TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

7 1.9K 54
TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN A/ Chọn câu trả lời đúng nhất: 1) Thế nào là tính trạng tương phản? a. Những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng. b. Hai trạng thái trái ngược nhau của cùng một tính trạng. c. Hai tính trạng khác nhau: một loại trội, một loại lặn. 2) Thế nào là cặp gen tương ứng? a. Cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định cặp tính trạng tương ứng. b. Cặp gen có cùng lôcut trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. c. Cặp gen gồm hai alen hoạc giống nhau, hoặc khác nhau (1 alen tội, 1 alen lặn). 3) Thế nào là thể đồng hợp? a. Trường hợp hai alen trong cặp gen tương ứng giống nhau. b. Cơ thể mang hai alen giống nhau thuộc cùng một gen. c. Một cặp gen tương ứng gồm hai alen giống nhau. 4) Thế nào là giống thuần chủng (dòng thuần) về một tính trạng? a. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân ly, có kiểu hình giống bố, mẹ. b. Giống có cặp gen quy định tính trạng này là đồng hợp, có cặp gen quy định tính trạng khác là dị hợp. c. Giống có kiểu gen đồng hợp, về kiểu hình đời con hoàn toàn giống bố mẹ. 5) Thế nào là tính trạng trội (hoàn toàn)? a. Tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F 1 b. Tính trạng được biểu hiện cả ở thể đồng hợp trội và thể dị hợp. c. Tính trạng bao giờ cũng được biểu hiện ở cơ thể lai. 6) Đặc điểm của phương pháp phân tích giống lai? a. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, theo dõi riêng con cháu của từng cặp bố mẹ. b. Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau. c. Cả a và b. 7) Để F 1 đồng tính, F 2 phân ly theo tỉ lệ: 3:1, càn phải có điều kiện nào? a. Bố mẹ thuần chủng về một cặp tính trạng đem lai. b. Tính trội là trội hoàn toàn. c. Số lượng cá thể lai phải đủ lớn. 8) Nguyên nhân cơ bản nào gây ra hiện tượng phân ly ở F 2 ? a. Do F 1 là cơ thể dị hợp đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. b. Ở F 1 gen lặn vẫn tồn tại bên cạnh gen trội; chúng không hoà lẫn vật chất với nhau. Ở F 2 tính lặn được biểu hiện trong thể đồng hợp về gen lặn. c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi hình thành F 2 . 9) Nội dung cơ bản của định luật phân ly độc lập là gì? a. Từng cặp tính trạng phân ly riêng rẽ. b. Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. c. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác, do đó ở F 2 xuất hiện những tổ hợp tính trạng khác bố mẹ. 10) Để định luật phân ly độc lập được nghiệm đúng, cần phải có điều kiện nào? a. Bố mẹ thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai, các tính trội là trội hoàn toàn, số lượng cá thể lai đủ lớn. b. Các gen quy định những tính trạng đang xét phải nằm trên những cặp nhiễm sắc thể khác nhau. c. Cả a và b. 11) Ý nghĩa của định luật phân ly độc lập là gì? a. Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối, nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và trong tiến hoá. b. Giải thích được vì sao con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. c. Giải thích được tính ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính. 12) Tại sao sự khám phá ra định luật liên kết gen không những không bác bỏ mà còn bổ sung cho định luật phân ly độc lập? a. Vì các cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì phân ly độc lập với nhau. b. Vì số lượng gen thì rất lớn mà số lượng NST lại có hạn nên phổ biến là một NST gồm nhiều gen, các gen này di truyền liên kết với nhau. c. Tế bào chứa nhiều cặp NST; mỗi cặp NST lại gồm nhiều cặp gen; vì vậy có hai hiện tượng: - Các cặp gen nằm trên cặp NST khác nhau thì phân ly độc lập. - Các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thì di truyền liên kết với nhau, và hiện tượng này phổ biến hơn. 13) Điều kiện để có liên kết gen là gì? a. Các gen phải cùng nằm trên một NST. b. Các gen trên một NST chỉ có liên kết hoàn toàn khi chúng nằm sát gần nhau và không có trao đổi chéo. c. Các gen trên một NST phân ly cùng nhau và làm thành một nhóm gen liên kết. 14) Điều kiện để có hoán vị gen là gì? a. Các cặp gen phải nằm trên cùng một cặp NST. b. Hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau. c. Các gen nằm xa nhau và có trao đổi chéo trên nhiễm sắc thể. 15) Cơ chế nào gây ra biến dị tổ hợp? a. Trong giảm phân phát sinh giao tử của F 1 có sự phân ly độc lập của mỗi cặp NST tương đồng, sự tổ hợp tự do của các NST tạo nên những loại giao tử khác nhau. b. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ta nhiều tổ hợp gen, sự tác động qua lại giữa các gen alen, không alen với nhau trong các tổ hợp gen đó đã tạo ra vô số kiểu hình khác nhau. c. Cả a và b. 16) Thế nào là tính trạng đa gen? a. Một tính trạng do nhiều gen cùng chi phối. b. Tính trạng được biểu hiện do sự tác động bổ trợ hoặc át chế của gen này với gen không alen kia. c. Tính trạng do sự tavcs động của hai hoặc nhiều cặp gen không alen trong đó mỗi gen góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng. 17) Thế nào là gen đa hiệu? a. Một gen chi phối nhiều tính trạng. b. Một gen quy định tính trạng này, đồng thời có ảnh hưởng đến một số tính trạng khác. c. Một gen khi đột biến thì kéo theo sự biến đổi của một loạt tính trạng mà nó chi phối. 18) Dấu hiệu nào giúp ta phân biệt được NST giới tính với NST thường? a. NST giới tính chỉ gồm một cặp, NST thường gồm nhiều cặp. b. Trong tế bào sinh dưỡng, NST thường bao giờ cũng tồn tại từng cặp tương đồng, còn cặp NST giới tính khi thì tương đồng, khi thì không tương đồng, tuỳ giới tính của từng nhóm loài. c. NST thường mang gen quy định các tính trạng thường, NST giới tính này mang gen quy định giới tính và một số tính trạng di truyền liên kết với giới tính. 19) Giới tính được xác định trong quá trình nào? a. Trước khi thụ tinh, từ trong sự phân hoá của các loại giao tử, xảy ra từ giảm phân. b. Ở đa số loài, giới tính được xác định do các cơ chế phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính xảy ra trong giảm phân và thụ tinh. c. Sau khi thụ tinh, do ảnh hưởng của môi trường lên sự phát triển cá thể. 20) Giới tính do những yếu tố nào quy định? a. NST giới tính. b. Môi trường. c. Giới tính tuy có cơ sở vật chất là NST giới tính nhưng còn chịu ảnh hưởng của môi trường. 21) Thế nào là tính trạng liên kết với giới tính? a. Các tính trạng phân biệt đực, cái. b. Các tính trạng thường, do gen trên NST giới tính quy định, được di truyền theo một giới nhất định. c. Các tính trạng thường, nhưng thể hiện rõ ở giới này hơn ở giới khác. 22) Sự di truyền các tính trạng liên kết với giới tính tuân theo các quy luật nào? a. Quy luật di truyền các tính trạng thường. b. Quy luật di truyền chéo hay quy luật di truyền thẳng. c. Cả a và b. 23) Di truyền qua tế bào chất khác với di truyền qua nhân ở những điểm nào? a. Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ vì vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái. b. Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST. c. Cả a và b. 24) Trường hợp một gen- một tính trạng, làm thế nào để biết được hai cặp gen liên kết hoàn toàn? a. Cho các cơ thể dị hợp về hai cặp gen này lai với nhau, nếu kết quả lai chỉ cho hai kiểu hình với tỉ lệ 3:1 hoặc 3 kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1 thì đúng. b. Cho cơ thể dị hợp về hai cặp gen này lai phân tích, nếu kết quả lai chỉ cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì đúng. c. Cả a và b. 25) Trường hợp một gen- một tính trạng trội hoàn toàn, làm thế nào để biết được có hoán vị giữa hai cặp gen? (trừ f = 50%) a. Cho cơ thể dị hợp về hai cặp gen này lai phân tích, nếu kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 1:1:1:1 thì đúng. b. Cho các cơ thể dị hợp về hai cặp gen lai với nhau, nếu kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1 thì đúng. c. Cả a và b 26) Trường hợp một gen-một tính trạng, làm thế nào để biết được có sự di truyền liên với giới tính? a. Tính trạng phân bố không đều ở hai giới. b. Kết quả lai nghịch khác lai thuận, có hiện tượng di truyền chéo. c. Cả a và b. 27) Làm thế nào để nhận biết có hiện tượng nhiều gen chi phối một tính trạng? a. Với n cặp gen ở P thuần chủng thì sự phân ly về kiểu hình ở F 2 sẽ là một biến dạng của sự triển khai biểu thức (3+1) n . b. Với n = 2 thì F 2 có thể có các kiểu hình với tỉ lệ: 9:3:3:1 ; 9:6:1 ; 12:3:1 ; 9:3:4 ; 9:7 c. Cả a và b 28) Làm thế nào để nhận biết có hiện tượng di truyền qua tế bào chất? a. Các tính trạng này di truyền không tuân theo các định luật Menđen và các định luật bổ sung sau Menđen của lý thuyết di truyền NST. b. Kết quả lai nghịch khác kết quả lai thuận, những tính trạng của con lai F 1 luôn giống tính trạng của mẹ. c. Cả a và b B/ Tìm câu trả lời tương ứng 1/ Các phép lai sau gọi tên là gì ? a/ Lai các cặp bố mẹ thuần chủngkhác nhau một vài cặp tính trạng tương đó ở đời con lai b/ Cho cơ thể lai giao phối với cơ thể đồng hợp lặn để xác định KG cúa cơ thể lai đó c/ Phép lai theo hai hướng , ở hướng thứ 1, dạng này được dùng làm mẹ, ở hướng thứ2 nó được dùng làm bố d/ Lấy hạt phấn ở một cây đem thụ phấn cho hoa của cây đó e/ Cho các con vật cùng bố mẹ giao phối nhau 2/ Xác định tên các tính t rạng sau : a/ Những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng b/ Hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau c/ Ở cơ thể lai F 1 ,trong cặp tính trạng đem lai , chỉ có 1 t 2 được biểu hiện d/ Cơ thể lai F 1 mang t 2 trung gian giữa bố và mẹ e/Tính trạng do gen qui định nằm trên NSTgiới tính 3/ Xác định tên gen - Tự thụ phấn - Lai xa - Lai cải tiến - Giao phối cận huyết - Phương pháp phân tích cơ thể lai - Lai phân tích - Lai thuận nghịch - Tính trạng liên kết với giới tính - Tính trạng tương ứng - Tính trạng tương phản - Tính trạng thể hiện rõ ở một giới - Tính trạng trội không hoàn toàn - Tính trạng trội hoàn toàn a/ Những trạng thái khác nhau của cùng một gen b/ Cặp gen có hai gen có cùng lôcút trên cặp NST tương đồng. c/ Hai gen ở hai NST không tương đồng hoặc ở trên cùng một NST nhưng ở hai lôcut khác nhau. d/ Hai alen trong cặp gen tương ứng hoàn toàn giống nhau. e/ Hai gen trong cặp gen tương ứng ở hai trạng thái khác nhau. - Cặp gen tương ứng -Thể dị hợp về một cặp gen tương ứng (căp gen dị hợp) - Alen. - Cặp gen trên XY - Gen alen - Gen không alen - Thể đồng hợp về một cặp gen tương ứng (cặp gen đồng hợp) 4/ Các hiện tượng sau tuân theo quy luật di truyền nào ? a/ Ở cơ thể lai F 1 , trong cặp tính trạng đem lai chỉ có một tính trạng được biểu hiện. b/ Ở thế hệ lai F 2 , có sự phân tính theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. c/ Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác. d/ Các gen trên cùng một NST luôn phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào. e/ Trong quá trình giảm phân, do sự trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cặp NST tương đồng, hai gen tương ứng có thể đổi chổ cho nhau. - Hoán vị gen - Liên kết gen - Đồng tính - Phân tính - Đồng trội - Phân ly độc lập - Tương tác gen - Di truyền liên kết với giới tính 5/ Tìm cơ sở tế bào học của các định luật: a/ Đồng tính b/ Phân tích c/ Phân ly độc lập d/ Liên kết gen e/ Hoán vị gen - Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do vủa các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong từng cặp gen tương ứng. - Có trao đổi chéo - Trong cơ thể lai F 1 gen A át không hoàn toàn gen a - Các gen trên cùng một NST phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào - Trong cơ thể lai F 1 gen trôi A lấn át hoàn toàn alen lặn a. - Trong cơ thể lai F 1 gen trội A không hoà lẫn với alen lặn a 6/ Các hiện tượng di truyền sau đây gọi tên là gì ? a/ Cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giũa bố và mẹ b/ Sự DT của mỗi cặp tính trạng không -Phân ly độc lập - Đồng trội -Tác động bổ trợ phụ thuộc vào sự DT của các cặp tính trạng khác c/ Hai hoặc nhiều gen không alen cùng tác động làm xuất hiện một tính trạng mới d) Gen này kìm hãm sự hoạt động của gen không alen khác e/ các gen không alen góp phần như nhau vào sư biểu hiện tính trạng 7) Định nghĩa các khái niệm sau a / Kiểu gen b/ Kiểu hình . c / Tỉnh trạng đa gen d / Gen đa hiệu e / Di truyền liên kết với giới tính - -Tác động cộng gộp -Trội không hoàn toàn -Tác động át chế -Hoán vị gen với f = 50% -Hiện tượng tính trạng thấy nhiều ở một giới - Một tính trạng do 2 hoặc nhiều gen cùng qui định -Hiện tượng DT các tính trạng mà các gen qui định chúng nằm trên NST giới tính -Tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào -Một gen đồng thời qui địnhnhiều tính trạng -Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể -Tỉ lệ đực: cái : 1 :1 : . liên kết với giới tính tuân theo các quy luật nào? a. Quy luật di truyền các tính trạng thường. b. Quy luật di truyền chéo hay quy luật di truyền thẳng. c TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN A/ Chọn câu trả lời đúng nhất: 1) Thế nào là tính trạng tương phản? a. Những biểu hiện khác nhau của cùng

Ngày đăng: 16/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan