Đề thi chọn HSG dự thi Quốc gia môn Sinh - Tỉnh Thanh Hóa ngày 29/11/2008

2 598 9
Đề thi chọn HSG dự thi Quốc gia môn Sinh - Tỉnh Thanh Hóa ngày 29/11/2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Đề chính thức KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUÔC GIA NĂM HỌC 2008- 2009 MÔN THI : SINH HỌC Ngày thi: 29/11/2008 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 12 câu, có 02 trang Câu 1 (2,0 điểm). Hình vẽ dưới đây là sơ đồ đơn giản hoá 3 bước (P, Q, R) của quá trình hô hấp hiếu khí: a) Tên các bước Q, P, R là gì ? Các chất X, Y, Z là chất gì ? b) Hô hấp hiếu khí ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực như thế nào ? Ở sinh vật hô hấp hiếu khí bắt buộc nếu thiếu ô xy không khí sẽ gây ra hậu quả gì ? Câu 2 (1,0 điểm). Insulin là hoocmôn có 2 chuỗi pôlypeptit, do tế bào nội tiết của tuyến tụy tiết ra có vai trò điều hòa nồng độ đường glucôzơ trong máu ở mức ổn định. Dùng đồng vị phóng xạ 14 C đánh dấu axit amin cho phép ta theo dõi sự di chuyển của nó bên trong tế bào. a) Insulin được tổng hợp ở đâu và biến đổi ở đâu ? b) Hãy mô tả lộ trình của insulin trong tế bào tuyến tụy. Câu 3 (2,0 điểm). Cắt ngang thân cây cà chua, sau một thời gian ngắn thì thấy những giọt nước rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. a) Hiện tượng trên gọi là gì ? Giải thích nguyên nhân. b) Vì sao hiện tuợng này chỉ quan sát thấy ở cây hòa thảo và cây bụi thấp ? Câu 4 (1,0 điểm). Người ta đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Hiện tượng trên gọi là gì ? Hãy giải thích nguyên nhân. Câu 5 (2,0 điểm). a) Thế nào là chu trình sinh địa hoá ? Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chu trình sinh địa hoá các chất khí và chu trình các chất lắng đọng. b) Trong chu trình sinh địa hoá, sinh vật nào như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật ? Giải thích ? 1 Số báo danh: 6C 2C 3C 6C 5C 4C 4C Y Z X Chuỗi dẫn chuyền điện tử ATP final hydrogen acceptor 4C Q P R 2x Câu 6 (1,0 điểm). Bể kính chứa nước cất đặt ở ngoài trời, mặt bể được phủ một lớp vải màn vừa thoáng, vừa tránh ruồi, ếch nhái khỏi sa vào. Nuôi tảo lục trong bể và duy trì sự phát triển lâu dài của chúng bằng muối NPK. Bể kính này có phải là một hệ sinh thái không? Vì sao ? Câu 7 (2,0 điểm). Quan sát một quần thể ruồi giấm tại một khu vực địa lý người ta phát hiện thấy có 1 thể đột biến có 2n = 8 NST, nhưng cặp nhiễm sắc thể số II có 1 chiếc dạng tâm lệch (1 vai dài hơn bình thường). a) Đột biến trên thuộc dạng nào ? Hãy giải thích cơ chế phát sinh và nêu hậu quả của nó đối với cơ thể. b) Những loại đột biến nhiễm sắc thể nào khó quan sát được dưới kinh hiển vi quang học ? Làm thế nào để phát hiện được các loại đột biến này ? Câu 8 (2,0 điểm). a) Muốn tạo giống lúa có năng suất cao liệu chúng ta có thể sử dụng chất cônxixin là tác nhân gây đột biến được không ? Vì sao ? b) Giải thích cơ sở di truyền học của phép lai cải tiến. Câu 9 (2,0 điểm). Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, được F 1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. a) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai. b) Cho 1 cây F 1 tự thụ phấn được các hạt lai F 2 . Lấy ngẫu nhiên 4 hạt lai F 2 đem gieo. Xác suất để cả 4 hạt cho ra cả 4 cây đều có hoa đỏ là bao nhiêu ? Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu ? Câu 10 (2,0 điểm). a) Thế nào là tần số tương đối của các alen về một gen điển hình nào đó? b) Nêu cách tính tần số các alen khi gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Câu 11 (1,0 điểm). Xét về mặt di truyền, 2 quần thể giao phối cùng cấp khác nhau ở những đặc trưng cơ bản nào ? Câu 12 (2,0 điểm). Một con sông có 2 quần thể ốc sên, một quần thể lớn nằm ở bờ bên trái (quần thể chính) và một quần thể nhỏ nằm ở cuối dòng phía dưới bên cạnh 1 đảo (quần thể đảo). Xét một gen có 2 alen A và a ở quần thể đảo; ở quần thể chính alen A được cố định (A = 1). Gọi p là tần số của alen A trong quần thể đảo. Do dòng nước chảy xuôi, ốc chỉ di chuyển được từ quần thể chính (lớn) đến quần thể đảo (nhỏ) mà không di chuyển ngược lại. Giả sử trước di cư p = 0,6, sau khi di cư 12 % ốc của quần thể đảo có nguồn gốc từ quần thể chính. 2 a) Hãy tính p sau di cư. b) Sau làn sóng di cư, quần thể đảo sinh sản. Vì một lí do nào đó, ốc ở đảo bao gồm cả các cá thể mới nhập cư có đột biến cao hơn nhiều so với quần thể chính. Tốc độ đột biến A  a ở quần thể đảo là 0,003, về cơ bản không có đột biến ngược. Hãy tính p ở thế hệ tiếp theo của quần thể đảo. Quần thể chính Hướng di chuyển của ốc Hướng dòng nước chảy Đả o Quần thể đảo Hết . DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Đề chính thức KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUÔC GIA NĂM HỌC 200 8- 2009 MÔN THI : SINH HỌC Ngày thi: 29/11/2008 Thời gian làm bài:. HỌC Ngày thi: 29/11/2008 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 12 câu, có 02 trang Câu 1 (2,0 điểm). Hình vẽ dưới đây là sơ đồ

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan