Sổ Tay Hướng Dẫn Thực Hiện Dự Án Vốn Vay ADB

177 1.1K 2
Sổ Tay Hướng Dẫn Thực Hiện Dự Án Vốn Vay ADB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

As of 04 April 2013 As of 24/02/ 2013 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Dự án Mã số Dự án: 42275 Số Vốn vay: L2929 – VIE (SF) Tháng 10 năm 2012 Dự án vốn vay ADB Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Dự án Phát triển giáo dục Trung học Phổ thông Giai đoạn 2 Mục lục MÔ TẢ DỰ ÁN 1 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN .8 A Các hoạt động chuẩn bị Dự án 8 TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 13 DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ CẤP VỐN 17 B Dự trù kinh phí chi tiết theo Hạng mục chi 19 C Phân bổ và Rút vốn vay 21 D Dự trù kinh phí chi tiết theo bên cấp vốn 22 E Dự trù kinh phí theo thành phần .25 F Kế hoạch vốn tương ứng theo tiến độ thực hiện .27 G Kế hoạch Trao thầu và Giải ngân .29 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH .33 H Đánh giá quản lý tài chính 33 I Giải ngân 38 J Kế toán 39 K Kiểm toán 40 MUA SẮM ĐẤU THẦU VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN 40 L Hợp đồng trước và cấp vốn hồi tố 40 M Mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn 41 N Kế hoạch mua sắm đấu thầu 42 O Điều khoản tham chiếu của chuyên gia tư vấn 72 BẢO TRỢ XÃ HỘI 78 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI .81 GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO VỀ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN .84 P Khung giám sát và thiết kế dự án .84 Q Giám sát 84 R Đánh giá 85 S Báo cáo 85 T Chiến lược truyền thông với các bên liên quan 85 CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG 86 CƠ CHẾ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH 87 SAO LƯU CÁC THAY ĐỔI CỦA PAM .87 PHỤ LỤC 1: KHUNG THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN 88 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ 97 PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ BẢN 122 PHỤ LỤC 4: DANH MỤC THIẾT BỊ MUA SẮM (DỰ KIẾN) 134 PHỤ LỤC 5: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN 147 1.1 Quản lý và kế hoạch đấu thầu 162 1.2 Quản lý hợp đồng .162 Mục đích và Quy trình Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án (Sổ tay) mô tả các yêu cầu hành chính và quản lý cần thiết nhằm triển khai dự án đúng tiến độ, trong khuôn khổ kinh phí cho phép, và phù hợp với chính sách và thủ tục của Chính phủ và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Sổ tay nên tham khảo các mẫu và hướng dẫn hiện có thông qua kết nối với các đường dẫn web URL hay được trực tiếp đưa vào trong nội dung của Sổ tay Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiện các dự án vốn vay ADB tuân theo các thủ tục và chính sách của Chính phủ và ADB, theo như thỏa thuận giữa Bên vay và ADB Cán bộ ADB có nhiệm vụ hỗ trợ việc thực hiện dự án bao gồm hỗ trợ Bộ GD&ĐT tuân thủ các nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện dự án theo chính sách và thủ tục ADB quy định Trong các phiên đàm phán khoản vay, Bên vay và ADB sẽ đồng ý về các nội dung của Sổ tay và đảm bảo sự thống nhất với Hiệp định vốn vay Những thỏa thuận này sẽ được ghi chép trong Biên bản các phiên đàm phán khoản vay Trong trường hợp có bất kỳ sự sai khác hay mâu thuẫn giữa Sổ tay và Hiệp định vốn vay, các điều khoản quy định trong Hiệp định vốn vay sẽ được áp dụng Sau khi Ban giám đốc của ADB phê duyệt Báo cáo khuyến nghị của chủ tịch ADB (RRP), bất kỳ sự thay đổi nào trong bố trí thực hiện dự án phải được sự đồng ý và phê duyệt theo đúng thủ tục hành chính của Chính phủ và ADB (bao gồm Hướng dẫn quản lý dự án) Sau khi được phê duyệt, những thay đổi này sẽ được bổ dung vào Sổ tay BẢNG KÝ TỰ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BQLDA TƯ Ban Quản lý dự án Trung ương BQLDA ĐP Ban Quản lý dự án địa phương CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNTT Công nghệ thông tin CPS Chiến lược hợp tác quốc gia CSVC Cơ sở vật chất DTNT Dân tộc nội trú DTTS Dân tộc thiểu số DMCs Các quốc gia thành viên đang phát triển ĐH Đại học ĐHSP Đại học sư phạm ĐP Địa phương FBS Lựa chọn dựa trên chi phí cố định GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDTX Giáo dục thường xuyên GPMB Giải phóng mặt bằng GV Giáo viên HDI Chỉ số phát triển con người HS Học sinh HTKT Hỗ trợ kỹ thuật HVQLGD Học viện Quản lý giáo dục ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế JICA Cơ quan hợp tác Nhật Bản JFPR Quỹ giảm nghèo của Nhật Bản KHTN Khoa học tự nhiên LĐTB&XH Lao động, thương binh và xã hội MIC Quốc gia có mức thu nhập trung bình NCB Đấu thầu cạnh tranh trong nước NSNN Ngân sách nhà nước PTGDTHPTII Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 QLGD Quản lý giáo dục RRP Báo cáo và khuyến nghị trình Chủ tịch ADB SGK Sách giáo khoa SREM Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục TB Thiết bị TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TĐC Tái định cư TKT Trẻ khuyết tật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THPTKT Trung học phổ thông Kỹ thuật TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp quốc UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc XDCB Xây dựng cơ bản WB Ngân hàng thế giới 1 MÔ TẢ DỰ ÁN 1 Bối cảnh quốc gia Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những bước tiến vững chắc và Việt Nam đang thuộc nhóm nước thu nhập trung bình từ năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt mức 1.224 USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 7,26% Nhằm gia tăng hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, việc nâng cao hiệu suất lao động là nhân tố cơ bản để bắt kịp với nhu cầu của thị trường lao động đối với lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là lao động trẻ lứa tuổi từ 20 đến 39 tuổi và chiếm 50,5% tổng lực lượng lao động Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 30% lực lượng lao động là tốt nghiệp THPT Khoảng 80% lao động là từ các hộ gia đình nghèo nhất làm nông nghiệp Phần lớn lực lượng lao động này có ít cơ hội tìm được việc làm ở những khu vực khác do thiếu các bằng cấp giáo dục trung học 2 Kế hoạch Phát triển quốc gia và Chiến lược Hợp tác ADB Kế hoạch Phát triển Kinh tế- Xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011- 2015 1 đã xác định việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong 3 nhiệm vụ then chốt trong hoạt động phát triển một đất nước bền vững và công bằng Chiến lược, lộ trình và đánh giá ngành giáo dục, đào tạo của ADB thể hiện trong Chiến lược Hợp tác quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2012- 20152 cũng ưu tiên phát triển nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam Cả hai tài liệu trên đều nhấn mạnh vào việc tăng cường đầu tư có trọng điểm vào bậc giáo dục cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam Giáo dục THPT đặc biệt quan trọng vì đảm bảo tỷ lệ chuyển tiếp từ giáo dục phổ thông sang các cấp giáo dục cao hơn và chất lượng đầu vào của học sinh theo học đại học và tham gia vào thị trường lao động 3 Thành tựu của Dự án Phát triển GD THPT ADB là một đối tác phát triển chính trong giáo dục trung học ở Việt Nam và là nhà tài trợ duy nhất cho giáo dục Trung học phổ thông Dự án Phát triển GD THPT (pha 1) được thiết lế và phê duyệt vào năm 2002 khi giáo dục THPT của Việt Nam vẫn còn chưa phát triển Tỷ lệ nhập học thô đối với THPT chỉ đạt 15% vào năm học 1999-2000 và chất lượng chương trình và sách giáo khoa còn nghèo nàn Mục tiêu cơ bản của Dự án PT GD THPT pha 1 đó là nhằm tăng cường tiếp cận giáo dục THPT và sau nữa là phát triển chương trình và sách giáo khoa cho các môn học nòng cốt Theo thời gian, những nỗ lực của ADB và Chính phủ Việt Nam, đã mở rộng đáng kể mật độ bao phủ của giáo dục THPT và cung cấp chương trình và tài liệu hướng dẫn của các môn học mục tiêu được giảng dạy trong các trường THPT Đến năm 2011, tỷ lệ nhập học thô bậc THPT đã tăng và đạt 56,3% và tỷ lệ nhập học THCS, THPT đúng độ tuổi lần lượt đạt 83,5% và 50,4% Chất lượng giáo viên cũng được cải thiện thông qua chương trình và sách giáo khoa được cập nhật, tuy nhiên về chất lượng vẫn còn cần được tăng cường hơn nữa 4 Bài học kinh nghiệm từ Dự án PT GD THPT Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ Dự án PT GD THPT pha 1 và một số dự án liên quan khác Những bài học này đã được nghiên cứu và xem xét trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch thực hiện Dự án Phát triển GD THPT giai đoạn 2 Ở những dự án trước đây, việc chọn lọc vùng khó khăn được tiến hành ở cấp tỉnh Tuy nhiên, các huyện lại cho thấy các chỉ số về giáo dục rất khác nhau, do vậy địa bàn thực hiện dự án ở Dự án PT GD THPT 2 sẽ được xác định trên cơ sở cấp huyện hoặc cấp trường Nhiều dữ liệu cơ sở còn thiếu hoặc chưa mang tính thực tế cao gây khó khăn cho hoạt động giám sát dự án Đối với Dự án PT GD THPT 2, nhiều chỉ số mang tính bền vững hơn sẽ được sử dụng và công bố thường xuyên Những dự án trước đây thường thiếu ngân sách thực hiện dự án, bao gồm cả ngân sách cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng và bảo trì các cơ sở vật chất trường học Các khoản rút vốn nên căn cứ trên yêu cầu ngân sách thực tế để có được hiệu quả mong muốn 5 Những thách thức mới và còn tồn tại cần được Dự án PT GD THPT II đưa ra Dự án PT GD THPT pha 1 đã được triển khai thành công và thu được những kết quả như 1 Chính phủ Việt Nam 2011 Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 Hà Nội 2 ADB Chiến lược Hợp tác quốc gia 2012-2015 Manila (Đang chuẩn bị) 2 kỳ vọng Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách về tài nguyên trong giáo dục THPT mà chưa được đáp ứng Một số vấn đề chính còn tồn tại và một số vấn đề mới cần vạch ra bao gồm: (i) chất lượng của các tài liệu hướng dẫn và chương trình tương ứng còn hạn chế so với thị trường công việc rộng lớn; (ii) tiếp cận giáo dục THPT của các nhóm thiệt thòi còn hạn chế; và (iii) năng lực lập kế hoạch và quản lý của các nhà chức trách địa phương còn Khôngn yếu trong hoạt động cải thiện giáo dục THPT 6 Hiệu quả hoạt động và chất lượng Trong khi tỷ lệ hoàn thành cấp học THPT trong năm học 2010 đã cao và đạt mức 92,57%, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực ASEAN3 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 10,3% trong năm học 2010 Rất nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không đáp ứng được các yêu cầu kỳ vọng của ngành công nghiệp hoặc tham gia các bậc học cao hơn Việc đạt được những cải thiện đáng kể đối với chất lượng và mức độ phù hợp của các chương trình trong trường THPT là vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển kinh tế, nghề nghiệp lâu dài và tiềm năng Bộ GD&ĐT đang tiến hành một số đề án đổi mới nhằm tăng cường chất lượng của đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình và một số biện pháp khác Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định điều chỉnh chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với các nhu cầu kinh tế và xã hội trong tương lai 7 Tiếp cận giáo dục THPT Việt Nam đã và đang đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hiện nay tỷ lệ nghèo đói chủ yếu tập trung ở các nhóm cụ thế gồm 4 nhóm sau: hộ gia đình nghèo4, dân tộc thiểu số5, người có các nhu cầu đặc biệt, phụ nữ và trẻ em gái Trong khi tỷ lệ nhập học thô bậc THPT trên cả nước đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ này ở các tỉnh khó khăn mục tiêu vẫn còn rất thấp Những đối tượng nghèo là những người có ít cơ hội hoàn thành giáo dục THPT nhất Chỉ có 7,8% học sinh dân tộc nội trú học tại trường dân tộc nội trú, những học sinh này phải đi một quãng đường xa để tới trường Do gánh nặng về kinh tế, tỷ lệ nhập học của học sinh thuộc gia đình nghèo thấp hơn so với học sinh thuộc gia đình khá giả Người khuyết tật không có cơ hội chính thức tiếp cận giáo dục THPT mặc dù giáo dục hòa nhập đã được giới thiệu ở bậc giáo dục cơ bản Nếu không được vạch ra, các học sinh với những nhu cầu đặc biệt kể trên cũng không thể tham gia đóng góp vào sự phát triển của công đồng, và có thể sẽ phải đương đầu với vấn đề nghèo đói Do vậy, thực sự cần thiết để chỉ ra các vấn đề liên quan đến nhu cầu có ảnh hưởng đến việc mở rộng cơ hội và tăng tiếp cận giáo dục cho các học sinh vùng khó khăn đối với giáo dục THPT 8 Năng lực lập kế hoạch và quản lý Ngoài việc tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục THPT, sự yếu kém trong công tác quản lý của cấp địa phương là một vấn đề cần giải quyết Mặc dù Chính phủ đã có chính sách phân cấp, chi đầu tư xây dựng cơ bản cho địa phương tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị chưa phân bổ đủ ngân sách cho các chương trình đầu tư cơ bản6 Điều này có thể là do thiếu hụt ngân sách, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục THPT hoặc công tác lập kế hoạch chuẩn bị trước còn yếu kém Trong khi vẫn cần tăng cường năng lực quản lý ở cấp địa phương, chúng ta cũng cần gấp rút cải thiện năng lực quản lý ở cấp trường học Trách nhiệm giải trình và thanh kiểm tra trường học vẫn còn hạn chế do có nhiều khác biệt lớn trong chất lượng của các chương trình và cơ sở vật chất 7 Quản lý trường học cũng được xác định trong một nghiên cứu mang tính quốc tế và được hoàn thiện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới8 3 4 Chỉ có 40.09% học sinh THPT xếp loại “khá” hoặc “trung bình” trong đợt đánh giá năm học 2010/11 Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở gia đình rất nghèo 23,2%, gia đình khá giả là 82,3% theo thống kê 2009 5 Chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nhập học ở các dân tộc thiểu số: H’Mông là 6,6% trong khi người Kinh là 61,8% trong năm 2009 6 Chỉ có khoảng 58% chi đầu tư cơ bản được phân bổ xuống địa phương trong số 74% ngân sách đầu tư cho địa phương- trong Chi tiêu giáo dục năm 2010 Thanh tra các trường THPT được triển khai 5 năm/1 lần 7 8 Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 107 trên 139 quốc gia 3 9 Mối quan hệ với các sáng kiến đổi mới đang thực hiện Dự án PT GD THPT II sẽ hỗ trợ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học (SESDP) 9- đề án khuyến khích 10 hoạt động đổi mới giáo dục.10 Dự án PT THPT II được thiết kế gắn sát với Chương trình Phát triển giáo dục Trung học Đặc biệt, các kết quả của Chương trình đánh giá học sinh PISA năm 2012, lấy kinh phí từ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học, sẽ được áp dụng vào hoạt động phát triển chương trình trung học mới, các phương pháp giảng dạy sáng tạo, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào Dự án PT GD THPT II 10 Một số đặc điểm chính và Sáng kiến trong Dự án PT GD THPT II Dự án PT GD THPT II đưa vào các sáng kiến và đổi mới so với các cự án đang và đã triển khai Trung tâm Giáo dục Thường xuyên sẽ được cơ cấu lại thành nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thay vì là các trung tâm giáo dục thông thường trước đây Các kỹ năng thực hành và kiến thức giảng dạy trên lớp sẽ được chú trọng hơn thông qua việc sử dụng các phòng học giả định với các camera quan sát cho các sinh viên Sư phạm Dự án PT GD THPT II là dự án đầu tiên hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú cả về mặt tài chính lẫn học vấn nhằm ngăn hiện tượng bỏ học Giáo dục về các môn khoa học cũng sẽ được hỗ trợ một cách toàn diện Nghiên cứu và tìm hiểu các mô hình hợp tác công tư để áp dụng vào giáo dục THPT Dự án PT GD THPT II là dự án vốn vay tiếp sau Dự án PT GDTHPT I và không phải là khoản vay của ngành với cơ sở rằng Dự án PT THPT II là khoản vay kế sau trong Dự án đầu tư của ADB đối với DA PT THPT I và các tiêu chí lựa chọn, tỉnh, trường, và giáo viên/học sinh thụ hưởng các hoạt động chính sẽ được ADB phê duyệt 11 Phối hợp phát triển ADB là một thành viên trong khung phối hợp tài trợ cho ngành, Nhóm nhà tài trợ cho ngành Giáo dục Ở Việt Nam, ADB đã là đối tác chính trong hỗ trợ cho giáo dục trung học Chính phủ Bỉ và Úc cũng đã có những hỗ trợ về học bổng và viện trợ cho giáo dục THCS như là các nhà đồng tài trợ trong một số dự án của ADB Ở cấp giáo dục THPT, ADB là đối tác phát triển duy nhất cung cấp hỗ trợ A Tác động và kết quả 12 Tác động kỳ vọng của dự án là tăng cường tính cạnh tranh của lực lượng lao động trẻ từ 18-24 tuổi ở Việt Nam Kết quả của dự án là trang bị cho học sinh tốt nghiệp THPT có sự chuẩn bị tốt hơn để phát triển học vấn và nghề nghiệp11 B Đầu ra 13 Dự án có 4 thành phần chính sau: (i)Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục THPT của các nước tiên tiến; (ii) mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi; (iii) Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục THPT; (iv) Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng Khung Thiết kế và Giám sát dự án được đính kèm trong Phụ lục 1 9 Như trên 10 10 hoạt động đổi mới giáo dục gồm: (i) Phát triển Kế hoạch Tổng thể Giáo dục Trung học giai đoạn 20112015, (ii) xây dựng đơn vị kiểm định quốc gia đối với các trường Trung học, (iii) nâng cấp chiến lược quản lý nguồn nhân lực, (iv) đánh giá quốc gia về chất lượng giáo viên, (v) đánh giá kế quả học tập của học sinh thông qua việc tham gia Chương trình đánh giá học sinh của tổ chức OECD (PISA) và NAM, (vi) hệ thống đánh giá và nâng cấp chương trình theo định kỳ, (vii) chính sách về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động giảng dạy, (viii) phát triển chương trình mới, tương ứng, (ix) giáo dục hòa nhập ở cấp trung học cho học sinh có các nhu cầu đặc biệt, và (x) chuyển tiền có điều kiện (CCT) 11 Phụ lục 1 chỉ ra số lượng kết quả mục tiêu của dự án gắn liền với hoạt động học tập, tham gia và phát triển của học sinh 4 Thành phần 1: Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục THPT của các nước tiên tiến 14 Tăng cường năng lực giảng dạy thông qua đào tạo và bồi dưỡng giáo viên THPT: Đổi mới về sư phạm đòi hỏi phải cải thiện cả về nội dung giảng dạy trong trường và phương pháp giảng dạy Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục THPT từ năm 2015 trở về sau, sẽ phải tập trung ưu tiên vào tăng cường năng lực của giảng viên các trường ĐHSP và các chuyên viên cốt cán chuẩn bị xây dựng chương trình mới với các loại sách giáo khoa hỗ trợ và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy THPT để có kiến thức và kĩ năng trong việc thực hiện chương trình mới và sử dụng sách giáo khoa mới một cách hiệu quả Dự án sẽ cung cấp các khóa bồi dưỡng 14 ngày ở nước ngoài cho 75 chuyên gia cốt cán về kỹ năng biên soạn chương trình và SGK Tiêu chí lựa chọn đội ngũ nhân sự chủ chốt sẽ do Bộ GD&ĐT lập nên phối hợp với ADB Thêm nữa, 03 hoạt động đào tạo bồi dưỡng trong nước cho 18.750 giáo viên sẽ được tổ chức cho: (i) giáo viên THPT nhằm thực hiện thí điểm và đại trà chương trình và sách giáo khoa mới; (ii) phát triển chuyên môn cho giáo viên THPT của các tỉnh khó khăn về phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh; và (iii) năng lực của giảng viên các trường ĐHSP trong việc cải thiện các kĩ năng nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán để triển khai thành công chương trình và sách giáo khoa mới 15 Hỗ trợ Sách giáo khoa và Tài liệu hướng dẫn dựa trên chương trình THPT mới.Trong khi Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách của Chính phủ để phát triển chương trình THPT mới, thì thành phần này sẽ hỗ trợ thực hiện thông qua việc cung cấp: (i) sách giáo khoa hỗ trợ thực hiện thí điểm và đại trà chương trình mới; (ii) tài liệu và hướng dẫn giảng dạy chương trình mới để hỗ trợ thí điểm làm thế nào để triển khai đại trà một cách hiệu quả; và (iii) các tài liệu hỗ trợ/phương tiện giảng dạy cụ thể và mục tiêu cho 800 trường THPT ở các vùng dân tộc thiểu số 16 Hỗ trợ xây dựng môi trường học tập cho học sinh các trường THPT chuyên Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường cho một số trường chuyên được lựa chọn thông qua các chương trình phù hợp giúp làm phong phú, can thiệp, hướng dẫn và thúc đẩy việc học của các học sinh Tiểu thành phần sẽ cung cấp: (i) thiết bị hỗ trợ dạy học và thiết bị thực hành thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho 15 trường THPT chuyên được lựa chọn, các trường có ít tài nguyên và thiết bị nhất; (ii) chương trình bồi dưỡng trong nước cho 833 giáo viên về các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài; và (iii) hỗ trợ khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho 15 giáo viên và hiệu phó phụ trách học tập do Bộ GD&ĐT và ADB lựa chọn 17 Hỗ trợ Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.Để tăng cường năng lực và cải thiện hiệu quả của các TTGDTX tỉnh trong việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, 63 bộ SGK và tài liệu hướng dẫn phù hợp sẽ được cung cấp cho thư viện của các trung tâm để hỗ trợ các chương trình do Trung tâm triển khai Để đảm bảo các chương trình do Trung tâm triển khai được hiệu quả và tối ưu được các mục tiêu về bồi dưỡng giáo viên, các khóa bồi dưỡng trong nước về đổi mới chương trình cho 15 giáo viên của mỗi trung tâm sẽ được tổ chức Ở các chương trình tập huấn cho các tập huấn viên này, người tham gia sẽ được giới thiệu chương trình mới và các hướng tiếp cận mang tính sáng tạo, mới trong các chương trình lập kế hoạch cho giáo viên các trường THPT 18 Thí điểm tăng cường chất lượng dạy học ngoại ngữ Tiểu thành phần sẽ cung cấp hỗ trợ để tăng cường các kĩ năng giao tiếp cho giáo viên Tiếng Anh các trường THPT thông qua việc: (i) hỗ trợ cung cấp sách tiếng Anh cho 2.700 trường THPT; (ii) cung cấp bộ thiết bị nghe nhìn cho mỗi phòng học ngoại ngữ/ mỗi tỉnh 1 phòng/ trường; và (iii) tổ chức bồi dưỡng trong nước cho giáo viên tiếng Anh cốt cán 12 nhằm tăng cường kỹ năng sư phạm, tập trung vào tăng cường kỹ năng nghe nói của học sinh 12 Bồi dưỡng 7.500 ngày người giáo viên Tiếng Anh cốt cán Appendix 5 157 1 Chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi động thực hiện Dự án (Quốc tế: 6 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người) 18 Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về hỗ trợ khởi động thực hiện dự án, sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây: (i) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc mua sắm đấu thầu các thiết bị và đồ gỗ cho văn phòng làm việc của Ban QLDA TƯ và các Ban QLDA ĐP; (ii) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và cập nhật Dự thảo lần 1 Kế hoạch mua sắm đấu thầu và kế hoạch thực hiện; (iii) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và lập các tài liệu, quá trình quản lý tài chính; (iv) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc triển khai khảo sát cơ bản và xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá trình ADB xem xét và phê duyệt ; (v) Tổ chức các hội thảo về quản lý và thực hiện dự án cho Ban QLDA TƯ và các Ban QLDA ĐP; (vi) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển các dự thảo hồ sơ thầu trong đó có bản Điều khoản tham vấn chi tiết khi tuyển dụng công ty tư vấn để tư vấn dự án vốn vay; (vii) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển các kế hoạch xây dựng cơ bản cho năm đầu tiên của Dự án; (viii) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và tổ chức hội thảo khởi động; (ix) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triên các định dạng và mẫu biểu cho các báo cáo của Dự án và các tài liệu khác của dự án; (x) Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị báo cáo tiến độ cho quý đầu của dự án; và (xi) Chuẩn bị và trình báo cáo đánh giá về sự sẵn sàng của Ban QLDA TƯ đối với quá trình thực hiện dự án và tình hình của các hoạt động khởi động dự án lên ADB; 2 Chuyên gia Tư vấn về Lập báo cáo hoàn thành Dự án (Quốc tế: 2 tháng/người; Trong nước: 6 tháng/người) 19 Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về lập báo cáo hoàn thành dự án, sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây: (i) Tư vấn Ban QLDA TƯ về đề cương chi tiết của Báo cáo hoàn thành dự án; (ii) Chuẩn bị đề cương chi tiết của Báo cáo hoàn thành dự án dựa trên các hướng dẫn của ADB và kinh nghiệm của cá nhân (iii) Trao đổi với Ban QLDA TƯ và các cán bộ dự án liên quan để hoàn thành đề cương chi tiết của báo cáo (iv) Trình đề cương chi tiết báo cáo lên Ban QLDA TƯ xem xét và chuyển sang ADB phê duyệt (v) Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương chi tiết báo cáo (vi) Nghiên cứu các tài liệu của dự án về tổ chức và quản lý (vii) Nghiên cứu các Báo cáo của dự án, bao gồm các báo cáo tiến độ tháng, báo cáo quý, các báo cáo của phái đoàn đánh giá ADB và các báo cáo khác 158 Appendix 6 (viii) Làm việc với các đơn vị và cá nhân liên quan (nếu cần) để thu thập thông tin về quản lý và các thành tựu đạt được của Dự án (ix) Làm việc với cán bộ Ban QLDA TƯ và Dự án để hoàn thiện các thông tin và dữ liệu về đánh giá Hoàn thành dự án (x) Phối hợp với Ban quản lý dự án TƯ và các cơ quan liên quan về báo cáo tài chính (xi) Chuẩn bị Dự thảo báo cáo hoàn thành dự án (Dự thảo lần 1) (xii) Tổ chức các hội thảo, hội thảo chuyên đề để hoàn thiện tốt hơn bản dự thảo Báo cáo hoàn thành Dự án (xiii) Chỉnh sửa và chuẩn bị bản dự thảo Báo cáo hoàn thành dự án (Dự thảo lần 2) và trình Ban QLDA TƯ và ADB xem xét (xiv) Hoàn thiện bản Báo cáo Hoàn thành Dự án cuối cùng theo đúng thời gian đã thỏa thuận Appendix 5 159 PHỤ LỤC 6 : ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MUA SẮM ĐẤU THẦU Tên dự án: Dự án Phát triển Giáo dục Trung Kinh phí dự án: 90 triệu USD học phổ thông giai đoạn 2 Cơ quan chủ quản: Bộ GD&ĐT Nguồn kinh phí: Quỹ phát triển Châu Á Đánh giá: Thời gian; 12/06/2012 Nhóm Dự án HTKT/Lãnh đạo phái đoàn ADB Mua sắm kỳ vọng Một số hình thức mua sắm Việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ do ADB tài trợ sẽ tuân theo Hướng dẫn về Mua sắm đấu thầu của ADB (Bản cập nhật nhất, hiện tại là bản tháng 4/2010) và Luật Đấu thầu của Việt Nam Dự án sẽ tiến hành các hình thức đấu thầu chính sau: (i) đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) và đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) đối với hoạt động mua sắm thiết bị; (ii) đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) đối với xây dựng cơ bản cơ sở vật chất trường học; và; (iii) Chào hàng cạnh tranh cho các gói mua sắm có giá trị nhỏ Tuyển dụng và lựa chọn các dịch vụ tư vấn sẽ được thực hiện tuân thủ theo các hướng dẫn của ADB về lựa chọn và tuyển dụng tư vấn (Bản cập nhật nhất 2010) và sẽ bao gồm các phương thức dưới đây: (i) lựa chọn dựa trên chi phí cố định (FBS) đối với đào tạo ở nước ngoài; (ii) lựa chọn theo giá chào thấp nhất (LCS) cho hoạt động kiểm toán hàng năm; (iii) Lựa chọn dựa trên bằng cấp của chuyên gia tư vấn phát triển mô hình hợp tác công tư; (iv) lựa chọn tư vấn độc lập (ICS) cho cho các chuyên gia tư vấn độc lập Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện ký kết hợp đồng trước và cấp vốn hồi tố Dự án sẽ tiến hành việc giải ngân theo Sổ tay hướng dẫn giải ngân dự án vốn vay của ADB (Bản cập nhật nhất, hiện tại là bản năm 2007) Dự án sẽ thuê công ty tư vấn quốc tế cung cấp đội ngũ chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước theo hình thức lựa chọn theo chất lượng và giá cả (QCBS) với tỷ lệ chất lượng/giá cả là 80:20 Ban QLDA trung ương phối hợp với Ban QLDA địa phương chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động mua sắm đấu thầu 4.1.1 Các hình thức đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị Các hợp đồng cung cấp hàng hóa có giá trị tương đương trên 1.000.000 USD sẽ được đấu thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) Các hợp đồng cung cấp hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 1.000.000 USD nhưng cao hơn 100.000 USD sẽ được áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) Các hợp đồng có giá trị dưới 100.000 USD có thể được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh Chi tiết về các gói thầu và yêu cầu quy cách kỹ thuật phải được trình ADB trước khi tiến hành các thủ tục mua sắm 4.1.2 Các bước thực hiện mua sắm hàng hóa thiết bị bằng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) (1) Chuẩn bị danh sách thiết bị cần mua và quy cách kỹ thuật của thiết bị (2) Chuẩn bị dự thảo hồ sơ mời thầu gồm các bước đấu thầu và tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu, các bảng dữ liệu, các điều kiện đặc biệt của hợp đồng, kế hoạch triển khai hợp đồng, quy cách kỹ thuật, mẫu biểu dự thầu, các tài liệu hỗ trợ liên quan, dự thảo hợp đồng, và các 160 Appendix 6 văn bản trình ADB (3) Điều chỉnh hồ sơ mời thầu theo ý kiến của ADB (4) Trình lại hồ sơ đã chỉnh sửa lên ADB để được phê duyệt (5) Chuẩn bị thư mời thầu và trình ADB phê duyệt (6) Quảng cáo mời thầu và bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu quan tâm (7) Trình ADB quảng cáo mời thầu (8) Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu (9) Mở thầu, chuẩn bị biên bản mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, biên bản và đánh giá hồ sơ dự thầu, trình báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu lên ADB phê duyệt (10) Chuẩn bị Báo cáo xét thầu (11) Trình Báo cáo xét thầu lên ADB phê duyệt (12) Trình dự thảo hợp đồng lên ADB phê duyệt (13) Chuẩn bị các văn bản liên quan đến trao và ký kết hợp đồng, thư thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu không trúng thầu, hoàn trả bão lãnh dự thầu, tạm ứng và giải ngân (14) Kiểm tra và nhận hàng đảm bảo đủ số lượng, đúng quy cách kỹ thuật, thông quan, phân phát hàng (15) Chuẩn bị các biện pháp giải quyết tranh chấp, tổn thất hoặc thiệt hại (nếu có) và giải tỏa bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi hoàn thành 4.1.3 Xây dựng cơ bản Hoạt động xây dựng cơ bản (XDCB) trong khuôn khổ dự án gồm xây mới các phòng học, phòng học bộ môn và xây các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm Ngân sách địa phương sẽ chi cho các hoạt động khảo sát thiết kế và giám sát xây dựng, việc lựa chọn và thực hiện các dịch vụ này sẽ tuân thủ quy định của Chính phủ Dự án sẽ tiến hành xây dựng cơ bản cho các trường ở 33 tỉnh vùng khó và hợp đồng xây dựng cơ bản sẽ áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) Ban QLDA địa phương sẽ đảm bảo thực hiện hoạt động xây dựng cơ bản một cách phù hợp Các bước thực hiện hợp đồng xây dựng cơ bản qua hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (1) BQLDA địa phương chuẩn bị hồ sơ mời thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước; (2) BQLDA trung ương kiểm tra lại hồ sơ mời thầu và chỉnh sửa theo chuẩn quy định; (3) Trình hồ sơ mời thầu lên ADB xem xét; (4) Chỉnh sửa hồ sơ mời thầu theo góp ý của ADB; (5) Trình lại hồ sơ mời thầu đã chỉnh sửa lên ADB; (6) Quảng cáo mời thầu; (7) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu (30 ngày); (8) Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; (9) Chuẩn bị báo cáo xét thầu; (10) ADB phê duyệt báo cáo xét thầu; Appendix 5 161 (11) ADB phê duyệt hợp đồng đã ký kết; (12) Gửi thông báo triển khai hợp đồng cho nhà thầu; (13) Bắt đầu xây dựng; (14) Hoàn thành xây dựng 4.1.4 Dịch vụ tư vấn Dự án sẽ huy động chuyên gia quốc tế với 116 tháng/người và chuyên gia tư vấn trong nước với 355 tháng/người Việc thực hiện dự án đòi hỏi tuyển dụng chuyên gia quốc tế và trong nước để hỗ trợ Ban Quản lý dự án trung ương trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động của dự án, thiết lập hệ thống quản lý tài chính, quản lý việc mua sắm đấu thầu, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả dự án Các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước của dự án sẽ được tuyển dụng thông qua một công ty tư vấn, sử dụng hình thức lựa chọn dựa trên chất lượng và giá cả (tỷ lệ 80:20), phù hợp với quy định của ADB (bản cập nhật nhất, hiện tại là bản tháng 4/2010) và các quy định hiện hành của Chính phủ và các quy định khác của ADB về tuyển dụng tư vấn độc lập quốc tế và trong nước Tất cả các gói tuyển tư vấn phải được quảng cáo trên website của ADB, phần tuyển dụng tư vấn, www.adb.org (http://csrn.adb.org) Thời gian quảng cáo tối thiểu là 30 ngày Nên chọn Thư bày tỏ quan tâm được nộp qua mạng để kiểm tra số liệu về tình hình hoạt động của các công ty thông qua Hệ thống Quản lý tư vấn CMS của ADB Việc tuyển dụng chuyên gia tư vấn tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của ADB Các điều khoản tham chiếu của các chuyên gia tư vấn được nêu tại Phụ lục 5 Các bước thực hiện tuyển dụng công ty tư vấn thông qua hình thức lựa chọn dựa trên chất lượng và giá cả (QCBS) với Đề xuất kỹ thuật đầy đủ Số Nhiệm vụ Thời gian (ngày) 0 Thời gian Cơ quan điều hành dự án tyển dụng tư vấn thông qua hình thức QCBS, đề xuất kỹ thuật đầy đủ 262 (tối thiểu) 1 Ban tuyển chọn tư vấn của Cơ quan điều hành lập danh sách ngắn * 10 2 Ban điều hành trình lần 1 lên ADB 7 3 ADB phê duyệt lần 1 7 4 Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB 7 5 Ban điều hành ban hành Yêu cầu đề xuất (RFP) 3 6 Ban điều hành tiếp nhận hồ sơ đề xuất của công tư tư vấn 45 7 Ban tuyển chọn tư vấn của Cơ quan điều hành đánh giá các Hồ sơ đề xuất kỹ thuật 31 8 Cơ quan điều hành trình lần 2 lên ADB 7 9 ADB phê duyệt lần 2 12 10 Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB 7 11 Mở Đề xuất tài chính 14 12 Cơ quan điều hành xếp hạng các đề xuất 21 162 Appendix 6 13 Cơ quan điều hành trình lần 3 lên ADB 7 14 ADB phê duyệt 7 15 Cơ quan điều hành nhận phê duyệt của ADB 7 16 Cơ quan điều hành gửi thư đám phán hợp đồng đến công ty tư vấn 17 17 Đàm phán hợp đồng 10 18 Trình hồ sơ lần 4 lên ADB 7 19 ADB phê duyệt 5 20 Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB 7 21 Ký kết hợp đồng 10 22 Trình hồ sơ lần 5 lên ADB 7 23 Huy động tư vấn 14 * Cần thêm thời gian cho việc quảng cáo thư mời bày tỏ quan tâm, chuẩn bị danh sách dài và danh sách ngắn 1.1 Quản lý và kế hoạch đấu thầu Ban Quản lý dự án sẽ xây dựng và cập nhật kế hoạch đấu thầu gồm các gói thầu sẽ trao trong khuôn khổ dự án để trình Bộ GD&ĐT và gửi ADB xem xét và phê duyệt Trong vòng một năm sau khi dự án có hiệu lực, Bộ GD&ĐT (Ban QLDA) sẽ trình ADB phê duyệt kế hoạch mua sắm đấu thầu đã chỉnh sửa cho các hạng mục mua sắm đang được triển khai và dự kiến sẽ triển khai trong 18 tháng tới Bản kế hoạch mua sắm sẽ được cập nhật hàng năm Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động mua sắm nào, ADB và Chính phủ sẽ xem xét luật và quy định về mua sắm đấu thầu hiện hành để đảm bảo thống nhất với Hướng dẫn về Mua sắm đấu thầu của ADB Trong trường hợp quy định của ADB và quy định của Chính phủ chưa được thống nhất thì thực hiện theo quy định của ADB Một bản kế hoạch mua sắm trong 18 tháng và có mô tả các ngưỡng giá trị và xem xét hình thức mua sắm các gói hàng hóa, công trình XDCB, và dịch vụ tư vấn và các hướng dẫn đấu thầu cạnh tranh trong nước được mô tả ở Phụ lục 5 1.2 Quản lý hợp đồng Các hợp đồng của dự án cần được quản lý, theo dõi và giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và sớm phát huy tác dụng Ban QLDA sẽ cùng chuyên gia tư vấn đấu thầu trao đổi đề xuất các mẫu hợp đồng, áp dụng thống nhất trong phạm vi dự án Sẽ có các mẫu hợp đồng chính sau đây: Hợp đồng mua sắm hàng hóa và thiết bị, hợp đồng xây dựng cơ bản, hợp đồng dịch vụ tư vấn và hợp đồng dịch vụ khác Các mẫu hợp đồng: mua sắm hàng hóa, thiết bị đấu thầu theo hình thức ICB, xây dựng cơ bản theo hình thức NCB và dịch vụ tư vấn sẽ được báo cáo ADB phê duyệt để áp dụng, bao gồm cả bản tiếng Anh và tiếng Việt Appendix 5 163 Các hợp đồng do BQLDA địa phương ký sẽ được BQLDA trung ương hỗ trợ và giám sát quá trình thực hiện BQLDA địa phương chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về hợp đồng do mình kí kết Các hợp đồng do BQLDA trung ương ký sẽ được chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giám sát việc thực hiện BQLDA trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT và ADB về toàn bộ các hợp đồng được ký kết trong khuôn khổ dự án Giám đốc BQLDA chịu trách nhiệm quản lý các hợp đồng Để quản lý được tốt, Giám đốc cần có các trợ lý giúp việc BQLDA trung ương cần có các trợ lý: Mua sắm đấu thầu, xây dựng cơ bản và tài chính BQLDA địa phương cần có các cán bộ giúp việc: xây dựng cơ bản và tài chính Các quy định cần phải tuân thủ khi thực hiện các hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ được mô tả trong Luật đấu thầu (Luật số 61/2005/QH11) ban hành bởi Nhà nước CHXH CN VN vào ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều đối với Luật đấu thầu gắn với Đầu tư cơ bản (Luật số.38/2009/QH12) ban hành bởi Nhà nước CHXHCN VN vào ngày 19/06/2009, và Nghị định số 85/2009/ND-CP về Hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu ngày 15/10/2009, cùng với những giải thích và điều chỉnh được mô tả trong Kế hoạch của Hiệp định vốn vay Đánh giá về Môi trường quốc gia Khung pháp lý này cung cấp các chính sách và quy trình áp dụng cho các hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn sử dụng ngân sách nhà nước Nghị định cũng hỗ trợ cho hoạt động phân cấp trách nhiệp trong việc thẩm định và phê duyệt các hoạt động mua sắm, bao gồm mua sắm đấu thầu trong các dự án vốn ODA Phần 1 của Điều 9 – Luật Đấu thầu đòi hỏi mỗi cá nhân của Chủ đầu tư và Nhóm chuyên gia đấu thầu phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây: (i) Có kiến thức về các quy định, điều luật đấu thầu; (ii) Có kiến thức về quản lý dự án; (iii) Có kinh nghiệm phù hợp với các yêu cầu về gói đấu thầu như công nghệ, tài chính, thương mại, hành chính và luật; và (iv) Thành thạo các kĩ năng ngoại ngữ để đáp ứng được các yêu cầu của các gói liên quan đến việc chọn lọc nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế và các gói sử dụng vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) Luật Đấu thầu cũng nêu lên đặc điểm và sự phức tạp của một gói mua sắm sẽ quyết định đến cơ cấu thành lập của nhóm cán bộ mua sắm đấu thầu Các thành viên của nhóm cán bộ mua sắm đấu thầu nên đáp ứng các điều kiện dưới đây: (i) Có chứng chỉ tham gia một khóa tập huấn về mua sắm đấu thầu; (ii) Có kinh nghiệm chuyên môn về gói thầu; (iii) Có kiến thức vững về các nội dung cụ thể của gói thầu; và (iv) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong cùng lĩnh vực liên quan đến các vấn đề về kĩ thuật và kinh tế tương ứng với gói thầu 164 Appendix 6 Hoạt động mua sắm đấu thầu sử dụng vốn ADB cần được hỗ trợ bởi một bản ước tính ngân sách năm Việc điều chỉnh và làm rõ ràng miêu tả trong Phụ lục về Đấu thầu cạnh tranh trong nước và Thỏa thuận cấp vốn đều cần thiết cho việc tuân thủ các quy định trong Hướng dẫn mua sắm Những điều chỉnh này bao gồm: • Các công ty đăng ký đấu thầu trước sẽ không bị hạn chế, và việc đăng ký trước như vậy cũng sẽ không phải là điều kiện để được tham gia vào quy trình đấu thầu • Các nhà thầu hợp lệ (cả trong nước và quốc tế) đều được phép tham gia • Một nhà thầu khi đưa ra giá được đánh giá là thấp nhất sẽ không cần phải thành lập liên danh hoặc hợp đồng với một nhà thầu phụ trong cung cấp hàng hóa để là điều kiện được trao thầu • Đấu thầu theo hình thức cạnh tranh quốc thế cho các gói ước tính ở mức $500.000 hoặc hơn đối với hàng hóa và các dịch vụ khác cần phải được quảng cáo cùng với việc thông báo về hoạt động đấu thầu trên website của ADB • Nếu cần, bảo đảm dự thầu cũng cần được lập theo định dạng của một bảo đảm ngân hàng và do một ngân hàng có danh tiếng lập • Các hồ sơ thầu cần được mở công khai, và mở ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ • Hợp đồng cần được trao cho hồ sơ thầu hợp lệ, tương ứng về kỹ thuật mà chào mức giá được xét là thấp nhất • Không được từ chối các hồ sơ thầu và nhận bù thêm các hồ sơ thầu nếu không có sự đồng thuận trước từ phía ADB • Khi số lượng hồ sơ thầu phản hồi ít hơn 3 hồ sơ, việc tiến hành đấu thầu lại cũng sẽ không được thực hiện nếu không có phê duyệt trước của ADB • Các nhà thầu phải là thành viên của các quốc gia thành viên ADB, và chào giá đối với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và cung cấp từ các nước thành viên ADB • Các công ty tham gia đấu thầu một hợp đồng phải đăng kí là thành viên trong các quốc gia thành viên ADB Đánh giá nguồn lực của Cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT có kinh nghiệm trong hoạt động mua sắm đấu thầu đặc biệt là đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, trang thiết bị/ đồ gỗ/ phương tiện đi lại, phát triển đội ngũ (trong nước và quốc tế), sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn, và dịch vụ tư vấn Trong giai đoạn thực hiện các dự án về giáo dục do ADB cấp vốn từ năm 1999 đến năm 2012, Bộ GD&ĐT cũng đã đạt được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ theo các ngưỡng áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước hay đấu thầu cạnh tranh quốc tế Vụ Kế hoạch tài chính (KHTC), Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em (CSVC&TB) là các vụ cục thuộc Bộ GD&ĐT trực tiếp tham gia vào hoạt động mua sắm đấu Appendix 5 165 thầu của Dự án này Vụ Kế hoạch Tài chính (KHTC) hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm và tổng thể cho Dự án; Hỗ trợ Bộ trưởng phân bổ vốn đối ứng cho Dự án, giám sát quá trình thực hiện dự án trong việc sử dụng vốn từ Chính phủ và nhà tài trợ, đánh giá quá trình thực hiện dự án theo các quy định về kế toán và quản lý tài chính của Chính phủ và ADB Cục CSVC&TB, đơn vị hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong các hoạt động lập kế hoạch và tổng hợp ngân sách liên quan đến xây dựng cơ bản và thiết bị, chịu trách nhiệm thẩm định các gói xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị do Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP thực hiện, và giám sát việc thực hiện các hoạt động mua sắm thiết bị và đấu thầu xây dựng cơ bản của Ban QLDA TƯ Vụ KHTC có 28 cán bộ làm việc toàn thời gian, trong đó có 5 lãnh đạo vụ và 23 nhân viên Vụ có 4 phòng ban (ODA, Tài Chính, Kế hoạch đầu tư và Thống kê) và mỗi phòng ban đều có 2 lãnh đạo phòng (trưởng và phó phòng) Tất cả các cán bộ trong vụ đều có bằng đại học, 18 người trong số này đã có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ Tất cả các cán bộ đặc biệt là cán bộ trong phòng ODA đểu có trình độ tiếng Anh từ khá đến tốt Các dự án do ADB và WB tài trợ cũng đã tổ chức một số khóa học về mua sắm đấu thầu và quản lý tài chính và phía Vụ cũng đã xác nhận rằng tất cả đội ngũ nhân viên ít nhất đã từng tham gia một trong số các khóa tập huấn này, một số thậm chí đã từng tham gia với vai trò là tập huấn viên Cục CSVC&TB có 25 cán bộ làm việc toàn thời gian, trong đó có 4 lãnh đạo cục và 21 nhân viên Cục có 3 phòng ban (Hành chính, Thiết bị, và Cơ sở vật chất) và mỗi phòng ban đều có 2 lãnh đạo phòng (trưởng và phó phòng) Tất cả cán bộ của Cục đều đã có bằng đại học, trong đó 10 cán bộ đang là tiến sĩ và thạc sĩ Nhân viên của Cục đều có trình độ ngoại ngữ từ khá đến tốt Đội ngũ tham gia vào các dự án của ADB và WB cũng như một số dự án của các nhà tài trợ khác gồm xây dựng cơ bản và thiết bị, bởi vậy có nhiều kinh nghiệm về mua sắm đấu thầu và các hoạt động quản lý tài chính có liên quan Một bản đánh giá về các hoạt động mua sắm đấu thầu do Bộ GD&ĐT thực hiện đối với việc mua sắm hàng hóa ở nhiều dự án giáo dục khác nhau (trong đó có Dự án PT GDTHPT GĐ 1, dự án vốn vay 1979) và một bản đánh giá về các tài liệu mua sắm đấu thầu cho thấy Ban QLDA TƯ đã làm quen, có kinh nghiệm và hiểu rõ về các hình thức mua sắm tuân thủ theo Hướng dẫn mua sắm của ADB trong đó có cách sử dụng các tài liệu đấu thầu theo tiêu chuẩn của ADB Hoạt động mua sắm trong dự án vốn vay L 1979 được phân cấp, Bộ GD&ĐT ủy quyền hầu hết trách nhiệm xuống cho các Ban quản lý Dự án ở địa phương đặc biệt là quy trình đấu thầu hàng hóa và các công trình xây dựng cơ bản Trách nhiệm của Ban QLDA TƯ sẽ tăng cao hơn đối với các hướng dẫn chỉ đạo và trợ giúp các vấn đề liên quan đến đấu thầu cho các Ban QLDA ĐP Các Ban QLDA ĐP của Dự án PT GDTHPT GĐ 2 nhìn chung đã quen với Luật đấu thầu và các hướng dẫn thực hiện dự án Dự án PT GD THPT GĐ 2 cũng đã được thiết kế để cung cấp hỗ trợ và bồi dưỡng tương ứng cho các Ban QLDA ĐP về các lĩnh vực như hội thảo đánh giá, đánh giá thành phần và hỗ trợ thực hiện Dự án Hầu hết các hợp đồng xây dựng cơ bản triển khai trong Dự án sẽ được trao thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước Việc đấu thầu các hợp đồng xây dựng cơ bản ở cấp trường sử dụng vốn đối ứng trung ương sẽ được các Ban QLDA ĐP thực hiện qua các Ủy ban Xét thầu cấp trường Đối với hoạt đồng này, các hợp đồng xây dựng cơ bản cụ thể cần được xác định rõ ràng trước khi chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cơ bản, khối lượng dự toán hoặc kế hoạch của các hoạt động đối với các hồ sơ thầu và dự toán của chủ đầu tư Việc mua sắm các thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại phục vụ giáo dục THPT sẽ là một thành phần cốt cán của Dự án Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều hợp đồng mua sắm thiết bị sẽ vượt quá ngưỡng của phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước, do vậy Ban QLDA TƯ cũng cần được tập huấn và hỗ trợ đầy đủ về các quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trong đó có hoạt động chuẩn bị các gói thầu, dự thảo chi tiết hồ sơ và thực hiện hợp đồng Nhóm chuyên gia tư vấn trong nước/quốc tế cũng cần có những hỗ trợ trong việc chuẩn bị 166 Appendix 6 các danh mục và thông số chi tiết của thiết bị để đảm bảo rằng thiết bị được mua sắm đáp ứng được các yêu cầu của chương trình mới (2015) Các quy trình mua sắm đối với Hàng hóa và Xây dựng cơ bản của Cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT đã mua sắm các hàng hóa và công trình xây dựng cho các dự án giáo dục từ năm 1999 đến năm 2012 Các thiết bị hiện đại, và hầu hết đều chỉ có được từ các nhà cung cấp quốc tế, sẽ được mua sắm cho Dự án Cần có một chuyên gia nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị danh mục và thông số kỹ thuật phù hợp Đội ngũ cán bộ mua sắm đấu thầu của Ban QLDA TƯ cũng đã quen với quy trình đấu thầu Hồ sơ thầu được mở công khai ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ, tại thời điểm và địa điểm miêu tả trên các hồ sơ thầu với sự chứng kiến của tất cả những người tham gia bất chấp các nhà thầu được mời tham gia có mặt hay vắng mặt Các thành phần của phòng mua sắm đấu thầu của Ban QLDA TƯ đã quen với các quy định như là tới thời điểm nào thì các hồ sơ thầu mới bị từ chối khi mở thầu Các báo cáo xét thầu và đề xuất trao thầu đều phải được ADB và Bộ GD&ĐT xem xét cuối cùng và phê duyệt Các quy trình mua sắm đối với Dịch vụ tư vấn của Cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT sẽ thông qua Ban QLDA TƯ để tuyển dụng các chuyên gia tư vấn Quy trình Kiểm soát và Giám sát tổng thể Ban QLDA TƯ, như là một thủ tục nội bộ, cần phải trình tới tất cả các báo cáo xét thầu tới Bộ GD&ĐT và ADB để xem xét trước khi đưa hoàn tất quá trình Lưu trữ Hồ sơ và Kiểm toán Đối với Dự án PT GD THPT GĐ 2, thư mời thầu và bản sao gốc của các hồ sơ thầu, hồ sơ của các quá trình đấu thầu, các báo cáo xét thầu, trao đổi liên quan đến quy trình đấu thầu, hợp đồng gốc, đề xuất thắng thầu, và các hồ sơ thực hiện hợp đồng sẽ được gom, đánh mã số và lưu ở một tủ thép bảo đảm và có chìa khóa, và được đặt bên trong một phòng an toàn của Phòng Hành chính Ban QLDA TƯ Khi cần có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu trên Bộ GD&ĐT quen với các yêu cầu về kiểm toán của ADB và vì thế một kiểm toán viên sau này sẽ tiến hành kiểm toán các tài khoản liên quan của Dự án sao cho phù hợp với các Tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm toán và được ADB chấp nhận Báo cáo về các tài khoản được kiểm toán sẽ được trình lên ADB bằng ngôn ngữ tiếng Anh trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của Bộ GD&ĐT Báo cáo kiểm toán hàng năm cần đưa quan điểm của kiểm toán viên độc lập về việc sử dụng tài khoản tạm ứng và các sao kê chi tiêu Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng đã nhận thức được về chính sách của ADB đối với vấn đề đệ trình chậm, và các yêu cầu về chất lượng chấp nhận, hài lòng của các tài khoản được kiểm toán ADB có quyền xác thực các tài khoản tài chính của dự án để xác nhận tỷ lệ góp vốn của ADB được sử dụng phù hợp với các chính sách và quy trình của ADB Đánh giá Tổng kết và Đề xuất Bộ GD&ĐT có kinh nghiệm trong việc mua sắm hàng hóa, công trình xây dựng cơ bản và các dịch vụ Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là chuẩn bị và hoàn thành đúng tiến độ danh mục chi tiết và thông số kỹ thuật phù hợp cho nhiều loại thiết bị mua sắm, trong đó có bao gồm công tác chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cơ bản các cơ sở vật chất mới để lắp đặt thiết bị mới có thể sẽ phải đương đầu với một thách thức lớn trong quá trình mua sắm đó là liệu cơ Appendix 5 167 quan chủ quản có chuyên gia có đủ kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ nói trên hay không Các chuyên gia tư vấn cũng như là chuyên gia về mua sắm đấu thầu cần có những hỗ trợ để bổ sung/tăng cường năng lực cho hoạt động mua sắm và việc tuyển dụng tư vấn Ban QLDA TƯ cũng cần bổ sung cán bộ hỗ trợ thêm để tham gia vào hoạt động mua sắm Đề xuất cụ thể, Thực hiện Dự án Khó khăn về Năng lực • Thiếu chuyên môn về kỹ thuật để chuẩn bị danh mục chi tiết và thông số kỹ thuật của các thiết bị hiện đại/công nghệ cao • Các phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế đối với hàng hóa và phương thức đấu thầu cạnh tranh trong nước đối với xây dựng cơ bản Hành động đề xuất • Tóm tắt cho cán bộ của Cơ quan chủ quản và Ban QLDA TƯ về các hướng dẫn mua sắm đấu thầu và sử dụng dịch vụ tư vấn của ADB hiện thời trong thời gian có phái đoàn tìm hiểu thực tế dự án vốn vay • Sắp xếp các chuyên gia hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng, dự thảo các hồ sơ mua sắm đấu thầu và lập kế hoạch đấu thầu hỗ trợ cơ quan chủ quản Trách nhiệm và Ý kiến đóng góp • Ban QLDA TƯ, ADB • Cần tuân thủ quy định để tránh mua sắm không đúng • Ban QLDA TƯ • Các Ban QLDA ĐP cần được bồi dưỡng về các phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB và đấu thầu cạnh tranh trong nước NCB Đề xuất chung, Năng lực của cơ quan chủ quản Khó khăn về Năng lực • Việc bổ nhiệm các nhân viên mua sắm đấu thầu trong nội bộ của Bộ GD&ĐT trên nền tảng dự án-đến-dự án sẽ không thúc đẩy con đường phát triển nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp và mua sắm đấu thầu một cách ổn định • Thiếu cán bộ đảm nhiệm/hỗ trợ mua sắm đấu thầu Hành động đề xuất • Phát triển và hỗ trợ con đường phát triển nghề nghiệp cho các chuyên gia mua sắm công Trách nhiệm và Ý kiến đóng góp • Bộ GD&ĐT 168 Appendix 4 Appendix 6 169 ... suốt năm thực dự án 8 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN A Các hoạt động chuẩn bị Dự án Tháng 2012 Các hoạt động Bố trí tổ chức thực dự án Đàm phán vốn vay Ban Lãnh đạo ADB phê duyệt Ký kết khoản vay Chính... liệu cần thiết lên Ban QLDA TƯ ADB Tổ Dự án (i) giám sát trình thực dự án; (ii) đảm bảo tuân thủ theo Hiệp định vốn vay Sổ tay hướng dẫn thực Dự án; (iii) đảm bảo dự án đạt kết quả, đầu kỳ vọng... .162 Mục đích Quy trình Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án (Sổ tay) mô tả yêu cầu hành quản lý cần thiết nhằm triển khai dự án tiến độ, khn khổ kinh phí cho

Ngày đăng: 18/12/2016, 16:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. Các hoạt động chuẩn bị Dự án

  • B. Dự trù kinh phí chi tiết theo Hạng mục chi

  • C. Phân bổ và Rút vốn vay

  • D. Dự trù kinh phí chi tiết theo bên cấp vốn

  • E. Dự trù kinh phí theo thành phần

  • F. Kế hoạch vốn tương ứng theo tiến độ thực hiện

  • G. Kế hoạch Trao thầu và Giải ngân

  • H. Đánh giá quản lý tài chính

  • I. Giải ngân

  • J. Kế toán

  • K. Kiểm toán

  • L. Hợp đồng trước và cấp vốn hồi tố

  • M. Mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn

  • N. Kế hoạch mua sắm đấu thầu

  • O. Điều khoản tham chiếu của chuyên gia tư vấn

  • P. Khung giám sát và thiết kế dự án

  • Q. Giám sát

  • R. Đánh giá

  • S. Báo cáo

  • T. Chiến lược truyền thông với các bên liên quan

    • 1.1. Quản lý và kế hoạch đấu thầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan