bài tập dao động dùng cho HS TB ,yếu

4 483 3
bài tập dao động dùng cho HS TB ,yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tường THPT Tràm Chim Tổ Lý -CN Phần 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ CON LẮC LÒ XO, TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Câu 1. Dao động tự do là A. Chuyển động trong không gian được lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. B. Dao động mà chu kỳ phụ thuộc vào các đại lượng đặc trưng riêng của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. C. Dao động mà li độ biến thiên theo thời gian theo qui luật hàm sin hoặc cosin D. Chuyển động có giới hạn trong không gian và sau một khoảng thời gian ngắn nhất chuyển động được lặp lại như cũ. Câu 2. Dao động điều hòa là A. Dao động mà biên độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. B. Dao động li độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian theo qui luật hàm sin hoặc cosin. C. Chuyển động trong không gian được lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. D. Chuyển động có giới hạn trong không gian và sau một khoảng thời gian ngắn nhất chuyển động được lặp lại như cũ. Câu 3. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa bằng không khi: A. li độ cực đại B. li độ cực tiểu C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu. D. Vận tốc bằng không. Câu 4. Trong dao động điều hòa vận tốc biến đổi A. cùng pha với li độ B. ngược pha với li độ C. sớm pha 2 π so với li độ. D. Chậm pha 2 π so với li độ. Câu 5. Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ C. sớm pha 2 π so với li độ. D. Chậm pha 2 π so với li độ. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với chất điểm dao động điều hòa A. li độ và gia tốc luôn dao động ngược pha. B. vận tốc luôn chậm pha hơn li độ một góc 2 π C. gia tốc nhanh pha hơn vận tốc một góc π D. gia tốc chậm pha hơn vận tốc một góc 2 π Câu 7. Một chất điểm dao động điều hòa khi qua vị trí biên thì vận tốc và gia tốc là: A. v = 0; a = A 2 ω B. v = A ω ; a = A 2 ω C. v = A ω ; a = 0. D. v = 0; a = 0. Câu 8. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos ( )t ω ϕ + , gia tốc của chất điểm là: A. a = 2 ω − x B. a = A 2 ω C. Gia tốc a và li độ x luôn ngược pha nhau. D. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 9. Một vật dao động điều hòa, nó thực hiện được 50 dao động trong 4 giây. Chu kỳ dao động của vật là A. 12,5 s B. 0,8 s C. 1,25 s D. 0,08 s Bài tập: Ôn tập Giáo viên biên soạn: Lê Văn Út 1 1 Tường THPT Tràm Chim Tổ Lý -CN Câu 10. Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 20 cm. Biên độ dao động của vật là A. 10 cm B. 5 cm C. 20 cm D. 4 cm Câu 11. Một vật dao động điều hòa trong một chu kỳ nó đi được quãng đường 40 cm. Biên độ dao động của vật là A. 40 cm B. 10 cm. C. 20 cm D. 4cm Câu l2. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 0, 2 s. Tần số dao động của vật là A. f = 5 Hz B. f = 2 Hz C. f = 50Hz D. f = 20 Hz Câu 13. Một vật dao động điều hòa, trong một nửa chu kỳ nó đi được quãng đường 10 cm. Biên độ doa động của vật là A. 10 cm B. 20 cm C. 5cm D. 2,5 cm Câu 14. Một con lắc lò xo, gồm một lò xo có độ cứng k = 100N/m, vật nặng có khối lượng 100g. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Lấy 2 π = 10 chu kỳ dao động của vật bằng A. 2s B. 0,628 s C. 0, 2 s D. 0,1s Câu 15. Một vật khối lượng m treo vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên của lò xo được giữ cố định. Khi hệ cân bằng lò xo có chiều dài hơn chiều dài ban dầu 10 cm. Lấy g = 10 m/s 2 chu kỳ dao động của vật là A. 0,1 s B. 0,2 s C. 0,3 s D. 0,4 s Câu 16. Một con lắc đơn, gồm hòn bi có khối lượng nhỏ m và một sợi dây không giãn có chiều dài l = 1m, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Chu kỳ dao động của con lắc là A. 0,1 s B. 0,2 s C. 1 s D. 2 s Câu 17. Một con lắc đơn có chiều dìa l dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s 2 , với chu kỳ T = 0, 2 s. Chiều dài con lắc có giá trị bằng. Lấy 2 π = 10. A. 1m B. 1 cm C.10 cm D. 1mm Câu 18. Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt l 1 và l 2 dao động tại một nơi với chu kỳ T 1 = 3svà T 2 = 4 s. Chu kỳ dao động con lắc thứ ba có chiều dài bằng tổng chiều dài hai con lắc trên là A. 3s B. 4s C. 4s D. 5s Câu 19. Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật có khối lượng m dao động với chu kỳ 0,4 s. Nếu thay vật nặng m bằng vật nặng có khối lượng m’ gấp đôi m. Thì chu kỳ dao động của con lắc bằng A. 0,16s B. 0,2s C. 0,4. 2 s D. 0,4 2 s Câu 20. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, tại vị trí cân bằng vận tốc của vật có độ lớn 40 cm/s , chu kỳ dao động 0,2 π giây. Biên độ dao động của vật có độ lớn bằng. A. 0,4 m B. 0,04 m C. 4 m D. 40 m Câu 21. Một dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s. Tại vị trí vật có li độ 4 cm thì vận tốc của vật có giá trị 30 cm/s. Biện độ dao động của vật bằng. A. 3 cm B. 7 cm C. 25 cm D. 5cm Câu 22. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ A = 4 cm, chu kỳ dao động của vật là T = 0,2 π s. Chọn gốc thời gian khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là A. x = 4cos(10t + 2 π ) cm B. x = 4cos (10t - 2 π ) cm C. x = 4cos10t cm. D. x = 4cos10 π t Câu 23. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, Khi qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v 0 = 40 π cm/s tần số dao động f = 5 Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ x = - 2 cm và đang vào vị trí cân bằng. Phương trình dao động của vật là: A. x = 4cos(10 π t + 6 π ) cm B. x = 4cos(10 π t + ) 3 π ) cm C. x = 4cos (10 π t - 6 π ) cm D. x = 4cos(10 π t - ) 3 π ) cm Bài tập: Ôn tập Giáo viên biên soạn: Lê Văn Út 2 2 Tường THPT Tràm Chim Tổ Lý -CN Câu 24. Ở một thời điểm, vận tốc của vật dao động điều hòa bằng 20% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là A. 24 B. 1/24 C. 5 D. 0,2 Câu 25.Một con lắc lò xo có khối lượng là m, dao động điều hòa với biên độ A, năng lượng dao động là E. Khi vật có li độ x = A/2 thì vận tốc của vật có giá trị là A. 2E m B. 2 E m C. E m D. 3 2 E m Câu 26. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100g treo vào đầu một lò xo có độ cứng k = 100N/m. Kích thích vật dao động. Trong quá trình dao động vật có vận tốc cực đại bằng 62,8 cm/s. Lấy 2 π = 10. Biên độ dao động của vật là A. 2 cm B. 2 cm C. 4 cm D. 3,6 cm Câu 27. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100g treo vào đầu một lò xo có độ cứng k = 100N/m. Kích thích vật dao động. Khi đi qua vị trí cân bằng vật có vận tốc bằng 62,8 cm/s (lấy 2 π = 10). Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân băng theo chiều dương phương trình dao động của vật là A. x = 2cos(10 π t+ 2 π ) cm B. x = 2cos10 π t cm C. x = 4cos( ) 2 10 π π − t cm D. x = 2cos(10 π t+ 4 π )cm Câu 28. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 12 cm và chu kỳ dao động T =1 s. Chọn góc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng ngược chiều dương, phương trình dao động của vật là: A. x = - 12cos(2 π t ) 4 π + cm B. x = 12 cos2 π t cm C. x = 12cos (2 π t+ ) 2 π cm D. x =12 cos(2 π t- 2 π ) cm Câu 29. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 12 cos2 π t ( với x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 0,5 s kể từ lúc bắt đầu dao động, li độ của vật bằng: A.12 cm B. -12 cm C. 6 cm D. -6 cm Câu 30. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos ( π t+ ) 2 π cm. Tại thời điểm t = 0,5 s chất điểm có vận tốc bằng: A. v = 3 π cm/s B. v = - 3 π cm/s C. v = - 6 π cm/s D. v = 6 π cm/s Câu 31. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm quả nặng có khối lượng m = 1kg và lò xo có độ cứng k =1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu 2 m/s hướng thẳng đứng theo chiều dương xuống dưới. Chọn gốc thời gian là lúc truyền vận vận tốc cho vật. Phương trình dao động của vật là A. x = 0,5cos 40t (m) B. x = 0,05cos(40t + 2 π ) (m) C. x = 0,05cos(40t- ) 2 π (m) D. x = 0,05 2 cos40t ( m) Câu 32. Một vật nặng khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k theo phương thẳng đứng làm tại nơi có g = 10 m/s 2 , làm lò xo giãn thêm một đoạn l∆ = 10 cm. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật thẳng đứng xuống một khoảng bằng 3 cm rồi buông nhẹ không vận tốc đầu cho vật dao động. Chọn gốc thời gian lúc buông vật chiều dương hướng lên trên. Phương trình dao động của vật là A. x = 3cos(10t + 2 π ) cm B. x = 3cos (10t + ) π cm C. x = 5cos (10t - π ) cm D. x = 5cos(10t - 2 π ) cm Bài tập: Ôn tập Giáo viên biên soạn: Lê Văn Út 3 3 Tường THPT Tràm Chim Tổ Lý -CN Câu 33. Một vật nặng khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k theo phương thẳng đứng làm tại nơi có g = 10 m/s 2 , làm lò xo giãn thêm một đoạn l∆ = 10 cm. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật thẳng đứng xuống một khoảng bằng 3 cm rồi truyền cho vật vận tốc v = 0,4 m/s. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ x = 2,5 đang hướng theo chiều dương . Phương trình dao động của vật là A. x = 3cos(10t + 2 π ) cm B. x = 3cos10t cm C. x = 5cos(10t + 3 π ) cm D. x = 5cos(10t - 3 π ) cm Câu 34. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên l 0 = 30 cm, dao động điều hòa tại nơi có g = 10 m/s 2 với chu kỳ dao động của vật T = 0,628 s. Chiều dài của lò xo tại vị trí cân bằng có giá trị nào sau đây? A. 40 cm B. 30 cm C. 31 cm D. 30,1 cm Câu 35. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng chiều dài con lò xo có giá trị 40 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa dọc theo 0x phương thẳng, chiều dương hướng lên. Chiều dài của lò xo khi vật có tọa độ x = +3 cm là A. 43 cm B. 40,3 cm C. 37 cm D. 33,7 cm Câu 36. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng chiều dài con lò xo có giá trị 30 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa dọc theo 0x phương thẳng, chiều dương hướng lên. Chiều dài của lò xo khi vật có tọa độ x = -2 cm là A. 32 cm B. 30,2 cm C. 28 cm D. 3,20 cm Câu 37. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một nặng có khối lượng m = 80g, một lò xo có độ cứng k và có khối lượng không đáng kể, tần số dao động của con lắc f = 4,5Hz. Trong quá trình dao động, độ dài ngắn nhất của lò xo là 40 cm và dài nhật là 56 cm. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, lúc t = 0 lò xo ngắn nhất. phương trình dao động của con lắc là A. x = 8 2 cos(9 π t - 2 π ) cm B. x = 8cos(9 π t + 2 π ) cm C. x = 8cos(9 π t - 2 π ) cm D. x = 8cos(9 π t+ π ) cm Câu 38. Một lò xo có khối lượng không đáng kể có chiều dài tự nhiên l 0 được treo vào điểm O cố định. Nếu treo vào lò xo vật có khối lượng m 1 = 100g vào lò xo thì chiều dài của nó là l 1 = 31 cm. Treo thêm vật có khối lượng m 2 = 100g thì độ dài của lò xo là l 2 = 32 cm. Độ cứng của lò xo là A. 200 N/m B. 100 N/m C. 160N/m D. 50 N/m Câu 39. Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40 cm thì nước trong xô sóng sánh mạnh nhất. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là 0,25 s. Vân tốc của người đó là: A. 3,6 m/s B. 4,2 m/s C. 4,8 m/s D. 5,76 m/s Câu 40.Một con lắc lò xo thực hiện được 5 dao động trong thời gian 10 s, vận tốc của vật nặng qua vị trí cân bằng có độ lớn 8 π cm/s. Vị trí vật có thế năng bằng 1 3 lần động năng cách vị trí cân bằng; A. 0,5 cm B. 2 cm C. 4 cm D. 2 2 cm Bài tập: Ôn tập Giáo viên biên soạn: Lê Văn Út 4 4 . Một vật dao động điều hòa, nó thực hiện được 50 dao động trong 4 giây. Chu kỳ dao động của vật là A. 12,5 s B. 0,8 s C. 1,25 s D. 0,08 s Bài tập: Ôn tập Giáo. Tràm Chim Tổ Lý -CN Phần 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ CON LẮC LÒ XO, TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Câu 1. Dao động tự do là A. Chuyển động trong không gian được

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan