Lich su dia phuong

12 3.9K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lich su dia phuong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đang thực hiện những nhiệm vụ trọng đại của đất nước là hoàn thành CNH – HĐH đất nước, để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhiệm vụ đó gắn liền với việc đổi mới khoa học công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo. Đường lối đổi mới của Đảng ta củng đã chỉ rõ: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực đổi mới và bước đầu đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, nó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là trên thực tế giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt mục tiêu đào tạo và nội dung phương pháp chưa thể hiện được yêu cầu của xã hội, chưa sát với thực tiễn. Chính điều đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục thấp, trình độ văn hoá nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết xã hội nhân văn của học sinh trở nên yếu kém. Trong bối cảnh chung đó, việc dạy - học lịch sử ở các trường phổ thông cũng cần phải được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Trên thực tế, có nắm bắt được lịch sử và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu từ lịch sử, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm bắt được nguồn sử liệu của thế giới, của đất nước, chúng ta còn phải gieo vào lòng học sinh tình yêu quê hương, yêu chính mảnh đất mình đang sinh sống thông qua những trang sử vẻ vang do chính cha ông mình đã xây dựng lên. Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa của khối THPT, môn lịch sử lớp 10 và 11 có giành 1 đến 2 tiết để dạy về môn lịch sử địa phương nhưng nguồn sử liệu thì chính giáo viên phải tự khai thác. Vì thế hiệu quả chưa cao và nó phụ thuộc quá chặt chẽ vào tâm huyết của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy ở Sơn La - một đia bàn miền núi Tây Bắc gắn với trang sử dựng và giữ nước hào hùng của dân tộc, tôi rất trăn trở với vấn đề khai thác nguồn sử liệu địa phương để đưa vào giảng dạy. Và trên thực tế qua các năm tìm tòi, đưa vào trong giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến để đồng nghiệp và học sinh tham khảo. II. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 1. Nhiệm vụ của đề tài: Trên thực tế tìm hiểu, phân tích về khả năng tiếp cận và nhận thức nguồn sử liệu địa phương của học sinh dân tộc miền núi nói chung và học sinh trường THPT Mai Sơn nói riêng. Đề tài khẳng định kết quả đã đạt được, đồng thời xác định rõ những hạn chế còn tồn tại, đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò trong nhà trường. Cụ thể là: - Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài. - Điều tra tổng hợp về số lượng và đánh giá đúng thực trạng vấn đề học bộ môn lịch sử địa phương của học sinh những năm gần đây. - Định hướng cung cấp một số nguồn sử liệu địa phương của Sơn La để đưa vào giảng dạy trong nhà trường. 2. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung vào nghiên cứu cách khai thác nguồn sử liệu địa phương Sơn La để đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn lịch sử, nhằm giúp học sinh có cái nhìn khách quan và hình thành tình yêu quê hương thông qua niềm tự hào về trang sử vẻ vang của địa phương mà cha ông ta đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu xây dựng lên. Cung cấp một số ví dụ thực tế lấy từ lịch sử của địa phương Sơn La. III. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Đề tài được nghiên cứu trên thực tế học sinh trường THPT Mai Sơn và thông qua các tư liệu lịch sử về mảnh đất, con người, Đảng bộ tỉnh Sơn La. IV. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản, chọn lọc, miêu tả, phân tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh, thuyết trình… B. NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. 1. Cơ sở khoa học: Làm thế nào để giảng dạy bộ môn lịch sử địa phương đạt kết quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển? Vấn đề này là một trăn trở lớn – Có ý kiến cho rằng: Việc dạy học lịch sử địa phương chỉ cần thực hiện tốt 2 nhiệm vụ: Người dạy đưa ra được nhiều ví dụ, người học nghe và ghi đầy đủ. Và ý kiến này xuất phát từ hai nhiệm vụ: dạy của thầy và học của trò. Ý kiến trên đây có lý, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh bởi lẽ: Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và ngày càng trở thành động lực quan trọng để phát triển xã hội. Vì vậy trong giáo dục lịch sử truyền thống phải gắn hiệu quả với chất lượng. Để làm được điều này, chúng ta phải bám sát những yêu cầu của thời đại đối với giáo dục lịch sử. Căn cứ vào mục tiêu của trường THPT, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và cả điều kiện thực tiễn của địa phương, cũng như đặc trưng của môn học. Nhiệm vụ chung cụ thể cho môn học lịch sử địa phương phải là: - Đảm bảo tính chân thực của sự kiện lịch sử, có di tích kèm theo. - Qua tư liệu sẽ trang bị cho học sinh tri thức, tình yêu quê hương phù hợp với thực tiễn của địa phương. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức và ý thức giữ gìn lịch sử của địa phương. Như vậy, nhiệm vụ cụ thể của giảng dạy lịch sử địa phương sẽ thống nhất trên một nguyên tắc trung về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Ba nhiệm vụ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên tính hiệu quả lớn trong quá trình dạy - học lịch sử địa phương. Việc nâng cao hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương cho học sinh khu vực miền núi Tây Bắc nói chung và học sinh trường THPT Mai Sơn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần trung hoà tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở khu vực, đã và đang có tác động lớn đến tư tưởng của thế hệ trẻ. Vì vậy việc giáo dục truyền thống quê hương phải được quan tâm đúng mực. Đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định: “phải coi trọng việc giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân đội, phải in nhiều sách lịch sử, phổ biến rộng, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà trường… Nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo các lợi ích khác có hại cho sự nghiệp chung”. Việc đưa lịch sử địa phương vào trong giảng dạy sẽ góp phần giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh các tỉnh miền núi Tây Bắc. Chính tình yêu quê hương, bản làng là một biểu hiện sinh động và cụ thể của tình yêu Tổ quốc. Bao đời nay đồng bào miền núi Tây Bắc gắn bó với quê hương, với nương rẫy, rừng đồi, với nơi chôn nhau cắt rốn, nơi thờ phụng tổ tiên. Bởi đó là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần của họ, góp phần giữ gìn bản làng, biên cương, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đây chính là mối quan hệ chặt chẽ có tính truyền thống giữa làng với nước của dân tộc Việt Nam. Và cũng từ sự hiểu biết về lịch sử địa phương sẽ giúp các em học sinh có ý thức rèn luyện, xác định động cơ học tập, có nghị lực và năng lực hành động, có hoài bão ước mơ đúng đắn, có những tình cảm trong sáng, lành mạnh. 2. Cơ sở thực tiễn: Trên cơ sở dạy học lịch sử thực tiễn tại trường THPT mai Sơn, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ở địa phương và tình hình hiểu biết về lịch sử địa phương của học sinh. Đây là cơ sở thực tế để tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu, khai thác nguồn sử liệu địa phương đưa vào giảng dạy, nhằm giáo dục tình yêu quê hương bản xứ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc của mỗi học sinh. + Về đặc điểm lịch sử - xã hội của địa phương Sơn La: Nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, tỉnh Sơn La là 1 tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối cuộn xiết. Với S: 14.055 km2. Trên địa bàn Sơn La có khoảng 13 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, H’mông, Mường, Dao, Khơ mú, La ha, Kháng, Xinh mun, Lào, Tày, Nùng, Hoa,… Qua biến thiên của lịch sử, bằng nhiều con đường khác nhau đã có một số dân tộc, bộ tộc di cư đến Sơn La, họ sống hoà hợp với dân địa phương tạo thành một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cũng chính vì thế mà các dân tộc ở đây vẫn mang sắc thái tâm lý riêng, có trình độ phát triển kinh tế - văn hoá và phong tục tập quán khác nhau. Dân tộc Thái có chữ viết lâu đời, với các tác phẩm văn học - nghệ thuật nổi tiếng, đã góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá của VN. Trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước, sử sách đã ghi nhận nhiều kì tích anh hùng của các đồng bào dân tộc Sơn La, đã cùng quân dân cả nước bảo vệ vững chắc vùng biên cương Tây Bắc - một hướng chiến lược quan trọng của Tổ quốc. Về góc độ quân sự, Sơn La là cửa ngõ phòng thủ phía Tây Bắc Bắc Bộ - một địa bàn thuận lợi cho phương thức hoạt động quân sự. Với vị trí địa lí tự nhiên của mình, Sơn La là vùng căn cứ - Từ đây có thể dễ dàng phát triển sang Thượng Lào, Lai Châu và các vùng sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường không và đường thuỷ. Đặc điểm địa hình thuận lợi đó còn giúp xây dựng nhiều công trình phòng thủ vững chắc, đảm bảo chống lại các đòn tấn công của đối phương trên quy mô lớn và có thể phát triển chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích. Lịch sử dựng nước và giữ nước qua các triều đại đã khẳng định vị trí chiến lược của Sơn La: “Qua Ai Lao liên lạc tiện đường biên giới Vân Nam, khống chế mọi mặt. Đây là nơi sung yếu của Bạch Nam - cửa ngõ của Lục Chiến, che giữ cho Trấn như dậu như phên án ngữ miền Thượng du làm then chốt” (Trích Kiến văn Tiểu lục – Lê Quý Đôn). Trong báo cáo của đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị kết thúc chiến dịch Tây Bắc ngày 10/12/1952 đã nêu rõ: “căn cứ địa Việt Bắc và căn cứ địa Tây Bắc sẽ đảm bảo cho cuộc kháng chiến lâu dài của chúng ta và sẽ có ảnh hưởng đối với cách mạng Lào”. Chính vì có những điều kiện tự nhiên, có vị trí then chốt như vậy nên địa danh Sơn La là một địa danh lịch sử lớn, góp phần làm vẻ vang trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. + Về thực trạng hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương: Vì là một tỉnh nghèo nên việc phát triển giáo dục ở Sơn La đang gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới trường THPT chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã và thị trấn, còn các xã vùng cao mới chỉ thực hiện lớp nhô (liên cấp II- III). Do điều kiện vật chất khác nhau như vậy, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Từ thực trạng chung, bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông lại càng “lép vế” - điều đó phần nào tác động đến việc dạy và học của thầy - trò. Qua các năm gần đây cho thấy, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử. Biểu hiện: Điểm thi tốt nghiệp và chuyên nghiệp của bộ môn này còn khiêm tốn. nhiều học sinh cho rằng: Đây là bộ môn học thuộc, chỉ cần đầu tư ít thời gian là có kết quả. Chính vì tư tưởng lệch lạc đó đã dẫn đến việc học sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa phương mình. Đặc biệt nó lại chỉ được đề cập tới trong 1 đến 2 tiết trong cuối học kỳ II. Việc hiểu biết lịch sử của học sinh đáng báo động, khiến Giáo Trần Văn Giầu phải thốt lên: “một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu”. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là do: Trình độ nhận thức của học sinh, do phương pháp giảng dạy của thầy và đặc biệt là do sự thiếu thốn về nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy bộ môn. Thế nên vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là: Bằng giải pháp nào để khai thác được nguồn sử liệu địa phương, đưa vào trong giảng dạy. Với vai trò là một người thầy trực tiếp tham gia công tác giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông trong 7 năm qua, tôi nhận thấy rằng: Để học sinh nắm bắt được nội dung lịch sửđịa phương mình thì trước hết người thầy cần phải biết khái quát hoá, chắt lọc kiến thức từ những trang sử vẻ vang của địa phương. Đồng thời giới thiệu về các khu di tích lịch sử, những tấm gương anh hùng, những người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ quê hương đất nước. Sau đó, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy thông qụa các tiết lịch sử địa phương mới có kết quả tốt. II. Phần nội dung. 1. Lịch sử địa phương là gì? Địa phương: Là 1 đơn vị hành chính của đất nước, là bộ phận cấu thành nên Quốc gia dân tộc nhưng lại mang sắc thái riêng của vùng mình. Lịch sử địa phương: Là những sự kiện lịch sử xẩy ra ở địa phương có liên quan mật thiết hoặc trở thành biến cố lịch sử của dân tộc. Sơn La – là 1 trong những đia phương xảy ra nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Là nơi từng chứng kiến tội ác của thực dân Pháp đối với những người cộng sản, những người con yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hệ thống ngục Sơn La. Và cũng là nơi chứng kiến sức mạnh của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp thông qua chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Một số nét sơ lược về lịch sử địa phương Sơn La: a. Những cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho cách mạnh và sự ra đời của chi bộ Đảng Sơn La: Ngày 3/2/1930 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị tại Cửu Long, Hương Cảng Trung Quốc, thành lập ĐCSVN . Đây là sự kiện trọng đại , đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc . Từ đây cách mạng Việt Nam đã có chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.Vừa mới ra đời Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chế độ bạo tàn của thực dân , phong kiến : Đó là Phong trào công nhân , phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ở Sơn La là phong trào chống sưu cao , thuế nặng. Kẻ địch tìm mọi cách dập tắt phong trào. Một mặt chúng tăng cường khủng bố đàn áp, mặt khác gấp rút xây dựng thêm hoặc mở rộng các nhà giam để uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Các nhà giam chật lích chiến sỹ công sản và những người yêu nước mà chúng đã bắt được trong các cuộc đấu tranh, bước đầu có kế hoạch đưa tù chính trị lên đày ở Sơn La. Sơn La là 1 tỉnh nằm giữa vùng rừng núi hoang vu hiểm trở, đi lại khó khăn, cách Hà Nội 325 km, chỉ có 1 con đường 41 độc đạo (nay gọi là đường quốc lộ 6). Là nơi “đêm hiu hắt lạnh, ngày mịt mù sương” và cũng là nơi “rừng thiêng nước độc”. Thực dân Pháp đưa tù chính trị lên đây để giam giữ với 2 mục đích: Muốn tách lực lượng cách mạng với nhân dân, Lợi dụng khí hậu khắc nghiệt dễ sinh bệnh hiểm nghèo để giết dần giết mòn những người cộng sản và lực lượng yêu nước. Thâm độc hơn nữa, chúng đã sử dụng biện pháp mua chuộc những người dân tộc lạc hậu làm quân đội tay sai bao vây nhà tù, đặc biệt là sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về phong tục tập quán của các dân tộc ít người nơi đây, nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền cách mạng của tù chính trị. Tên công sứ Sơn La thường đe dạo tù nhân “đừng tìm cách bỏ trốn, thổ dân sẽ đem đầu các anh về đổi muối”. Chúng treo giải 20 đồng bạc trắng (tương đương với 5 tạ muối) cho ai bắt được tù vượt ngục. Theo báo cáo năm 1931 gửi Thống sứ Bắc Kì của tên Công sứ Xanh pu lốt viết “chỉ một thời gian không lâu, sốt rét, bệng tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm”. Sự có mặt của tù chính trị đã làm thay đổi tính chất của nha tù Sơn La: Từ nhà tù hàng tỉnh biến thành trung tâm giam cầm đầy ải những chiến sỹ cộng sản, những người con yêu nước ở khu vực Bắc Việt Nam. Năm 1930 thực dân Pháp đã đổi nhà tù Sơn La thành ngục Sơn La. Sau 3 lần mở rộng và thay đổi thiết kế xà lim trên mặt đất, xà lim buồng tối và hầm ngầm dưới lòng đất, từ S 500 m2 đến năm 1941 lên tới 3900 m2. Ngục Sơn La cùng với nhà tù Hoả Lò, Côn Đảo, Lao Bảo đã trở thành chứng tích về sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1930 đến 1942 thực dân Pháp đã đưa lên Sơn La 7 đoàn tù chính trị, trong đó có rất nhiều chiến sỹ cộng sản trung kiên của Đảng ta. Sự có mặt của các anh đã làm thất bại nhiều âm mưu thâm độc, nham hiểm của kẻ thù. - Tháng 12/1939 các Đảng viên trong nhà tù đã triệu tập Hội nghị thành lập chi bộ Đảng lâm thời, gồm 10 đồng chí, trong đó có đồng chí Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Trần Huy Liệu, … Đến T2/1940 được chuyển thành chi bộ chí thức. Tuy phải hoạt động trong nhà tù nhưng đó là nguồn sáng cách mạng soi đường đi cho đồng bào các dân tộc Sơn La. - Trong thời gian hoạt động, chi bộ Đảng nhà tù Sơn La đã tìm cách tuyên truyền, giác ngộ binh lính người Thái. Đồng thời tổ chức vận động quần chúng ngoài nhà tù. Đầu năm 1943 chi bộ nhà tù đã bí mật gây dựng được 2 cơ sở quần chúng cách mạng đầu tiên trong đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La: 1. Tổ chức Thanh niên cứu quốc Mường La gồm: Cầm Văn Thinh, Lò Văn Giá, Lò Văn Phui, Lô Xuân do Cầm Văn Thinh phụ trách. 2. Tổ chức Thanh niên cứu quốc Thị xã Sơn La gồm: Chu Văn Thịnh, Tòng Văn Lanh, Nguyễn Phúc, Quàng Văn Đôn do Chu Văn Thịnh phụ trách. Chiến công của các Tổ chức Thanh niên cứu quốc người Thái là sự kiện anh Lò Văn Giá đã dẫn đường cuộc vượt ngục lịch sử cho 4 đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiển thành công. Thực dân Pháp đã bắt anh, giam cầm, tra tấn nhưng không khuất phục được Anh. Trước lòng dũng cảm của Lò Văn Giá, thực dân Pháp không có chứng cớ kết án và đã thủ tiêu anh một cách hèn hạ. Anh Lò Văn Giá là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ các dân tộc tỉnh Sơn La noi theo. Trước sự truy lùng khủng bố của thực dân Pháp, để đảm bảo bí mật của các cơ sở cách mạng quần chúng, Chi bộ nhà tù quyết định chuyển địa bàn hoạt động về xã Mường Chanh (Mai Sơn). Đến năm 1945 ở Mường Chanh cả 12 bản đều có cơ sở cách mạng - Mường Chanh trở thành căn cứ địa cách mạng của Sơn La. Cách mạng Tháng 8 bùng nổ, theo lời kêu gọi của Tổng bộ Việt Minh, ngày 26/8/1945 nhân dân Sơn La nổi dậy giành chính quyền thắng lợi, Chính phủ Lâm thời được thành lập. Đồng chí Chu Văn Thịnh thay mặt Chính phủ lâm thời tỉnh Sơn La tuyên bố Cách mạng Tháng 8 thành công trong cả tỉnh. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã đập tan sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ Phìa Tạo phong kiến, đưa nhân dân Sơn La từ thân phận nô lệ lên làm chủ Đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Điều đó càng củng cố thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc Sơn La vào sự lãnh đạo của Đảng, của Cách mạng. Đây chính là cơ sở thành lập lên Chi bộ Đảng đầu tiên ở Sơn La. b. Sự thành lập chi bộ Đảng Sơn La và di tích lịch sử Gốc Me: Cách mạng Tháng 8 thành công trong cả nước, báo hiệu một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau hàng ngàn năm dưới ách thống trị của phong kiến, thực dân, lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã chiến thắng vẻ vang, thiết lập Nhà nước Dân chủ Nhân dân - một Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã ra đời. Trong niềm vui phấn khởi trước thắng lợi của Cách mạng Tháng 8, nhân dân Sơn La cùng với nhân dân cả nước lại bắt đầu lo đương đầu với những khó khăn chồng chất như: Hậu quả của chiến tranh; âm mưu chống phá Chính quyền cách mạng của thù trong giặc ngoài. Chưa đầy 1 tuần lễ sau ngày giành chính quyền – Ngày 31/8/1945 quân Tưởng từ Lai Châu tràn xuống Sơn La thực hiện âm mưu chống phá Chính quyền cách mạng… Để giúp nhân dân Sơn La đập tan những âm mưu thâm độc của kẻ thù, Chính phủ cử Đặc phái viên do đồng chí Dương Văn Ty làm trưởng đoàn lên Sơn La, để củng cố lại bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Sở dĩ Chính phủ phải làm như vậy là do đặc điểm của Sơn La: Có Chính quyền cách mạng nhưng chưa có Đảng bộ ra đời. Tháng 4/1946 với dã tâm xâm lược nước ta lần thứ 2, thực dân Pháp từ Tuần Giáo đánh xuống Sơn La, làm bàn đạp tấn công Hoà Bình, Phú Thọ và căn cứ địa Việt Bắc. Chúng quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu chiếm đóng 3 nước Đông Dương. Trước tình hình chiến sự mau lẹ, do tương quan so sánh lực lượng quá chênh lệch bất lợi cho ta. Lúc này cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Sơn La, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương. Nhưng ở Sơn La Đảng bộ vẫn chưa đủ điều kiện để thành lập vì cả tỉnh mới chỉ có 2 đảng viên. Do vậy công tác xây dựng Đảng trở thành vấn đề cấp bách, nhưng phải thận trọng đảm bảo chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu lịch sử của đồng bào dân tộc Sơn La, tháng 6/1946 Trung ương Đảng cử đồng chí Trần Quyết lên Sơn La thay cho đồng chí Dương Văn Ty và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh uỷ. Sau khi lên Sơn La đồng chí Trần Quyết đã nhanh chóng kết hợp với cán bộ địa phương, quyết tâm dồn sức củng cố phong trào. Tháng 7/1946 Tỉnh bộ Việt Minh đã họp Hội nghị cán bộ tại Hát Lót – Mai Sơn để nhận định, đánh giá phong trào cách mạng toàn tỉnh. Đầu tháng 10/1946, có 4 đồng chí ưu tú trong quần chúng được kết nạp vào ĐCS – lúc này Sơn La đã có đủ điều kiện để thành lập chi bộ Đảng. Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quyết, Hội nghị thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Sơn La đã diễn ra trang nghiêm tại một nhà sàn vắng chủ ở bản Hát Lót, xã Hát Lót, châu Mai Sơn. Thành phần tham dự gồm 8 đồng chí đảng viên – đó là các đồng chí: Trần Quyết, Bùi Thọ Chuyên, Đại Liên, Động Lực, Lò Văn Mười, Sơn Nhâm, Nguyễn Văn Đức và Cầm Van. Sự kiện thành lập chi bộ Đảng Sơn La là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử cách mạng Sơn La. Nhân dân các dân tộc Sơn La từ nay có sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của Đảng, sẽ cùng nhân dân cả nước phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, xây dựng bản mường và xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Nói đến sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở Sơn La, chúng ta không thể không nhắc đến di tích Gốc Me – nơi đã chứng kiến sự kiện trọng đại của tỉnh nhà: Sự thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Sơn La. Địa danh Gốc Me: Là loại hình di tích lịch sử, các hiện vật trong di tích hiện nay chỉ còn 1 Cây Me - nằm ở xóm 2, tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (xưa là bản Hát Lót, xã Hát Lót, châu Mai Sơn). Cách đường quốc lộ 6 khoảng 200 m, còn nhà sàn trải qua thời gian và chiến tranh, nay không còn nữa. Di tích này hiện nằm trên S 1000 m2 dưới trân núi Pa Phăn, trước mặt là dòng suối Nậm Pà. Cây Me nay đã khá to với đường kính gốc 1,1m; chiều cao trên 30m. c. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sơn La tiến hành kháng chiến chống Pháp trường kì. Năm 1947 chiến sự chính thức lan tới mảnh đất Mai Sơn, thực dân Pháp cho xây dựng hệ thống đồn bốt dọc đường Quốc lộ 6 như: Nà Sản, Hát Lót, Cò Nòi. Một lần nữa dưới sự lãnh đạo của chi uỷ Mai Thuận (Mai Sơn - Thuận Châu), nhân dân các dân tộc ở Mai Sơn nói riêng và ở Sơn La nói chung tiến hành xây dựng căn cứ du kích chống thực dân Pháp xâm lược. . là 1 tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi và sông su i cuộn xiết. Với S: 14.055 km2. Trên địa bàn Sơn La có khoảng 13 dân tộc. Ai Lao liên lạc tiện đường biên giới Vân Nam, khống chế mọi mặt. Đây là nơi sung yếu của Bạch Nam - cửa ngõ của Lục Chiến, che giữ cho Trấn như dậu như

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan