Tiểu luận kinh tế vĩ mô nâng cao cán cân thương mại và thâm hụt cán cân thương mại ở việt nam

13 1.2K 2
Tiểu luận kinh tế vĩ mô nâng cao cán cân thương mại và thâm hụt cán cân thương mại ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Trong thời gian qua, cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng thâm hụt, lại diễn biến phức tạp , có tính hệ thống và có chiều hướng gia tăng ở mức cao Điều này đã có tác động và ảnh hưởng tới nhiều cân đối kinh tế vĩ mô khác của đất nước cũng như gây nên những lo ngại nhất định từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh cán cân thương mại để góp phần tích cực vào ổn định và phát triển kinh tế theo hướng bền vững Có thể nói, một trong những lý do quan trọng khiến cho sự lo ngại này chưa được giải quyết chính bởi vì tới nay vẫn chưa có một câu trả lời thực sự rõ ràng, mạnh mẽ và đáng tin cậy về tình trạng này được đưa ra Trước tình hình đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng và thực chất hơn các giai đoạn trước rất nhiều, bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới có nhiều sự thay đổi rất cơ bản…, thì việc cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề nêu trên là rất cấp bách để từ đó có những giải pháp, hướng đi phù hợp trong thời gian tới Với nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, chúng em đã lựa chọn đề tài thảo luận là: "Cán cân thương mại và thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam", với hy vọng sẽ góp phần phân tích, làm rõ thực trạng cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, từ đó có cái nhìn chính xác hơn về cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Do thời gian có hạn nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và các bạn trong lớp Chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp chúng em hoàn thành bài thảo luận này 1 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm Cán cân thương mại là cán cân đo lường độ chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia hay một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Tùy thuộc vào độ chênh lệch giữa giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia hay một nền kinh tế trong từng giai đoạn, chúng ta có các trạng thái khác nhau của CCTM của quốc gia hay nền kinh tế đó Cụ thể, khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì CCTM có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì CCTM có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, CCTM ở trạng thái cân bằng 1.2 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế vĩ mô Sự thay đổi trong tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu cùng với giá trị chênh lệch giữa 2 ngành nhập khẩu – xuất khẩu, gọi chung là CCTM - công cụ đo lường quan trọng phản ánh xu hướng nền kinh tế trong nước và nước ngoài Số liệu CCTM không chỉ tác động trực tiếp tới biến động của các thị trường tài chính, nó còn gây hiệu ứng ảnh hưởng cơ bản tới giá trị đồng tiền của một quốc gia trên thị trường ngoại hối Giá trị nhập khẩu chỉ ra nhu cầu hàng hoá và dịch vụ từ thị trường nước ngoài của người dân trong nước, trong khi đó giá trị xuất khẩu cho thấy nhu cầu hàng hoá do một nước cung ứng tới thị trường các nước khác Ở một khía cạnh nào đó, đồng tiền của một nền kinh tế rất nhạy cảm với biến động bất ổn của nền kinh tế chủ yếu xuất phát từ sự thâm hụt thương mại và giá trị đồng này chỉ ổn định khi số liệu CCTM cho thấy nhu cầu hàng hoá và dịch vụ từ các nước khác nhiều hơn, dẫn tới thặng dư thương mại Thị trường trái phiếu khá nhạy cảm với các nguy cơ đến từ lạm phát nhập khẩu Thông qua báo cáo CCTM của một quốc gia, nhà đầu tư có thể nhận biết được một cách khái quát và toàn diện về tình hình thương mại của quốc gia đó so với các quốc gia khác trên thế giới Nếu như báo cáo CCTM thặng dư, nghĩa là kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia mở rộng nhiều hơn so với nhập khẩu, cho thấy dấu hiệu nền kinh tế của quốc gia đó đang tăng trưởng mạnh mẽ và mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn ở quốc gia đó Ngược lại báo cáo CCTM thâm hụt cho thấy năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém CCTM có ảnh hưởng lên lãi suất và giá chứng khoán Giá chứng khoán rớt nếu CCTM thâm hụt, chỉ ra năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước kém Mặt khác, thâm hụt CCTM cho thấy nhập khẩu tăng, khi đó lãi suất có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái có thể tăng dựa vào thâm hụt CCTM Một số liệu CCTM tích cực cho thấy thặng dư thương mại trong khi số liệu tiêu cực cho thấy thâm hụt thương mại Đây là sự kiện kinh tế kích thích tính biến động của đồng USD Nếu nhu cầu trao đổi xuất khẩu ổn định thì sẽ dẫn dến tăng trưởng CCTM tích cực, khi đó sẽ hỗ trợ đồng USD và ngược lại 1.3 Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại 1.3.1 Cơ cấu Xuất-Nhập khẩu của Việt Nam Về xuất khẩu, chủ yếu là nông lâm thủy hải sản, nguyên vật liệu thô như than đá, dầu thô,về công nghiệp chủ yếu là các nhóm hàng giá trị thấp cần nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt như hàng gia công, dệt may, giày da 2 Về nhập khẩu, chủ yếu là sản phầm công nghiệp, nguyên liệu đã qua chế biến, máy móc thiết bị phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu của đầu tư và xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH Ngoài việc nhập khẩu vốn hàng hóa, ngành xuất khẩu ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều và nguyên liệu nhập khẩu và đầu vào trung gian để sản xuất và lắp ráp hàng xuất khẩu Hệ quả là, các ngành xuất khẩu có đặc điểm là phụ thuộc rất nhiều nhập khẩu và giá trị gia tăng trong nước thấp 1.3.2 Sự phát triển của sản xuất công nghiệp trong nước Nền sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, thủ công, chậm áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ cao Nhìn từ cơ cấu kinh tế theo khu vực : nhóm ngành nông, lâm nghiệpthủy sản chiếm tỷ trọng cao trong GDP, trong khi nhóm ngành Công nghiệp và dịch vụ mang lại giá trị cao thì chiếm tỷ trọng thấp Chính nền sản xuất trong nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu Xuất –Nhập khẩu Sự phát triển thị trường ngoài nước chủ yếu theo chiều rộng, chưa hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu, chất lượng thông tin dự báo chiến lược thị trường quốc tế còn yếu kém, chưa thực hiện thành công một số bước điều chỉnh chiến lược thị trường XNK 1.3.3 Công nghiệp phụ trợ Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, tỷ lệ giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất rất cao (trên 90%) Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu là nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu còn rất lớn Hiện nay, ngành dệt mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu, đầu vào nhập khẩu của ngành giày dép chiếm tới 80% giá thành, chi phí bột giấy chiếm 65-70% giá thành, Trong các ngành công nghiệp chế tạo khác như ô tô, xe máy, điện, điện tử, hóa chất, vấn đề nguyên phụ liệu cũng hết sức bức xúc Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và sản xuất xuất khẩu Trong xu thế tăng giá các nguyên liệu đầu vào do giá thế giới tăng, sự phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu nước ngoài sẽ làm biến động giá cả gây lạm phát, giảm khả năng cạnh tranh của hàng trong nước và xuất khẩu, giảm sức thu hút FDI và gây tình trạng thâm hụt cán cân thương mại 1.3.4 Chính sách thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất và phân công lao động quốc tế, mở mang hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại Những công cụ chủ yếu:  Thuế quan : thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu-xuất khẩu; Tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, mở rộng quy mô, tạo thêm việc làm cho người lao động Góp phần kích thích các nhà sản xuất trong nước đầu tư đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh của họ trên thị trường trong và ngoài nước Thuế xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm vi hạn chế và mức thuế suất không cao Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu 3 Thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước Những ảnh hưởng tiêu cực: Gây ra thiệt hại cho toàn xã hội mà trực tiếp là người tiêu dùng phải gánh chịu, đồng thời lợi nhuận đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu cũng có thể bị giảm sút Nếu các doanh nghiệp được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu làm ăn kém hiệu quả thì sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất trong nước bị trì trệ làm cho hàng hoá cung cấp trên thị trường nội địa bị khan hiếm, do đó sẽ làm gia tăng thiệt hại đối với người tiêu dùng và có thể gây ra hiện tượng hoạt động buôn lậu làm thất thu ngân sách cho Nhà nước Nếu Chính phủ đánh thuế quá cao và trong thời gian dài thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách trốn thuế  Hạn ngạch: Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là một năm đối với một thị trường cụ thể Xét về ý nghĩa bảo hộ, Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với 4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD, SKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu  Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: nhằm hạn chế bớt những hàng hoá kém chất lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc những hàng hoá kém chất lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dẫn đến làm mấy uy tín đối vơí khách hàng do đó sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà sản xuất hàng xuất khẩu Cụ thể là Nhà nước sẽ đưa ra những quy định về việc bảo đảm an toàn cho sức khoẻ con người đối với những hàng hoá là lương thực, thực phẩm (quy định về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, thời hạn sử dụng, bao bì đóng gói ) Quy định về mức gây ô nhiễm môi trường sinh thái đối với những sản phẩm làm bằng máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, phương tiện giao thông vận tải Trợ cấp xuất khẩu: Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông qua chính sách tín dụng hoặc bằng cách trợ giá 1.3.5 Tỷ giá Tỷ giá và những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá cả của hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước - Tỷ giá thay đổi theo hướng làm giảm sức mua đồng nội tệ, thì giá cả hàng hoá dịch vụ của nước đó sẽ tương đối rẻ hơn so với hàng hoá dịch vụ nước khác Dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của nước đó sẽ tăng, cầu về hàng hoá dịch vụ nước ngoài của nước đó sẽ giảm và tạo ra sự thặng dư của cán cân thương mại - Tỷ giá biến đổi theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ làm hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu Đồng thời, lượng ngoại tệ chuyển vào trong nước có xu hướng giảm xuống làm khối lượng dự trữ ngoại tệ ngày càng ít gây nên tình trạng thâm hụt cán cân thương mại 4 Duy trì tỷ giá hối đoái thích hợp để cho các nhà sản xuất kinh doanh thương mại trong nước bán các sản phẩm, dịch vụ của họ ra thị trường thế giới Để thực hiện chiến lược xuất khẩu, ở Việt Nam trong thời gian qua, tiến hành phá giá thường kỳ để đạt được mức tỷ giá cân bằng được thị trường chấp nhận và sau đó duy trì tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả đang bị lạm phát ở trong nước 1.3.6 Tiết kiệm và đầu tư trong nước Đầu tư trong nước= Tiết kiệm trong nước + Vốn vào ròng Vốn vào ròng= Nhập khẩu- Xuất Khẩu = Thâm hụt cán cân thương mại Như vậy thâm hụt cán cân thương mại= Đầu tư trong nước- Tiết kiệm trong nước + Nếu nhu cầu Đầu tư = Tiết kiệm (I=S), không phải đi vay nước ngoài nên NX=0, CCTM thăng bằng + Nếu nhu cầu Đầu tư < Tiết kiệm (I0, CCTM thặng dư + Nếu nhu cầu Đầu tư >Tiết kiệm (I>S), đi vay nước ngoài nên NX

Ngày đăng: 05/11/2016, 22:10

Mục lục

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

  • 1.2. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế vĩ mô

  • 1.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại

  • 1.3.1. Cơ cấu Xuất-Nhập khẩu của Việt Nam

  • 1.3.2. Sự phát triển của sản xuất công nghiệp trong nước

  • 1.3.3. Công nghiệp phụ trợ

  • 1.3.6. Tiết kiệm và đầu tư trong nước

  • 1.3.7. Tăng chi tiêu của Chính phủ

  • Hình 1: Đồ thi mối quan hệ giữa tỉ giá và xuất khẩu ròng khi Chính phủ tăng chi tiêu

  • PHẦN II. THỰC TRẠNG CCTM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2015

  • 2.1. Biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2015

  • 2.2. Phân tích, đánh giá về CCTM, nguyên nhân gây thâm hụt và thặng dư CCTM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan