Luận văn báo cáo: Thực trạng và Giải pháp công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang

72 1.1K 1
Luận văn báo cáo: Thực trạng và Giải pháp công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài luận văn Kinh tế gồm 72 trang (chưa bao gồm bìa), bản đẹp, được chuyển từ word, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. KHÔNG KHUYẾN KHÍCH COPY TOÀN BỘ. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để tồn tại và phát triển. Muốn doanh nghiệp đứng vững trong thời kỳ này, bên cạnh các yếu tố như vốn, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật hiện đại thì doanh nghiệp cần phải có những con người biết cách tận dụng, khai thác sử dụng các yếu tố đó để mang lại những kết quả tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp phải nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của yếu tố con người, nhận thức được nhân lực chính là chìa khóa cho sự thành công của bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập và cạnh tranh như hiện   nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để tồn tại và phát   triển. Muốn doanh nghiệp đứng vững trong thời kỳ này, bên cạnh các yếu tố như vốn,   cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật hiện đại thì doanh nghiệp cần phải có những con  người biết cách tận dụng, khai thác sử dụng các yếu tố đó để mang lại những kết quả  tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp phải nhận thức   sâu sắc về giá trị  to lớn của yếu tố con người, nhận thức được nhân lực chính là chìa  khóa cho sự thành công của bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào Để có được một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng thì bên cạnh việc thực  hiện tốt các công tác hoạch định, tuyển dụng, đào tạo phát triển,  thì vấn đề tạo động  lực cũng rất quan trọng, tạo động lực giúp thúc đẩy người lao động hăng say làm việc,  nâng cao năng suất lao động giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Một tổ  chức chỉ  có thể  đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm  việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những   nhà quản trị  sử  dụng để  tạo động lực cho nhân viên. Việc tăng cường công tác tạo   động lực cho người lao động sẽ nâng cao thành tích lao động và đạt được các mục tiêu  sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra. Qua thực tế thực tập, nghiên cứu công   tác tạo động lực lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang, em nhận thấy rằng   mặc dù Công ty có thực hiện những hoạt động của công tác tạo động lực cho người   lao động nhưng việc tạo động lực chưa hiệu quả. Chính vì vậy, em quyết định chọn  đề  tài “ Công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Lương thực  Tiền Giang; Thực trạng và Giải pháp”. Em nghiên cứu đề  tài này với mục đích tìm  hiểu rõ hơn về các yếu tố   ảnh hưởng đến động lực làm việc và thực trạng công tác  tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang. Từ đó,  em đóng góp một số giải pháp nhằm làm tư liệu tham khảo cho Công ty xây dựng các  chính sách tạo động lực hiệu quả, giúp người lao động có thể  phát huy hết năng lực,   lao động hăng say hơn nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho Công ty 2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác tạo động lực cho người lao động ­ Về không gian: tại Công ty Lương thực Tiền Giang ­ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác tạo động cho người lao động từ giai  đoạn năm 2013 ­2015 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thức tạo động lực cho người lao   động mà Công ty Lương thực Tiền Giang đang áp dụng 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã sử các phương pháp điều tra khảo   sát, thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá từ  các nguồn thông tin, dữ  liệu có   liên quan đến công tác tạo động lực làm việc tại Công ty Lương thực Tiền Giang ­ Phương pháp thống kê: Thống kê qua các số liệu báo cáo về  tình hình nhân sự  tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015, số liệu tổng hợp của phòng tổ  chức – hành  chính thực hiện các số  liệu liên quan đến công tác nhân lực nói chung và công   tác tạo động lực nói riêng ­   Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tham khảo, tìm hiểu các bài luận văn  cùng đề tài, sách báo về tạo động lực ­ Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử  dụng bảng hỏi về  mức độ  hài lòng trong   việc tạo động lực của Công ty, thống kê mô tả  các số  liệu, phân tích kết hợp   với các số liệu thứ cấp, từ đó phân tích thực trạng công tác tạo động lực và xác  định những mong muốn, nhu cầu của người lao động đối với công tác tạo động  lực làm việc 5. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đề  xuất một số giải pháp góp phần làm tư  liệu tham   khảo cho doanh nghiệp trong việc xây dựng các chiến lược về nguồn nhân lực  Mục tiêu riêng ­ Hệ  thống hóa những lý luận liên quan đến việc tạo động lực cho người lao  động ­ Phân tích thực trạng việc tạo động lực cho người lao động tại Công ty Lương   thực Tiền Giang từ giai đoạn 2013 – 2015 ­ Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tư liệu tham khảo cho doanh nghiệp trong  việc xây dựng các chiến lược về  nguồn nhân lực nói chung và các chính sách   tạo động lực cho người lao động nói riêng tại Công ty Lương thực Tiền Giang   trong thời gian tới 6. Bố cục của đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực làm việc và tạo động lực cho người lao  động Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động của Công ty   Lương thực Tiền Giang  Chương 3: Một số giải pháp đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả công tác tạo   động lực cho người lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang giai đoạn 2017 –   2020 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ TẠO ĐỘNG  LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Lý luận về  động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao  động 1.1.1. Khái niệm về động lực làm việc và tạo động lực làm việc   Động lực làm việc Mỗi hoạt động con người đều hướng vào mục đích nhất định. Khi người lao   động tham gia vào quá trình sản xuất có nghĩa là họ muốn được thỏa mãn những nhu   cầu, những đòi hỏi, mong muốn mà họ đã có hoặc có nhưng chưa đủ. Sự thỏa mãn đó  có thể là vật chất hay tinh thần Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý   chí hành động hay sự  thúc đẩy. Sự  thúc đẩy con người làm việc phụ  thuộc vào sức   mạnh của động cơ. Động cơ đôi khi được xác định như nhu cầu, ý muốn, nghị lực hay   là sự thôi thúc cá nhân, động cơ hướng tới mục đích Nếu động cơ là yếu tố bên trong quyết định thì động lực là yếu tố  biểu hiện   ra bên ngoài nhằm thực hiện động cơ lao động đó Có nhiều khái niệm về  tạo động lực cho NLĐ. Điển hình nhất là khái niệm   động lực lao động của Bùi Anh Tuấn(2011). Theo đó, “Động lực lao động là những   nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo   ra năng suất, hiệu quả  cao. Biểu hiện của động lực là sự  sẵn sàng, nổ  lực, say mê   làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân NLĐ”. [7, trang 89] Như  vậy, động lực xuất phát từ  bản thân của mỗi con người, động lực là sự  nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người mà ra. Tùy vào vị trí và đặc điểm tâm lý   của mỗi người sẽ có những mục tiêu, mong muốn khác nhau, vì thế mà động lực của   mỗi người là khác nhau. Nhà quản lý cần biết cách tác động đến từng người lao động,  phải làm sao tạo ra được động lực để  người lao động có thể  làm việc đạt hiệu quả  cao nhất phục vụ cho tổ chức   Tạo động lực làm việc “Tạo động lực được hiểu là hệ  thống các chính sách, biện pháp, thủ  thuật   quản lý tác động đến NLĐ nhằm làm cho NLĐ có động lực trong công việc ”. [7, trang  91] Tạo động lực cho người lao động có thể hiểu là tất cả các biện pháp của nhà   quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động, chẳng   hạn như thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người  lao động vừa thỏa mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích  thích về vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa  hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1.1.2. Học thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động Trong quản trị nhân sự có rất nhiều học thuyết đề cập đến vấn đ0ề tạo động   lực  cho người  lao  động  như:  thuyết nhu  cầu   Maslow,  thuyết  hai yếu  tố  của   Frederick Herzberg, thuyết kì vọng của Victor Vroom, thuyết về  sự  tăng cường tích   cực của B.F Skinner, thuyết công bằng của J.Stacy Adam, Học thuyết nhu cầu của Maslow [14, trang 179 – 180]: Theo Maslow, trong mỗi  con người đều tồn tại 5 nhu cầu cơ bản nhất như: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn  trọng và tự hoàn thiện. Lý thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích những nhu cầu  nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để tạo ra được lợi ích cả  về  vật chất lẫn tinh thần. Ông lập luận rằng: hành vi của mỗi cá nhân tại một thời điểm  nào đó thường được quyết định bởi nhu cầu mạnh nhất của họ. Chính vì thế muốn có  một đội ngũ nhân viên tích cực nhất, nhà quản trị  cần nhận biết được nhu cầu thông   thường của nhân viên Thuyết hai yếu tố  của Frederick Herzberg: F. Herzberg  đưa ra lý thuyết hai  yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự  thỏa mãn và không thỏa mãn công việc thành hai nhóm: nhóm các yếu tố duy trì, đó là   các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức và nhóm các yếu tố thúc đẩy để tạo tạo động   lực và sự  thỏa mãn trong công việc. Học thuyết hai yếu tố của F. Herzberg giúp các  nhà quản trị  biết được các yếu tố  gây ra sự  bấ  mãn cho nhân viên và từ  đó tìm cách  loại bỏ  những nhân tố  này. Tuy nhiên khi các nhân tố  gây bất mãn được loại bỏ  thì  cũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng. Nếu muốn động viên nhân viên, làm cho  họ hài lòng trong công việc thì nhà quản trị cần chú trọng đến những yếu tố thúc đẩy   như sự thăng tiến, được công nhận và tinh thần trách nhiệm trong công việc Thuyết công bằng của J. Stacy Adam: J.S Adam đề cập tới vấn đề  nhận thức   của người lao động về  mức độ  được đối xử  công bằng và đúng đắn trong tổ  chức   Giả thiết cơ bản của học thuyết là mọi người đều muốn được đối xử công bằng, các  cá nhân trong tổ  chức có xu hướng so sánh sự  đóng góp của họ  và các quyền lợi họ  nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi của những người khác. Người lao động  sẽ cảm thấy được đối xử công bằng khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/ đóng góp của mình   ngang bằng với tỷ  lệ  đó   những người khác. Do đó, để  tạo động lực, nhà quản trị  cần tạo ra sự duy trì sự công bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyền lợi mà   cá nhân đó được hưởng Qua những học thuyết đề  cập về  vấn đề  tạo động lực như  trên cho thấy,   người lao động có rất nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Do   đó, muốn thành công trong việc tạo động lực cho người lao động thì nhà quản trị cần   phải tìm hiểu và đáp  ứng những nhu cầu của họ. Có nhiều học thuyết về  tạo động   lực, nhưng đề tài của em sẽ nghiên cứu và phân tích học thuyết của Maslow để đánh   giá công tác tạo  động lực của công ty, góp phần giúp nhà quản trị  có chính sách   khuyến khích, nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động Học thuyết về nhu cầu của Maslow Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ  thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các   nhu cầu   mức độ  thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Hệ  thống cấp bậc nhu cầu   của A. Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở  bậc thấp thì càng xếp phía dưới Hình 1.1: Bậc thang thứ bậc của Maslow Nguồn: Sách Quản trị nhân lực của Nguyễn Hữu Thân [484] Nhu cầu sinh lý: bao gồm các nhu cầu cơ  bản của con người như  ăn, uống,   ngủ, không khí để  thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái  đây là những nhu   cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự  tháp, chúng ta thấy  những nhu cầu này được sắp xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất Nhu cầu sinh lý có thể được áp dụng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung   cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khỏan phúc lợi khác   như:   tiền   thưởng   theo   danh   hiệu   thi   đua;   thưởng     chuyến   tham   quan,   du   lịch;  thưởng sáng kiến, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Nhu cầu về an toàn, an ninh: Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ  bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ  sẽ cần những gì cao hơn nữa. Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được   quan tâm. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo công việc được  duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên.  Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự  ổn định   trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật,  có nhà cửa để ở,  Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học  cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự  an toàn về  mặt tinh   thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết   kiệm, cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này Nhu cầu về quan hệ xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn  thuộc về  một bộ phận, một tổ  chức nào đó hoặc nhu cầu về  tình cảm, tình thương   Nhu cầu này thể  hiện qua quá trình giao tiếp như  việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người  yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia  các câu lạc bộ, làm việc nhóm, Nhu cầu được kính trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó  thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành   của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của   mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân Để  thỏa mãn nhu cầu này người lao động cân được tôn trọng về  nhân cách, phẩm  chất. Bên cạnh được trả  tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ  thị  trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Do đó, các nhà   quản trị  cần có cơ  chế  và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự  thành công và phổ  biến   kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần  cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có  mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.  Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ,  được thưởng về  thành quả  lao động của mình, học sẵn sàng làm việc hăng say hơn,   hiệu quả hơn.  Nhu cầu được thể  hiện mình: đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp   Đây chính là nhu cầu được sử  dụng hết khả  năng, tiềm năng của mình để  tự  khẳng  định mình, để làm việc, đạt được thành công trong cuộc sống Đối với nhu cầu này, nhà quản trị cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh  cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến   khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ  chức, và được tạo  điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các doanh nghiệp thu hút được nhiều nhân  viên giỏi do có những chính sách hấp dẫn như: tạo điều kiện cho nhân viên phát triển  kĩ năng về  nghề  nghiệp, việc làm  ổn định, trả  lương phụ  thuộc vào năng lực mỗi  người, cơ hội thăng tiến cao Ý nghĩa: Theo A.Maslow trên đây là hệ  thống nhu cầu chung của con người  trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu mang tính vật chất, là nhu cầu cần thiết nhất của  con người, còn các nhu cầu khác là nhu cầu cao hơn. Tùy theo từng mức độ quan trọng   khác nhau của chúng đối với con người mà chúng được sắp xếp theo thứ  tự   ưu tiên  khác nhau trong những bậc thang đó. Nhưng: Các cá nhân khác nhau thì có những nhu cầu khác nhau, do đó các nhu cầu có thể được  thỏa mãn bằng các phương tiện và cách thức khác nhau Các nhu cầu bậc thấp hơn phải được thỏa mãn trước sau đó mới được khuyến khích   để thỏa mãn các nhu cầu bậc cao hơn Nhận xét: Qua học thuyết của A.Maslow ta thấy để  tạo động lực cho người  lao động, nhà quản trị cần phải quan tâm tới tất cả các nhu cầu của người lao động và   tìm các biện pháp để đáp ứng các nhu cầu đó. Nhưng trước tiên, nhà quản trị cần quan  tâm đến nhu cầu về sinh lý và nhu cầu về  an ninh, an toàn vì đây là nhu cầu cơ  bản   đối với bất cứ người lao động nào. Nếu nhà quản trị  thỏa mãn được các nhu cầu  mà  người lao  động muốn,  điều này  sẽ  là động lực  để  mọi người tích cực lao  động.  Ngược lại, nhà quản trị  không quan tâm đầy đủ  đến các nhu cầu  mà người lao động  mong muốn có được sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả. Các nhu cầu cao hơn   tùy thuộc vào từng người lao động sẽ có các nhu cầu khác nhau. Khi nhu cầu cơ bản   được thỏa mãn thì người lao động sẽ  có những nhu cầu khác. Do đó, việc nhận biết  được nhu cầu nào thúc đẩy người lao động làm việc tích cực là một công việc không  dễ dàng đối với nhà quản trị 1.1.2. Ý nghĩa của tạo động lực làm việc Công tác tạo động lực có vai trò quan trọng trong việc quyết định  hành vi của   người lao động. Người lao động sẽ  có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện   mình thông qua công việc Công tác tạo động lực giúp khuyến khích, động viên người lao động hăng hái,  nhiệt tình làm việc, đem tất cả tài năng, sức lực để phục vụ cho công việc của cá nhân   người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả  sản xuất kinh   doanh của doanh nghiệp Công tác tạo động lực tạo ra sự hài hòa, cân bằng giữa mục tiêu cá nhân người  lao động và mục tiêu của doanh nghiệp. Nâng cao và phát huy khả  năng sáng tạo của   người lao động. Công ty có thể  thu hút và giữ  chân những nhân viên giỏi, góp phần  thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động của công ty 10 2.5.1. Ma trận EFE Bảng 2.12. Ma trận EFE của Công ty Lương thực Tiền Giang STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ  Phân loại quan trọng Điểm  quan  trọng 0.45 phát và ổn định dần Nhà   nước   đẩy  mạnh  đầu  tư,   phát  triển  0.1 0.3 nguồn nhân lực có trình độ cao Lực   lượng   lao   động       trường   có  0.15 0.6 trình độ cao ngày càng tăng Khoa học công nghệ  phát triển góp phần  0.1 0.3 nâng cao hiệu quả kinh doanh Văn bản quy phạm pháp luật không theo  0.05 0.1 chế biến gạo Tình   hình   lạm   phát           mức   0.05 0.1 cao Khả  năng huy động vốn cho đầu tư  khó  0.1 0.2 khăn Các   doanh   nghiệp         ngành  0.2 0.6 Chính phủ  đang điều chỉnh chính sách để  0.15 ổn định kinh tế  vĩ mô, tái cơ  cấu kinh tế  có thể giúp cho nền kinh tế kiềm chế lạm   kịp yêu cầu thực tế  của ngành sản xuất  đang có những chính sách thu hút nhân tài Tổng 1.0 2.65  Qua bảng ma trận EFE ta thấy tổng điểm quan trọng là 2.65 > 2.5. Điều này   cho thấy mức độ phản ứng của Công ty Lương thực Tiền Giang ở mức trung bình khá   đối với các yếu tố  bên ngoài  ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao  động 58 2.5.2. Ma trận IFE Bảng 2.13. Ma trận IFE của Công ty Lương thực Tiền Giang STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ  Phân loại quan trọng Điểm  quan  Đội ngũ quản lý có trình độ, giàu kinh  0.15 trọng 0.6 nghiệm Môi trường làm việc thoải mái, nhân  0.1 0.2 viên của các phòng ban đoàn kết Cơ cấu lao động đang trẻ hóa, lao động  0.1 0.3 khả năng tiếp thu những cái mới Văn hóa Công ty lành mạnh, có uy tín về  0.1 0.3 thương hiệu Điều kiện làm việc đầy đủ, trang thiết bị  0.1 0.3 hiện đại Tồn tại 1 bộ phận nhân viên vẫn còn  0.05 0.1 có trình độ cao, có tinh thần học hỏi và  mang tư tưởng ỷ lại của cơ chế Nhà  nước, chưa thích ứng với những đổi  Chính sách khen thưởng chưa phát huy  0.1 0.2 tác dụng Vì là doanh nghiệp sản xuất với nhiều xí  0.1 0.3 nghiệp trực thuộc nên việc triển khai các  quyết định, hoạt động Công đoàn tại các  chi nhánh sản xuất gặp khó khăn Việc bố trí nhân lực tại các phòng ban  0.1 0.3 10 chưa thực sự hợp lý  Sử dụng phương pháp đánh giá nhân  0.1 0.2 viên chưa đem lại hiệu quả Tổng 1.0   59 3.0 Qua bảng ma trận IFE ta thấy tổng điểm quan trọng là 3.0 > 2.5. Điều này cho  thấy mức độ  phản  ứng của Công ty Lương thực Tiền Giang   mức khá đối với các  yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động 2.5.3. Xây dựng ma trân SWOT nhân lực cho Công ty Lương thực Tiền  Giang Điểm mạnh ­ S 1. Đội ngũ quản lý có trình độ, giàu kinh nghiệm 2. Môi trường làm việc thoải mái, nhân viên của các phòng ban đoàn kết 3. Cơ cấu lao động đang trẻ hóa, lao động có trình độ cao, có tinh thần học hỏi  và khả năng tiếp thu những cái mới 4. Văn hóa Công ty lành mạnh, có uy tín về thương hiệu 5. Điều kiện làm việc đầy đủ, trang thiết bị hiện đại Điểm yếu ­ W 1. Tồn tại 1 bộ phận nhân viên vẫn còn mang tư tưởng ỷ lại của cơ chế Nhà   nước, chưa thích ứng với những đổi mới 2. Chính sách khen thưởng chưa phát huy tác dụng 3. Vì là doanh nghiệp sản xuất với nhiều xí nghiệp trực thuộc nên việc triển  khai các quyết định, hoạt động Công đoàn tại các chi nhánh sản xuất gặp khó khăn 4. Việc bố trí nhân lực tại các phòng ban chưa thực sự hợp lý 5. Sử dụng phương pháp đánh giá nhân viên chưa đem lại hiệu quả Cơ hội ­ O: 1. Chính phủ đang điều chỉnh chính sách để ổn định kinh tế  vĩ mô, tái cơ  cấu   kinh tế có thể giúp cho nền kinh tế kiềm chế lạm phát và ổn định dần 2. Nhà nước đẩy mạnh đầu tư, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao 3. Lực lượng lao động mới ra trường có trình độ cao ngày càng tăng 4. Khoa học công nghệ phát triển góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Thách thức ­ T 1. Văn bản quy phạm pháp luật không theo kịp yêu cầu thực tế của ngành sản  xuất chế biến gạo 2. Tình hình lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao 60 3. Khả năng huy động vốn cho đầu tư khó khăn 4. Các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đang có những chính sách thu hút   nhân tài Bảng 2.14. Ma trận SWOT của Công ty Lương thực Tiền Giang Điểm mạnh (S) SWOT Cơ hội (O) Điểm yếu (W) S3+O2: hoàn thiện công W4+O1: tái cấu trúc lại tác đào tạo nguồn nhân doanh nghiệp phù hợp với  lực hiện có tình hình Công ty cũng như  S3+O3: thu hút nguồn nền kinh tế nhân lực cho chất lượng W5+O4: hoàn thiện cao chương trình đánh giá nhân  S4+O1: phát huy lợi thế viên hiệu quả bằng online uy tín doanh nghiệp đã có để nhận được các dự án xuất khẩu giá trị lớn trong giai đoạn kinh tế dần ổn định S2,S3, S5+O3: môi trường làm việc thoải mái, điều kiện làm việc tốt sẽ thu hút được đội ngũ lao động trình độ cao Thách thức (T) 61 S2,S3+T1: tập trung vào W5+T4: hoàn thiện công các dự án nhà ở cho tác   đánh  giá     lực   làm  người có thu nhập thấp việc của nhân viên với chi phí thấp sẽ phù W2+T4: đảm bảo khen hợp với tình hình kinh tế thưởng công bằng, hợp lý  hiện tại và thỏa đáng với thành tích  S2,S5+T1: phát huy   nhân   viên   nhằm   kích  điểm mạnh điều kiện làm thích nhân viên làm việc và  việc, động lực cho nhân trung thành với Công ty viên để  giữ  chân nhân  viên  giỏi không rời khỏi Công ty trong tình hình khó khăn S2,S4+T4: xây dựng niềm tin trong nhân viên, giúp họ nhận thấy rằng Công   ty   Lương   thực   Tiền  Giang    môi   trường   làm  việc tốt nhất Sau khi phân tích ma trận SWOT, có những chiến lược sau được đưa ra: ­ Chiến lược hoàn thiện chiến sách lương, thưởng ­ Chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc tốt hơn ­ Chiến lược hoàn thiện công tác đào tạo, thăng tiến ­ Chiến lược hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên 2.5.4. Ma trận QSPM Sau khi phân tích ma trận SWOT, xây dựng ma trận QSPM để lựa chọn những  chiến lược khả  thi, phù hợp với Công ty. Từ  đó đưa ra các giải pháp để  thực hiện   chiến lược đó Ma trận QSPM được xây dựng như sau: Bảng 2.14. Ma trận QSPM của Công ty Lương thực Tiền Giang Các  Phân  yếu tố  loại CL1 CL2 Các chiến lược có thể thay thế CL3 CL4 quan  trọng Các yếu tố bên ngoài Chính phủ đang điều chỉnh chính  62 12 9 12 sách để ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ  cấu kinh tế có thể giúp cho nền kinh  tế kiềm chế lạm phát và ổn định  dần Nhà nước đẩy mạnh đầu tư, phát  6 6 triển nguồn nhân lực có trình độ cao Lực lượng lao động mới ra trường  8 8 có trình độ cao ngày càng tăng Khoa học công nghệ phát triển góp  12 12 12 12 2 4 sản xuất chế biến gạo Tình hình lạm phát cơ bản vẫn ở  2 mức cao Khả năng huy động vốn cho đầu tư  2 6 12 khó khăn Các doanh nghiệp trong và ngoài  3 6 4 16 12 12 kinh nghiệm Môi trường làm việc thoải mái, nhân  6 viên của các phòng ban đoàn kết Cơ cấu lao động đang trẻ hóa, lao  3 9 9 cái mới Văn hóa Công ty lành mạnh, có uy tín  9 về thương hiệu Điều kiện làm việc đầy đủ, trang  3 12 9 thiết bị hiện đại Tồn tại một bộ phận nhân viên vẫn  2 2 phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Văn bản quy phạm pháp luật không  theo kịp yêu cầu thực tế của ngành  ngành đang có những chính sách thu  hút nhân tài Các yếu tố bên trong Đội ngũ quản lý có trình độ, giàu  động có trình độ cao, có tinh thần  học hỏi và khả năng tiếp thu những  63 còn mang tư tưởng ỷ lại của cơ chế  Nhà nước, chưa thích ứng với những  đổi mới Chính sách khen thưởng chưa phát  6 huy tác dụng Vì là doanh nghiệp sản xuất với  3 9 12 3 9 ban chưa thực sự hợp lý  Sử dụng phương pháp đánh giá nhân  9 nhiều xí nghiệp trực thuộc nên việc  triển khai các quyết định, hoạt động  Công đoàn tại các chi nhánh sản xuất  gặp khó khăn Việc bố trí nhân lực tại các phòng  viên chưa đem lại hiệu quả Tổng 130 132 132 155 Ma trận QSPM   cho thấy chiến lược 4 là 155 điểm, cao nhất trong 4 chiến   lược. Vậy chiến lược 4: “Chiến lược hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công  việc của nhân viên” là chiến lược hợp lý và khả thi nhất.  64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO  HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG  GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 3.1. Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2017 – 2020 Công ty sẽ  vươn lên vị  trí là một trong những Công ty xuất khẩu lương  thực  lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long Công ty sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu dự báo thị trường, tìm kiếm và khai   thác thông tin hiệu quả để nâng cao khả năng tìm kiếm đối tác xuất khẩu gạo Tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác tái cấu trúc Công ty, đồng thời củng cố  và nâng cao chất lượng quản trị Công ty có kế hoạch lựa chọn và đưa đi đào tạo các cán bộ quản lý chủ  chốt,  tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp lại các phòng ban và lao động tại văn phòng nhằm hướng   đến bộ máy gọn nhẹ Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên, khuyến khích họ hăng say làm  việc đạt hiệu quả cao nhất Bố trí luân chuyển công việc phù hợp với khả năng của từng nhân viên nhằm   thúc đẩy mọi người làm việc tốt hơn. Đẩy mạnh công tcac1 chăm lo đời sống vật   chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên 3.2. Đề  xuất giải pháp nâng cao hiệu quả  công tác tạo động lực làm việc  cho người lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang 3.2.1. Xác định chính xác các nhu cầu của người lao động và mức độ   ưu  tiên của các nhu cầu để làm căn cứ đưa ra các biện pháp tạo động lực phù   hợp Như  đã phân tích   Chương 2, Công ty Lương thực Tiền Giang không tiến  hành các hoạt động nhằm phát hiện và xác định nhu cầu của người lao động mà mặc   nhiên thừa nhận rằng tiền lương và  những  giải pháp tăng tiền lương, thu nhập của  người lao động là biện pháp tạo động lực. Điều đó đúng nhưng chưa đủ  bổi vì nhu   cầu của con người khá đa dạng. Ngoài thu nhập, người lao động còn có rất nhiều nhu  cầu cần được thỏa mãn như  nhu cầu được thăng tiến, phát triển nghề  nghiệp, được  65 học tập nâng cao trình độ, được làm công việc phù hợp với năng lực, được làm việc   trong điều kiện tốt,  Chính vì thế mà cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu  của người lao động trong từng thời kỳ Nhu cầu của  người  lao động tại Công ty Lương thực Tiền Giang được xác  định theo phương pháp sau: ­ Bước 1: Xác định các loại nhu cầu. Theo học thuyết của Maslow, nhu cầu của   con người được phân thành 5 loại: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã  hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định ­ Bước 2: Xác định các nhu cầu cụ thể của từng loại nhu cầu. Mỗi loại nhu cầu   có từ 3 – 5 nhu cầu cụ thể: Nhu cầu sinh lý bao gồm: ăn, ở, phương tiện đi lại, Nhu cầu an toàn bao gồm an toàn và bảo hộ  lao động, chế  độ  bảo hiểm hưu   trí, bảo hiểm y tế, các phúc lợi phi tài chính Nhu cầu xã hội bao gồm: muốn giao tiếp với người xung quanh, muốn được   người khác yêu mến mình, xây dựng quan hệ  gần gũi với đồng nghiệp, muốn được   nghe những lời nhận xét về mình Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: cố gắng làm tốt công việc của mình so với   quá khứ, muốn đương đầu với khó khăn thử thách, mong muốn khẳng định sự tiến bộ  của mình, muốn có mục đích phấn đấu cụ thể Nhu cầu tự  khẳng định bao gồm: muốn có những công việc có trách nhiệm   cao, muốn có ảnh hưởng của mình để người khác làm theo, muốn kiểm soát những sự  việc diễn ra xung quanh ­ Bước 3: Thiết kế các câu hỏi Ví dụ đối với nhu cầu sinh lý: Tôi muốn cố gắng hoàn thành công việc với kết quả cao nhất để có được mức  lương cao Tôi cố gắng thêm để có được tiền trang trải tiền thuê nhà ở Tôi muốn cải thiện điều kiện đi lại của mình Tôi muốn được họa tập nâng cao trình độ để có thể tăng thu nhập 66 ­ Bước 4: Thiết kế bảng hỏi điều tra (nên thiết kế xen kẽ các câu hỏi thuộc các  nu cầu khác nhau để tránh trả  lời câu hỏi giống nhau). Trong đó, bảng câu hỏi   dùng phương pháp cho điểm để biều hiện cường độ của từng nhu cầu Với 5 mức độ tương ứng là:  1 – Hoàn toàn không hài lòng 2 – Không hài lòng 3 – Không có ý kiến 4 – Hài lòng 5­ Hoàn toàn hài lòng Phương pháp trả lời: khoanh tròn điểm số phù hợp với suy nghĩ của mình Mẫu phiếu phỏng vấn xác định nhu cầu được thiết kế như phụ lục ­ Bước 5: Lựa chọn đối tượng và tiến hành điều tra theo từng đơn vị, phòng ban,  phân xưởng. Bên cạnh việc điều tra theo Công ty, cần chú ý phân theo các đối  tượng các bộ  quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất, có thể  phân theo mức  lương, theo độ  tuổi, trình độ, theo tham niên công tác,  việc phân theo nhiều   tiêu thức khác nhau sẽ  giúp cho việc phát hiện ra nhu cầu chính xác đối với  từng đối tượng ­ Bước 6: Xử lý thông tin phát hiện ra nhu cầu 3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc nhằm phản   ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động rất quan trọng trong hệ thống  quản trị  nguồn nhân lực, nhằm phản ánh chính xác kết quả  thực hiện công việc của  người lao động, làm cơ sở cho nhà quản trị  đưa ra các quyết định liên quan đến công  tác tiền lương, thăng tiến, đào tạo,  Để nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác,   đảm bảo công bằng trong đối xử giữa những người lao động, đì hỏi hệ thống đánh giá  phải được thiết kế  một cách khoa học, các tiêu thức đánh giá phải đầy đủ, cụ  thể,   phương pháp đánh giá hợp lý. Trong thời gian qua, hệ  thống đánh giá đang được sử  dụng tại Công ty Lương thực Tiền Giang còn bộc lộ  nhiều hạn chế. Vì vậy, em xin  đề  xuất một số giải pháp nhằm làm tư  liệu tham khảo cho Công ty để  xây dựng hệ  thống đánh giá thực hiện công việc được tốt hơn 67   Xác định rõ mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá có giá trị rất quan trọng trong quá trình đánh giá, vì mục tiêu   đánh giá sẽ quyết định toàn bộ  hệ thống đánh giá, từ  việc xây dựng các chỉ  tiêu, tiêu  chuẩn đánh giá đến hệ thống thông tin phản hồi kết quả đanh giá. Trong thời gian vừa  qua, việc đánh giá chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là để trả  tiền lương, tiền thưởng   Do đó, hệ  thống các chỉ  tiêu, tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá đều chỉ  xoay quanh  phục vụ  cho công tác trả  lương, thưởng. Theo em, mục tiêu của đánh giá thực hiện  công việc không chỉ  là đo lường kết quả  thực hiện mà quan trọng hơn là phải phát   hiện được tiềm năng của người lao động. Từ  đó có những giải pháp phù hợp để khai  thác các tiềm năng của họ. Vì vậy xem xét một cách cụ thể, việc đánh giá cần gắn với   3 mục tiêu của nhà quản trị là: ­ Mục tiêu kinh tế: dùng kết quả để trả lương, thưởng, ­ Mục tiêu hành chính: thăng tiến, thuyên chuyển, sa thải người lao động, ­ Mục tiêu đào tạo: so sánh các kiến thức, kỹ năng giữa yêu cầu và thực tế, nhằm  phát hiện ra những nhu cầu cần được bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch đào  tạo và phát triển nguồn nhân lực   Thiết kế các chỉ tiêu đánh giá đầy đủ, chi tiết Phương pháp đánh giá phù hợp với Công ty Lương thực Tiền Giang hiện nay   là phương pháp thang đo đánh giá. Việc đanh giá sẽ  do 2 người thực hiện đó là bản   thân người lao động tự  đánh giá về  kết quả  thực hiện công việc của mình và người   lãnh đạo trực tiếp đánh giá Trình tự được tiến hành như sau: ­ Từ các chỉ tiêu đánh giá được thiết kế ở trên, tiến hành phân bổ tổng điểm vào   tối đa cho từng chỉ tiêu theo những trọng số nhất định ­ Tiến hành đánh giá mức độ  hoàn thành công việc của người lao động và cho   điểm tương ứng với mỗi chỉ tiêu đánh giá Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc nên do người lao động tự đánh giá  và sự đánh giá của người lãnh đạo trực tiếp. Vì người quản lý trực tiếp là người hiểu  rõ, do đó có thể  đánh giá chính xác nhân viên của mình. Hơn nữa trong viêc trao đổi   thông tin đánh giá se được thuận lợi hơn 68 Căn cứ  vào các tiêu chuẩn đánh giá, người đánh giá sẽ  cho điểm tương  ứng   kết quả thực hiện công việc của người lao động trực ở  từng tiêu thức đánh giá. Cuối   cùng sẽ tính ra được số điểm tổng hợp của mỗi người lao động Xử lý thông tin sau khi đánh giá Sau khi đánh giá sẽ thu đực tổng số điểm do người lao động tự đánh giá và số  điểm do người lãnh đạo trực tiếp đánh giá đối với kết quả  thực hiện công việc của  mỗi nhân viên Kết quả  số điểm do người lãnh đạo trực tiếp đánh giá sẽ  được sử  dụng để  quy đổi sang thứ hạng và hệ số thành tích. Còn số điểm do người lao động tự đánh giá  sẽ được sử  dụng để  tham khảo và so sánh với kết quả  đánh giá của người lãnh đạo   trực tiếp. Trên cơ sở đó làm cơ sở giải thích, trao đổi, phản hồi thông tin giữa người   lao động và người lãnh đạo trực tiếp khi có sự chênh lệch về kết quả đánh giá nhằm   có sự đánh giá chính xác nhất Mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc theo phụ lục để  Công ty xem xét áp  dụng 69 KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang có những dấu hiệu chuyển   viến tốt hơn nhưng các doanh nghiệp trong ngành chế  biến xuất khẩu gạo vẫn còn  gặp nhiều khó khăn, nếu muốn phục hồi và vượt qua giai đoạn này thì Công ty cần  phải có chiến lược phát triển trên tất cả các mặt sao cho thu hút, tạo uy tín và được sự  tín nhiệm của khách hàng để nhận được những gói thầu lớn làm tăng doanh thu cũng   như lợi nhuận cho Công ty. Trong đó, quan trọng nhất là chiến lược con người, cụ thể  là Công ty cần phải thực hiện tạo động lực làm việc cho nhân viên. Cần xây dựng các  chính sách quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn cũng như quan tâm hơn đến đời sống   vật chất và tinh thần của nhân viên nhằm tạo động lực làm việc cho họ, giúp họ phát   huy hết năng lực làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả công việc đồng thời thu hút và   giữ  chân được người tài từ  đó sẽ  nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên  thương trường.  Qua  cơ sở  lý luận về  động lực làm việc và tạo động lực làm việc cùng với   những nhân tố ảnh hưởng, qua phân tích thực trạng tạo động lực làm việc của Công ty  Lương thực Tiền Giang đối với nhân viên, ta nhận thấy Công ty đã có nhiều nỗ  lực  rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn vài mặt chưa thực hiện tốt hay còn thiếu sót.  Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, khảo sát và xây dựng thang đo tạo động lực làm  việc cho nhân viên tại Công ty Lương thực Tiền Giang bằng phần mềm SPSS, khóa   luận cũng đã đề  ra một số  giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm việc   nhân viên, góp phần thực hiện thành công những mục tiêu, định hướng đã đề ra Để  giải pháp được thực thi hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm, hỗ  trợ  và tạo điều  kiện của Công ty Lương thực Tiền Giang cùng với tất cả  các cán bộ  nhân viên của   Công ty để Công ty Lương thực Tiền Giang ngày càng phát triển và vững mạnh hơn 70 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Trần Kim Dung, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Kinh tế  TPHCM, 2015 [2] PGS.TS Bùi Anh Tuấn, PGS.TS Phạm Thúy Hương, Giáo trình Hành vi tổ   chức, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 [3] Nguyễn Hữu Thân, Giáo trình Quản trị  nhân sự, NXB Lao động – Xã hội ,  2012 [4]http://www.thesaigontimes.vn/104792/Qui­3­loi­nhuan­doanh­nghiep­luong­ thuc­giam­manh.html, truy cập lúc 8h ngày 20 tháng 12 năm 2016   [5]  https://www.bsc.com.vn/BSCNews/2016/9/20/530102.aspx, truy cập lúc 13h  ngày 22 tháng 12 năm 2016 [6]http://doc.edu.vn/tai­lieu/de­tai­tao­dong­luc­cho­nguoi­lao­dong­trong­cac­ doanh­nghiep­viet­nam­hien­nay­45943/, truy cập lúc 16h ngày 23 tháng 12 năm 2016 72 ... CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ TẠO ĐỘNG  LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Lý luận về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động 1.1.1. Khái niệm về động lực làm việc và tạo động lực làm việc. ..  thống hóa những lý luận liên quan đến việc tạo động lực cho người lao động ­ Phân tích thực trạng việc tạo động lực cho người lao động tại Công ty Lương   thực Tiền Giang từ giai đoạn 2013 – 2015 ­ Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tư liệu tham khảo cho doanh nghiệp trong ... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 2.1. Tổng quan về Công ty Lương thực Tiền Giang 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty lương thực Tiền Giang là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty

Ngày đăng: 03/04/2017, 06:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan