ĐỀ CƯƠNG môn CHÍNH SÁCH CÔNG

15 2.3K 1
ĐỀ CƯƠNG môn CHÍNH SÁCH CÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHÍNH SÁCH CÔNG Câu 1: Các cách phân loại chính sách công chính? Chính sách công là chính sách của nhà nước, tức chủ thể nắm quyền lực công, được gọi là chính sách công. Chính sách công là một khái niệm chi phối sự hiểu biết của chúng ta về việc thực thi quyền lực nhà nước. Đầy đủ hơn chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm quyền lực công cộng. Các cách phân loại chính sách công Chính sách công là một công cụ quản lý quan trọng của nhà nước trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, do đó, chúng rất đa dạng. Có thể phân loại các chính sách công theo những tiêu chí sau đây: a. Theo chức năng Chính sách điều tiết: Là những chính sách được các nhà hoạch định thiết kế nhằm hạn chế sự phát triển của bộ máy này, hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của một bộ phận khác để kiềm chế sự phát triển thái quá hoặc để duy trì sự công bằng cần thiết. Chính sách tự điều tiết: Là những chính sách có khả năng tạo ra một cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhóm người nhất định trong xã hội Chính sách phân phối: Là những chính sách bảo đảm cho tất cả các công dân có cơ hội hưởng thụ công bằng đối với các nguồn lợi và tài sản chung của quốc gia. Đó là các chính sách về phổ cập giáo dục phổ thông, trợ cấp, tiền lương, phát triển các thành phần kinh tế, trợ giá nông phẩm, hỗ trợ người hồi hương, đền ơn, đáp nghĩa,… Chính sách phân phối lại: Là các chính sách hướng tới giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội nhằm tạo lập lại sự công bằng tương đối trong cộng đồng về quyền và lợi ích. Các chính sách này thường tập trung vào việc phân phối lại các dịch vụ nhà ở, thu nhập, tài sản, nói chung là quyền lợi giữa các nhóm dân cư… Chính sách phát triển: Chính sách phát triển có tác dụng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia. Đây thường là các chính sách về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo… b. Theo lĩnh vực tác động Chính sách kinh tế: Là những chính sách hướng tới việc điều chỉnh các mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, nhằm tạo ra những động lực phát triển kinh tế. Thuộc loại chính sách này có: chính sách phát huy nguồn nhân lực chính sách thu hút vốn… hoặc là những chính sách trong các lĩnh vực nông nghiệp, chính sách công nghiệp, chính sách thương mại. Chính sách xã hội: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ có liên quan tới các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội như: ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh… tương ứng với các lĩnh vực đó là các chính sách về tiền lương, chính sách giáo dục, chính sách y tế… Chính sách giáo dục và khoa học công nghệ: Là những chính sách khuyến khích phát triển giáo dục – đào tạo, phát huy nhân tố con người, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ trong đời sống kinh tế xã hội. Chính sách văn hóa: Là những chính sách phát triển nền văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại. Chính sách an ninh, quốc phòng: Là những chính sách hướng vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. c. Theo phạm vi không gian tác động Chính sách đối nội: Là những chính sách được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia để giải quyết các vấn đề nội tại của đất nước, bao gồm các chính sách liên quan tới tất cả các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính sách đối ngoại: Là những chính sách hướng dẫn và điều tiết các quan hệ đối ngoại của nhà nước với các quốc gia, các tổ chức trên thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, nếu một quốc gia không có những quyết sách đối ngoại đúng đắn thì rất khó tránh khỏi nguy cơ bị tụt hậu. + Chính sách cơ cấu: mang tính củng cố và xây dựng tổ chức, phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại trong dài hạn (chẳng hạn như chính sách cơ cấu quốc phòng). Với bên ngoài, chính sách này mang tính tự điều tiết, tự phòng vệ, thụ động chứ không phải là chủ động. + Chính sách chiến lược: chính sách này chỉ rõ định hướng, quan điểm đối ngoại của đất nước trong một thời gian dài, mang tính chủ động. + Chính sách giải quyết khủng hoảng: Loại chính sách mang tính tình huống, không dự định trước, được đưa ra để giải quyết một khủng hoảng trong quan hệ quốc tế ( từ kinh tế đến chính trị, quân sự). d. Theo cấp độ ban hành Chính sách do Trung ương ban hành (chính sách quốc gia), gồm những chính sách do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và cơ quan tương đương ban hành. Những chính sách này có tác dụng điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trên phạm vi quốc gia (toàn lãnh thổ), ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều địa phương, nhiều nhóm cư dân trong xã hội. Các chính sách do Bộ ban hành, tuy chỉ có tác dụng trong hoạt động quản lý ngành hoặc lĩnh vực thuộc bộ đó, nhưng lại xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở, do đó, nó cũng có ảnh hưởng trên phạm vi quốc gia. Chính sách do địa phương ban hành (cấp tỉnh, huyện và xã): là những chính sách do các cấp chính quyền địa phương đề ra, nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong phạm vi địa phương đó. Theo nguyên tắc pháp chế, những chính sách này không được trái với những chính sách và pháp luật của Trung ương. e. Theo thời gian thực hiện Chính sách dài hạn: Là những chính sách đòi hỏi thời gian được thực hiện lâu dài (thường từ 10 năm trở lên), điều tiết những mối quan hệ lớn trong đời sống kinh tế xã hội, nhằm tạo sự phát triển ổn định trong lĩnh vực thực hiện chính sách. Chính sách trung hạn: Là những chính sách được áp dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Những chính sách này tập trung vào những vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội, nhưng có thể giải quyết được trong một khoảng thời gian nhất định. Chính sách ngắn hạn: Là những chính sách được áp dụng trong một khoảng thời gian không lâu (dưới 2 năm) đối với những vấn đề phát sinh có thể giải quyết tương đối nhanh chóng (như: chính sách thả nổi lãi suất, chính sách tăng giá nông sản…) f. Theo trạng thái của chủ thể quyết định chính sách Chính sách chủ động: là chính sách do các cơ quan hoạch định chính sách chủ động đưa ra khi xã hội chưa có nhu cầu cụ thể (chính xác hơn là chưa nhận thức được nhu cầu của vấn đề chính sách) hoặc nếu có thì chỉ giới hạn ở một bộ phận rất hẹp các nhà lãnh đạo xã hội, những người ở đầu nguồn thông tin, còn đại bộ phận xã hội đều chưa ý thức hoặc chưa thể nhìn thấy nhu cầu và tính cấp thiết của vấn đề mà chính sách đưa ra. Chính sách thụ động: là chính sách được đưa ra để xử lý một tình huống, một yêu cầu đã và đang trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Các chính sách thụ động thường kết thúc sứ mạng của nó khi các vấn đề hay tình huống đã được giải quyết ổn thỏa. g. Theo định hướng chính sách Định hướng chính sách hàm nghĩa quan điểm được thể hiện trong nội dung chính sách so với ý kiến hay nhận thức chung của thời đại. Những chính sách có nhiều giá trị mới, đi trước thời đại khi mọi người chưa kịp nghĩ ra, gọi là chính sách cấp tiến. Những chính sách theo xu hướng ngược lại là chính sách bảo thủ. h. Theo hiệu quả hay mức độ tác động của chính sách Chính sách thực chất: Là những chính sách kèm theo những hoạt động cụ thể của chính quyền trong đời sống xã hội, tạo ra thay đổi nhất định về vật chất, thu nhập, công việc, sinh hoạt thường ngày… của nhân dân. Bất cứ hoạt động nào của chính quyền tạo ra những thay đổi nhất định trong đời sống xã hội một cách trực tiếp và theo nghĩa vật chất thì đều được liệt vào nhóm chính sách thực chất. Chính sách thực chất dễ thấy, dễ nhìn, dễ gặp phản ứng vì nó cọ sát trực tiếp với lợi ích của cộng đồng. Chính sách thủ tục: Những chính sách không tác động trực tiếp đến nhân dân, đi kèm và hướng dẫn việc thực hiện chính sách thực chất. Tuy mang tính thủ tục, nhưng cách thức triển khai, con người cụ thể thực hiện việc triển khai thủ tục, hoàn toàn có thể chi phối mạnh mẽ các chính sách khác cần tiến hành sau đó. Do vậy, nó gián tiếp tác động lên cộng đồng chứ không hoàn toàn mang nghĩa thủ tục. Trong quá trình thực hiện, chính sách thủ tục thường gắn hoặc đi song song với một hay nhiều chính sách thực chất khác. i. Theo cấp độ chính sách Chính sách cho bộ phận (hay cá nhân) những chính sách mà dịch vụ của nó có thể phân chia, giới hạn được, tức là chỉ áp dụng cho những đối tượng hoặc bộ phận đáp ứng được điều kiện của sự ưu tiên. Như vậy, chính sách bộ phận hay đi kèm với những giới hạn nhất định đối tượng áp dụng và không mang tính phổ quát như các chính sách toàn thể (những người nằm trong giới hạn áp dụng gọi là bộ phận hưởng lợi ích). Chính sách cho toàn thể: Là những chính sách không thể phân chia hay không thể hạn chế, được áp dụng cho mọi người (dịch vụ mà nó mang lại là cho từng người và cho toàn thể) j. Theo cách thức triển khai Chính sách mang tính cưỡng chế: được triển khai bằng ép buộc bởi các công cụ luật pháp. Chính sách cưỡng chế có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các đối tượng được quy định trong phạm vi của nó Chính sách mang tính thuyết phục: Là các chính sách coi trọng việc thực dựa trên cách thức thuyết phục đối tượng, không ép buộc. Loại chính sách này thường đạt hiệu quả thấp. Do vậy, trong quá trình thực hiện nhiều chính sách thuyết phục có khuynh hướng chuyển thành bắt buộc. Việc phân loại như trên cho thấy bức tranh tổng thể, phong phú, đa dạng của thực tiễn chính sách trong đời sống xã hội. Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày các giai đoạn của quá trình chính sách và liên hệ với thực tiễn hoạch định chính sách ở Việt Nam hiện nay? Chính sách công cần được nhìn nhận như một quá trình từ hoạch định đến thực hiện cho ra kết quả cuối cùng. Có nhiều cách thức để nhìn nhận các giai đọan của một quá trình chính sách như vậy. Về tổng thể, chính sách công có thể được coi là một chu trình gồm bốn giai đọan : Xác lập nghị trình; Xây dựng và ban hành; Triển khai thực hiện, và tổng kết và đánh giá tác động.

Ngày đăng: 08/02/2017, 17:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Xác lập nghị trình

  • 2. Xây dựng và ban hành chính sách

  • 4. Đánh giá chính sách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan