TIỂU LUẬN bài học của CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA 1917 về kết hợp CHẶT CHẼ GIỮA HAI NHIỆM vụ CHIẾN lược xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA

31 1.4K 11
TIỂU LUẬN   bài học của CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA 1917 về kết hợp CHẶT CHẼ GIỮA HAI NHIỆM vụ CHIẾN lược xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại cách đây hơn 90 năm đã mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới trên thế giới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, đặt ra một cột mốc cho một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự tan rã của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một bước thụt lùi đau đớn trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, thực hiện giấc mơ ngàn đời của nhân loại về một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên, nó không thể làm suy giảm ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

1 MỞ ĐẦU Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại cách đây hơn 90 năm đã mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới trên thế giới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, đặt ra một "cột mốc" cho một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Sự tan rã của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một bước thụt lùi đau đớn trong cuộc đấu tranh giải phóng con người, thực hiện giấc mơ ngàn đời của nhân loại về một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Tuy nhiên, nó không thể làm suy giảm ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Những bài học rút ra từ sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sẽ giúp cho các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội tránh được vết xe đổ, nhận thức rõ hơn vị trí, hoàn cảnh của mình, vạch ra con đường và sử dụng những phương pháp cách mạng phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đã xác định Thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu nhưng có thể bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc và những thành công to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới là minh chứng thực tiễn cho sự nhận định của V.I Lênin: "Chừng nào chúng ta chưa thực hiện được chủ nghĩa cộng sản toàn vẹn thì không một hình thức nào là vĩnh viễn cả Chúng ta không cho là chúng ta đã biết rõ con đường chính xác Nhưng chắc chắn và nhất định chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa cộng sản" (1) Trước những biến động, khủng hoảng và đổ vỡ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô, trước những khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, nhưng dưới ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Đảng ta vẫn vững vàng bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào tương lai của 2 chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách để đưa công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến lên một cách vững chắc Trong hoàn cảnh quốc tế, trong nước hiện nay, những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu càng trở nên có ý nghĩa thiết thực đối với cách mạng Việt Nam Một trong những bài học quý báu đối với cách mạng Việt Nam, đó là “Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta Chính vì vậy, tác giả lựa chọn bài học này làm vấn đề nghiên cứu, với mục đích làm sáng tỏ hơn những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Liên Xô, Đông Âu và rút ra ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam 3 NỘI DUNG 1 Chủ nghĩa xã hội hiện thực với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Vấn đề chính quyền bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng Tuy nhiên, không phải các giai cấp cách mạng chỉ dừng lại ở việc giành chính quyền về tay giai cấp mình, mà họ còn sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Quá trình đó không phải diễn ra một cách thuận buồm xuôi gió mà luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sự chống phá điên cuồng của những kẻ bị tước đoạt quyền thống trị Chúng sẽ không từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào (cho dù nó có đê hèn, bỉ ổi như thế nào đi chăng nữa) để giành lại những gì đã mất Thực tế đã chứng minh, bất cứ cuộc cách mạng nào diễn ra, giành thắng lợi đều phải đối mặt với kẻ thù từ mọi phía Chính vì vậy, các giai cấp lãnh đạo cách mạng phải kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với việc tăng cường sức mạnh quân sự để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng 1.1 Những thành tựu trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, mở ra một trang sử mới cho lịch sử xã hội loài người, đưa nhân dân lao động từ địa vị bị áp bức, bóc lột trở thành những người làm chủ xã hội thực sự Một chế độ xã hội mới khác về chất so với xã hội tư bản đã được xác lập trên thực tế xã hội xã hội chủ nghĩa Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch điên cuồng tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để tấn công nhằm xóa bỏ nhà nước Xô viết non trẻ đó Chúng đã liên kết lại với bọn phản động, tay sai trong nước để thực hiện phương châm “từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào” hòng tiêu diệt một cách nhanh chóng chế độ xã hội mới 4 Ngay sau khi tiến hành cách mạng thành công, Chính quyền Xô viết được thiết lập, tổ quốc xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân, nông dân và binh sĩ Nga ra đời Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga, toàn thể nhân dân các dân tộc Nga bắt tay vào công cuộc cải tạo chế độ cũ, xây dựng và bảo vệ chế độ mới - một chế độ mà như V.I.Lênin nói: “Việc tổ chức các Xô viết này mở đầu cho một cái gì lớn lao, mới mẻ, từ trước cho tới lúc bấy giờ chưa hề có trong lịch sử cách mạng thế giới”(2) Chính lúc này, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa nổi lên thành một nhiệm vụ hàng đầu, khách quan và cấp bách trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết Nhận thức được vấn đề đó, V.I.Lênin khẳng định: bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan gắn liền với sự hình thành và phát triển của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu thường xuyên của Đảng Cộng sản, chính quyền Xô viết và của toàn dân Người chỉ rõ: Kể từ ngày 25-10-1917, cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta phải tiến hành bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, ngày 15/1/1918, chính phủ đã ra chỉ thị thành lập Hồng quân công - nông Trong điều kiện nước Cộng hòa Xô viết non trẻ đứng trước những khó khăn và thử thách nghiệt ngã của thời kỳ nội chiến (1918-1920), phải đồng thời đối phó với các thế lực phản cách mạng và sự can thiệp của 14 nước Đế quốc, V.I.Lênin đã cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga và Hội đồng Dân ủy tăng cường lãnh đạo và điều hành công cuộc phòng thủ quốc gia, xác định những chiến lược và sách lược đúng đắn, phù hợp với thực tiễn để đánh bại thù trong giặc ngoài Chỉ tính từ 01-12-1918 đến 27- 02 – 1920, Lênin trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng quốc phòng, riêng năm 1919 Người đã chủ trì 14 hội nghị của Ban chấp hành Trung ương, 40 cuộc họp của Bộ Chính trị để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược về bảo vệ Tổ quốc Người cũng gửi gần 600 bức thư và điện cho Bộ Tổng tư 5 lệnh, các phương diện quân và tập đoàn quân để chỉ đạo xử trí các tình huống chiến dịch, chiến lược nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Để xử trí tốt các tình huống trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần kiên định những nguyên tắc chiến lược đồng thời khôn khéo, linh hoạt về mưu lược và kế sách Trong tình thế nước Cộng hòa Xô-viết còn non trẻ đang đứng trước những khó khăn chồng chất, phải đối phó với thù trong giặc ngoài, V.I.Lênin và Nhà nước Xô viết đã ký Hiệp ước Brét Litốp với Đức (3 - 1918) Mặc dù phải chấp nhận những điều kiện áp đặt rất nặng nề, nhưng nước Cộng hòa Xô viết tranh thủ được thời gian tạm ngừng chiến để xây dựng lực lượng, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là việc xây dựng Hồng quân và hậu phương chiến lược Đó là một quyết sách cần thiết và đúng đắn Cùng với đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh với sự tha hóa biến chất và phản bội của một số cán bộ, đảng viên trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và chính quyền Xô viết, trong đó có những người chống lại quyết nghị của Đảng về việc ký Hiệp ước Brét Litốp, khiêu khích chiến tranh với Đức, làm tăng thêm những khó khăn và nguy cơ đối với Cộng hòa Xô viết Những chủ trương trên đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền mới Chính vì vậy, nước Nga đã đứng vững giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đương đầu với cuộc nội chiến khốc liệt (1918 - 1921), chống lại cuộc bao vây, can thiệp của 14 nước đế quốc, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Mười Nga, thiết lập và củng cố chính quyền Xô viết, làm cơ sở để thống nhất các dân tộc Nga thành một nhà nước liên bang rộng lớn bao gồm 15 nước cộng hoà với diện tích 22,4 triệu kilômét vuông, dân số hơn 250 triệu người vào ngày 30-12 1922 6 Đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Lênin và Đảng Bônsêvích còn hết sức chú trọng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Bởi theo Lênin, đề giành chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản phải thông qua năng suất lao động, nói cách khác, đó chính là phụ thuộc vào kết quả của việc xây dựng xã hội mới Ngay trong ngày 25/10/1917, Đại hội II các Xôviết khai mạc ở điện Xờmônưi đã tuyên bố thông qua sắc lệnh hoà bình, sắc lệnh ruộng đất, sắc lệnh thành lập chính phủ công - nông do Lênin đứng đầu, tiếp tục trấn áp bọn phản động trong nước, khẩn trương xây dựng chính quyền từ Trung ương đến cơ sở Với những chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu trong khôi phục nền kinh tế (1921 - 1925), thời kỳ xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa (1926 - 1941) Cụ thể: Tháng 03/1921 Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện chính sách mới (NEP) do Lênin đề xướng, với việc ban hành thuế nông nghiệp; khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga (thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát) đã thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Liên Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bởi sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt với các biện pháp như: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937) 7 Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa; Văn hóa giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố; Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi, xã hội chỉ còn các giai cấp lao động cơ bản là công nhân, nông dân và trí thức Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba (sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn) Về quan hệ ngoại giao, Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, Châu Âu Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của các nước đế quốc (1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước, năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ) Kết quả đó bước đầu đánh dấu thắng lợi của chính sách kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ Trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, với một nền công nghiệp tiên tiến, khoa học, kỹ thuật, văn hoá phát triển tạo tiền đề vật chất và tinh thần bảo đảm cho Liên Xô giữ vững và phát triển sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nhờ những thành tựu to lớn đó, nhân dân Liên xô đã chiến đấu kiên cường góp phần chống lại chủ nghĩa phát xít, cứu loài người thoát khỏi hiểm họa do chúng gây ra, tạo thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới Từ đây, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và tiếp theo là một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La - tinh ra đời Vào những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được sự cân bằng quân sự chiến 8 lược với Mỹ, trở thành trung tâm, chỗ dựa tin cậy của các lực lượng đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới 1.2 Những sai lầm, hạn chế trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Liên xô và Đông Âu cũng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng kéo dài, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX Đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng ®ã lµ: Trªn lÜnh vùc chÝnh trÞ, c«ng t¸c x©y dùng §¶ng bÞ coi nhÑ, mét bé phËn kh«ng nhá c¸n bé, ®¶ng viªn suy tho¸i vÒ chÝnh trÞ, t tëng, ®¹o ®øc, lèi sèng, ®Æc quyÒn ®Æc lîi, quan liªu, tham nhòng, xa rêi quÇn chóng nh©n d©n §Æc biÖt, do sai lÇm vÒ c«ng t¸c t tëng, c«ng t¸c tæ chøc, nhiÒu phÇn tö c¬ héi, xÐt l¹i chui s©u, leo cao chiÕm gi÷ nhiÒu chøc vô quan träng trong bé m¸y §¶ng, chÝnh quyÒn; vai trß l·nh ®¹o cña §¶ng trong x· héi bÞ suy gi¶m, tÝnh chiÕn ®Êu cña §¶ng bÞ suy yÕu Bu«ng láng chuyªn chÝnh v« s¶n, hiÖu lùc qu¶n lý cña nhµ níc, bé m¸y nhµ níc cång kÒnh, qu¶n lý theo kiÓu mÖnh lÖnh hµnh chÝnh ChÕ ®é d©n chñ x· héi chñ nghÜa bÞ vi ph¹m, hiÖn tîng chuyªn quyÒn, ®éc ®o¸n, vi ph¹m quyÒn d©n chñ, vi ph¹m ph¸p luËt kh«ng ®îc ng¨n chÆn vµ xö lý kÞp thêi ®· lµm biÕn d¹ng b¶n chÊt d©n chñ x· héi chñ nghÜa Cßn biÓu hiÖn m¬ hå, mÊt c¶nh gi¸c víi chñ nghÜa ®Õ quèc vµ c¸c thÕ lùc thï ®Þch Trªn lÜnh vùc vÒ kinh tÕ, duy tr× c¬ chÕ qu¶n lý tËp trung, kÕ ho¹ch ho¸, bao cÊp nÆng nÒ, t¹o nªn sù thiÕu chñ ®éng, û l¹i, thô ®éng cña ®Þa ph¬ng, c¬ së vµ doanh nghiÖp; cha ph©n biÖt râ chøc n¨ng qu¶n lý hµnh chÝnh víi qu¶n lý s¶n xuÊt kinh doanh X©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt x· héi chñ nghÜa mang nÆng tÝnh h×nh thøc, ph« tr¬ng tho¸t ly tr×nh ®é ph¸t triÓn cña lùc lîng s¶n xuÊt; phñ nhËn sù tån t¹i kh¸ch quan cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ phi x· héi chñ nghÜa; Cha coi träng quy luËt gi¸ trÞ, s¶n xuÊt hµng ho¸; gi¶i phãng c¸c nguån lùc, c¸c tiÒm n¨ng ph¸t triÓn lùc lîng s¶n xuÊt N¨ng suÊt, chÊt lîng, hiÖu qu¶ cha cao, chËm ®æi míi c«ng nghÖ, øng dông khoa häc, kü thuËt vµo 9 s¶n xuÊt Ph©n phèi theo kiÓu b×nh qu©n, cµo b»ng, cha gi¶i quyÕt hµi hoµ lîi Ých c¸ nh©n - tËp thÓ - x· héi, lµm suy gi¶m tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña ngêi lao ®éng T×nh h×nh ®ã lµm cho sù ph¸t triÓn lùc lîng s¶n xuÊt bÞ chËm l¹i, dÉn ®Õn t×nh tr¹ng tr× trÖ, khñng ho¶ng kinh tÕ - x· héi Từ vấn đề kinh tế không làm tốt sẽ tác động đến các vấn đề chính trị, xã hội, như Đặng Tiểu Bình đã nói:“Một số nước trên thế giới xảy ra vấn đề, về cơ bản mà nói, đều là vì kinh tế không đi lên, không có cơm ăn, không có áo mặc, tiền lương tăng lên bị lạm phát xoá sạch, mức sống đi xuống, sống quá khổ cực lâu dài.”(3) Thực tế, những người công nhân muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa bởi vì họ nói “Chúng tôi phải lật đổ các ông vì bánh mì không đủ ăn, ngày đông tháng giá không có lò sưởi ấm” Racốpkơ, cựu Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng cuối cùng của Đảng công nhân Thống nhất Ba Lan khi nói đến bài học thất bại của Đảng Ba Lan đã nói: Nguyên nhân căn bản nhất làm cho Đảng thất bại là không làm tốt kinh tế, đối với đảng cầm quyền mà nói, làm tốt việc xây dựng kinh tế thi tất cả các vấn đề khác đều làm tốt Không làm tốt việc xây dựng kinh tế, quần chúng không ủng hộ, nói ra không ai nghe thì có nguy cơ mất chính quyền Trªn lÜnh vùc x· héi, viÖc gi¶i quyÕt c¸c quan hÖ d©n téc, t«n gi¸o, cã thêi gian kh¸ dµi cha thËt ®óng ®¾n, triÖt ®Ó, mang tÝnh ¸p ®Æt, nãng véi, t¹o nªn nh÷ng tån ®äng kÐo dµi, ®Ó c¸c thÕ lùc lîi dông khoÐt s©u ®Ó chia rÏ ®oµn kÕt d©n téc Trong x©y dùng m« h×nh con ngêi, lèi sèng míi cßn gi¸o ®iÒu, s¬ cøng, ®¬n ®iÖu ViÖc båi dìng lý tëng, ®¹o ®øc, chuÈn mùc gi¸ trÞ v¨n ho¸, nhÊt lµ ®èi víi thÕ hÖ trÎ bÞ coi nhÑ Cha chó träng gi÷ g×n, ph¸t huy nh÷ng b¶n s¾c v¨n ho¸ cña c¸c téc ngêi Trong quan hÖ quèc tÕ, nhiÒu níc x· héi chñ nghÜa bÊt ®ång, m©u thuÉn, thËm chÝ næ ra xung ®ét qu©n sù, vi ph¹m c¸c nguyªn t¾c cña chñ nghÜa quèc tÕ v« s¶n, chñ nghÜa quèc tÕ x· héi chñ nghÜa, g©y lªn t¸c ®éng hÕt søc tiªu cùc ®èi víi phong trµo c¸ch m¹ng, tiÕn bé trªn thÕ giíi, cã lîi cho chñ nghÜa ®Õ quèc vµ c¸c thÕ lùc ph¶n ®éng quèc tÕ 10 Trước thực tế đó, Liên xô và Đông Âu đã tiến hành cải tổ nhưng tiến hành cải tổ, cải cách, sửa chữa sai lầm…lại mang tính dị dạng, nửa vời, mãi vẫn không thể đột phá được cái khung cũ, không thể vượt qua cái mô hình truyền thống của chủ nghĩa xã hội, không giải quyết được vấn đề về kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữa xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; về sau lại ngả theo, làm theo phương Tây Từ chỗ đang áp dụng giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin nhảy sang tôn sùng đối với chủ nghĩa tư bản Vì vậy, quá trình tiến hành cải tổ, sửa chữa sai lầm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa mang tính chất tả khuynh vừa mang tính chất hữu khuynh mà thực chất là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cho chúng ta thấy rằng: Với những thành tựu trong bảo vệ Tổ quốc sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhất là chiến thắng phát xít với vai trò quyết định, chủ yếu của Liên xô trong chiến tranh thế giới lần thứ hai Cùng với đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã làm cho nhiều người cộng sản có xu hướng đánh giá chủ quan về phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng Họ đã đánh giá không đúng kẻ thù của mình là chủ nghĩa tư bản, không thấy hết khả năng tự điều chỉnh và thích nghi của nó, nhấn mạnh một chiều tính chất giãy chết, diệt vong của chủ nghĩa đế quốc …và hy vọng sẽ tiến hành cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới khi mà so sánh lực lượng chưa cho phép Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là Đế quốc Mỹ không bao giờ từ bỏ âm mưu và thủ đoạn hòng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội ngay từ khi còn trong trứng nước 17 cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng"(6) Cương lĩnh coi đó là một trong những phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là thể hiện sự nhận thức quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mới; quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quy luật đó được thể hiện ở hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhìn lại lịch sử, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, dân tộc ta chưa bao giờ được yên ổn tập trung sức xây dựng phát triển kinh tế - xã hội Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, các thế lực thù địch không ngừng tiến hành các hoạt động chống phá nước ta hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng, nhằm xóa bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ tình hình thế giới và trong nước trong những thập niên 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, Đảng đã định hình rõ hơn các nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chỉ ra các nhân tố có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại an ninh quốc gia và sự nghiệp quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới Phát huy những kết quả đã đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ năm 1954 và công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng ta tiếp tục kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội Trong xây dựng chủ 18 nghĩa xã hội, chúng ta đã thực hiện một cách đồng bộ, trên tất cả các mặt Về kinh tế, chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Đại hội VIII, IX và X tiếp tục nhấn mạnh đến phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động Kết quả sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế của nước ta đã vượt qua những cơn khủng hoảng, có những bước tiến vững chắc Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 – 1997 tăng bình quân 8.75 % / năm; thời kỳ 2000 – 2007 tăng 7.55 % /năm Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ GDP vẫn đạt 6.23 % / năm… GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, năm 2007 là 835 USD, năm 2008 là 1024 USD… Từ đổi mới kinh tế rất cơ bản dẫn đến có tác động tích cực, từng bước khắc phục khủng hoảng, hạn chế tiêu cực do sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu gây ra, phát triển lực lượng sản xuất, đem lại sự ổn định và phát triển đất nước Với đường lối đổi mới và mở cửa đúng đắn, việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã làm cho kinh tế nước ta từng bước được khắc phục và phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội Cùng với những chính sách đổi mới về kinh tế, chính sách đối ngoại được mở rộng Chúng ta thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước và góp phần vào sự ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới Đi đôi với đổi mới kinh tế, chúng ta tiến hành đổi mới về chính trị, đã phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân lao động ngày càng được nâng lên, tạo sự ổn định chính trị, 19 góp phần tác động cho phát triển kinh tế Bên cạnh đó, Đảng ta chủ trương phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân Đảng ta đã chỉ rõ “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân”(7) Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới từ 1986 - 1996, Đại hội VIII rút ra một số bài học chủ yếu đó là: giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh; kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, coi xây dựng Đảng là vấn đề then chốt Từ những thành tựu của 10 năm đổi mới, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, các xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, chỉ ra thời cơ và thách thức đối với đất nước, Đại hội VIII đã đề ra mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh 20 Trên cơ sở đường lối đổi mới kịp thời, đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách tiến hành thành công công cuộc đổi mới Đánh giá về thành tựu đất nước qua 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản toàn diện Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường, chính trị - xã hội ổn định Quốc phòng an ninh được giữ vững, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước đi lên với những triển vọng tốt đẹp.”(8) Những thành tựu về kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh và đồi ngoại trong thời gian qua đã làm tăng cường sức mạnh của đất nước, tạo ra thế mới, lực mới để đất nước ta bước vào thế kỷ mới Những thành tựu đã làm thay đổi bộ mặt đất nước; cuộc sống của nhân dân được cải thiện; củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trrên trường quốc tế Thắng lợi đó chẳng những khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn; hình thức, bước đi, cách làm trong đổi mới là phù hợp, mà quan trọng hơn giúp ta có thêm kinh nghiệm mới, nhận thức mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Song song với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, coi đây là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trên thế giới sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, 21 so sánh lực lượng hiện nay có lợi cho chủ nghĩa đế quốc Với bản chất chống chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới, nhân cơ hội này đế quốc Mỹ cùng các thế lực phản cách mạng mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới mới, thế giới một cực do Mỹ đứng đầu, đe dọa độc lập dân tộc và chủ quyền các quốc gia Đối với nước ta, do có vị trí địa - chính trị quan trọng trong khu vực và trên thế giới nên nhiều nước có quan hệ lợi ích với nước ta, đồng thời có chiến lược, sách lược với nước ta vì lợi ích của họ Đó là điều kiện để phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi; mặt khác, các thế lực thù địch cũng tìm mọi thủ đoạn để thực hiện chính sách áp đặt, lôi kéo, chống phá Với mục tiêu “chiến thắng không cần chiến tranh”, “triệt tiêu kẻ thù cũ”, “thua trong chiến tranh, thắng trong hoà bình”, Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đã thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, chúng sử dụng các thủ đoạn như: chi phối đầu tư chiếm lĩnh thị trường; lợi dụng ngoại giao thân thiện để chia rẽ nội bộ; kết hợp chống phá về kinh tế với chống phá về tư tưởng; tuyên truyền, xuyên tạc nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đây thực sự là cuộc chiến tranh không có khói súng Do vậy, Đảng ta luôn xác định “Diễn biến hoà bình” là một trong 4 nguy cơ lớn đối với sự ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc gia Ngay sau khi thống nhất đất nước, mặc dù đã chiến thắng oanh liệt kẻ thù, tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trên thế giới nhưng Đảng ta vẫn xác định: Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, Đảng ta đã phát triển nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lên một tầm cao mới, mà tập trung vào những vấn đề cơ bản là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ tổ quốc gắn chặt với bảo vệ chế độ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã 22 hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã cụ thể hoá nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó xác định: Bảo vệ tổ quốc là “bảo vệ vững chắc tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị dộng bất ngờ.”(9) Do sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã lãnh đạo đất nước luôn đảm bảo được sự ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được tăng cường, các lực lượng vũ trang nhân dân luôn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã đề ra tư duy mới về quốc phòng an ninh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không bị bất ngờ trước mọi tình huống, tạo sự ổn định vững chắc góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh những điểm đã đạt được cũng cần phải thấy rõ: trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta còn không ít những khuyết điểm, yếu kém trong nhận thức và thực hiện bài học này Trước hết, vẫn còn có những biểu hiện sai lệch về nhận thức giữa nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chưa kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ trên mọi mặt, mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, cá nhân và đơn vị Vẫn còn những biểu hiện hạ thấp hoặc 23 xem nhẹ việc bảo vệ, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa những nguy cơ đe dọa chế độ xã hội chủ nghĩa Trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, còn có những nhận thức, hiểu biết thiếu đầy đủ và chưa tương xứng giữa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân với bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Đặc biệt, có những nhận thức hết sức giản đơn, cho rằng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay chỉ đơn thuần là việc bảo vệ toàn vẹn biên cương, lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc, biên cương lãnh thổ còn thì chủ nghĩa xã hội còn, và đó chỉ là việc riêng của quốc phòng, an ninh Do vậy, dẫn đến chỗ mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác, chưa thấy hết trọng tâm trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phản động đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta là: trước tiên, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Trong khi tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu sót Những thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu thấu đáo Quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục, văn hoá xã hội còn nhiều mặt thiếu chặt chẽ Đạo đức, lối sống có biểu hiện xuống cấp, kỷ cương xã hội chưa nghiêm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được ngăn chặn Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, nhất là ở một số cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân chưa được khắc phục Dân chủ trong xã hội có lúc, có nơi còn bị vi phạm Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, công chức chưa bị đẩy lùi Vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội 24 Tất cả những hạn chế, yếu kém đó cho thấy khi nước ta “dương buồm ra biển lớn” thì vẫn còn đó những dấu hiệu nhận thức và thực hiện chưa đầy đủ bài học xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của cách mạng Tháng Mười Do đó, cần có sự nhận thức sâu sắc hơn nữa, thực hiện nghiêm túc và triệt để bài học này Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với những biến động bất trắc khó lường, tiềm ẩn cả những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước tiến nhảy vọt tác động đến mọi quốc gia và các quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu tác động đến tất cả các quốc gia với cả thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc; chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ, khủng bố, bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa độc lập, chủ quyền, an ninh của các quốc gia dân tộc trên thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa và còn tồn tại các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, còn có sự phân cực, chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát triển thì hai mặt hợp tác và đấu tranh là hai mặt luôn tồn tại song song Những điều đó đặt ra nhiều vấn đề mà mỗi quốc gia, dân tộc phải đặc biệt quan tâm vấn đề quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong hoạch định chiến lược phát triển của mình Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội Hoạt động "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là sự tiếp tục âm mưu chiến lược cơ bản của chúng hòng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp và thủ đoạn tinh vi, thâm độc để 25 chống phá Nhà nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, răn đe quân sự Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đến nay, nền kinh tế của nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm và có sự phát triển tương đối toàn diện Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tiềm ẩn, "Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục."(10) Các thế lực thù địch đã và đang triệt để khoét sâu những khó khăn, yếu kém của chúng ta để thực hiện cho âm mưu chiến lược của chúng Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có thể mất bằng nhiều cách, không nhất thiết bị đánh chiếm bằng quân sự Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn chống cả "thù trong" và những nguy cơ nội sinh; không chỉ chống các loại hình chiến tranh xâm lược vũ trang mà còn chống cả các loại hình chiến tranh xâm lược phi vũ trang; không chỉ nhằm chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn duy trì, phát triển cục diện hòa bình và ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc Bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ an ninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc không chỉ đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ vững bên trong, đối phó những thủ đoạn phi vũ trang của kẻ địch Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc không chỉ là riêng sức mạnh của lực lượng vũ trang mà là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy 26 sức mạnh chính trị, tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước làm cơ sở để kết hợp và phát huy sức mạnh thời đại vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vì thế, điều quyết định cho sự bền vững của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bởi lẽ, sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội sẽ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời là nền tảng của quốc phòng - an ninh Không có quốc phòng, an ninh mạnh, không có trật tự an toàn xã hội thì không thể có ổn định chính trị - xã hội và càng không thể đối phó thắng lợi với những âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch Với ý nghĩa ấy, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là góp phần thiết thực tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta luôn coi tăng cường quốc phòng, an ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội vừa là điều kiện cho sự phát triển xã hội, vừa là nội dung của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ mới, cần nhận thức một cách toàn diện và thấu đáo về mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh Mục tiêu của sự kết hợp ấy là khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tổng hợp của quốc gia và chế độ nhằm bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định, nhanh và bền vững; xây dựng quốc phòng, an ninh vững chắc; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược không chỉ trong nhận thức mà cả trong hành động, trong mỗi nhiệm vụ, lĩnh vực, khu vực và địa bàn chiến lược nhất định mà xác định trong mọi chủ thể, ở mọi 27 lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, quốc phòng với chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quân sự, quốc phòng và giữa tăng cường quân sự, quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp quốc phòng với an ninh và hoạt động đối ngoại 2.2 Trách nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam với việc thực hiện hai nhiêm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trải qua 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn làm tròn chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, sản xuất, công tác Hiện nay, để kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trước hết đòi hỏi quân đội ta phải hoàn thành tốt chức năng của đội quân chiến đấu, thật sự là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới Lực lượng vũ trang cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng Quân đội Nhân dân: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu, luôn chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, chính trị - tinh thần, tâm lý, thể chất, trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự, kỷ luật và vũ khí trang bị để đối phó mọi tình huống, tạo nên sức mạnh răn đe các thế lực thù địch Đồng thời, quân đội ta phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đội quân sản xuất, công tác; quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng, thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân Theo đó, phải nâng cao 28 hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội bảo đảm đúng pháp luật góp phần cùng doanh nghiệp Nhà nước củng cố và giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nâng cao hiệu quả xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược Đẩy mạnh công tác dân vận của quân đội trong giai đoạn mới Tích cực chủ động tham gia giáo dục tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân Phát huy vai trò của quân đội nhân dân trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là ở các địa phương trên các địa bàn chiến lược, vùng biên giới, hải đảo §Ó hiÖn thùc ho¸ vai trß cña qu©n ®éi cÇn thùc hiÖn tèt c¸c yªu cÇu sau: - Một là: Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng với quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân Trước mắt, cần thấu triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 51 Bộ Chính trị và Nghị quyết 153 Đảng ủy Quân sự Trung ương về thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên - Hai là: Chăm lo xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của quân đội Nâng cao điều chỉnh cụ thể hoá nhiệm vụ quân đội thành nhiệm vụ của các đơn vị, các quân binh chủng - Ba là: Thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đạp tan mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch ở bất cứ quy mô, kiểu loại gì - Bốn là: Tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở các địa bàn trọng yếu, góp phần tăng cường hệ thống chính trị và toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh 29 - Năm là: Làm tốt công tác dân vận, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ vững ổn định chính trị, nhất là trên các địa bản trọng yếu, vùng sâu, vùng xa… KẾT LUẬN Trước sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng đều không tránh khỏi sự đau xót và bàng hoàng Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan Song đó 30 không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin, của lý tưởng cộng sản mà là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Các Đảng Cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ sự kiện này Một trong những bài học quý báu đó là phải “kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Bài học này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự thành công hay thất bại của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam luôn quán triệt và thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược này, đồng thời luôn xác định đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những biến động khôn lường; sự chống phá điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt Điều đó đặt ra cho cách mạng Việt Nam là phải trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, kết hợp phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội với xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh vững mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 37, tr.269 – 267 2 V.I.Lê-nin Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ M 1976, tr.284 3 Văn tuyển Đặng Tiểu Bình; quyển 3; trang 354 31 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb ST, Hà Nội, 1991, tr.8 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb ST, Hà Nội, 1991, tr.8, 9 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb ST, Hà Nội, 1991, tr.10 7 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; NxbCTQG; H, 2004; Tr 89 8 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H.2007, tr.67-68 9 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H2007, tr.109 10 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.75

Ngày đăng: 14/10/2016, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan