Tác gia Nam Cao

4 2.1K 26
Tác gia Nam Cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 98 NAM CAO A . Mục tiêu bài học Giúp HS thấy được: 1 . Những điểm chính về cuộc đời, con người Nam Cao có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp sáng tác của ông 2 . Thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc bao trùm toàn bộ những tác phẩm trước cách mạng của Nam Cao 3 . Quan điểm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, tiến bộ,phong cách nghệ thuật độc đáo với sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp phát triển của nền văn xuôi nghệ thuật Việt Nam B . Phương tiện thực hiện. - SGK + SGV tài liệu tham khảo - Băng đóa,hình ảnh minh họa C . Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy bằng giáo án điện tử. D . Tiến trình lên lớp 1 . Ổn đònh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ :gợi học sinh nhớ lại tác phẩm Lão Hạc rồi dẫn dắt vào bài 3 . Lời giới thiệu bài mới Ở THCS các em đã làm quen với nhà văn Nam Cao qua tác phẩm Lão Hạc.Lên lớp 11 các em gặp lại nhà văn Nam Cao không chỉ qua tác phẩm cụ thể mà còn tìm hiểu Nam Cao với tư cách là một tác gia lớn. Vậy khi tìm hiểu về một tác gia lớn chúng ta xem xét những điều gì, đó ehính là nội dung chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv:Khi tìm hiểu về một tác gia ta thường tìm hiểu những đặc điểm gì ? Hs : Trả lời. Gv:Căn cứ SGK, em hãy tóm tắt những điểm quan trọng về cuộc đời Nam Cao? (quê hương, gia đình, bản thân) Gv: nhấn mạnh những nét lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.Minh hoạ hình ảnh I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI 1. Cuộc đời Nam Cao (1915 – 1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri - Quê hương: Làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (Vùng đồng chiêm trũng nghèo ,nạn cường hào ác bá đục khoét tàn tệ) - Gia đình : Nông dân nghèo ,đông con (được Nam Cao phản ánh trong nhiều sáng tác của mình) - Bản thân : .Trí thức,thất nghiệp dở .1943 ->1951 Nam Cao tích cực các công tác Cách mạng. Tháng 11/1951, ông hi sinh trên đường công tác (Hoàng Giáp _ Ninh Bình ) => Nam Cao : nhà văn – liệt só. + Trước cách mạng : Sống lay lắt vì thất nghiệp+Tham gia hoạt động ,tận t Cách MạngTrở thành nhà văn,chiến só. Gv: Đọc SGK em biết được những đặc điểm cơ bản nào về con người Nam Cao? HS: xem Sgk và trả lời, GV nhận xét, bổ sung + Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc + Ở Nam Cao có một tấm lòng rất đáng trân trọng . Chính tấm lòng đó giúp Nam Cao thoát khỏi sự cám dỗ của lối sốâng hưởng lạc, tư ïnguyện đến với con đường nghệ thuật “vò nhân sinh ” và đây cũng chính là cái gốc nhân đạo của Nam Cao. Gv:Giải thích khái niệm “ quan điểm nghệ thuật”. Gv : Dựa vào SGK, em hãy chỉ ra những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Hs : (trả lời) Gv: Sau những dòng văn đó Nam Cao muốn phát ngôn những quan điểm gì về nghệ thuật? Hs: giải thích. Gv nhận xét bổ sung . Gv: Đánh giá quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. 2.Con người _Trước Cách mạng : Nam Cao mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí (Đây không chỉ tâm sự riêng của Nam Cao mà còn là nỗi bi phẫn chung của những người trí thức lúc bấy giờ) _Tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, đặc biệt là người nông dân _Tinh thần tự đấu tranh với bản thân để tự vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen, vươn tới lẽ sống tốt đẹp . II . QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT “Chao ôi! ,Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối ,không nên là ánh trăng lừa dối ,nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than …”(Trăng sáng) -> Văn chương phải phản ánh chân thực đời sống xã hội “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khởi .Nó ca tụng lòng thương ,tình bác ái,sự công bình …Nó làm cho người gần người hơn ”(Đời thừa) ->Văn chương phải thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo môt vài kiểu mẫu đưa cho .Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa ai có”(Đời Thừa ) -> Nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo, lao động nghệ thuật nghiêm túc, có lương tâm. => Quan điểm nghệ thuật đúng đắn tiến bộ. Gv chuyển ý: không chỉ dừng lại ở quan niệm, Nam Cao đã thực hiện rất xuất sắc quan điểm đó trong sự nghiệp sáng tác của mình Gv:+Quá trình sáng tác của Nam Cao chia thành mấy mấy giai đoạn? +Trước Cách mạng Nam Cao viết về những đề tài nào? Hs:xem sgk trả lời Gv:+Viết về người trí thức tiểu tư sản t/g đề cập đến những vấn đề gì ở họ? Nêu những tác phẩm tiêu biểu? +Viết về đề tài này Nam Cao thể hiện thái độ gì? Hs:xem sgk và trả lời. Gv nhận xét, bổ sung Gv:+Viết về người nông dân Nam Cao quan tâm tới những loại người nào? +Ởû những loại người này tác giả đi sâu vào phản ánh những điều gì ? +Thái độ của tác giả đối với xã hội, đối với số phận những người nông dân đó như thế nào ? Hs:trả lời…Gv bổ sung, nhấn mạnh thêm. Gv:Sau Cách mạng Nam Cao có những tác phấm nào tiêu biểu? Những tác phẩm đó viết về đề tài gì? Hs:Xem sgk trả lời Gv:Chú ý đoạn văn cuối cùng trong Sgk hãy nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Hs: trả lời. Gv giải thích, phân tích rõ từng đặc điểm nghệ thuật. III . SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Quá trình sáng tác: a.Trước Cách mạng : hai đề tài chính * Đề tài người trí thức tiểu tư sản: (Đời Thừa ,Trăng sáng, Sống mòn…) - Miêu tả chân thực, cảm động tình cảnh nghèo khổ của người trí thức (nhà giáo,nhà văn…) - Đi sâu khám phá bi kòch tinh thần của họ (những người có tài, có tâm huyết, nhưng bò gánh nặng cơm áo đời thường làm chết mòn; sự đấu tranh bên trong của họ để vươn tới cuộc sống tốt đẹp) -> Phê phán xã hội cũ ( đã bóp nghẹt sự sống , tàn phá tâm hồn con người), thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp * Đề tài người nông dân ( LãoHạc, Dì Hảo, Ởû hiền, Chí Phèo, Tư cách mõ,Lang Rận…) - Những người có số phận hẩm hiu, bò ức hiếp nhiều nhất. _ Những người bò lăng nhục, bò tha hoá biến chất -> Kết án gay gắt xã hội tàn bạo (tàn phá cả linh hồn, thể xác người nông dân); phát hiện, khẳng đònh bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ. => Nam Cao là một nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. b. Sau Cách mạng: (Đôi mắt (1948),Nhật ký ở rừng (1948)…) _Viết về người trí thức trong kháng chiến -> Đặt ra vấn đề “Đôi mắt”(quan điểm, lập trường) cho văn nghệ só lúc bấy giờ 3 . Nghệ thuật - Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng tróu suy nghó ,đằm thắm yêu thương - Xây dựng nhân vật điển hình. - Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. - Cốt truyện giản dò giàu sức khái quát, triết lí - Ngôn ngữ giản dò, linh hoạt, tinh tế Gv : Nếu được đưa ra một nhận xét chung nhất về nhà văn Nam Cao, em sẽ đưa ra nhận xét gì? Hs:Trả lời. Gv kết luận. 4. Củng cố: Bằng câu hỏi trắc nghiệm: Nam Cao là : A. Nhà văn của trí thức. B. Nhà văn của nông dân. C. Nhà văn của cả trí thức và nông dân. D. Tất cả A, B, C đều sai. 5. Dặn dò:_Học bài cũ _Soạn bài “Chí Phèo” IV.KẾT LUẬN Nam Cao là một cây bút văn xuôi xuất sắc với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông xứng đáng là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn học hiện thực nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trả lời câu hỏi củng cố : đáp án đúng : C E. Tham khảo; 1. Truyện ngắn Nam Cao, Tủ sách vàng , NXB Kim Đồng 2. NamCao, về tác giatác phẩm, NXB Giáo dục Trở thành nhà văn,chiến só. . gặp lại nhà văn Nam Cao không chỉ qua tác phẩm cụ thể mà còn tìm hiểu Nam Cao với tư cách là một tác gia lớn. Vậy khi tìm hiểu về một tác gia lớn chúng ta. Việt Nam nói chung. Trả lời câu hỏi củng cố : đáp án đúng : C E. Tham khảo; 1. Truyện ngắn Nam Cao, Tủ sách vàng , NXB Kim Đồng 2. NamCao, về tác gia và tác

Ngày đăng: 21/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan