Giáo án lịch sử 8

12 2.8K 14
Giáo án lịch sử 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần: 5 Tiết 09 Ngày soạn: CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC ÂU-MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX BÀI 5: CÔNG XÃ PA-RI 1871 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Nguyên nhân bùng nổ,diễn biến của Công xã Pa-Ri 1871.Thành tựu của Công xã.Công xã Pa-Ri nhà nước kiểu mới. 2. Tư tưởng : - Năng lực lãnh đạo,quản lý của nhà nước tư sản.Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột tàn ác. 3. Kĩ năng : Nâng cao khả năng trình bày,phân tích một sự kiện lịch sử. - Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan.Liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hiện nay II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ công xã Pa-ri và vùng ngoại ô,nơi xảy ra công xã Pa-ri.Vẽ sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã.Một số tài liệu liên quan đến bài học. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những nội dung chính của “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế. 3. Bài mới: Bị đàn áp đẫm máu trong cuộc CM 1848, song giai cấp vô sản ở Pháp trưởng thành nhanh chóng và tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời Công xã Pa-ri 1871 – Nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Trong những năm 1852-1870, g/c Tư sản Pháp đại diện là Na-Pô-Lê-Ông-II, đã thống trị đất nước dưới hình thức một nền quân chủ.Thực chất là nền chuyên chế tư sản. ? Chính sách cai trị đố  kết quả gì. Tư sản>< vô sản gay gắt, quân Đức xâm lược nước Pháp ? Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri phải làm gì. HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời ? Thái độ của “chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4-9-1870. HS: Dựa vào SGK trả lời ? Công xã Pa-ri ra đời trong hoàn cảnh nào. HS: Cho học sinh đọc mục 2 SGK ? Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa ngày 18.3.1871. HS: Sự phản bội của giai cấp tư sản trước đất nước, nhân dân, giai cấp vô sản k/n chống lại g/c tư sản,bảo vệ tổ quốc ? Trình bày diễn biến chính cuộc k/n 18-3-1871. HS: Dựa vào SGK tường thuật Sử dụng bản đồ ngoại ô Pa-ri bổ sung bài tường thuật. ? Vì sao khởi nghĩa 18-3-1871  sự thành lập Công xã ? Tính chất cuộc khởi nghĩa này là gì. HS: Khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc CM vô sản đầu tiên trên I .SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ 1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã - Mâu thuẫn giữa TS và VS không thể điều hoà - Quân Đức xâm lược nước Pháp - 4-9-1870 Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thống trị Na-Pô-Lê-Ông III => kết quả: “ Chính phủ vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập. - Sự tồn tại nền đế chế III và việc tư sản đầu hàng Đức nhân dân căm phẩn.Nhân dân kiên quyết bảo vệ tổ quốc. 2.Cuộc khởi nghĩa ngày 18.3.1871. Sự thành lập Công xã - 18-3-1871 Quần chúng Pa-ri tiến hành khởi nghĩa : SGK - 26-3-1871 Tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân công xã. - 28-3-1871 Hội đồng công xã thành Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng thế giới lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản => Đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền. GV: Sử dụng sơ đồ bộ máy HĐCX hướng dẫn HS tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước công xã. ? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy công xã. HS: Tổ chức bộ máy nhà nước công xã với nhiều uỷ ban đảm bảo quyền làm chủ cho ND, vì ND nắm mọi quyền hành trong công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn. ? Tổ chức chính quyền này có khác gì với tổ chức bộ máy chính quyền tư sản. HS: Chính quyền tư sản chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, không phục vụ quyền lợi cho nhân dân. ? Căn cứ vào đâu để khẳng định công xã Pa-ri là NN kiểu mới. (Dựa vào đoạn chữ nhỏ trả lời) Cho HS đọc mục III SGK ? Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt công xã. HS: Bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản ? Vì sao chính phủ Đức ủng hộ chính phủ Véc-Xai. HS: ? Nêu những sự kiện tiêu biểu về cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ công xã và quân Véc-Xai. GV: Sử dụng H.31 tường thuật ? Sự ra đời và tồn tại công xã có ý nghĩa gì. HS: Trả lời dựa SGK ? Vì sao công xã thất bại. HS: Giai cấp vô sản Pa-ri còn yếu, tổ chức chính quyền không kiên quyết trấn áp bọn phản CM, không thực hiện liên minh công-nông . Bọn tư sản đàn áp mạnh. GV: Phân tích các bài học, liên hệ tới CM Việt Nam trước 1930. lập. II .TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI + Tổ chức bộ máy nhà nước (Vẽ sơ đồ + Giải thích SGK) + Chính sách của Công xã Pa-ri : SGK => Công xã Pa-ri trở thành một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản. III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI - 20-5-187128-5-1871 Quân Véc- Xai tổng tấn công vào Pa-ri.Các chiến sĩ công xã và nhân dân Pa-ri chiến đấu vô cùng quyết liệt “ Tuần lễ đẫm máu”  Sự thất bại của Công xã Pa-ri. * Ý nghĩa: (Gạch chân SGK) * Bài học: Gạch chân SGK 4. Củng cố: - Năm kiến thức của bài bằng các bài tập, Lập niên biểu các sự kiện chính của công xã Pa-ri - Tại sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản. - Phân tích ý nghĩa, bài học của công xã Pa-ri. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk,vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, Soạn bài 6 ------------------------------------------ BÀI TẬP: Tuần: 5 Tiết: 10 Ngày soạn: BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX-ĐẦU THẾ KỶ XX Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Các nước tư bản Âu-Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ.Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc.Những điểm nổi bật của CNĐQ. 2. Tư tưởng : - Nâng cao nhận thức rõ bản chất của CNĐQ.Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình. 3. Kĩ năng : - Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí của CNĐQ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. 3. Bài mới: Cuối TK XIX-đầu TK XX các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn CNĐQ.Trong quá trình đó sự phát triển của các nước ĐQ có điểm giống và khác nhau Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Học sinh theo dõi SGK ? So với đầu thế kỷ XIX,cuối thế kỷ XIX-đầu XX tình hình kinh tế Anh có gì nổi bật?Vì sao? TL: Dựa vào sgk trả lời ? Sự phát triển CN Anh được biểu hiện ntn? Vì sao giai cấp TS Anh chỉ chú trọng đầu tư sang thuộc địa. TL: ? Thực chất chế độ hai Đảng ở Anh là gì. TL: Phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản chống lại nhân dân. ? Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là CNĐQ thực dân.TL: Dựa vào sgk Cho học sinh đọc sgk mục 2 ? Tình hình kinh tế Pháp sau 1871 có gì nổi bật?Vì sao? TL: Dựa vào sgk ? Để giải quyết khó khăn trên, giai cấp tư sản Pháp đã làm gì ? Chính sách đó ảnh hưởng ntn đến nền kinh tế Pháp. TL: Phát triển một số ngành CN mới: điện khí,hoá chất, chế tạo ô tô . - Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay nặng lãi ? Chính sách xuất cảng tư bản ở Pháp có gì khác Anh. TL: Anh đầu tư vào khai thác thuộc địa để thu lợi I.Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức,Mỹ 1.Anh - Kinh tế: Phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, đứng hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức) - Nguyên nhân: do CN phát triển sớm, máy móc lạc hậu, giai cấp tư sản ít chú trọng đầu tư trong nước, chỉ đầu tư sang thuộc địa kiếm lời. - Sự phát triển sang CNĐQ được biểu hiện bằng vai trò nổi bật của các công ty độc quyền. - Chính trị: Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến. - Chính sách đối ngoại: xâm lược,thống trị và bóc lột thuộc địa => CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân 2.Pháp - Kinh tế: công nghiệp phát triển chậm,tụt xuống đứng thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh. - Nguyên nhân: bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức - CNĐQ phát triển với sự ra đời của các công ty độc quyền và vai trò chi phối của ngân hàng. => CNĐQ Pháp là CNĐQ cho vay lãi Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng nhuận.Phápcho vay lãi để thu lợi nhuận. ? Tại sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là “CNĐQ cho vay lãi”. TL: CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ cho nước ngoài vay lãi.Thống trị bóc lột thuộc địa. ? Tình hình chính trị Pháp có gì nổi bật TL: Cho HS đọc sgk mục 3 ? Em có nhận xét gì về kinh tế Đức cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. TL: Dựa sgk (thống kê các con số chứng tỏ sự phát triển nhanh chónh của công ngiệp Đức) ? Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt như vậy. TL: Hoàn thành cm tư sản, thống nhất thị trường dân tộc. Được Pháp bồi thường chiến tranh, tài nguyên dồi dào ? Các công ty độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế ntn. TL: ? nét nổi bật về chính trị đức. TL: Dựa vào sgk - Chính trị:Tồn tại nền cộng hoà thứ III, với chính sách đối nội, đôpí ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 3. Đức - Kinh tế: phát triển nhanh chóng (đặc biệt là công nghiệp) - Đầu thế kỷ XX kinh tế công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt hình thành các tổ chức độc quyền, tạo điều kiện cho Đức chuyển sang CNĐQ. - Chính trị: Nhà nước liên bang do quý tộc liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến. => CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến. 4. Củng cố: - Sự ra đời CNĐQ Anh, Pháp, Đức diễn ra như thế nào. - Đặc điểm của CNĐQ Anh, Pháp, Đức 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk, Soạn bài 6 (TT) ------------------------------------------ BÀI TẬP: Tuần: 6 Tiết: 11 Ngày soạn: BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX-ĐẦU THẾ KỶ XX (TT) Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Các nước tư bản Âu-Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ.Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc.Những điểm nổi bật của CNĐQ. 2. Tư tưởng : - Nâng cao nhận thức rõ bản chất của CNĐQ.Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình. 3. Kĩ năng : - Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí của CNĐQ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ20 3. Bài mới: Cuối TK XIX-đầu TK XX các nước tư bản Anh, Pháp,Đức, Mĩ phát triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn CNĐQ.Trong quá trình đó sự phát triển của các nước ĐQ có điểm giống và khác nhau Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Cho hs đọc mục 4 sgk ? Cho biết tình hình phát triển kinh tế Mĩ cuối TK XIX đầu thế kỷ XX. TL: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh nhất (đặc biệt là công nghiệp)vươn lên đứng đầu thế giới. ? Sự phát triển kinh tế của các nước giống nhau hay không. TL: Kinh tế các nước TBCN phát triển không đều ? Vì sao kinh tế Mĩ phát triển vượt bật. TL: Dựa sgk nêu nguyên nhân ? Các công ty độc quyền Mĩ đã được hình thành trên cơ sở nào. TL: Kinh tế CN phát triển vượt bật hình thành các tổ chức độc quyền các ông vua CN lớn ? Tại sao nói: Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp - Thảo luận nhóm và nhận xét Yêu cầu thảo luận: Qua các ông vua Cn : Rốc-pheo-lơ, Moóc-gan, Pho ., em thấy tổ chức độc quyền Tơ-rớt của Mĩ có gì khác với hình thức độc quyền Xanh-đi-ca của Đức. Về hình thức độc quyền khác nhau, song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và ND lao động. ? Tình hình chính trị của Mĩ có gì giống và khác Anh? Liên hệ với tình hình chính trị Mĩ hiện nay. TL: dựa vào sgk trả lời - Qua việc học lịch sử các nước ĐQ Anh, Pháp, Đức, Mĩ em hãy nhận xét chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế các nước ĐQ là gì. I.Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức,Mỹ 4.Mỹ - Kinh tế: phát triển nhanh chóng vươn lên đứng đầu thế giới. - Sản xuất công nghiẹp phát triển vượt bật  sự hình thành các tổ chức độc quyền lớn: các Tơ-rớt, Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ. - Chính Trị: tồn tại thể chế cộng hoà quyền lực tập trung trong tay Tổng thống, do hai đảng Cộng hoà và dân chủ thay nhau cầm quyền thi hành chính sách đối nội ngoại phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. => CNĐQ Mĩ là CNĐQ thực dân kiểu mới. II.Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc. 1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền - Sản xuất CN phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, hiện tượng cạnh tranh tập trung sản xuất trở thành phổ biến  các tổ chức Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng TL: dựa sgk trả lời - Yêu cầu hs quan sát H.32, nhận xét về quyền lực của các công ty độc quyền? Nhận xét: Hình con mãng xà khổng lồ đuôi dài quấn chặt lấy nhà trắng-cơ quan quyền lực cao nhất của Mĩ, đang há mồm, phùng mang chực nuốt người phụ nữ. bức tranh mô tả quyền lực to lớn của các công ty độc quyền cấu kết với nhà nước TB để thống trị ND, chi phối đời sống xã hội nước Mĩ. ? Dựa vào nội dung đã học, em hãy nêu vài nét nổi bật về quyền lực của các công ty độc quyền. TL: Chiếm ưu thế và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế các nước ĐQ. Tác động, chi phối tình hình chính trị các nước này, phục vụ quyền lợi giai cấp đại TS. Tạo chuyển biến quan trọng trong sự phát triển của CNTB chuyển sang CNĐQ. Sử dụng bản đồ thế giới yêu cầu HS quan sát và điền tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ trên bản đồ. GV hoàn thành phần địa danh của học sinh ? Vì sao các nước ĐQ tăng cường xâm lược thuộc địa. TL: Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế TB trong giai đoạn ĐQCN đã đặt ra đòi hỏi buộc các nước ĐQ tăng cường xâm lược để mở rộng thị trường Sự phát triển không đều của các nước ĐQ thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa và thị trường diễn ra ráo riết, mạnh mẽ hơn. độc quyền hình thành. - Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền là đặc điểm quan trọng đầu tiên của CNĐQ còn gọi là CNTB độc quyền - CNĐQ là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của CNTB. 2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới - Cuối TK XIX-đầu TK XX các nước ĐQ tăng cường xâm lược thuộc địa và đã cơ bản phân chia xong thị trường thế giới. 4. Củng cố: - Tìm những điểm chung trong sự phát triển của các nước TB giai đoạn chuyển sang CNĐQ. a. Sự phát triển kinh tế không đều, vị trí các nước bị thay đổi: Mĩ, Đức, Anh, Pháp b. Các tổ chức độc quyền hình thành và chi phối đời sống xã hội các nước đế quốc c. Các nước ĐQ tăng cường chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới. d. Các nước ĐQ Anh, Pháp, Đức, Mĩ có chúng hình thức phát triển. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk, Soạn bài 7 ------------------------------------------ Bài tập: Tuần: 6 Tiết: 12 Ngày soạn: BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Trong thời kỳ CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ (cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX) cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản trở nên gay gắt.Sự phát triển của phong trào công nhân sự thành lập tổ chức quốc tế thứ hai. - Công lao, vai trò to lớn của Ăng-Ghen và Lê-Nin đối với phong trào. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907. 2. Tư tưởng : - Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội. - Bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với lãnh tụ cách mạng thế giới, niềm tin váo thắng lợi giai cấp vô sản. 3. Kĩ năng : - Bước đầu hiểu được nhãng nét cơ bản về khái niệm “CN cơ hội”, “CM dân chủ tư sản”, “Đảng kiểu mới”. Phân tích các sự kiện cơ bản bằng phương pháp tư duy lịch sử đúng đắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ ĐQ Nga cuối TK XIX-đầu TK XX - Tranh ảnh, tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Si-Ca-Gô, Lê Nin, thuỷ thủ tàu Pô-tem-kin. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước ĐQ cuối TK XIX-đầu thế kỷ XX là gì? Quyền lực của các công ty độc quyền? 3. Bài mới: Sau thất bại công xã Pa-ri 1871, PT công nhân thế giưói tiếp tục phát triển hay tạm lắng ? Sự phát teienr PT đặt ra yêu cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của tổ chức Quốc tế thứ hai? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Yêu cầu HS đọc mục 1 sgk. Thống kê các phong trào công nhân tiêu biểu cuối thế kỷ XIX. ? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỷ XIX. Nhận xét: Số lượng phong trào nhiều hơn. Quy mô, phạm vi cuộc đấu tranh lan rộng ở nhiều nước. Tính chất chống tư sản quyết liệt. ? Vì sao phong trào công nhân sau thất bại của công xã Pa-ri vẫn phát triển mạnh. TL: Số lượng, chất lượng, ý thức giác ngộ giai cấp công nhân tăng nhanh chóng cùng sự phát triển của nền công nghiệp TBCN. Mác, Ăng-ghen với uy tín tiếp tục lãnh đạo PT. CN Mác được truyền vào công nhân ? Kết quả to lớn nhất phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đạt được gì. TL: Dựa vào sgk ? Vì sao ngày 1-5 trở thành ngày quốc tế lao động. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và nhận xét. TL: 1-5-1886 công nhân ở Si-ca-Gô đấu tranh thắng lợi buộc TB thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ  chứng tỏ sự đoàn kết công nhân đã tạo nên sức mạnh giành thắng lợi. - 1-5 hàng năm trở thành ngày quốc tế lao động chính là để thể hiện sự đoàn kết, biểu dương lực lượng, sức mạnh của giai cấp vô sản quốc tế. Yêu cầu HS theo dõi sgk. I.Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX.Quốc tế thứ hai 1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX. - Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển rộng rãi ở nhiều nước Anh, Pháp, Mĩ . đấu tranh quyết liệt chống giai cấp tư sản. - Sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở các nước: + 1875 Đảng xã hội dân chủ Đức + 1879 Đảng công nhân Pháp + 1883 nhóm giải phóng lao động người Nga ra đời. 2. Quốc tế thứ hai (1889-1914) Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng ? Những yêu cầu nào đòi hỏi phải thành lập tổ chức Quốc tế mới. Dựa vào sgk trả lời Giải thích: sự phát triển phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX  nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức Quốc tế. - Quốc tế thứ I đã hoàn thành nhiệm vụ cà đã giải tán yêu cầu cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để thống nhất lực lượng và lãnh đạo PT vô sản Quốc tế. ? Quốc tế thứ hai đã được thành lập và có những hoạt động như thế nào. Dựa vào sgk nêu sự thành lập và hoạt động ? Ăng-ghen đóng góp công lao và vai trò gì cho sự thành lập của Quốc tế thứ hai. TL: Khẳng định công lao và vai trò to lớn. ? Sự thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa gì. TL: ? Vì sao quốc tế thứ hai tan rã. Giải thích: Ăng-ghen mất (1895) là tổn thất to lớn cho Quốc tế thứ hai  khuynh hướng cơ hội trong Quốc tế thứng thế, nội bộ Quốc tế phân hoá, tan rã, các nghị quyết không còn hiệu lực  tan rã - 14-7-1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri, thông qua các nghị quýet quan trọng : (sgk) - Ý nghĩa: + Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của CN Mác. + Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động. - 1914 Quốc tế thứ hai tan rã. 4. Củng cố: - Phong trào công nhân Quốc tế cuối TK XIX ? vì sao ngày 1-5 là ngày quốc tế lao động. - Sự ra đời Quốc tế thứ hai  phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk, Soạn bài 7 (TT) ------------------------------------------ Bài tập: Tuần: 7 Tiết: 13 Ngày soạn: BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Trong thời kỳ CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ (cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX) cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản trở nên gay gắt.Sự phát triển của phong trào công nhân sự thành lập tổ chức quốc tế thứ hai. - Công lao, vai trò to lớn của Ăng-Ghen và Lê-Nin đối với phong trào. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907. 2. Tư tưởng : - Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội. - Bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với lãnh tụ cách mạng thế giới, niềm tin váo thắng lợi giai cấp vô sản. 3. Kĩ năng : - Bước đầu hiểu được nhãng nét cơ bản về khái niệm “CN cơ hội”, “CM dân chủ tư sản”, “Đảng kiểu mới”. Phân tích các sự kiện cơ bản bằng phương pháp tư duy lịch sử đúng đắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ ĐQ Nga cuối TK XIX-đầu TK XX - Tranh ảnh, tư liệu về Lê Nin, thuỷ thủ tàu Pô tem kin III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của PT công nhân cuối thế kỷ XIX - Hoàn cảnh ra đời Quốc tế thứ hai ? Vì sapo Quốc tế thứ hai tan rã. 3. Bài mới: Sau thất bại công xã Pa-ri 1871, PT công nhân thế giưói tiếp tục phát triển hay tạm lắng ? Sự phát teienr PT đặt ra yêu cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của tổ chức Quốc tế thứ hai? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Yêu cầu học sinh thống kê những tài liệu đã học, đã sưu tầm về Lê Nin (đã chuẩn bị ở nhà) ? Em hiểu biết gì về Lê-Nin. TL: ? Lê Nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của đảng xã hội dân chủ Nga. TL: Lê Nin đóng vai trò quyết định. + Hợp nhất các tổ chức Mác-xít thành Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân, mầm mống của chính đảng vô sản Nga. + 7-1903 tại đại hội lần 2 của Đảng xã hội dân chủ Nga ở Luân Đôn, đã đấu tranh kiên quyết chống phái cơ hội Men-sê-vích  đảng xã hội dân chủ Nga thành lập. ? Tại sao nói Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới. TL: Dựa vào đoạn chữ nhỏ trả lời Đảng kiểu mới mang những đặc trưng: + Một: khác với đảng trong Quốc tế thứ 2, đấu tranh để vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để. + Hai: chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác(đánh đổ TBCN, xây dựng) II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907 1. Lê-Nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga - Lê Nin sinh 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ.Thông minh sớm tham gia phong trào cách mạng. - Lê Nin đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (7-1903) + Cương lĩnh: (sgk) + Ba: đảng dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. => Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng mới của giai cấp vô sản. Dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. HS: theo dõi bản đồ ? Nét nổi bật của tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX. TL: dựa vào sgk Yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ trong sgk và nhận xét về diễn biến cách mạng. GV: khẳng định: Cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt của giai cấp vô sản Nga (Công nhân,nông dân, binh lính)  tấn công vào nền thống trị của đại chủ TS, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng. + CM thất bại do: Sự đàn áp của kẻ thù, đặc biệt giai cấp vô sản Nga còn thiếu nhiều kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí; không được chuẩn bị kỷ càng ; thiếu sự thống nhất phối hợp trong toàn quốc . Dẫn nhận xét của Nguyễn Ái Quốc . ? Nêu ý nghĩa, bài học của cách mạng 1905-1907. TL: Dựa vào sgk trả lời 2. Cách mạng Nga 1905-1907 - Nước Nga đầu thế kỷ XX lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: Kinh tế, chính trị, xã hội  các mâu thuẫn xã hội gay gắt cách mạng Nga bùng nổ. - 1905-1907 cách mạng Nga bùng nổ quyết liệt.(sgk) - Ý nghĩa: Giáng đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng, chuẩn bị cho cách mạng 1917. - Bài học: + Tổ chức đoàn kết, tập dược quần chúng đấu tranh. + Kiên quyết chống tư bản, phong kiến. 4. Củng cố: - Sự ra đời của Quốc tế thứ hai đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX. - Dưới sự lãnh đạo của Lê-Nin, phong trào công nhân Nga đã đạt tới đỉnh cao: cách mạng 1905- 1907. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk, Soạn bài 7 (TT) ------------------------------------------ Bài tập: Tiểu sử tóm tắt Lê-nin - Lê nin (Vla-đi-mia-I-lích U-lia-nốp) 22-4-1870 tại Xim-biếc, mất ngày 21-1-1924) trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. - 1887 Tham gia mưu sát Nga Hoàng - 1893 Lãnh đạo nhóm công nhân Mác-xít ở Pê-téc-bua. - 1895 Lập hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - 12-1895 Bị bắt đầy đi Xi-bi-ri 3 năm - 1900 Sống ở nước ngoài - 1903 được bầu vào BCH Đảng Bôn-sê-vích. - 1905 trở về nwocs lãnh đạo cách mạng - 1907 ra nước ngoài tránh sự khủng bố của Nga Hoàng. Tuần: 7 Tiết: 14 Ngày soạn: BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII-XIX [...]... rãi trong lĩnh vực sản xuất Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Yêu cầu HS nêu những thành tựu chủ yếu trong giao * Giao thông vận tải, liên lạc thông, liên lạc.( Dựa vào đoạn chữ nhỏ trả lời) - Tàu thuỷ Phơn-tơn, đầu máy xe lửa - Máy điện tín,bảng chữ cái ? Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự đạt những * Nông nghiệp: Phân hoá học, máy kéo, thành tựu nào máy cày, máy gặt sử dụng rộng rãi ? Vì sao TK... “CMCN” - Hiểu và giải thích các khái niệm và thuật ngữ “ Cơ khí hoá”, “chủ nghĩa lãng mạng”, “chue nghĩa hiện thực phê phán” Bước đầu biết phân tích vai trò,KT, KH, VH, NT đối với sự phát triển lịch sử II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh phản ánh về những thành tựu của KH-KT ở thế kỷ 18, 19 Chân dung các nhà Bác học, các nhà văn, nhạc sĩ của thời kỳ này: Niu-tơn, Đác-Uyn, Lô-Mô-Nô-Xốp, Bét –tô- ven III NỘI.. .Giáo án Lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Học sinh biết và hiểu - Sau thắng lợi của cuộc Cm tư sản, giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp, làm thay đổi toàn bộ nền... và tư tưởng - Những thành tựu nổi bật của văn học, nghệ thuật với trào lưu hiện thực phê phán và lãng mạng đã góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của CNTB 2 Tư tưởng : - So với chế độ phong kiến, CNTB với cuộc CM KH-KT là một bước tiến lớn, có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của lịch sử xã hội.Nó đưa nhân loại sang kĩ nguyên của nền văn minh công nghiệp - Nhận thức rõ yếu... triển của văn học và nghệ thuật Yêu cầu học sinh tóm tắt các thành tựu văn học ? Nội + văn học: dung tư tưởng chủ yếu của các trào lưu văn học là gì - Trào lưu triết học ánh sáng: TL: Dựa vào sgk Pháp,Đức,Anh - Trào lưu hiện thực phê phán: Pháp, Nga Nội dung: dùng tác phẩm văn học đấu tranh chống chế độ PK, giải phóng nhân ? Nêu thành tựu nổi bật về nghệ thuật ? Nội dung? dân bị áp bức TL : dựa vào sgk... mục 1 sgk và khoa học xã hội ? Kể tên các nhà Bác học và các phát minh vĩ đại TK 1 Khoa học tự nhiên XVIII-XIX - Toán học: Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp TL: kể tên các nhà Bác học và các phát minh - Hoá học: Men-đê-lê-ép ? Nêu lại những phát minh lớn về tự nhiên - Vật lí: Niu-tơn Cho HS xem H. 38 Định luật “ vạn vật hấp dẫn” - Sinh vật: Đác-Uyn ? Qua thành tựu của các phát minh nêu ý nghĩa, tác dụng của nó... hội, là thế kỉ phát hiện rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Yêu cầu học sinh nhận xét khái quát về hoàn cảnh lịch sử I Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật cụ thể của thế kỉ XVIII-XIX Nhận xét: Để hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến về kinh tế, giai cấp TS cần tiếp tục cuộc cách mạng thứ hai, đó là cuộc CM công . 187 5 Đảng xã hội dân chủ Đức + 187 9 Đảng công nhân Pháp + 188 3 nhóm giải phóng lao động người Nga ra đời. 2. Quốc tế thứ hai ( 188 9-1914) Giáo án Lịch sử. ngày 18. 3. 187 1. Sự thành lập Công xã - 18- 3- 187 1 Quần chúng Pa-ri tiến hành khởi nghĩa : SGK - 26-3- 187 1 Tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân công xã. - 28- 3- 187 1

Ngày đăng: 08/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan