Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt

3 9.2K 72
Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm văn: TIỂU SỬ TÓM TẮT A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS - Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt - Viết được tiểu sử tóm tắt - Có ý thức, thận trọng, chân thực khi viết tiểu sử tóm tắt B. Thiết kế bài dạy học Bước 1. Ổn đònh- Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày tóm tắt tiểu sử nhà thơ Tố Hữu - Câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bò bài mới: Đọc phần tiểu sử tóm tắt về một nhân vật nào đó mà em đã chuẩn bò ở nhà Bước 2. Bài mới Giới thiệu bài: Trong học tập cũng như trong cuộc sống, khi cần giới thiệu về một ai đó (một tác gia VH, một nhà khoa học, thậm chí là một người bình thường…) chúng ta phải biết tiểu sử của người đó. Nhưng vì nhiều lý do (thời gian, yêu cầu, mục đích…) chúng ta không thể trình bày chi tiết tiểu sử mà chỉ có thể trình bày vắn tắt. Tiểu sử tóm tắt chính là cách để chúng ta biết tóm tắt, trình bày sao cho ngắn gọn mà vẫn đầy đủ những thông tin cơ bản. Vậy để có được một bài tiểu sử tóm tắt cần tuân thủ những yêu cầu gì? cách thức ra sao? chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và luyện tập về những vấn đề đó qua các tiết học. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - GV nêu câu hỏi đối với HS vừa trình bày bài viết tóm tắt tiểu sử ở nhà: + Mục đích của em khi viết bài tóm tắt này là gì? + Khi viết, em có tự đặt ra yêu cầu gì đối với bài viết của mình hay không? + Nếu có thì đó là những yêu cầu gì? - HS được hỏi trình bày, cả lớp theo dõi, góp ý (nếu cần) - GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS tự nhận ra những đơn vò kiến thức: + Vậy mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt là gì? - GV nêu câu hỏi: + Em hãy rút ra những cách thức viết tiểu sử tóm tắt từ những kinh nghiệm của bản thân qua bài viết vừa rồi ở nhà? I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 1. Mục đích: + Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trò, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ, GV… + Tóm tắt tiểu sử nhằm: - Thể hiện những hiểu biết về đối tượng được tóm tắt - Giới thiệu cho người khác - Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, sử dụng LĐ - Làm cơ sở để hiểu những sáng tác của tác gia VH được tóm tắt (đối với các tác gia VH) 2. Yêu cầu: - Thông tin một cách khách quan, chính xác - Nội dung và độ dài văn bản phù hợp với mục đích tóm tắt - Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử Tuần: 24 - Tiết: 90 - HS tự do phát biểu những kinh nghiệm của bản thân - GV nhận xét, chốt lại những ý cơ bản - GV yêu cầu HS đọc văn bản tiểu sử tóm tắt về nhà bác học Lương Thế Vinh (SGK) và trả lời những câu hỏi - HS đọc và làm việc cá nhân với VB rồi trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS đọc lại văn bản tóm tắt tiểu sử LTVinh và cho biết: + Bài viết gồm những nội dung nào? + Chúng được sắp xếp ra sao? + Hãy rút ra cách viết văn bản tiểu sử tóm tắt? - HS tìm hiểu VB mẫu trên cơ sở câu hỏi và hướng dẫn của GV, từ đó rút ra những kết luận cần thiết - GV tóm tắt những kiến thức của bài học và yêu cầu HS ghi nhớ - HS đọc phần Ghi nhớ (SGK – tr.55) dụng các biện pháp tu từ II. Cách viết tiểu sử tóm tắt Gồm 2 bước, mỗi bước có những cách thức khác nhau, thậm chí đối với từng đối tượng được tóm tắttóm tắt nhằm mục đích gì thì sẽ có những cách phù hợp 1. Bước 1- Chọn tài liệu để viết a. Đọc- hiểu văn bản tiểu sử tóm tắt + Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh (xem nội dung SGK) + Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn (Tài liệu được lựa chọn để viết bài tiểu sử tóm tắt này là cuốn Từ điển tác giả- tác phẩm VHVN dùng trong nhà trường- ngoài tên tài liệu có tên NXB, năm xuất bản) + Ngoài ra trong bài viết, người viết đã dẫn tên 2 cuốn sách của Lương Thế Vinh. Đây là 2 cuốn sách nổi tiếng của nhà bác học mà nhiều người biết đến b. Cách chọn và yêu cầu đối với tài liệu + Sưu tầm những tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật cần tóm tắt. Những tài liệu này phải có độ tin cậy cao, do các nhà xuất bản uy tín ấn hành + Sưu tầm và đọc nhữn tài liệu của chính nhân vật được tóm tắt để hiểu thêm về nhân vật 2. Bước 2- Viết tiểu sử tóm tắt a. Văn bản tiểu sử tóm tắt về LTV gồm những ND - Giới thiệu khái quát: tên, quê - Những điểm nổi bật về con người và sự nghiệp LTV: thần đồng, thông minh, tài học, đỗ Trạng nguyên, tài ngoại giao, biên soạn Đại thành toán pháp… - Về văn chương, nghệ thuật: có nhiều đóng góp, tham gia hội thơ Tao đàn - Đánh giá chung: “Con người tài hoa, danh vọng tột bậc” (Lê Qúy Đôn) b. Cách viết tiểu sử tóm tắt + Viết theo bố cục thường gặp: Giới thiệu khái quát- Những hoạt động xã hội- Những đóng góp và thành tựu tiêu biểu – Đánh giá chung + Diễn đạt cần ngắn gọn, cô đọng, trong sáng. Các thông tin phải chính xác, khách quan III. Tổng kết (Xem Ghi nhớ – SGK – tr. 55) Bước 3. Luyện tập - GV tổ chức luyện tập cho HS bằng hình thức thảo luận - HS thảo luận về các bài tập để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức đồng thời bước đầu hình thành kó năng viết tiểu sử tóm tắt * Bài tập 1. Trong các trường hợp sau nay (SGK) trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt? * Gợi ý: Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt gồm: a. Thuyết minh về các danh nhân b. Tự ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo, đoàn thể Nhà nước c. Giới thiệu người ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo, đoàn thể và Nhà nước d. Khi một vò lãnh đạo từ trần * Bài tập 2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lòch, thuyết minh * Gợi ý: Giống nhau: Đều phải nắm được tiểu sử của nhân vật Khác nhau: Tiểu sử tóm tắttóm tắt toàn bộ tiểu sử của con người, cuộc đời, sự nghiệp một cách ngắn gọn, khách quan, khoa học còn các văn bản khác sử dụng tiểu sử tóm tắt vào những mục đích khác nhau nên cách viết cũng khác nhau. Ví dụ: điếu văn là để bày tỏ tình cảm của người đang sống đối với người đã khuất nên không thể hoàn toàn khách quan… * Bài tập 3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11 * Gợi ý: - Đọc những bài viết mẫu để học tập cách viết - Chọn nhà văn, nhà thơ để viết tiểu sử tóm tắt - Sưu tầm và đọc những tài liệu về nhà văn, nhà thơ đó - Lập dàn ý đại cương trước khi viết - Viết văn bản tiểu sử tóm tắt Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn thành các bài luyện tập, đặc biệt là BT số 3 - Nghiên cứu trước những nội dung của bài luyện tập viết tóm tắt tiểu sử - Ôn lại lòch sử TV (lớp 10) và tìm hiểu thêm về đặc điểm loại hình của TV . Làm văn: TIỂU SỬ TÓM TẮT A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS - Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt - Viết được tiểu sử tóm tắt - Có ý thức,. tiểu sử tóm tắt * Bài tập 1. Trong các trường hợp sau nay (SGK) trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt? * Gợi ý: Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan