Nhận diện hiệu quả cải cách hành chính qua chỉ số năng lực cạnh tranhvà GDP bình quân người tại Việt Nam

10 736 3
Nhận diện hiệu quả cải cách hành chính qua chỉ số năng lực cạnh tranhvà GDP bình quân người tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thành tựu về phát triển kinh tế khá nhanh và ấn tượng của Việt Nam trong nhữngnăm qua có thể được xem là thành quả của chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, của quá trìnhquản lý nhà nước hợp với thông lệ hiện nay, và của quá trình cải cách hành chính mà Đảng và Nhànước khởi xướng [4]. Trong đó, cải cách hành chính (CCHC) có thể được xem là tiền đề và độnglực thúc đẩy cải cách phát triển kinh tế - xã hội. Trong một thập kỷ gần đây, nước ta đã thực hiện một chương trình tổng thể cải cách hànhchính. Cũng như nhiều quốc gia khác, CCHC ở nước ta là một quy trình cải cách khu vực nhànước với mục tiêu nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụhành chính công [1]. Có nhiều lập luận cho rằng cải cách hành chính công là nhân tố quan trọngthúc đẩy các địa phương thay đổi căn bản từ chỗ chủ yếu sử dụng mệnh lệnh hành chính với hệthống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới trong quản lý kinh tế sang xây dựnghệ thống thị trường có tính cạnh tranh [3]. Tổ chức bộ máy của Nhà nước đã được cải cách theohướng tinh giản hơn; việc phân cấp giữa các yếu tố, phân hệ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũngtừng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho mỗi cấp, mỗi tổ chức trong hệ thống đề cao quyềnhạn, trách nhiệm đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo trong công việc [2]. Đội ngũ côngchức Nhà nước đã được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng về năng lực công tác, tinh thần tráchnhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Những cải cách trên đây đã góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tếmạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời làm cho bộ máy Nhà nước trở nên gần dân hơn, khắc phụcnhiều bất cập vốn có trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, và trên cơ sở đó khỏa lấpsự khác biệt trong một xã hội dân sự mới nổi tại Việt Nam

Nhận diện hiệu quả cải cách hành chính qua chỉ số năng lực cạnh tranh và GDP bình quân người tại Việt Nam Thái Thanh Hà Học viện Hành Chính, Cơ sở đào tạo tại Huế I. Mở đầu Những thành tựu về phát triển kinh tế khá nhanh và ấn tượng của Việt Nam trong những năm qua có thể được xem là thành quả của chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, của quá trình quản lý nhà nước hợp với thông lệ hiện nay, và của quá trình cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước khởi xướng [4]. Trong đó, cải cách hành chính (CCHC) có thể được xem là tiền đề và động lực thúc đẩy cải cách phát triển kinh tế - xã hội. Trong một thập kỷ gần đây, nước ta đã thực hiện một chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cũng như nhiều quốc gia khác, CCHC ở nước ta là một quy trình cải cách khu vực nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công [1]. Có nhiều lập luận cho rằng cải cách hành chính công là nhân tố quan trọng thúc đẩy các địa phương thay đổi căn bản từ chỗ chủ yếu sử dụng mệnh lệnh hành chính với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới trong quản lý kinh tế sang xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh [3]. Tổ chức bộ máy của Nhà nước đã được cải cách theo hướng tinh giản hơn; việc phân cấp giữa các yếu tố, phân hệ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho mỗi cấp, mỗi tổ chức trong hệ thống đề cao quyền hạn, trách nhiệm đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo trong công việc [2]. Đội ngũ công chức Nhà nước đã được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng về năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Những cải cách trên đây đã góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời làm cho bộ máy Nhà nước trở nên gần dân hơn, khắc phục nhiều bất cập vốn có trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, và trên cơ sở đó khỏa lấp sự khác biệt trong một xã hội dân sự mới nổi tại Việt Nam [5]. Trong bối cảnh đó, đã có khá nhiều nghiên cứu của các học giả khác nhau về lĩnh vực cải cách hành chính công ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường mang tính chất định tính và được thực hiện với những phương thức tiếp cận truyền thống, và có tính chất mô tả thực trạng và nhận dạng các thách thức hoặc các rào cản của quá trình cải cách hành chính đối với sự phát triển của địa phương [4]; [3]. Chính vì vậy, những nghiên cứu có mang tính định lượng, để từ đó xác định mối quan hệ của CCHC với năng lực cạnh tranh (NLCT) của các địa phương và từ đó làm tăng sự thịnh vượng của người dân thông qua chỉ tiêu GDP bình quân người, vẫn còn chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện. Vì thế, nghiên cứu này với mục đích khiêm tốn là nhằm nhận dạng mối quan hệ nhân quả đó, xác định mức độ tương quan của các biến số về cải cách hành chính và biến số về năng lực cạnh tranh với GDP bình quân người. Trên cơ sở đó đóng góp một phần nhỏ để bổ sung vào các khoảng trống nghiên cứu còn đang để ngỏ trong lĩnh vực cải cách hành chính công. II. Số liệu sử dụng, mô hình và kết quả nghiên cứu II.1. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu Số liệu về năng lực cạnh tranh (PCI) được lấy từ nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam: http://www.pcivietnam.org/. Chỉ số này được điều tra nhằm lý giải sự khác biệt của các địa phương về môi trường pháp lý và chính sách [6]. Chỉ số này đã lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác về mức tăng trưởng và sự phát triển năng động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm có các yếu tố cấu thành sau: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; Chi phí không chính thức; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý [7]. Các chỉ số hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) năm 2010 được lấy từ nghiên cứu của UNDP vừa được thực hiện gần đây. Chỉ số này phản ánh 2 khía cạnh chủ yếu của quá trình cải cách hành chính đó là: Dịch vụ cải cách hành chính và Thực hiện dịch vụ công và đây là hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của quá trình cải cách hành chính tại Việt Nam [2]. Số liệu GDP bình quân đầu người năm 2010 của các địa phương được lấy trên các cổng thông tin điện tử của từng tỉnh thành phố hoặc của Ủy Ban Dân Tộc Trung ương. Đơn vị đo lường thống nhất của GDP bình quân người năm 2010 được tính bằng USD [10]. II.2. Mô hình nghiên cứu Để lượng hóa mối quan hệ nhân quả (causality) giữa GDP bình quân người và các biến số về CCHC cũng như các biến số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, nghiên cứu này sử dụng phương trình kinh tế lượng có dạng: iki m k kji n j jiGDPi XXaY ξββ +++= ∑∑ == 11 0 lnlnln (1) Với: lnY GDPi : ln của thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thứ i ∑ = n j jij X 1 ln β : Tập hợp véc tơ của chỉ số về CCHC từ 1 đến j cho địa phương i ∑ = m k kik X 1 ln β : Tập hợp véc tơ của chỉ số về NLCT từ 1 đến k cho địa phương i i ξ : Phần dư trong mô hình hồi quy ln : Lô-ga-rít tự nhiên của các biến số phụ thuộc và biến số độc lập. Việc sử dụng mô hình hồi quy nói trên nhằm bảo đảm các biến số sử dụng trong mô hình tuân theo phân phối chuẩn và thỏa mãn các kiểm định thống kê của Komogorov-Smirnov [8]. Đồng thời, dựa vào số lượng biến số X i đã được quyết định tại phần II.2, cho nên phương trình (1) được triển khai cụ thể như sau: iiiiiiGDPi XXXXaY ξββββ +++++= 443322110 lnlnlnlnln (2) Trong đó: lnY GDPi :lô-ga-rít tự nhiên của thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thứ i lnX 1i :lô-ga-rít tự nhiên của chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh thứ i lnX 2i :lô-ga-rít tự nhiên của chỉ số tính năng động của tỉnh thứ i lnX 3i :lô-ga-rít tự nhiên của chỉ số dịch vụ cải cách hành chính tỉnh thứ i lnX 4i :lô-ga-rít tự nhiên của chỉ số thực hiện dịch vụ công chính tỉnh thứ i kj+ β : là hệ số tương quan hồi quy của các biến số độc lập và CCHC và NLCT i ξ : Phần dư trong mô hình hồi quy Đây là phương trình kinh tế lượng cuối cùng sử dụng để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh và GDP bình quân người cho các tỉnh thành địa phương vào năm 2010 ở phần tiếp theo. II.3. Xử lý số liệu và kết quả nghiên cứu Việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện trên phần mềm thống kê cho khoa học xã hội SPSS 18. Do chỉ số về năng lực cạnh tranh PCI gồm có 9 chỉ số hợp phần. Nếu sử dụng cả 9 chỉ số hợp phần này trong phương trình (1) thì việc nhận dạng các biến số về năng lực cạnh tranh PCI sẽ gặp khó khăn. Đồng thời số lượng biến số nhiều sẽ làm tăng khả năng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tương quan [8]. Vì vậy, để nén 9 chỉ số hợp phần về năng lực cạnh tranh PCI thành 2 biến số mới về Thiết chế pháp lý & Sự năng động, nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố (factor analysis) với kết quả được trình bày tại Bảng 1. Kết quả tại bảng 1 cho thấy, có 2 nhân tố được nhận diện với các chỉ số thống kê hoàn toàn phù hợp và được miêu tả như ở phần dưới đây: Nhân tố thứ nhất được cụm lại bởi những chỉ số thành phần như: các vấn đề về thể chế; tiếp cận đất đai; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; và đào tạo lao động. Nhân tố này có giá trị Eigen là 2,19 (lớn hơn 1) và độ tin cậy Cronbach Alpha là 0,79 (khá gần với độ tin cậy lý tưởng là 1) với phương sai trích của nhân tố lên đến 24,3%. Vì vậy, nhân tố này được đặt tên là Thiết Chế Pháp Lý và được sử dụng như là một biến mới về cải cách hành chính trong phân tích nguyên nhân – kết quả ở phương trình (2). Nhân tố thứ hai được cụm lại bởi những chỉ số thành phần như: Tính năng động của lãnh đạo tỉnh; Chi phí gia nhập thị trường; Chi phí không chính thức; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;Chi phí thời gian thực hiện quy định nhà nước. Nhân tố thứ hai này có giá trị Eigen là 3,66 (lớn hơn 1) và độ tin cậy Cronbach Alpha lên đến 0,86 (khá gần với độ tin cậy lý tưởng là 1) với phương sai trích của nhân tố lên đến 40,7%. Vì vậy, nhân tố này được đặt tên là Tính năng động của địa phương và được sử dụng như là một biến mới về cải cách hành chính trong phân tích nguyên nhân – kết quả ở phương trình (2). Bảng 1 Kết quả phân tích nhân tố của các hợp phần năng lực cạnh tranh PCI năm 2010 Các hợp phần cấu thành năng lực cạnh tranh Phân tích Nhân tố (factor analysis) Hệ số tải nhân tố 1 (Factor loading 1) Hệ số tải nhân tố 2 (Factor loading 2) 1. Các vấn đề về thể chế 0,86 2. Tiếp cận đất đai 0,82 3. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 0,78 4. Đào tạo lao động 0,78 5. Tính năng động và tiên phong lãnh đạo tỉnh -0,80 6. Chi phí gia nhập thị trường 0,77 7. Chi phí không chính thức 0,60 8. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 0,58 9. Chi phí thời gian thực hiện quy định nhà nước 0,55 Giá trị Eigen cho nhân tố 3,66 2,19 % Phuong sai trích của nhân tố 40,7% 24,3% Độ tin cậy nhân tố Cronbach Alpha 0,86 0,79 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu trên SPSS 18 Để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu: những địa phương có chỉ số về cải cách hành chính cao thường có liên quan chặt chẽ với chỉ số năng lực cạnh tranh cao hay không, nghiên cứu này đã sử dụng kiểm định tương quan Pearson. Kết quả tại hình dưới đây cho thấy những địa phương có chỉ số CCHC cao thường tương quan khá chặt với chỉ số năng lực cạnh tranh với hệ số tương quan lên đến 0,45. Hình 1 cho thấy những địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Hà Tĩnh; Đà NẵngBình Phước là những địa phương có sự tương quan khá rõ về mối quan hệ giữa nỗ lực cải cách hành chínhnăng lực cạnh tranh cấp Tỉnh. Mặt khác những địa phương như Kon Tum, Lai Châu, Dak Lak, Yên Bái, Quảng Trị; Kiên Giang và Tiền Giang có mối tương quan với điểm số thấp hơn giữa cải cách hành chínhnăng lực cạnh tranh. Hình 1 Mối quan hệ giữa hiệu quả CCHC và năng lực cạnh tranh PCI Chỉ số hiệu quả cải cách hành chính (PAPI) Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI Nguồn: Kết quả phân tích số liệu trên SPSS 18 Đồng thời, mối tương quan giữa chỉ số kết quả cải cách hành chính với GDP bình quân đầu người như được trình bày tại Hình 2 dưới đây cho thấy mức độ tương quan đạt mức độ khá chặt (r=0.60). Hình 2 cũng cho thấy, các địa phương như: Thành phố Hồ Chính Minh, Đà Nẵng; Đồng Nai; Hải Phòng là những tỉnh được xếp ở mức cao cả về chỉ số cải cách hành chính với mức cao về thu nhập GDP bình quân đầu người. Riêng Hà Nội có mức thu nhập GDP bình quân người thuộc nhóm cao nhất nhưng chỉ số cải cách hành chính lại rơi vào nhóm thấp. Ngược lại, nhóm các địa phương có mức thu nhập bình quân GDP thấp có chỉ số cải cách hành chính thấp bao gồm các địa phương vùng miền núi như: Dak Lak; Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái và Điện Biên. Cá biệt tỉnh Phú Thọ có GDP thấp nhưng chỉ số CCHC lại khá cao. Hình 2 Mối quan hệ giữa hiệu quả CCHC và GDP bình quân người Chỉ số hiệu quả cải cách hành chính (PAPI) GDP bình quân đầu người Nguồn: Kết quả phân tích số liệu trên SPSS 18 Kết quả phân tích số liệu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ nhân-quả giữa các biến số phụ thuộc (GDP bình quân người) với các biến số độc lập về Cải Cách Hành ChínhNăng lực cạnh tranh được thể hiện tại bảng 2. Bảng 2 Ước lượng mối quan hệ giữa GDP bình quân người với các chỉ số về cải cách hành chínhnăng lực cạnh tranh Yi: biến số phụ thuộc (Ln của GDP bình quân người) Tham số thống kê của phương trình hồi quy (1) Hệ số Beta Giá trị t Mức ý nghĩa (sig.) Chỉ số đa cộng tuyến VIF Hằng số chặn a 0 -7,62 -1,05 0,30 X 1 : Thiết chế pháp lý -0,02 -0,16 0,87 1,36 X 2 : Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 0,20 1,61 0,12 1,29 X 3 : Dịch vụ cải cách hành chính 0,99 0,34 0,74 1,17 X 4 : Thực hiện dịch vụ công 6,22 2,26 0,03 1,56 R bình phương = 0,67; Chỉ số thống kê F= 4.043; giá trị p = 0,012; Mức ý nghĩa thống kê α=0,05 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu trên SPSS 18 Nhìn chung, mô hình nói trên là chắc chắn với các chỉ số phóng đại phương sai VIF, R bình phương giải thích 67% phương sai của mô hình hồi quy và giá trị p là ở mức chấp nhận được [8]. Các tham số về hệ số tương quan bê ta có thể được thay thế vào phương trình kinh tế lượng (2) sẽ trở thành : iiiiiGDPi XXXXY ξ ++++−−= 4321 ln22,6ln99,0ln0,2ln02,062,7ln Thông qua giá trị của hệ số tương quan Bê ta tại bảng 2, có thể thấy rằng biến số thiết chế pháp lý chính là nguyên nhân làm giảm biến số kết quả GDP bình quân người tại các địa phương. Đồng thời biến số thực hiện các dịch vụ công có tương là biến số nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập GDP bình quân người tại các địa phương. Kế đến là dịch vụ cải cách hành chính và tính năng động của lãnh đạo tỉnh là hai biến số có ảnh hưởng thuận đối với chỉ tiêu thu nhập GDP bình quân người. IV. Kết luận Kết quả nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa cải cách hành chínhnăng lực cạnh tranh cũng như mức thu nhập GDP bình quân đầu người tại các địa phương. Rõ ràng là, những địa phương có chỉ số CCHC cao thường có năng lực cạnh tranh cao và nhóm này thuộc vào các địa phương tiêu biểu như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Hà Nội là trung tâm hành chính của quốc gia nhưng lại có chỉ số cải cách hành chính ở mức trung bình, với năng lực cạnh tranh PCI trung bình, trong khi mức thu nhập GDP bình quân người tại Hà Nội lại khá cao. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng Hà Nội là địa phương mà không cần nhiều nỗ lực cải cách hành chínhnâng cao năng lực cạnh tranh địa phương mà vẫn mang lại sự thịnh vượng cho người dân về mặt GDP bình quân đầu người?. Dù bất kỳ những lập luận nào đưa ra để giải thích, nhưng về mặt quản lý nhà nước thì Hà Nội cần phải là nơi đi đầu trong nỗ lực cải cách hành chính với vị thế là trung tâm hành chính của cả nước. Đồng thời có thể thấy rằng những địa phương vùng miền núi, vùng có nhiều khó khăn thì những nỗ lực cải cách hành chính không có nhiều dấu ấn đối với năng lực cạnh tranh và thu nhập GDP bình quân người. Với việc sử dụng mô hình hồi quy tương quan, có thể thấy những yếu tố thiết chế pháp lý là nhân tố cản trở đến nỗ lực cải cách và sự thịnh vượng của người dân thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Chất lượng dịch vụ công cho người dân và dịch vụ cải cách hành chính công là hai nhân tố nguyên nhân giải thích tốt nhất đến chỉ tiêu GDP bình quân người. Tất cả những điều này có trở thành hiện thực hay không lại phụ thuộc vào tính năng động và tiên phong của từng tỉnh, từng địa phương trong tiến trình cải cách hành chính, cho dù tiến trình này là động liên tục và luôn không đi theo cùng một hướng [9]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Martin Painter (2003). “Public administration reform in Vietnam: problems and prospects”. Journal of Public Administration & Development; Aug 2003; 23, 3; ABI/INFORM Global (259-271). 2. UNDP (2010). “The Viet Nam Provincial Governance And Public Administration Performance Index 2010 - Measuring Citizens’ Experiences”. 3. UNDP (2009). “Cải cách nền hành chính Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 4. Nguyễn Văn Thâm (2009) “Cải cách hành chínhViệt Nam: Thành tựu và các rào cản hiện nay - VNH3.TB7.756” http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6167 5. Irene Lornund (2007). “Khỏa lấp sự cách biệt: xã hội dân sự mới nổi tại Việt Nam” UNDP publication năm 2007. 6. Báo cáo về năng lực cạnh tranh PCI năm 2010 http://www.pcivietnam.org/uploads/report/Bao%20cao%20PCI %202010.pdf 7. Số liệu về năng lực cạnh tranh PCI năm 2010 http://www.pcivietnam.org/download_file.php? file=Indicator_PCI2010_VN_1104.xls&uploadname=report 8. Hair et al (2008). “Multivariate Data Analysis”. Mc Graw Hill publising house. 9. Eran Vigoda (2002). “Public Administration: an interdisciplinary critical analysis”. University of Haifa, Israel. 10.Cổng thông tin điện tử của các địa phương và của Ủy Ban Dân Tộc Trung Ương. . Nhận diện hiệu quả cải cách hành chính qua chỉ số năng lực cạnh tranh và GDP bình quân người tại Việt Nam Thái Thanh Hà Học viện Hành Chính, Cơ. có GDP thấp nhưng chỉ số CCHC lại khá cao. Hình 2 Mối quan hệ giữa hiệu quả CCHC và GDP bình quân người Chỉ số hiệu quả cải cách hành chính (PAPI) GDP bình

Ngày đăng: 10/06/2013, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan