SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ TỐT CHO TRẺ 5 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN BƯỚC VÀO LỚP 1

22 643 3
SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ TỐT CHO  TRẺ 5  6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN  BƯỚC VÀO LỚP 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như chúng ta đã biết “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”, bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng.

MỤC LỤC Nội dung 1 Mở đầu Trang 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung sánh kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lý luận 2 2.2 Thực trạng vấn đề 3 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Giải pháp 1: Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ 5 Giải pháp 2 Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ 8 Giải pháp 3 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ 11 Giải pháp 4 Rèn luyện cho Trẻ một số kỹ năng cần thiết 14 Giải pháp 5 Cho trẻ làm quen với trường tiểu học 16 Giải pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh 17 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 3 Kết luận, kiến nghị 19 20 3.1 Kết luận 20 3.2 Kiến nghị 20 1 1.MỞ ĐẦU: 1.1/ Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”, bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch Có thể kể ra một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng tuổi: Có thể nói việc cho trẻ vào lớp 1 khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức tai hại Bởi lẽ khi chưa tròn 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, ngôn ngữ…chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp 1 Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Chính vì vậy kết quả học tập không cao Hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp 1 Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện… theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao! Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú Đó là chưa kể nhiều vị phụ huynh chưa nắm được kĩ thuật tập viết đã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm Cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầu sẽ trở thành cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ…qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Nhưng lên lớp 1 học tập lại là hoạt động chủ đạo Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội Thấy được tầm quan trọng trong việc tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho trẻ mầm non chuyển sang giai đoạn mới đầy hào hứng, mong chờ không bở ngỡ trước sự mới lạ xung quanh cũng như nhận thức rõ nhu cầu của phụ huynh và đặc niềm tin vào trường mầm non, mong muốn nơi đây trang bị cho con em mình về kiến thức lẫn tinh thần để Trẻ tự tin bước vào lớp 1.Bản thân tôi luôn trăn trở và bằng những kiến thức đã học cũng như qua nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp 5 tuổi tôi đã tìm tòi va nghiên cứu đề tài “Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp 1” 2 Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, chính từ những vấn đề trên đòi hỏi tôi phải tìm giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề một cách hợp lý Do đó tôi đã nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Yên bước vào lớp 1” 1.2 Mục đích nghiên cứu + Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ về các mặt như: Thể chất, tâm lý, trí tuệ, các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập + Tìm ra các biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mằm Non Nga Yên 1.4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp trực quan Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực hành Phương pháp tuyên truyền Phương pháp thống kê 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận: Việc chuẩn bị cho trẻ đến trường là một công việc quan trọng vì thực tế hiện nay trên phạm vi huyện Nga Sơn nói chung, trên địa bàn xã Nga Yên nói riêng vẫn còn một số trẻ chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế, trí tuệ, khả năng thích ứng với hoạt động chủ đạo mới …, Lý do nêu trên vẫn còn là do một số phụ huynh học sinh coi nhẹ vấn đề này, một số gia đình còn khó khăn nên việc đưa con đến trường mầm non còn hạn chế Hiện thực trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, giáo dục và rèn luyện của học sinh khi các cháu bước chân đến trường tiểu học Sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình dạy học và giáo dục ở tiểu học đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần quan tâm: Trong mỗi giai đoạn phát triển ở trẻ, việc chuyển giai đoạn này, hoạt động chu đạo này sang giai đoạn khác hoạt động chủ đạo khác là sự chuyển biến mang tính chất nhảy vọt có sự biến đổi về lượng và chất Sự phát triển ở một giai đoạn mới vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo của bậc học mầm non nhằm đảm bảo sự chuyển giai đoan giữa giáo dục mầm non nói chung, giáo dục trẻ em 5 tuổi nói riêng với lớp 1 của trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay Như chúng ta đã biết lớp 1 là lớp đầu tiên trong cuộc đời đi học đây là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ, có nhiều nhà khoa học đã nói 3 đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Để vào lớp 1 trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi” vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ: + Về mặt thể lực + Về mặt trí tuệ + Về mặt tình cảm - xã hội + Về mặt ngôn ngữ + Một số kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập ở trường tiểu học Những năm gần đây nền kinh tế xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho bậc học mầm non cũng được từng bước củng cố và phát triển, để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu chung của giáo dục mầm non là đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện 2.2 Thực trạng : * Thuận lợi: - Đối với nhà trường và Cơ sở vật chất của lớp: Trường mầm non Nga Yên là một trong những địa bàn gần trung tâm huyện,trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn I nên luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo địa phương và Ban giám hiệu nhà trường Lớp đã được Sở giáo dục và đào tạo cấp đầy đủ các trang thiết bị theo đúng với danh mục tại thông tư 02 của Bộ giáo dục và đào tạo - Đối với Giáo viên: Lớp tôi được nhà trường phân công 2 giáo viên nhiệt tình, yêu trẻ 2/2 giáo viên có trình độ đại học, có nghiệm cụ sư phạm và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ vững vàng Bản thân đã được trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tế đứng lớp 5 tuổi nên cũng đã tìm được ra một số biện pháp chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ bước vào lớp 1 - Trẻ 5-6 tuổi được phổ cập giáo dục ra lớp 100% nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều , chính vì vậy việc truyền đạt đến trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi *Khó khăn: Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tôi có được thì tôi còn gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy của mình như sau: 4 - Đối với phụ huynh: Xã Nga Yên là một xã trải dài trên quốc lộ 10,phần lớn la người dan làm nghề kinh doanh, buôn bán và chiếm tới 45% các phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non đi làm công ty chính vì thế mà việc phối kết hợp và quan tâm đến việc học của con em mình còn chưa kịp thời, dây cũng là một trong những khó khăn trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ - Đối với Trẻ: Một số trẻ do điều kiện bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng rất nhiều và còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong mọi hoạt động * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9/ 2015) Đầu năm học 2015- 2016 khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 tuổi Hoa Hồng Tôi đã tiến hành khảo sát số trẻ trên lớp của mình như sau: Nội dung khảo sát - Trẻ có sức khoẻ đạt kênh bình thường về cân nặng và chiều cao; bền bỉ, dẻo dai, chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhạy cảm của các giác quan - Về mặt trí tuệ: Có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian, có năng lực thể hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp… - Trẻ có ý thức, thái độ, quan hệ tình cảm xã hội - Trẻ nhận biết, phát đúng âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu giao tiếp, nhận dạng, phát âm các chữ cái, tô chữ cái, xem và nghe đọc các loại sách, biết hướng đọc, viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới - Trẻ có một số kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ 5 - 6 tuổi Đạt Tổng số Số trẻ trẻ Chưa đạt Tỷ lệ Tỷ Số trẻ % % 37 27 73 10 27 37 26 70 11 30 37 28 75 9 25 37 30 81 7 19 37 30 81 7 19 lệ 5 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ thực trạng và khảo sát trên Tôi đã trăn trở và tìm ra các giải pháp áp dụng thực hiện việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ tự tin, vững vàng bước vào lớp 1 như sau: Như chúng ta đã biết đến 6 tuổi bất kỳ một em bé nào phát triển bình thường đều có thể đi học Đối với trẻ em việc đến trường tiểu học được coi như một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời đó là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới, đồng thời trẻ cũng được chuyển qua một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ Đối với trẻ 5 tuổi hoạt động vui chơi đang giữ vai trò chủ đạo, chơi là hoạt động mang tính chất thoải mái, không bắt buộc Vào lớp 1 trẻ phải làm nhiệm vụ một người học sinh, hoạt động chủ yếu bây giờ là hoạt động học tập lại mang tính chất bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch Bản thân học sinh phải nỗ lực, cố gắng mới có thể đạt kết quả học tập tốt đẹp Đến trường tiểu học trẻ phải hoà nhập vào những mối quan hệ mới với những người xung quanh với thầy cô, bạn bè Khi ở trường mầm non trẻ sống trong cuộc sống, sinh hoạt như gia đình, hơn nữa ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về tâm sinh lý, xã hội , đòi hỏi học sinh phải thích ứng với hoạt động học tập Nếu không chuẩn bị cho trẻ thích ứng được, không những học tập không đạt kết quả cao mà cuộc sống của trẻ trở nên nặng nề Vì vậy phải chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ đến trường Qua kết quả khảo sát trên cho thấy chất lượng trên trẻ còn rất thấp nên tôi đã bạo dạn đưa ra các biện pháp thực hiện của mình nhằm nâng cao thực trạng trên Giải pháp 1: Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ: Trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực và trí lực, nếu được nuôi dưỡng đầy đủ khoa học trẻ sẽ phát triển tốt về 5 mặt ( Đức- trí- thể mỹ, lao động, thể lực) Ở lứa tuổi này dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể hơn người lớn Mặt khác, do sức ăn của trẻ còn hạn chế, bộ máy tiêu hóa, chức năng tiêu hóa hấp thụ chưa hoàn chỉnh, khả năng miến dịch của trẻ còn hạn chế Lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “ Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường tráng” thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh là thể lực Ngay từ những ngày đầu lên lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đã cùng với nhà trường kết hợp với nhà trường và trạm y tế xã Nga yên cân đo khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm biểu đồ tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, phân loại bệnh tật, tôi theo dõi ghi kết quả lên góc tuyên truyền để phụ huynh tiện theo dõi Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi, đặc biệt là tình hình sức khỏe…Những trẻ ăn chậm, biếng ăn, ít ngủ , ít vận động…Để cô giáo và phụ huynh phối kết hợp chăm sóc trẻ Ví dụ : Trong lần cân đo, khám sức khỏe định kỳ vào tháng 9/2014 Lớp tôi có 4/37 = 10,8 % cháu bị suy dinh dưỡng Ngoài việc thông báo kết quả trên góc tuyên truyền với phụ huynh, trong giờ đón trả Trẻ, Tôi đã trao đổi với phụ huynh 6 có con bị suy dinh dưỡng phối hợp cùng với cô giáo nuôi dưỡng chăm sóc cháu đúng khoa học, bổ sung thêm chế độ ăn cho cháu như gửi sữa, đồ ăn cho Trẻ đến trường để cô động viên trẻ ăn thêm ngoài bữa chính và bữa phụ ở trường Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, trong những năm đầu của cuộc sống nhu cầu phát triển cả về thể chất và tinh thần đặc biệt trong giai đoạn trẻ từ 0 - 6 tuổi là thời gian trẻ phát triển đầy đủ các yếu tố về thể chất và tinh thần nên nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là chuẩn bị về chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan… Xác định được điều đó Tôi đã thực hiện một chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi , luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý về thời gian và đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ Bên cạnh đó, tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường phân phối chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ theo mùa để trẻ được đảm bảo ăn đủ lượng ( ăn đủ suất, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất béo, chất bột dường, chất vi ta min và muối khoáng), ngủ đủ giấc Ví dụ 1: Bữa chính cho trẻ ăn từ 10h30p đến 11h, trẻ ngủ trưa dậy, vận động nhẹ nhàng sau đó ăn bữa phụ từ 14h30 đến 15h, khoảng cách các bữa ăn cách nhau 4 tiếng đến 4.5 tiếng lúc đó lượng thức ăn của các bữa trước đã hấp thụ gần hết cả bữa chính và bữa phụ cần phải cho trẻ ăn hết xuất mới đảm bảo lượng kalo cần thiết trong ngày theo quy định Ví dụ 2: Trong giờ ăn tôi phân công trực nhật đếm số bạn ở tổ mình và xếp bát, thìa cho bạn, thông qua hoạt động này trẻ còn được học một số quy luật trong phép đếm 1-1, một bạn 1 bát, 1 thìa, 1 khăn Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần cho trẻ làm quen đến những ảnh hưởng của cá nhân với tập thể điều này rất quan trọng khi trẻ lên lớp 1 Ví dụ: Ở lớp, Tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, khả năng tự phục vụ của bản thân như: + Vào thời điểm học và chơi: Trẻ tự cất đồ dùng sau khi tham gia vào các hoạt động học có chủ định, đồ chơi sau khi chơi xong, cất sách vở tập tô vào túi đựng riêng của mình + Vào giờ ăn: Trẻ tự sắp xếp bàn ăn, Trẻ tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn, tự xếp bát vào chậu gọn gàng sau khi ăn xong + Giờ ngủ: Trước khi ngủ Trẻ tự lấy chăm gối Sau giờ ngủ tự gấp và cất chăm gối, tự chải đầu, mặc quần áo Các thói quen này rất có ích đối với trẻ Từ những thói quen này sẽ hình thành ở trẻ sự đoàn kết cùng nhau làm việc, tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác 7 Hình ảnh: Giờ ăn trưa của trẻ lớp 5 tuổi Hoa Hồng Hay qua các giờ phát triển vận động của lứa tuổi như: đi chạy trèo leo, bò bằng bàn tay cẳng chân tôi hướng dẫn trẻ cách bò cách phối hợp tay nọ chân kia rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay của các giác quan như trẻ tự xỏ quai dày, tự cài cúc áo… Việc cho trẻ luyện tập những vận động cơ bản như vậy sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Giúp cơ thể khoẻ mạnh Ngoài những giờ luyện vận động cơ bản cho trẻ, Tôi còn đẩy mạnh việc luyện tập thể dục sáng cho Trẻ dưới nhiều hình thức để Trẻ hứng thú tham gia như tập với vòng gậy thể dục, tập theo băng đĩa nhạc… Ngoài ra Tôi còn luyện cho Trẻ các bài tập Aerobic với các động tác vừa sức Đây là một trong những biện pháp phát triển thể lực tốt nhất cho trẻ vì trẻ được luyện tập đều đặn, giúp các cơ phát triển săn chắc và bền bỉ Hình ảnh: Giờ tập thể dục sáng của trẻ lớp 5 tuổi Hoa Hồng 8 * Kết quả: Thể lực của trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt: - Trẻ ăn ngon miệng hết xuất, hấp thu tốt, 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân Hình thành ý thức văn minh, lịch sự trong ăn uống - Trẻ ngủ sâu, ngon giấc, đảm bảo thời gian Sau khi ngủ dậy trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn - Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực tham gia các hoạt động của trường của lớp - 100% trẻ đạt các chỉ số về phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi - Tham gia hội khỏe bé mầm non cấp trường đạt giải nhất, có 5/6 bạn được chọn tham gia thi hội khỏe bé mầm non cấp Huyện - 100% trẻ đạt kênh bình thường Giải pháp 2 Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ: Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như việc làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập Vì vậy trẻ cần phải rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng định hướng về không gian, thời gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như: So sánh, phân tích, tổng hợp… Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh như nắng mưa, nóng lạnh, thứ bậc trong gia đình được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi…Trẻ cần đạt được những yêu cầu của các môn học, hoạt động đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin vững vàng Kỹ năng hoạt động trí óc là những hành động trí óc đơn giản như so sánh sự giống nhau hay khác nhau của 2 hay nhiều sự vật hiện tượng, đối chiếu về kích thước, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời ở mức độ khó hơn và lôgic hơn LQCC: Có thể nói hoạt động làm quen với chữ viết ở lớp mẫu giáo lớn có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Nó là hành trang giúp trẻ tiếp cận với việc học đọc, đánh vần học viết ở trường tiểu học được thuận lợi hơn Chính vì vậy tôi luôn chú ý nâng cao chất lượng dạy môn làm quen chữ viết như: - Tôi luôn chú tâm dạy trẻ thật tốt hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết: Chuẩn bị giáo án thật cẩn thận, lồng ghép các hình thức dạy trẻ để thu hút và tạo hứng thú cho trẻ Đặc biệt tôi luôn sử dụng các giáo án điện tử để kích thích hứng thú học tập của trẻ Các trò chơi với chữ cái tôi cũng thiết kế trên máy vi tính có lồng ghép âm thanh và hình ảnh nên rất thu hút được trẻ - Tạo môi trường học tập giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách tự nhiên: Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen chữ với chữ cái một cách tự nhiên Đó là các góc chơi trong lớp như góc sách, góc thư viện tại nhà hay tại trường Ở những góc chơi này tôi bày các loại sách báo và vật liệu như sau: Tranh ảnh về thế giới xung quanh như: con người, nghề nghiệp, thế giới động vật, thế giới 9 thực vật,… dưới các tranh ảnh có chữ viết to Sách, tranh truyện với các lại giấy bìa, tốt, bền, ít trang, nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, chữ to,…các bài thơ ngắn, các câu chuyện có nội dung lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc Có các dụng cụ để trẻ có thể làm sách như kéo, hồ, giấy, bấm giấy, kim bấm, băng keo, bìa … Khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi dán các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc Một số kệ, đồ dùng đồ chơi trong lớp, các biểu bảng ở lớp tôi cũng đề các típ chữ giúp cho trẻ làm quen với chữ cái Hoạt động cho trẻ làm quen với toán Cùng với hoạt động làm quen chữ viết, hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là một trong những hoạt động phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng so sánh, tư duy lôgic, ghi nhớ, khái quát, tổng hợp….Là những yếu tố quan trọng phát triển trí tuệ làm tiền đề, tạo tâm thế tự tin bước vào lớ 1 Song bản chất của toán là khô cứng, đòi hỏi tính chính xác cao mà đặc điểm tâm lý trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” thì việc truyền thụ kiến thức đến với trẻ là rất khó Chính vì vậy tôi đã lồng ghép yếu tố chơi vào trong mỗi giờ dạy để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất: - Tôi nghiên cứu thật kỹ các tài liệu, chương trình cho trẻ làm quen với toán để có được những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất cung cấp cho trẻ -Trong mỗi giờ học tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những hình thức hấp dẫn thu hút trẻ Tổ chức các trò chơi theo chủ đề nhằm củng cố ôn luyện các kiến thức toán mà trẻ vừa học Vừa được học, vừa được chơi trẻ rất thích thú và giúp trẻ nhớ lâu hơn -Tôi xây dựng môi trường làm quen với toán quanh lớp học Động viên trẻ tham gia trang trí lớp cùng cô, trang trí phù hợp chủ đề và lồng ghép nội dung làm quen với toán vào các góc nhóm - Trong góc “Bé vui học toán’’ tôi trang trí góc mở cho trẻ hoạt động Học đến số nào tôi cho trẻ gắn số, vẽ, xé, cắt, dán các hình ảnh mà trẻ yêu thích theo nội dung chủ đề và gài vào bảng theo đúng số lượng, theo các yêu cầu mà cô đưa ra Trẻ cũng được rèn kĩ năng phân chia, thêm bớt ngay tại bảng Điều này không những giúp khắc sâu kiến thức toán đã học mà còn củng cố kĩ năng tạo hình cho trẻ - Ngoài ra tôi cũng chú ý đến việc làm đồ dùng sáng tạo để kích thích trẻ học tập Hoạt động góc Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, vì vậy các giáo viên mầm non cần sắp xếp và tổ chức hoạt động góc một cách khoa học để lôi cuốn trẻ tham gia chơi Hoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh Bản chất hoạt động góc là một hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang 10 sống cuộc sống thực Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi cùng các giáo viên ở lớp đã nghiên cứu, phân chia các mảng tường trong và ngoài lớp học để bố trí, xây dựng các góc chơi cho phù hợp với không gian của lớp học đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học tạo được sự thuận lợi nhất cho trẻ trong quá trình chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau Ví dụ: + Góc thiên nhiên: Tôi bố trí ở ngoài hành lang phía sau lớp học, đảm bảo không gian rộng, thoáng, đủ ánh sáng cho cây cối phát triển + Góc vận động: Đặc điểm ở góc chơi này đòi hỏi không gian rộng, thoáng, trẻ có thể thoải mái vận động Nên tôi bố trí ở hành lang phía trước lớp học, dãy hành lang rộng, dài đủ diện tích cho trẻ tổ chức và tham gia các trò chơi vận động mà không ảnh hưởng đến các góc chơi khác - Tôi tham khảo hình ảnh trên mạng, sách báo để lựa chọn các hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ đề, lứa tuổi, trang trí cho các mảng tường cung cấp kiến thức trong mỗi góc chơi, đảm bảo tính thẩm mỹ Tạo các mảng tường mở dưới hình thức các trò chơi để cho trẻ hát huy tính chủ động, sáng tạo và ôn luyện các kiến thức trẻ đã học - Phối kết hợp cùng nhà trường và phụ huynh mua sắm và bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho các góc chơi Ngoài ra tôi còn sử dụng các phế liệu như vỏ lọ, vỏ hộp, bìa, thìa sữa chua… để làm các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bổ sung cho các góc chơi - Hàng ngày khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn chú ý hướng dẫn trẻ cách chơi ở những buổi chơi đầu, những buổi chơi sau khi trẻ đã chơi thành thạo tôi gợi mở cho trẻ những ý tưởng chơi mới để trẻ tự phát huy khả năng sáng tạo của mình Tôi luôn động viên và khen ngợi trẻ kịp thời, khuyến khích trẻ chủ động giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau, giữa các thành viên trong nhóm chơi của mình - Đầu năm tôi lựa chọn số lượng các góc chơi phân vai và học tập đều nhau Dần về cuối năm tôi tăng số lượng các góc chơi học tập nhiều hơn để cho trẻ tích cực được ôn luyện các kiến thức đã học để chuẩn bị bước vào lớp một * Kết quả: - Trẻ nắm được các chữ cái trong bảng chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các chữ cái Biết tìm ra các chữ cái trong từ, trong bài hát, bài thơ, câu chuyện Trẻ được học chữ cái mọi lúc, mọi nơi - Trẻ nắm chắc các kiến thức toán đã được học Tích cực, chủ động, hứng thú khi tham gia các hoạt động cho trẻ làm quen với toán - Lớp tôi được Ban giám hiệu nhà trường xếp giải nhất trong hội thi “Xây dựng môi trường lớp học” Lớp được trang trí đẹp, phù hợp tạo hứng thú cho trẻ đến lớp Trẻ tích cực tham gia vào các góc chơi thể hiện được tính chủ động, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tự tin hơn trong giao tiếp 11 Giải pháp 3 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ cho trẻ: Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,… của trẻ cũng phát triển tốt Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh cũng rất quan trọng Nhiều trẻ có kiến thức, có năng lực nhưng lại không nói lên được suy nghĩ của mình, hay diễn đạt để cho mọi người xung quanh hiểu Vì vậy việc phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú; hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan, dạo chơi … cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí - Trong mọi hoạt động học tập, vui chơi tôi luôn tạo mọi điều kiện, khuyến khích trẻ lớp mình phát biểu ý kiến của bản thân trẻ Khuyến khích trẻ trao đổi, giao tiếp với các bạn cùng lớp, cùng nhóm Tạo các tình huống để trẻ được thảo luận với nhau Luôn động viên trẻ mạnh dạn, tự tin - Thông qua hoạt động làm quen văn học tôi luôn chú trọng việc cung cấp từ mới, giải thích các từ khó cho trẻ trong các bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung của những bài thơ, câu chuyện đó Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện, thể hiện các lời thoại của nhân vật từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phong phú, thể hiện cảm xúc, tình cảm trong lời nói giúp trẻ giao tiếp tự tin hơn trong cuộc sống - Thông qua hoạt động làm quen chữ cái tôi luôn luôn chú ý cách rèn cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, dạy trẻ cách ghi nhớ, miêu tả đặc điểm, cấu tạo của các chữ cái Do đặc điểm phát âm của địa phương trẻ hay phát âm ngọng một số từ (l - n; ă - â) nên tôi chú trọng việc sửa ngọng cho trẻ Tôi hướng dẫn trẻ cách đặt lưỡi và mở miệng đúng cách để phát âm cho chuẩn VD: Khi phát âm chữ n: Hơi mở miệng và ấn lưỡi xuống Khi phát âm chữ l: Mở miệng đặt lưỡi trên vòm họng và đẩy hơi ra ngoài - Thông qua các giờ chơi hoạt động góc tôi luôn rèn cho trẻ có kỹ năng tự thỏa thuận, phân vai chơi với nhau Dạy trẻ giao tiếp giữa các vai chơi với nhau và giữa các góc chơi với nhau - Dạy trẻ cách giao tiếp văn minh lịch sự với bạn bè, với người lớn, người thân trong gia đình - Chú ý nghe trẻ nói và diễn đạt Từ đó phát hiện ra những câu, từ trẻ sai để sửa cho trẻ kịp thời - Uốn nắn, sửa sai cho những trẻ nói ngọng, nói giọng địa phương: Phát âm sai giữa l và n Việc làm quen với chữ viết được được tôi bố trí và tạo cơ hội để được diễn ra ở mọi lúc mọi nơi tự nhiên và hứng thú cho trẻ 12 Ví dụ 1: Khi cho trẻ vui chơi tôi cũng chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi, góc bác sĩ trẻ dùng bút ghi tên bệnh nhân, góc bán hàng ghi tên các mặt hàng, góc khoa học ghi lại các kết quả nghiên cứu Ví dụ 2: In tên trẻ lên khăn mặt, viết tên các đồ chơi trong góc phân vai, viết tên tiêu đề bức tranh, viết tên lên sản phẩm vẽ, nặn, đồ chơi… của trẻ Tôi đã xây dựng môi trường chữ cái mọi lúc mọi nơi tạo cơ hội cho trẻ được tham gia tiếp cận đọc, viết 29 chữ cái một cách tự nguyện tích cực và thích thú bởi trẻ rất thích làm người lớn nhất là thích được giống cô giáo vì thế mà góc chơi tạo hình bao giờ cũng thu hút sự tham gia đáng kể của trẻ Đặc biệt rất thích được cùng Tôi trang trí lớp học, làm đồ dùng, làm thiệp chúc mừng… Tôi tận dụng môi trường hoạt động mọi lúc mọi nơi hay những hoạt động mà trẻ thích như vui chơi, dạo chơi, hay các hoạt động học có chủ đích: Khám phá khoa học, hoạt động tạo hình, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học Tác động để trẻ thích ứng với hoạt động mới qua 100 câu đố đó là hoạt động học tập - Hoạt động chủ đạo ở tiểu học sau này Phân chia tổ nhóm để trẻ nhận ra vị trí của mình ở tổ nào để sau này trẻ quen với hoạt động của “ Sao nhi đồng, đội thiếu niên” sau này Tôi giao trách nhiệm tự quản cho lớp trưởng, tổ trưởng (báo cáo sĩ số hàng ngày) Tích hợp phát triển ngôn ngữ với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Ví dụ1: Hàng ngày tôi có thể hỏi trẻ về sĩ số lớp để trẻ có thể biết được hôm nay văng bạn nào,đồng thời cũng qua đó các tổ trưởng nắm được sĩ số của tổ mình Ví dụ 2: Các con có thích tập tô chữ p, q không? Vậy tô thế nào thì đẹp (trùng khít nét mờ), làm thế nào để tô chữ đẹp (ngồi, cầm bút đúng tư thế) Đối với những bài đầu như o, ô, ơ hay a, ă â, thì cô dùng lời ngắn gọn và hình ảnh trực quan (trường tiểu học) để hướng sự mong muốn của trẻ vào việc tập tô, viết, ngồi đúng tư thế Hình ảnh: Giờ tập tô chữ cái a, ă, â 13 Ví dụ: Khi dạy trẻ đến chủ đề: “Thế giới động vật” Tôi treo kế hoạch hoạt động của chủ đề, đánh máy in các bài thơ, bài đồng dao….và găm vào góc tuyên truyền với phụ huynh để giúp các phụ huynh biết được bé đang học ở chủ đề nào và yêu cầu phụ huynh hưỡng dẫn cho trẻ gạch chân chữ cái đang học ở trong tuần Chằng hạn khi làm quen chữ cái “a, ă, â” tôi đánh và in bài thơ “Bé thổi cơm” Và ngược lại với hoạt động làm quen văn học bao giờ tôi cũng lồng ghép tích hợp cho trẻ tiếp xúc với chữ cái nhiều trong hoạt động này Tuy trẻ chưa thể đọc được những dòng chữ đó nhưng bước đầu qua cách dạy này nó tăng sự thích thú cho trẻ, qua nhiều lần tiếp xúc trẻ cũng dần hiểu được rằng các chữ cái khi được xếp cạnh nhau thì tạo thành thành tiếng Nhất là khi cô cho trẻ chơi điền chữ cái còn thiếu trong tiếng chỉ từ nhân vật, sự vật trong các tác phẩm văn học - Ví dụ: Khi cô cho trẻ làm quen với truyện “Tích Chu” cô cho trẻ quan sát tranh nhân vật Tích Chu và đọc từ dưới tranh Sau đó cô bớt đi các từ dưới tranh “Tích Ch…” và cho trẻ thi đua phát hiện ra chữ còn thiếu và tìm chữ cái đó để gắn thêm vào hoặc đến cuối năm học cô có thể cho trẻ cầm bút viết chữ còn thiếu trong tiếng Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong các bậc học đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt đông vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi Để đạt được những hiệu quả trên cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, mở sách, tư thế ngồi đúng…giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới Thông qua chủ đề “Trường tiểu học” giáo viên cần hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường tiểu học, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách, bút, thước kẻ Hay khi cho trẻ đi tham quan dã ngoại là nơi cho trẻ hiểu được thế giới xung quanh và cũng là nơi tôi gợi cho trẻ lòng ham muốn đọc chữ Ví dụ 1: Như đến công viên tôi đọc cho trẻ nghe những cái bảng quy định cho mọi người vào công viên như: Không dẫm chân lên cỏ, hoặc khu vực cấm tới gần ở những nơi có điện tôi giúp trẻ đọc được chữ là rất bổ ích Hoặc khi tới các chuồng động vật tôi đọc tên cho trẻ nghe tên các con vật, môi trường sống, thức ăn, sinh sản của các con vật trẻ lớp tôi đã phát biểu “Sao cô giỏi quá con vật nào cô cũng biết tên” tôi chưa trả lời thì trẻ khác nói chen vào “Vì cô biết đọc chữ treo ở bảng” Ví dụ 2: Hướng dẫn trẻ làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc Sách…) nhận biết và viết tên của bản thân Tôi thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi đọc cho trẻ nghe, cô cho trẻ ngồi cùng hướng với cô, khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn Trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách 14 Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích Thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ cho Trẻ Tôi thường tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết Ví dụ: Tổ chức cho trẻ các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích, … Hoặc Tôi tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,… đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh Ngay trong sinh hoạt ăn ngủ, đi vệ sinh, học tập tôi cũng hình thành thói quen đúng giờ giấc, có nề nếp nhằm hình thành ở trẻ khả năng tự kìm chế, thói quen tốt Những trẻ thiếu tập trung Tôi luôn nhắc nhở khéo các bé như ngồi học phải ngồi ngay ngắn, muốn nói gì phải giơ tay xin phép cô, khi phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói đủ câu, diễn đạt mạch lạc Tập nhiều lần như vậy trẻ sẽ có thói quen, nề nếp tốt, khi sang tiểu học trẻ sẽ không bỡ ngỡ, sợ sệt, lo lắng Khi nhà trường tổ chức đi thăm quan trường tiểu học thì tôi tạo bầu không khí hứng thú cho trẻ, khi vào trường giải thích cho trẻ biết các phòng, ban, bàn ghế đồ dùng, sân chơi, các bảng biểu của trường tiểu học Hay khi cho trẻ đi thăm quan dã ngoại là nơi cho trẻ hiểu được thế giới xung quanh và cũng là nơi tôi gợi cho trẻ lòng ham muốn đọc chữ VD: Khi cho trẻ đi thăm quan sân trường tôi đọc cho trẻ nghe biển chỉ dẫn từng khu vực như: Vườn cổ tích, vườn rau xanh, vườn cây thuốc nam…hoặc tôi đọc tên các loại cây trong sân trường cho trẻ nghe Có trẻ lớp tôi đã hỏi sao cây nào cô cũng biết tên ? Tôi chưa kịp trả lời thì trẻ khác nói xen vào “ Vì cô biết đọc chữ treo ở cây”…Trong giờ chơi, giờ ăn, ngủ giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng, khéo léo, có thói quen đúng giờ,có nề nếp Các nhà khoa học đã khẳng định “ Những vận động của trẻ bằng bàn tay càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu” * Kết quả: Ngôn ngữ của trẻ tiến triển rõ rệt, Trẻ đã nhận biết được ký hiệu chữ cái mang tên mình trên các đồ dùng cá nhân Rất nhiều trẻ đã sửa được cách phát âm giữa l và n Vốn từ của trẻ phong phú Trẻ rất mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí Giải pháp 4 Rèn luyện cho Trẻ một số kỹ năng cần thiết: Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ kỹ năng hoạt động học tập, Tôi còn rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cần thiết để Trẻ tự tin, vững vàng bước vào lớp 1 đó là: + Kỹ năng sống tự tin: Tôi luôn chú ý giúp Trẻ phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng 15 như trong mối quan hệ với những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi Ví dụ: Khi trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi, Tôi đặt ra những câu hỏi giúp Trẻ tự tin xử lý được các tình huống xảy ra như: Nếu bị lạc đường Con sẽ Tìm đến ai để hỏi? Nếu bị ai đó bắt nạt con sẽ làm gì? + Kỹ năng giao tiếp: Tôi cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và khám phá khoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ Ví dụ: Trẻ biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, Biết mình đang học ở lớp, trường nào và địa chỉ nhà mình ở đâu? Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát Tôi giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn Ví dụ: Trong hội thi “Bé khỏe - Bé khéo tay có phần thi “Chung sức” Tôi luôn động viên khuyến khích Trẻ cùng hợp tác, thi đua cùng các bạn trong đội hoàn thành thành công việc, tạo ra sản phẩm Nếu bạn nào hoàn thành xong việc trước thì hỗ trợ cho Bạn chưa xong… + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được Ví dụ: Khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi đặt ra những câu hỏi gợi mở để trẻ tự trả lời + Ngoài ra, Tôi còn dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập: Ví dụ: Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng như Biết mời mọi người trước khi ăn, không được bốc bải, không làm rơi vãi, không vừa ăn vừa nói nhồm nhoàm.v.v.hoặc khi thời tiết thay đổi trẻ biết tự mình mặc áo vào và cởi áo ra… * Kết quả - Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn tự tin Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động Có ý thức trong mọi hoạt động của trường của lớp: + Trẻ biết tự cất, lấy các đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định 16 + Trẻ mạnh dạn, tự tin, hay trò chuyện cùng cô và các bạn, nói được suy nghĩ của mình + Trẻ chủ động hơn khi tham gia các hoạt động, trò chơi, biết rủ nhau cùng chơi, phân vai chơi trong nhóm, sáng tạo các hình thức chơi theo cá tính của trẻ + Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân cũng như chấp hành tốt các nội qui, qui định của lớp Giải pháp 5 Cho trẻ làm quen với trường tiểu học Để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào lớp 1 cho trẻ thì việc cho trẻ làm quen với Trường Tiểu Học là việc làm rất quan trọng không thể thiếu Nơi đây sẽ là nơi trẻ học tập khi bước vào lớp 1 VD - Thông qua chủ đề “Trường tiểu học” cô cho trẻ làm quen với đồ dùng, sách vở, bàn ghế, các hoạt động ở tiểu học: như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các môn học… Qua đó cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về nơi mà trẻ sẽ học tập sắp tới + Ví dụ: Tạo hình: tôi cho trẻ vẽ các đồ dùng học tập ở lớp 1 như vở, sách, bút, thước kẻ, tẩy, hộp bút…Cho trẻ sưu tầm tranh ảnh về trường tiểu học để cùng cô trang trí lớp và dán vào vở thủ công HĐKP tôi cung cấp cho trẻ một số kiến thức về trường tiểu học như khi học tiểu học các con sẽ được học các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, ….các môn học đó không giống như ở trường mầm non, các con sẽ được biết thêm nhiều điều bổ ích, các con sẽ được học cùng trường với các anh các chị lớp trên, sẽ có nhiều bạn hơn, bạn nào giỏi sẽ được quàng khăn đỏ ,… Hay qua hoạt động LQVH - Hoạt động giáo dục âm nhạc tôi cho trẻ làm quen với trường tiểu học qua các câu truyện các bài thơ, bài hát như “Bé vào lớp 1”, “Chào lớp 1”, “Lớp chúng mình”, “Em yêu trường em” Qua đó giúp trẻ hiểu và gần gũi hơn với trường tiểu học và lớp 1 - Ngoài ra tôi vun đắp tình yêu, niềm vui thích đi học lớp 1 cho trẻ giúp trẻ nhận thấy sự cần thiết của việc học ở lớp 1 qua các hoạt động hàng ngày + Ví dụ: Nếu con ngoan sẽ được lên lớp 1 Muốn trở thành những người tài giỏi như bố mẹ thì các con cần đi học Khi trẻ làm được việc tốt, trả lời đúng câu hỏi thì cô động viên trẻ bằng cách nói: “Đúng là bạn Tuấn chuẩn bị lên lớp 1 nên bạn rất người lớn, học cũng giỏi hơn.” - Hay trong các giờ học như giờ tạo hình, làm quen chữ viết ….tôi thường sử dụng các bài đẹp của các anh chị khoá trước hoặc của các anh chị lớp 1 làm bài mẫu để hướng trẻ cũng cố gắng làm được như các anh chị đó - Tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trường tiểu học: Giới thiệu cho trẻ các phòng ban, lớp học, đồ dùng, các thầy cô giáo, bác bảo vệ…… * Kết quả: Trẻ không còn cảm thấy sợ sệt khi cô nói về trường tiểu học nơi mà trẻ sẽ học tập và vui chơi khi rời xa trường mầm non Trẻ rất hào hứng và hứng thú khi được đi tham quan trường tiểu học Trẻ luôn cố gắng để học giỏi hơn, chăm ngoan hơn 17 Giải pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh: Hầu hết các bậc phụ huynh cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho bé trước khi vào lớp 1, bởi trường tiểu học là một thế giới rất lạ lẫm đối với bé Ở đó, bé buộc phải trở nên độc lập hơn so với ở trường mẫu giáo hay ở nhà Không chỉ phải “biết ăn biết ngủ” như trước đó, nay bé còn phải “biết học hành” Áp lực học tập, tuân thủ kỷ luật ở trường tiểu học có thể khiến nhiều bé có tâm lý sợ đi học, ngay cả với những bé vốn dạn dĩ trong giao tiếp Nhiều phụ huynh tìm cách giải quyết bài toán này bằng cách cho bé học đọc học viết sớm Vì vậy, khi các bé mầm non vừa được nghỉ hè, cha mẹ đã tìm chỗ gửi con đến nhà giáo viên dạy tiểu học để nhờ các cô rèn chữ, tập đọc, làm toán Thực ra, việc lo trước tưởng có lợi, nhưng đôi khi lại phản tác dụng Vì khi biết trước, đến trường học lại, các bé sẽ thấy nhàm chán, không chú ý, dẫn đến sự thiếu tập trung Mặt khác, khi học ở nhà, giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy sao để học sinh đọc được, viết được mà không chú ý rèn cho các cháu kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc trong tập thể, nhóm, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học, làm trẻ thiếu tự tin Làm thế nào để chuẩn bị cho bé vào lớp 1 một cách tự tin và vững vàng nhất? Để có được tâm thế đó, bé phải biết được cách làm chủ bản thân mình và làm chủ việc học, chứ không phải là biết đọc biết viết Và quan trọng hơn, cần có một môi trường giúp bé chuyển tiếp giữa gia đình/trường mẫu giáo và trường tiểu học Đó là một môi trường mà bé vẫn được chơi đùa, được tận hưởng tuổi thơ nhưng cũng được làm quen dần với những kỹ năng học tập cũng như những kỹ năng sống thiết yếu để tự tin giao tiếp, hòa nhập với những người xung quanh Mặc khác không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao Chính vì vậy việc tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là rất quan trọng Chính vì vậy với vai trò là người chuẩn bị tâm thế cho trẻ vững tin bước vào lớp 1trong các giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ trên lớp nhất là hai môn toán và chữ cái Qua đó cũng nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh trong công tác chuẩn bị cho con em mình vào lớp 1.Từ đó tôi tư vấn giúp phụ huynh trong việc lựa chọn trường, lớp, thời điểm chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học - Tôi đã tuyên truyền và tư vấn cho phụ huynh của lớp mình những nội dung sau: + Chuẩn bị thể lực cho trẻ là một việc làm quan trọng đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm sâu sắc Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường phổ thông Người lớn cần phải hiểu điều đó để tránh cho trẻ suốt ngày phải ngồi tập đọc, tập viết, tập tô, tập vẽ … như một học sinh phổ thông thật sự 18 + Dạy trẻ biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn nhằm chuẩn bị dần cho trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở trường phổ thông + Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn một cách mạch lạc, rõ ràng + Phụ huynh cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, cách làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa + Xây dựng cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học + Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này Ngoài ra cần chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ đặc biệt là đồ chơi chữ cái, số + Phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập - vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy + Có thể dẫn trẻ đến thăm trường Tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi… Hình ảnh: Cô cùng cháu tham quan trường tiểu học * Kết quả: Phụ huynh của lớp đã phối hợp với giáo viên của lớp rất tốt trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 19 Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên Và đã có nhứng biện pháp và kế hoạch để giáo dục và chuẩn bị tâm thế cho con sẵn sàng bước vào lớp 1 2.4 Hiệu quả của sáng kiến Sau quá trình sử dụng các biện pháp nêu trên để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, thì tôi đã thu được kết quả như sau: * Đối với trẻ Trẻ đã có sự tiến bộ rất nhiều, mức độ đạt tốt, khá tăng lên rõ rệt, mức độ chưa đạt giảm hẳn , điều đó phần nào chứng minh các biện pháp tôi đưa ra có tính khả thi trong thực tiễn, nó góp phần làm phong phú thêm nội dung chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1 Bảng khảo sát Trẻ cuối năm học: (Tháng 3 năm 2016) Nội dung khảo sát - Trẻ có sức khoẻ đạt kênh bình thường về cân nặng và chiều cao; bền bỉ, dẻo dai, chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhạy cảm của các giác quan - Về mặt trí tuệ: Có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian, có năng lực thể hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp… - Trẻ có ý thức, thái độ, quan hệ tình cảm xã hội - Trẻ nhận biết, phát đúng âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu giao tiếp, nhận dạng, phát âm các chữ cái, tô chữ cái, xem và nghe đọc các loại sách, biết Hướng đọc, viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới - Trẻ có một số kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ 5 - 6 tuổi Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ không đạt 37 35 94 2 6 37 36 97 1 3 37 36 97 1 3 37 37 100 0 0 37 37 100 0 0 Tổng số trẻ Tỷ lệ % * Đối với phụ huynh: Qua việc việc áp dụng các giải pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, nhờ đó mà trẻ đã có một tâm thế tốt hơn trước rất nhiều làm cho phụ huynh trẻ an tâm hơn Con mình không sợ phải đi học lớp 1 nữa, các bậc phụ huynh phấn khởi luôn dặt niềm tin ở trường mầm non 20 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận: Từ những kết quả trên tôi rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong việc chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi bước vào lớp 1 như sau: - Giáo viên phải nắm được đặc điểm tấm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi Quan tâm đến từng cá thể và hiểu được một số tâm tư nguyện vọng của trẻ, luôn tôn trọng trẻ , từ đó cuốn hút trẻ vào các hoạt động một cách tự nguyện - Giáo viên năng động, linh hoạt trong giảng dạy, tìm hiểu tài liệu tự học tự nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức - Giáo viên phải có kiến thức về lớp 1 để giới thiệu trước cho trẻ, biện pháp hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ, đảm bảo giáo viên khôngchỉ là là cô giáo mà còn là người bạn gần gũi thân thiết với trẻ - Phải bám sát kế hoạch lớp từ đầu năm và thực hiện đúng vào các chỉ số của bộ chuẩn trẻ 5 tuổi - Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời cho Ban giám hiệu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sao cho trẻ được chăm sóc tốt nhất cả về thể chất và tinh thần - Phải biết lắng nghe, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, góp ý của Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp để chọn lọc tiếp thu ý kiến hay - Làm tốt công tác phối kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội Muốn làm được những điều trên đòi hỏi người giáo viên phải luôn trao dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong nhà giáo, nhất là lòng yêu mến trẻ thơ, luôn mong muốn trẻ phát triển hài hoà hoàn thiện Trên đây là những giải pháp, kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi và vận dụng vào tổ chức các hoạt động cho trẻ năm học vừa qua, vẫn còn nhiều thiếu sót và vụng về rất mong được sự tham khảo góp ý của cấp trên cũng như bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể vận dụng tốt hơn trong sự nghiệp trồng người của mình Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Yên, ngày 15 tháng 04 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết Không sao chép của người khác Người viết sáng kiến Mai Thị Lệ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Ánh Tuyết - “Giáo trình tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non” NXB Đại học sư phạm 2 Đổi mới hình thức tổ các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề - NXB Bộ giáo dục 3 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn ( 5 - 6 tuổi) NXB giáo dục Việt Nam 4 Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non - NXB BGD & ĐT Hà Nội, 2013 5 Tạp chí giáo dục mầm non số 273 6 Giáo trình: Giáo dục học mầm non - Đào Thanh Âm - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 7 Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo) Tái bản lần thứ 5 22 ... kinh nghiệm ? ?Một số biện pháp chuẩn bị tâm tốt cho trẻ 5- 6 tuổi trường mầm non Nga Yên bước vào lớp 1? ?? 1. 2 Mục đích nghiên cứu + Đánh giá thực trạng phát triển trẻ mặt như: Thể chất, tâm lý, trí... đứng lớp tuổi tơi tìm tịi va nghiên cứu đề tài ? ?Chuẩn bị tâm cho trẻ 5- 6 tuổi bước vào lớp 1? ?? Năm học 20 15 - 20 16 nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo tuổi, từ vấn đề địi hỏi tơi phải tìm giải pháp. .. cần thiết cho việc học tập + Tìm biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm sẵn sàng bước vào lớp 1. 3 Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mằm Non Nga Yên 1. 4.Phương pháp nghiên

Ngày đăng: 28/03/2017, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan