ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

21 884 7
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vƣờn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG -------- -------- CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GV hướng dẫn: SV Thực hiện Ts. Nguyễn Quang Tuyến Phan Nguyễn Khánh Trang Ts. Teresa Sobieszczyk MS: M001047 CẦN THƠ - 2013 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG .01 II. NỘI DUNG .02 1. Các khái niệm cơ bản .02 1.1. Phát triển bền vững 02 1.2. Quá trình thực hiện Cánh đồng mẫu lớn 03 1.2.1. Thực hiện CĐML trên thế giới 04 1.2.2. Thực hiện CĐML tại Việt Nam 04 1.2.3. Thực hiện CĐML khu vực ĐBSCL .05 2. Đánh giá SWOT mô hình CĐML 06 2.1. Thuận lợi 06 2.2. Khó khăn 06 2.3. Cơ hội 08 2.4. Thách thức .08 3. Đánh giá sự phát triển bền vững của mô hình .09 3.1. Phƣơng diện xã hội .09 3.2. Hiệu quả kinh tế .12 3.3. Cải thiện môi trƣờng .15 4. Giải pháp đề xuất .16 III. KẾT LUẬN .18 TÀI LIỆU THAM KHẢO .19 Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 1 Phan Nguyễn Khánh Trang I. GIỚI THIỆU CHUNG Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vƣờn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nƣớc và mở rộng giao lƣu với khu vực và thế giới. ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành, với diện tích đất liền 39.712 km 2 (chiếm 12,1% diện tích cả nƣớc), có hải phận rộng trên 360.000 km 2 , dân số năm 2006 khoảng 17,4 triệu ngƣời (bằng 21% dân số cả nƣớc). ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với gần một nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, là hạn chế lớn đối với canh tác nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cƣ. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nƣớc là vấn đề cốt lõi nhất, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở ĐBSCL. Trồng trọt trong đó trồng lúa là nguồn lợi kinh tế lớn và quan trọng của vùng. Trong những năm gần đây, việc phát triển nhanh chóng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) từng bƣớc đã làm thay đổi bộ mặt trồng lúa của cƣ dân vùng đồng bằng rộng lớn này. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của việc trển khai mô hình, trong thời gian qua cũng đã gặp không ít những khó khăn hạn chế mà để khắc phục cần có sự nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm giải pháp hữu ích để tiến tới nhân rộng có kế hoạch và phát triển bền vững mô hình này không chỉ ở ĐBSCL nói riêng mà ở cả nƣớc nói chung. Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 2 Phan Nguyễn Khánh Trang II. NỘI DUNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong những năm gần đây, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một thuật ngữ phổ thông. Với chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội, phát triển mang tầm toàn cầu, khu vực hay quốc gia thậm chí địa phƣơng . thì “phát triển” đều đƣợc hiểu theo hƣớng “phát triển bền vững”. Nguyên do chính của vấn đề xuất phát từ việc dân số gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu nâng cao mức sống, hoạt động của con ngƣời tác động vào tự nhiên làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, bên cạnh đó là vấn đề kinh tế xã hội cũng ảnh hƣởng một cách nghiêm trọng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đứng trƣớc những vấn đề của “phát triển”, mà cả thế giới đang phải đối mặt, vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (UICN), đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững. Tiếp đó đến năm 1987, khái niệm này đã đƣợc Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển do bà Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, khai triển và định nghĩa trong phúc trình mang tựa “Tƣơng lai của chúng ta” (Notre avenir à tous/Our Common Future) : “ Phát triển bền vữngsự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhƣng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tƣơng lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” Từ đây, phát triển bền vững đã có những chƣơng trình hành động cụ thể để thể hiện tính bền vững thông qua các phƣơng diện môi trƣờng, kinh tế, xã hội và chính trị: Về phƣơng diện môi trƣờng, phát triển bền vững có nghĩa là phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng tìm Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 3 Phan Nguyễn Khánh Trang ra nguồn tƣ liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi sinh, môi trƣờng. Yêu cầu bền vững về môi trƣờng buộc phải giới hạn sự tăng trƣởng kinh tế. Về phƣơng diện kinh tế, việc phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất và phục vụ con ngƣời một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Phát Triển Bền Vững về mặt kinh tế ở đây đối nghịch với sự gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trƣờng bằng mọi cách, thƣơng mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào và tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh mà nó còn đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hƣởng bây giờ hay sau này của các hoạt động cũng nhƣ tăng trƣởng sản xuất đến chất lƣợng cuộc sống. Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa xã hội công bằng, con ngƣời có môi trƣờng sống hài hòa, có an sinh. Để phát triển bền vững cần xem xét đến những yếu tố rủi ro có thể xãy ra để có hƣớng đế phòng và thích ứng, cũng nhƣ quan tâm trực tiếp đến vấn đề con ngƣời, không để bất cứ một tầng lớp xã hội nào đứng ngoài công cuộc xây dựng chung của nhân loại, và không để cho con ngƣời phải đối mặt với các mối đe dọa từ bệnh tật, đói nghèo thiên tai… Về phƣơng diện chính trị, phát triển bền vữngsự hết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trƣờng để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tƣợng thụ hƣởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. 1.2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Tình trạng manh mún về ruộng đất xãy ra phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới ít nhất là từ thế kỷ 17, không chỉ ở các nƣớc đang phát triển mà cả những nƣớc phát triển. Cánh đồng mẫu lớn, là khái niệm ở Việt Nam ban đầu đƣợc hiểu là làm mẫu những cánh đồng lớn, nếu nhân rộng đƣợc gọi là xây dựng những Cánh đồng lớn. Việc xây dựng Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 4 Phan Nguyễn Khánh Trang những cánh đồng lớn thực chất đã đƣợc thực hiện ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ, từ hợp tác hóa đến nay. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là thông điệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn mô hình mang ý nghĩa “cánh đồng mẫu lớn nhƣng trong đó có nhiều nông dân nhỏ”, là hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất lúa hiện nay, nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân và cho quốc gia. Ngày nay, trình độ canh tác lúa có nhiều tiến bộ, giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đa dạng và phong phú; sản xuất, thƣơng mại lúa, gạo diễn ra liên tục, mạnh mẽ, xuyên suốt trong năm ở trong nƣớc và trên thế giới do vậy đòi hỏi các hình thức quản lý, sản xuất và cung ứng lúa, gạo phải kịp thời và đạt hiệu quả cao nhất cho các thành phần tham gia. Trong quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn các bên tham gia đều thụ hƣởng các lợi ích một cách cao nhất, trong đó nông dân đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ nhiều nhất 1.2.1. THỰC HIỆN CĐML TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, cánh đồng lớn có thể ở một khu vực, vùng nhỏ, hoặc cả một lƣu vực cho sản phẩm chuyên môn hóa cao nhƣ rƣợu vang Bordeaux của Pháp, chè ở Ấn Độ, trồng rau ở Phillipines, lúa ở Thái Lan, Malaysia…mang lại hiệu quả cao. 1.2.2. THỰC HIỆN CĐML TẠI VIỆT NAM Việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn đã đƣợc áp dụng ở Việt Nam dƣới nhiều hình thức tiếp cận. Trong thời hợp tác hóa đến thời kỳ đổi mới, từ mong muốn xây dựng những cánh đồng lớn với hàng ngàn nông dân, có cùng quy trình sản xuất, do hợp tác xã (HTX) quản lý Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 5 Phan Nguyễn Khánh Trang và làm ăn tập thể đã từng bƣớc hình thành nhửng cánh đồng có quy mô lớn nhƣng đạt hiệu quả không cao. Tuy nhiên, sau một quá trình triển khai, thực hiện, cải cách, điều chỉnh các hình thức tổ chức, quản lý đến nay, cánh đồng mẫu lớn đã đƣợc thực hiện ở hầu hết trên các vùng của cả nƣớc, mang lại nhiều thành công bƣớc đầu, nhƣng cũng gặp không ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. 1.2.3. TRIỂN KHAI CĐML KHU VỰC ĐBSCL. Nhìn lại tiến trình xây dựng mô hình CĐML để thấy đƣợc quyết tâm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nhiều năm qua nhằm từng bƣớc tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL – vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nƣớc. Bắt đầu từ 26/3/2011 với hơn 7800 ha đất canh tác, 6400 hộ nông dân tham gia; nhƣng thực chất nó đã đƣợc xây dựng thí điểm tại rất nhiều điểm trình diễn, với quy mô từ vài ha đến vài chục ha ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang…từ vụ hè thu 2008-2009. Hình thức liên kết rất đa dạng, theo điều kiện thực tế và sáng tạo của từng địa phƣơng, nhƣng cơ bản đã đạt đƣợc các bƣớc: Cung ứng lúa giống xác nhận (một đến hai loại). Cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (từ doanh nghiệp đến thẳng ngƣời nông dân, không qua trung gian). Hợp tác với doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân. Tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản xuất. Có tỉnh tổ chức HTX, hoặc tổ hợp tác sản xuất. Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận (so với lúa thƣờng). Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 6 Phan Nguyễn Khánh Trang Định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân (3-4 lần/vụ), hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tƣ máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy, thùng pha thuốc bảo vệ thực vật. 2. ĐÁNH GIÁ SWOT MÔ HÌNH CĐML 2.1. THUẬN LỢI Việc thực hiện CĐML đã đƣợc Đảng Ủy, HĐND, UBND các cấp tích cực ủng hộ và chỉ đạo thực hiện tại các địa phƣơng. Các cơ quan hữu quan, cơ quan chức năng phối hợp thực hiện, tuyên truyền hiệu quả: Bộ NN&PTNT cùng Cục trồng trọt chỉ đạo về chuyên môn, hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện. Khảo sát của ngành nông nghiệp cho thấy, hiện nay là thời điểm chín muồi để phát triển mô hình CĐML. Tại các tỉnh khu vực ĐBSCL đã hình thành những điều kiện để xây dựng những CĐML, nhƣ: Gieo sạ đồng loạt né rầy; thực hiện gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; đƣa cơ giới hóa vào đồng ruộng; doanh nghiệp đầu tƣ những kho lƣu trữ, cụm xay xát, chế biến lúa gạo ngay tại vùng nguyên liệu… Ngƣời nông dân tự nguyện tham gia tích cực, và thực hiện theo quy trình hƣớng dẫn. Ban chủ nhiệm Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất có kỹ năng điều hành tốt, có năng lực hoạt động 2.2. KHÓ KHĂN Ý tƣởng về một cánh đồng rộng lớn với hàng ngàn nông dân tập trung sản xuất đã có từ lâu ở nƣớc ta. Tuy nhiên khi tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, giá cả lúa gạo không còn thuận lợi nhƣ năm 2011, mô hình CĐML đang đƣợc nhân rộng tại ĐBSCL với diện tích hơn 30.000 ha đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhƣợc điểm, trở ngại từ nhiều phía, từ doanh nghiệp, Nhà nƣớc cho đến ngƣời nông dân. Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 7 Phan Nguyễn Khánh Trang Thứ nhất, phần lớn, các hộ nông dân trồng lúa có diện tích trồng lúa nhỏ, manh mún, sản xuất lúa theo hƣớng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chƣa có hƣớng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn. Thứ hai, là sự khó khăn về đầu ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa 2 chủ thể chính là nông dân-doanh nghiệp có dấu hiệu rạn nứt. Theo báo Cần Thơ, trong vụ đông xuân vừa qua, Hợp tác xã Tân Cƣờng (Đồng Tháp) đại diện nông dân ký hợp đồng bao tiêu 400ha lúa Jasmine với một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại địa phƣơng. Tuy nhiên, đây chỉ là hợp đồng ghi nhớ, không có sự ràng buộc giữa 2 bên. Cho nên khi giá lúa sụt giảm, đơn vị này tìm đủ mọi lý do để "bỏ rơi" nông dân. Ngƣợc lại, cũng có hiện tƣợng khi giá lúa lên cao, nông dân sẵn sàng bỏ hợp đồng để bán cho doanh nghiệp khác hoặc thƣơng lái bên ngoài, cảnh bị ép giá đi kèm với điệp khúc trúng mùa mất giá đang quay trở lại. Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, việc mời gọi doanh nghiệp tham gia vào bao tiêu lúa hàng hóa ở cánh đồng mẫu lớn rất khó, có nhiều mô hình đã bị đổ, nguyên nhân do doanh nghiệp không ký hợp đồng bao tiêu, từ đó đã ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo. Một hạn chế khác là do hệ thống lò sấy, kho chứa chƣa đủ lớn, nên nhiều khi các doanh nghiệp dù cố gắng cũng không xử lý hết lƣợng lúa lớn của nông dân cùng một thời điểm. Ngoài ra, phƣơng thức phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp là mua sản phẩm thông qua thƣơng lái từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến sản phẩm không cùng một giống, không cùng thời điểm thu hoạch, cách phơi sấy, chế biến… làm chất lƣợng gạo chƣa cao. Bên cạnh đó, nông dân các tỉnh chƣa tiếp cận đƣợc nhiều với quy trình sản xuất lúa theo VietGAP; sản xuất lúa không có tính kế hoạch cao, thƣờng theo tập quán, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng… Môn: Xã Hội Học Nông Thôn ********************************************************************************** Trang 8 Phan Nguyễn Khánh Trang Từ những vấn đề trển đã làm cho việc thực hiện CĐML đến nay vẫn còn nhiều khó khăn cần có một kế hoạch giải quyết hiệu quả. 2.3. CƠ HỘI Những năm qua Việt Nam đã thực hiện tốt lịch thời vụ, cắt vụ, xuống giống né rầy . Bên cạnh đó, công tác cải thiện chất lƣợng hạt giống luôn đƣợc quan tâm. Những động thái đó đã thể hiện rõ hiệu quả ở vụ Đông Xuân 2009 - 2010. Hiện nay lúa Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển khá tốt, sâu bệnh xuất hiện và gây hại ít hơn cùng kỳ nhiều năm. Thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển, hứa hẹn một vụ mùa bội thu với chất lƣợng gạo đƣợc cải thiện đáng kể. Và CĐML chính là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc Nhà nƣớc khuyến khích sản xuất theo hƣớng tập trung, hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là một cơ hội để có thể triễn khai mô hình đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, khi mở rộng dịch vụ nông nghiệp trong các khâu sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc đến thu hoạch, bảo quản … đã góp phần gia tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị hạt lúa, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận của lúa gạo trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Cùng với Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 23/12/2009 về Đảm bảo an ninh lƣơng thực Quốc gia một lần nữa là vận hội mới cho ngƣời sản xuất và kinh doanh lúa gạo khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.4. THÁCH THỨC Bên cạnh những cơ hội trên, thì quá trình triển khai mô hình CĐML cũng đang đối mặt với không ít những thách thức nhƣ: . CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG -------- -------- CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG. Qua việc Đánh giá sự phát triển bền vững của quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn tại đồng bằng sông Cửu Long có thể thấy đƣợc việc thực hiện mô hình

Ngày đăng: 19/06/2013, 15:57

Hình ảnh liên quan

(Bảng 1. Tổng hợp theo báo cáo của các tỉnh năm 2012) Tại Sóc Trăng (vụ Hè Thu - 2012):  - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bảng 1..

Tổng hợp theo báo cáo của các tỉnh năm 2012) Tại Sóc Trăng (vụ Hè Thu - 2012): Xem tại trang 15 của tài liệu.
(Bảng 3. Tổng hợp theo báo cáo Sóc Trăng, 2012) - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bảng 3..

Tổng hợp theo báo cáo Sóc Trăng, 2012) Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan