Mục tiêu nghiên cứu Với mục tiêu khái quát lại vấn đề liên quan đến Luật thuế thuế thu nhâp cá nhân mà em học, tìm hiểu thêm thuế thu nhâp cá nhân cá nhân cư trú từ Luật thuế thuế thu nhâp cá nhân có hiệu lực, khó khăn, tồn chủ quan lẫn khách quan mà quan quản lí thuế gặp phải, qua có số đề xuất nhằm tìm tồn nguyên nhân Luật thuế thu nhâp cá nhân Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, chủ yếu phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp định tính dựa sở nguồn liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành báo cáo thống kê chuyên ngành tài chính, thuế Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài từ Luật thuế thu nhâp cá nhân có hiệu lực ngày 01/01/2014 Bố cục báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo trình bày thành chương sau: + Chương 1: Khái quát chung thuế thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh cá nhân cư trú + Chương 2: Quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh cá nhân cư trú + Chương 3: Thực trạng thuế thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh giải pháp hoàn thiện CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 1.1 Khái quát chung thuế thu nhập cá nhân 1.1.1 Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân phát sinh, tồn phát triển với đời, tồn phát triển Nhà nước Thuế xuất xã hội xuất sản phẩm thặng dư với phân chia giai cấp, Thuế giai cấp thống trị dùng công cụ để tạo nguồn thu chủ yếu cho nhu cầu chi tiêu máy nhà nước nói chung hay giai cấp thống trị nói riêng Vì thế, Thuế xem phạm trù vừa có tính lịch sử vừa tất yếu khách quan đáp ứng nhu cầu Nhà nước trình tồn phát triển Giai cấp thống trị- vua chúa sử dụng thuế công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, qua tiến trình tiến triển lịch sử, thuế sử dụng với mụch đích chất Thuế nước lại không giống nhau, tùy vào chất Nhà nước cách thức sử dụng nguồn thu từ thuế Do đó, tồn nhiều khái niệm khác thuế quan điểm Thuế nước khác như: Thuế khoản thu nhà nước tổ chức thành viên xã hội, Thuế khoản thu có tính bắt buộc không hoàn trả trực luật định Marx viết “Thuế cở sở kinh tế máy Nhà nước, thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu tiền hay tài sản người dân để dùng vào việc chi tiêu nhà nước"1 Các nhà nguyên cứu kinh tế khác cho “Thuế hình thức phân phối thu nhập tài Nhà nước để thực chức mình, dựa vào quyền lực trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư xã hội cách cưỡng chế không hoàn lại” Thuế vừa phạm trù kinh tế, vừa phạm trù lịch sử Lịch sử xã hội loài người chứng minh thuế đời tất yếu khách quan, gắn với hình thành phát triển nhà nước Để trì tồn đồng thời với việc thực chức mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực Nguồn: History of Taxation- www.tax.org tiêu có tính chất xã hội Bằng quyền lực trị, nhà nước thu phận cải xã hội để có nguồn vật chất Quan hệ thu, nộp nguồn vật chất thuế Từ phân tích khái quát cho thấy, thuế khoản thu ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp pháp luật quy định tổ chức kinh tế xã hội thành viên xã hội Căn theo đối tượng đánh thuế, nghĩa thuế đánh gì, thuế chia thành: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp … Thuế tài sản thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên …), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuê mua, bán tài sản nhà, xe cộ …) Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông thị trường nước xuất nhập thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Căn theo tính chất chuyển giao thuế thuế chia thành hai loại thuế trực thu thuế gián thu: Thuế gián thu thứ thuế mà người nộp gián tiếp nộp thuế cho người tiêu dùng, họ người chịu thuế Đặc điểm thuế gián thu cấu thành giá hàng hóa, dịch vụ để bán Ở có chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua chế giá Ở nước ta, thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập … Thuế trực thu thứ thuế trực tiếp huy động phần thu nhập đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế Đặc điểm thuế trực thu đối tượng nộp thuế đối tượng chịu thuế Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập họ Ở tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu nước ta, thứ thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp Trong loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày đóng vai trò quan trọng việc tạo nguồn thu ngân sách nhà nước Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: Bất kỳ quốc gia có kinh tế vận động theo chế thị trường coi thuế thu nhập cá nhân sắc thuế có tầm quan trọng lớn việc huy động nguồn thu cho ngân sách thực công xã hội Vậy ta có khái niệm thuế thu nhập cá nhân sau: “Thuế thu nhập cá nhân thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận cá nhân kỳ tính thuế định thường năm, tháng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập”2 Thuế thu nhập cá nhân lần đời Anh (1799) sau đến Nhật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn giới chiếm tới 40% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân đời từ năm 1941 đến năm 1955 trở thành sắc thuế độc lập Ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 theo thống kê ERNST& YOUNG “the global Excutive” giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân giới thông thường đánh vào cá nhân kinh doanh cá nhân không kinh doanh Thuế coi loại thuế đặc biệt có lưu ý đến hoàn cảnh cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế khoản miễn trừ đặc biệt 1.1.2 Đặc điểm, vai trò thuế Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân Nguồn: Giáo trình quản lý thuế-ĐHKTQD, trang 105 Một là, Thuế thu nhập cá nhân hình thức động viên mang tính bắt buộc nguyên tắc theo luật định Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền lực, sức mạnh Nhà nước Hai là, Thuế thu nhập cá nhân khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp Nó vận động chiều, khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước hưởng dịch vụ Nhà nước cung cấp Ba là, Thuế thu nhập cá nhân gắn với sách xã hội quốc gia Hầu hết quốc gia gắn sách thuế thu nhập cá nhân với số sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…) Bốn là, Thuế thu nhập cá nhân thuế trực thu Do vậy, người nộp thuế người chịu thuế Năm là, Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rộng, tất cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở người nước cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nước tất số thu nhập có cá nhân phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh nước hay nước Chính vậy, khả tạo nguồn thu cho ngân sách thuế thu nhập cá nhân cao Sáu là, Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến Đặc điểm xuất phát từ vai trò chủ yếu thuế thu nhập cá nhân điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực công xã hội Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến đáp ứng nhu cầu phần thu nhập tăng thêm cao phải tính thuế suất cao Bảy là, Xét góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao so với loại thuế khác việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân không kéo theo biến đổi cấu kinh tế Vai trò thuế thu nhập cá nhân Là phận hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang vai trò chủ yếu thuế nói chung, vừa có vai trò riêng mà loại thuế khác Đối với kinh tế - xã hội Tạo lập nguồn tài cho ngân sách nhà nước Thuế nguồn thu chủ yếu ngân sách nhà nước, thuế thu nhập cá nhân phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên góp phần quan trọng để tạo nguồn tài cho nhà nước Thuế thu nhập cá nhân tính với diện rộng, khả tạo nguồn thu cho ngân sách lớn Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập dân cư mà người dân quốc gia mong muốn cố gắng có thu nhập ngày cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần Thuế thu nhập cá nhân có gia tăng nhanh chóng với tăng lên thu nhập bình quân đầu người Góp phần thực công xã hội Thực công xã hội vai trò quan trọng thuế nói chung, với thuế thu nhập cá nhân với việc thực biểu thuế luỹ tiến phần, thuế thu nhập cá nhân thực việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công xã hội Điều tiết thu nhập, tiêu dùng tiết kiệm Thuế thu nhập cá nhân có tác dụng điều tiết vĩ mô kinh tế Loại thuế điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả toán cá nhân bị giảm.Từ cầu hàng hoá, dịch vụ giảm tác động đến sản xuất Góp phần phát thu nhập bất hợp pháp Thực tế chứng minh nhiều khoản thu nhập số cá nhân nhận từ việc thực hành vi bất hợp pháp cách lợi dụng kẽ hở pháp luật mà nhà nước không kiểm soát tham ô, hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước công dân Những hành vi ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội quốc gia Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn chống lại hành vi trên, số biện pháp ngăn chặn phải kể đến vai trò thuế thu nhập cá nhân Đối với hệ thống thuế Góp phần khắc phục nhược điểm số loại thuế khác Một số thuế gián thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt có nhược điểm có tính luỹ thoái ảnh hưởng đến người nghèo nhiều người giàu tiêu thụ lượng hàng hoá người không phân biệt giàu nghèo phải chịu thuế Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp luỹ tiến góp phần khắc phục nhược điểm Góp phần hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thường tồn thuế thu nhập doanh nghiệp thuế thu nhập cá nhân Giữa hai loại thuế luôn tồn mối quan hệ gắn bó với Thuế thu nhập cá nhân góp phần khắc phục thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp có thông đồng doanh nghiệp hay doanh nghiệp với cá nhân Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao thực tế chi phí phải trả cho cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân nhận khoản trả nói phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân phần thu nhập nhận kê khai tăng thêm Thu nhập doanh nghiệp tăng thường kéo theo tăng lên thuế thu nhập cá nhân thuế thu nhập doanh nghiệp Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng phát triển quốc gia Tuy nhiên, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhiều hạn chế nên vai trò chưa thực phát huy nước chậm phát triển 1.1.3 Lịch sử hình thành Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu Xét lịch sử đời thuế thu nhập cá nhân có trước thuế thu nhập doanh nghiệp (thu nhập công ty) xuất phát từ hoạt động kinh doanh cá nhân, sau nhu cầu mở rộng kinh doanh, cần có liên doanh, liên kết kinh tế tạo nên việc hình thành pháp nhân kinh doanh Các cá nhân tham gia với tư cách góp vốn đầu tư, kết kinh doanh sau thực nghĩa vụ thuế pháp nhân Địa điểm kinh doanh cố định nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, … b) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo lần phát sinh mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng, nộp thuế thu nhập cá nhân tổng doanh thu từ kinh doanh năm dương lịch Ví dụ 4: Năm 2015, Ông Nam phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng với Công ty Duy Anh với giá trị hợp đồng năm 40 triệu đồng 01 hợp đồng với Công ty Tú Minh với giá trị hợp đồng năm 50 triệu đồng Tổng giá trị hai hợp đồng năm 90 triệu đồng (100 triệu) Như vậy, ông Nam phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân doanh thu phát sinh 03 hợp đồng nêu 110 triệu đồng 2.2.2 Căn tính thuế Căn tính thuế cá nhân nộp thuế theo lần phát sinh doanh thu tính thuế tỷ lệ thuế tính doanh thu 2.2.2.1 Doanh thu tính thuế Doanh thu tính thuế doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) toàn tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh hưởng không phân biệt thu tiền hay chưa thu tiền Doanh thu tính thuế số trường hợp sau: Doanh thu tính thuế hàng hóa bán theo phương thức trả góp xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền lần không bao gồm tiền lãi trả chậm; Doanh thu tính thuế hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ loại tương đương thời điểm trao đổi, biếu tặng; Doanh thu tính thuế hoạt động gia công hàng hóa tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa; Doanh thu tính thuế hoạt động vận tải toàn doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh kỳ tính thuế; Doanh thu tính thuế hoạt động xây dựng, lắp đặt giá trị công trình, hạng mục công trình khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành năm dương lịch Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2.2.2.2 Tỷ lệ thuế tính doanh thu Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân cá nhân nộp thuế lần phát sinh áp dụng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn điểm b khoản Điều Thông tư 2.2.2.3 Xác định số thuế phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Trong đó: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng doanh thu tính thuế thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn điểm a khoản Điều Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn điểm b khoản Điều 2.2.2.4 Thời điểm xác định doanh thu tính thuế Đối với hoạt động bán hàng hóa thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa thời điểm lập hóa đơn bán hàng thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành 2.3 Cá nhân nộp thuế từ việc cho thuê tài sản 2.3.1 Nguyên tắc áp dụng Thông tư 119/2015/TT-BTC Điều 1, Khoản Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Thông tư 156/2014/TT-BTC sau: Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN nộp thuế môn theo thông báo quan thuế Riêng hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê năm thu từ trăm triệu đồng trở xuống tổng số tiền cho thuê trung bình tháng năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN quan thuế không thực cấp hóa đơn lẻ trường hợp Theo quy định cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNCN đối tượng sau: Tổng số tiền cho thuê năm thu từ trăm triệu đồng trở xuống; Hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình tháng năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống Tuy nhiên cá nhân cho thuê tài sản vài tháng, tháng 8,4 triệu đồng tổng số tiền cho thuê năm 100 triệu có chịu thuế GTGT, thuế TNCN không? Thông tư 92/2015/TT-BTC Điều 1, Khoản quy định nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế tài sản cho thuê sau: “Đối với cá nhân cho thuê tài sản mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng nộp thuế thu nhập cá nhân tổng doanh thu phát sinh năm dương lịch hợp đồng cho thuê tài sản.” Do theo quy định mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống để xác định cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, TNCN hay không chịu thuế tổng doanh thu phát sinh năm dương lịch hợp đồng thuê tài sản Ví dụ 1: Trong năm 2015, Bà Hoa cho thuê nhà từ đầu tháng năm 2015 đến hết tháng 12/2015 với tiền thuê 15 triệu đồng/ tháng Doanh thu cho thuê nhà bà Hoa năm 2015 là: 15 x = 75 triệu đồng Do bà Hoa nộp thuế GTGT, thuế TNCN hoạt động cho thuê nhà Ví dụ 2: Trong năm 2015 Ông Hoàng cho công ty TNHH Thành Công thuê nhà từ đầu tháng đến hết tháng 12/2015 với số tiền thuê 10 triệu đồng/ tháng Doanh thu cho thuê nhà ông Hoàng 10 x 12 = 120 triệu đồng Như bà ông Hoàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế TNCN với mức thuế suất thuế GTGT 5% thuế TNCN 5% Ví dụ 3: Trường hợp bà Hoa ông Hoàng đồng sở hữu nhà cho thuê với mức 10 triệu đồng/ tháng bà Hoa người thực nghĩa vụ thuế Như vậy, bà Hoa thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập cá nhân doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản nêu với doanh thu tính thuế 120 triệu đồng 2.3.2 Căn tính thuế Căn tính thuế cá nhân cho thuê tài sản doanh thu tính thuế tỷ lệ thuế tính doanh thu Doanh thu tính thuế hoạt động cho thuê tài sản xác định sau: Doanh thu tính thuế GTGT hoạt động cho thuê tài sản doanh thu bao gồm thuế số tiền bên thuê trả kỳ theo hợp đồng thuê khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận theo thỏa thuận hợp đồng thuê Doanh thu tính thuế TNCN hoạt động cho thuê tài sản doanh thu bao gồm thuế số tiền bên thuê trả kỳ theo hợp đồng thuê khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận theo thỏa thuận hợp đồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm doanh thu tính thuế GTGT thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền lần Tỷ lệ thuế GTGT hoạt động cho thuê tài sản 5%; Tỷ lệ thuế TNCN hoạt động cho thuê tài sản 5% Thời điểm xác định doanh thu tính thuế thời điểm bắt đầu kỳ hạn toán hợp đồng thuê tài sản 2.4 Thuế thu nhập cá nhân cá nhân, hộ kinh doanh làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 2.4.1 Nguyên tắc áp dụng Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán giá Đối với cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân tổng số tiền hoa hồng đại lý, khoản thưởng hình thức, khoản hỗ trợ khoản thu khác mà cá nhân nhận năm dương lịch 2.4.2 Căn tính thuế Căn tính thuế cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp doanh thu tính thuế tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính doanh thu Doanh thu tính thuế doanh thu bao gồm thuế tổng số tiền hoa hồng, khoản thưởng hình thức, khoản hỗ trợ khoản thu khác mà cá nhân nhận từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp Tỷ lệ thuế TNCN cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 5% Thời điểm xác định doanh thu tính thuế thời điểm công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồngcho cá nhân Các đối tượng nộp thuế khoán, nộp thuế theo lần phát sinh, cá nhân cho thuê tài sản cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp áp dụng cho kỳ tính thuế TNCN từ năm 2015 trở Các hướng dẫn cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hoá đơn quan thuế áp dụng cho kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2016 Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng thuê nhiều năm khai thuế, nộp thuế theo quy định trước không điều chỉnh lại số thuế khai, nộp Trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản hồ sơ khai thuế trước ngày 01/ 0/2015 áp dụng thuế suất 25% đến ngày 31/12/2014 quan thuế chưa có thông báo nộp thuế cá nhân khai điều chỉnh theo thuế suất 2% có yêu cầu 2.5 Xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản hợp tác xã doanh nghiệp ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi thuế suất, miễn giảm thuế) thu nhập từ sản phẩm doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản chế biến) Thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời điều kiện sau: Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu nông sản, thủy sản chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ định theo đề xuất Bộ Tài Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp CHƯƠNG THỰC TRẠNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân 3.1.1 Thực tiễn thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân Thời gian qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập người có thu nhập cao đem lại kết định Một là, thuế thu nhập người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu ngày đáng kể cho ngân sách nhà nước Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2015, số thu từ thuế thu nhập người có thu nhập cao nhiều gấp lần tổng số thu loại thuế đất Hai là, thuế thu nhập người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công xã hội Quy định ngưỡng chịu thuế suất dương (tức mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn 0%) đánh giá phù hợp với gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập người có thu nhập cao góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng, khu vực thành thị Bên cạnh đó, khoản thu từ thuế, có thuế thu nhập người có thu nhập cao, đảm bảo cho Nhà nước có khả cung cấp ngày tốt khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho người nghèo hội có mức sống cải thiện Ba là, thuế thu nhập người có thu nhập cao chuẩn bị cần thiết trước triển khai thuế TNCN cách toàn diện Việc áp dụng thuế thu nhập người có thu nhập cao nhiều năm qua làm cho người dân “quen” dần với loại thuế Tâm lí quen thuộc với hiểu biết ngày nhiều thuế TNCN trách nhiệm công dân việc thực thi nghĩa vụ thuế góp phần đáng kể cho trình triển khai hiệu Luật thuế TNCN tương lai không xa Bên cạnh đó, kinh nghiệm quý việc thực thi thuế thu nhập người có thu nhập cao giúp cho quan quản lí nhà nước việc quản lí thu nhập quản lý quy trình thu nộp thuế, đảm bảo hạn chế phát sinh tiêu cực Luật thuế TNCN triển khai thực (khi đó, có số lượng chủ thể nộp thuế đông đảo nay, việc quản lý thuế phức tạp hơn) Bên cạnh thành tựu đạt được, thời gian qua việc thực pháp luật thuế thu nhập người có thu nhập cao bộc lộ nhiều bất cập: Thứ nhất, quy định pháp luật hành thuế TNCN nhiều bất cập Những bất cập đề cập phần sau viết Thứ hai, việc quản lí thu nhập cá nhân nhiều hạn chế, quan thuế khả kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế Một nguyên nhân nước ta chưa có hệ thống quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập Với cố gắng lớn quan lập pháp, Luật phòng, chống tham nhũng ngày 9/12/2015 đời có hiệu lực ngày 01/6/2016 Những văn tạo sở pháp lí để số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, văn nhằm kiểm soát ngăn chặn thu nhập không hợp pháp nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế Do đó, chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập hẹp, bao gồm chức danh quan trọng máy nhà nước Từ khẳng định, hệ thống quy định nhằm quản lí thu nhập chịu thuế thu nhập sơ sài Thứ ba, ý thức nhân dân thuế TNCN thấp Ở quốc gia phát triển, thuế TNCN có lịch sử hàng trăm năm người dân cảm thấy quen với nghĩa vụ đóng thuế Ở Việt Nam, thuế lợi tức cá nhân quyền Bảo Đại sau quyền Việt Nam cộng hoà áp dụng (đối với khu vực phía nam) sau bị bãi bỏ nên người dân chưa quen với tâm lí người nộp thuế Chính vậy, trừ trường hợp khấu trừ thuế nguồn tổ chức chi trả thu nhập thực thu nhập người làm công ăn lương người cung cấp dịch vụ, lại cá nhân hành nghề tự thường không thực nghĩa vụ kê khai nộp thuế Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt toán người Việt Nam coi trở ngại đáng kể cho công tác hành thu thuế nói chung thuế TNCN nói riêng Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập quan chức bị hạn chế, đồng thời tạo hội cho chủ thể che giấu nguồn thu nhập dịch chuyển tài sản, từ không khai báo để nộp thuế theo quy định 3.1.2 Hạn chế 3.2 Giải pháp hoàn thiện 3.2.1 Về biểu thuế cách tính thuế Trước tiên, nên xem xét việc xây dựng biểu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất, mức thu nhập chịu thuế thu nhập khởi điểm không Điều có nghĩa có thu nhập phải có nghĩa vụ nộp thuế theo tỷ lệ cố định tổng thu nhập Nó dựa vào quan điểm xây dựng biểu thuế công theo chiều ngang công theo chiều dọc biểu thuế luỹ tiến Nó không tạo tính đơn giản sách thuế thu nhập cá nhân, theo biểu thuế luỹ tiến phức tạp mà giúp sử dụng hiệu phương pháp khấu trừ thuế nguồn Sự đơn giản xây dựng luật thuế xu hướng chung giới Thứ hai, áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến nên hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống đồng thời hạ thấp mức thuế suất khởi điểm xuống Cơ sở cho ý kién việc hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống tăng khả bao quát thu nhập toàn dân cư đồng thời với mức khởi điểm có ảnh hưởng không đáng kể đén thu nhập sau thuế người lao động Tuy nhiên, khoản giảm trừ gia cảnh cần sát với thực tế cần thay đổi theo tình hình lạm phát xã hội, giúp cho sống người dân không ảnh hưởng sau nộp thuế TNCN tình trạng Việc giúp giảm bớt trái ngang thu nhập “ tính cao” lại không đủ để nuôi gia đình Thứ ba, nên xác định khoảng cách thuế suất biên bậc thuế cho hợp lý, nên mở rộng khoảng cách thuế bậc đầu thu hẹp bậc cao Giải thích cho quan điểm người có mức thu nhâp thật cao gia tăng nhỏ thuế suất biên cungx tạo gia tăng lớn tiền thuế phải nộp Nếu luỹ tiến cao ngưòi lao dộng so sánh số thuế họ phải đóng bạc trước với số thuế họ phải đóng bậc sau, khoảng cách xa khiến họ thấy lao động để tạo thu nhập them họ đem lại hiệu không cao, động lực lao động giảm sút Đó điều mà nhà xây dựng thuế TNCN không muốn Cụ thể bậc thuế suất biên cần có nghiên cứu cách khoa học Thứ tư, việc phân biêt biểu thuế suất người Việt Nam người nước thời điểm nên trì Tuy nhiên, cố gắng thu hẹp dần khoảng cách mức khởi điểm chịu thuế thống biẻu thuế suất chung, điều phụ thuộc vào mức độ phát triẻn nước ta, phụ thuộc vào thu nhạp trung bình ngưòi lao động 3.2.2 Thay đổi mức giảm trừ gia cảnh Đối với mức giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/người/tháng nay, dự kiến kiến nghị sửa khoảng ba tháng lương khu vực doanh nghiệp nước, tương ứng từ triệu đồng/người/tháng Quy định người có thu nhập 500.000 đồng/tháng không tính người phụ thuộc đề nghị sửa quy định tháng lương khu vực doanh nghiệp nhà nước (từ 830.000-1.350.000 đồng/tháng) Thậm chí, người phụ thuộc trực hệ, tức cái, cha mẹ, ông bà, cần người không trực tiếp lao động coi người phụ thuộc So sánh số thuế TNCN người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, có hai người phụ thuộc, phải nộp với phương án điều chỉnh: Trường hợp (1) Trường hợp (2) Ðược giảm trừ 7,2 triệu đồng 11,62 triệu đồng Thu nhập tính thuế 2,8 triệu đồng Thuế TNCN phải 2,8 triệu đồng x 5% = 140.000 nộp đồng - Khởi điểm chịu thuế lần lương tối thiểu (6,64 triệu đồng), giảm trừ cho người phụ thuộc lần lương tối thiểu (2,49 triệu đồng) KẾT LUẬN Như vậy, qua luận, đề cập đến số vấn đề thuế thu nhập cá nhân nói chung thuế thu nhập cá nhân Việt Nam nói riêng Trước hết, chắn thuế thu nhập cá nhân sắc thuế cần thiết quốc gia Hầu phải dựa vào thuế thu nhập, đặc biệt thuế thu nhập cá nhân, nguồn thu lớn Hiện có 180 nước thực thuế thu nhập cá nhân, có nước nguồn thu từ thuế chiếm tới 45% NSNN Ở nước ta, nguồn thu thấp phải hướng tới mục tiêu lớn Các văn quy định thuế thu nhập người có thu nhập cao sửa đổi, bổ sung ngày hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế kinh tế, xã hội Tuy nhiên Luật thuế thu nhập cá nhân nước ta chưa phát huy hết vai trò chức Nguyên nhân đời sồng dân cư thấp, khả huy động nguồn thu từ thu nhập dân cư không cao, thêm vào Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân nên việc áp dụng dân cư chưa rộng rãi Bên cạnh đó, văn pháp luật thuế thu nhập cá nhân số vấn đề chưa thực hợp lý gây nhiều tranh cãi Ý thức kê khai, nộp thuế trình thu thuế chưa thực hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu quan chi trả thu nhập chưa thực nghiêm túc nhiệm vụ khấu trừ phần thuế thu nhập từ thu nhập người lao động đơn vị họ quản lý Một số ngành nghề ca sĩ, giáo viên, thiết kế… thu nhập họ chưa quan thuế giám sát quản lý Số người tự giác kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều Để khắc phục bất cập thiếu sót pháp lệnh thuế thu nhập người có thu nhập cao cần có sửa đổi cách đồng phương diện văn pháp luật đặc biệt công tác tổ chức thu nộp thuế thu nhập cá nhân Một biện pháp hữu hiệu tăng cường hoạt động toán séc toán thông qua chuyển khoản, hạn chế việc sử dụng tiền mặt dân cư Trong năm tới, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ thị trường thành phần kinh tế, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng, thu nhập cá nhân ngày đa dạng, việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân sở thống ba sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cá nhân kinh doanh; thuế thu nhập người có thu nhập cao áp dụng cho người có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập điều tiết vĩ mô kinh tê xã hội hoàn thiện hệ thống sách thuế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới, góp phần đảm bảo tính ổn định nguồn lực cho NSNN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình luật tài 2, Ts Lê Nguyệt châu, trang 22 [2] Bách khoa từ điển [3] Vấn đề này, xem “Thử tìm cách tiếp cận khác Dự thảo Thuế thu nhập cá nhân” Thời báo kinh tế Sài Gòn Số 26/2015 [4] Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 [5] Quyết định số 115/2015/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài [6] Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 Chính phủ quy định chi tiết số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân ... ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ 2.1 Cá nhân kinh doanh nộp thu theo phương pháp khoán 2.1.1 Nguyên tắc áp dụng thu khoán Cá nhân kinh doanh. .. doanh cá nhân cư trú + Chương 3: Thực trạng thu thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh giải pháp hoàn thiện CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ... cáo trình bày thành chương sau: + Chương 1: Khái quát chung thu thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh cá nhân cư trú + Chương 2: Quy định pháp luật thu thu nhập cá nhân thu nhập từ kinh doanh

Ngày đăng: 11/04/2017, 17:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do lựa chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

    • 4. Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Bố cục bài báo cáo

    • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ

      • 1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân

        • 1.1.1. Khái niệm

        • 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế

        • 1.1.3. Lịch sử hình thành

        • 1.2. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú

          • 1.2.1. Khái niệm

          • 1.2.2. Đặc điểm của thu nhập từ kinh doanh

          • 1.3. Cá nhân cư trú

          • CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ

            • 2.1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

              • 2.1.1. Nguyên tắc áp dụng thuế khoán

              • 2.1.2. Căn cứ tính thuế

              • 2.2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

                • 2.2.1. Nguyên tắc áp dụng

                • 2.2.2. Căn cứ tính thuế

                  • 2.2.2.1. Doanh thu tính thuế

                  • 2.2.2.2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

                  • 2.2.2.3. Xác định số thuế phải nộp

                  • 2.2.2.4. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

                  • 2.3. Cá nhân nộp thuế từ việc cho thuê tài sản

                    • 2.3.1. Nguyên tắc áp dụng

                    • 2.3.2. Căn cứ tính thuế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan