Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi

7 246 0
Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...

Cách giao việc nhà cho con thật hiệu quả Ý nghĩa của những công việc nhỏ cho con Những công việc nhỏ trong gia đình đều có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài những nhu cầu về tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ, những đứa trẻ cũng muốn chúng là những người có ích với gia đình và bạn bè. Vì vậy, những việc nhỏ có tác dụng: Khiến trẻ cảm giác mình có thẩm quyền. Cho trẻ hiểu những việc cần có trong một gia đình. Tạo cho trẻ những thói quen tốt về thái độ đối với công việc. Việc thiếu trách nhiệm đối với các công việc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ lúc lớn. Trong một nghiên cứu nhiều năm liền ở các trường đại học, trong số sinh viên bỏ học thì nhóm sinh viên được bố mẹ thanh toán cho mọi khoản chi phí theo nhu cầu của con là nhóm có nguy cơ cao nhất. Đối với chúng, ngay cả việc bỏ học cũng có nghĩa là "chưa có gì để mất" trong khi bố mẹ thì đau khổ: chúng tôi đã làm tất cả vì chúng mà chúng không thèm nghe tôi đến một lời. Việc vặt trong nhà - những sai lầm phổ biến của cha mẹ Có lẽ bạn đã từng nhiều lần sai con mình làm vài việc và đã thua cuộc, hoặc bạn chưa dám giao cho con khi cảm thấy chúng chưa đủ lớn để làm các công việc đó. Có rất nhiều sai lầm mà phụ huynh vẫn thường mắc phải. Nhiều bậc cha mẹ đòi hỏi hoàn hảo ngay từ đầu. Điều này sẽ trì hoãn giao việc nhà cho các bé. Khi thấy bé lau gương còn vài vết bẩn, cất đồ chơi còn chưa gọn, nhiều mẹ lại nghĩ rằng: "Làm như thế thì thà mình làm vài phút cho xong" và từ lần sau không cho con làm nữa. Trẻ con có thể làm được nhiều việc hơn chúng ta nghĩ, từ việc quét nhà, tưới cây, phơi/ cất quần áo hay rửa bát, lau dọn bếp nhưng vẫn chưa thể giao cho chúng "lúc này". Vấn đề "lúc này" là lúc nào? Bố mẹ đã không ca ngợi hay khuyến khich con cái trừ khi chúng làm được trọn vẹn như bố mẹ mong đợi là một sai lầm phổ biến. Vì sau mỗi lần cảm thấy không được việc, chúng sẽ dần đẩy các việc nhà cho người khác làm. Một số gợi ý để giao việc nhà cho con hiệu quả Các bạn sẽ thấy kết quả không ngờ tới khi nói với con rằng: "Bố/ mẹ cần sự giúp đỡ của (các) con". Trẻ em có nhiều khả năng để giúp đỡ gia đình và chúng cũng rất có trách nhiệm, nhất là khi chúng nhận thấy những yêu cầu của cha mẹ không phải là áp đặt. Tuy nhiên, trẻ con vẫn là trẻ con, chúng luôn hiếu động và hay quên việc. Nhưng hãy kiên nhẫn nhắc nhở chứ đừng trách móc cho đến khi chúng hình thành thói quen tốt. Cũng có những gia đình sử dụng danh sách công việc nhà và bàn giao trách nhiệm cho các thành viên một cách công bằng. Hãy để cho những đứa trẻ lựa chọn những việc chúng ưa thích nhất, hoặc ngược lại là gạch bỏ những việc chúng ghét nhất. Nhưng hãy đảm bảo việc đó là trong tầm kiểm soát của chúng, một đứa trẻ 6 tuổi có thể lau sạch bếp gas nhưng không thể để nó đun nấu trên ngọn lửa gas đầy nguy hiểm bạn nhé! Bạn có thể tạo một biểu đồ với ba cột: Danh sách công việc, thời hạn kết thúc, và cột ghi chú đã hoàn tất hay chưa. Bên dưới danh sách công việc có thể là chia làm hai loại, việc hàng ngày và việc hàng tuần. Cung cấp thời hạn dài: Điều này đảm bảo "mọi người" vẫn thoải mái làm việc cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên cũng cần phải có sự cam kết và điều kiện đảm bảo. rau vo gạo được nữa và cả Bí phân việc nhà cho theo độ tuổi Cha mẹ biết cách phân việc nhà cho theo độ tuổi thích hợp để bé 2-3 tuổi tự rót nước, dọn cơm quét góc nhỏ nhà, khiến trẻ phát triển khả cần thiết, hoàn thiện thân Nếu bố mẹ hướng dẫn giao nhiệm vụ làm việc nhà phù hợp với độ tuổi từ ngày nhỏ, trẻ có thêm nhiều hội để học hỏi, phát triển kĩ thô tinh bàn tay, rèn luyện khéo léo, tính bền bỉ tinh thần trách nhiệm Các chuyên gia khuyên rằng, giao việc vừa sức, bé háo hức với công việc làm, cảm thấy thật quan trọng gia đình, cách để bố mẹ dạy vai trò, vị trí bé gia đình Bảng công việc trẻ làm độ tuổi giúp bố mẹ tham khảo lựa chọn việc nhà phù hợp để giao cho Tùy vào điều kiện gia đình mà bố mẹ hướng dẫn việc khác nhau, phải ghi nhớ: Một bé bắt tay vào làm việc nhà, nhẹ nhàng bảo ban con, đừng mắng mỏ hay cáu gắt làm chưa tốt Thái độ bạn định tới ham học hỏi bé! VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 8 bí quyết "bỏ túi" khi cho con ăn dặm Khi mới cho ăn dặm, không ít mẹ còn lúng túng. "Bỏ túi" 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn. 1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông. Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng. Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh. 2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được. 3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác. 4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có. 5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả. 6. Bạn có thể nấu rau củ quả bằng cách hấp, luộc hay nướng. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong rau củ. Nếu bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng. 7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria. 8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò ) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa. 8 BÍ QUYẾT 'BỎ TÚI' KHI CHO CON ĂN DẶM 1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông. Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng. Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh. 2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng… sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được. 3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác 4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có. 5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả. 6. Bạn có thể nấu rau củ quả bằng cách hấp, luộc hay nướng. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong rau củ. Nếu bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng. 7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria. 8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò…) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa. kết quả kiểm nghiệm nói trên căn cứ vào khung giới hạn chung theo quy định về hàm lượng hóa chất, phụ gia trong thực phẩm (nghĩa là cho cả người lớn và trẻ em). Vì thế cũng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ các sản phẩm thực phẩm có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, độc chất nằm trong giới hạn cho phép nói trên vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, vì cơ thể và sức đề kháng của trẻ em yếu hơn. Bí quyết mua xe ôtô cho con Xe ôtô không còn là một cái gì đó quá ghê gớm với nhiều gia đình, nhưng nó cũng là một tài sản không nhỏ và là niềm mơ ước của nhiều gia đình khác. Vì thế, quyết định mua xe nào luôn luôn được cân nhắc kĩ càng. Đặc biệt là những gia đình khá giả muốn cho con mình sở hữu một chiếc xe hơi thì càng nên tham khảo những bí quyết sau đây để đảm bảo mua một chiếc xe phù hợp và an toàn cho đứa con cưng của mình. Tuy nhiên, một lời khuyên quan trọng được đưa ra, đó là: trước khi mua xe, cha mẹ và con cái nên thống nhất các quan điểm chung để bố mẹ mua đúng cho con chiếc xe con muốn và con cái biết trân trọng món quà của cha mẹ. Bí quyết 1: Lưu ý đến tốc độ. Lái những chiếc xe có tốc độ cao với máy nén khí trong động cơ pit-tong và tốc độ tối đa cao có thể đem đến những nguy cơ rất lớn. Vì tai nạn ôtô là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết cho những người trẻ ở độ tuổi 15 – 20, mà 1/3 trong số những tai nạn này có liên quan đến tốc độ (theo số liệu thống kê tại Mĩ), cho nên một chiếc xe chạy nhanh không phải là một lựa chọn thông minh. Vì thế, tốt nhất là chọn một chiếc xe có động cơ 4 xi-lanh và tốc độ tối đa trung bình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải đóng bảo hiểm thấp hơn và đảm bảo an toàn hơn cho con của bạn. Bí quyết 2: Thực dụng. Khi nghĩ đến ôtô, nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng cứ to là đồng nghĩa với an toàn. Nhưng đối với những tay lái trẻ tuổi thì thực tế chứng minh điều ngược lại vì những chiếc SUV hay pick-up có thể đặt những tay lái trẻ vào những hoàn cảnh cực kì nguy hiểm. Những chiếc xe này có điểm trọng lực cao, làm cho chúng kém ổn định và dễ có nguy cơ bị lật nhào hơn là những chiếc sedan kích cỡ trung bình, đặc biệt là đối với những tay lái non kinh nghiệm. Thực tế chỉ ra rằng: những chiếc xe tải pick-up thì có nguy cơ lật nhào cao hơn gấp 2 lần, và những chiếc SUV thì còn thậm chí đến 3 lần so với những chiếc xe khách truyền thống. Bí quyết 3: Mua những chiếc xe từ đời 1997 trở lại đây. Vẫn biết là những chiếc xe dùng rồi thì rẻ hơn nhưng những mẫu xe đời cũ thì còn có thể mất nhiều tiền hơn đảm bảo, vì chúng thường không có những tính năng an toàn hiện đại như những chiếc xe đời mới hơn. Dù nhiều bậc cha mẹ không thể mua cho con mình những chiếc xe mới, hay gần như mới thì họ cũng nên chú trọng đến những mẫu xe ra đời từ năm 1997 trở lại đây, đó là năm mà xe hơi bắt buộc phải có túi khí. Những tính năng an toàn quan trọng khác như túi khí bên hông, bộ chống bó cứng phanh và bộ phận kiểm soát ổn định chống lật xe. Bí quyết 4: Biết điểm đánh giá của chiếc xe. Dù bạn định mua một chiếc xe mới toanh hay một chiếc “second-hand” thì cũng luôn phải nhớ kiểm tra điểm thử nghiệm va đập của nó. Ở nước ta thì chưa có, nhưng chúng ta cũng có thể tham khảo những số liệu đánh giá của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mĩ (National Highway Traffic Safety Administration - NHTSA). Cơ quan này có đánh giá khả năng đứng vững của xe khi chịu tác từ đằng trước hoặc từ hai bên hông. Dù những số liệu đánh giá chỉ mang tính tương đối thì chúng cũng cho ta những đánh giá xuất sắc về tình trạng kết cấu của xe. Để tham khảo điểm đánh giá va đập, bạn có thể vào trang web chính thức của NHTSA Mĩ tại địa chỉ http://www.safercar.gov. Bí quyết 5: Giá cả. Trước khi đi mua xe, bạn cần tham khảo giá xe trước ở nhiều nguồn khác nhau, tại đại lý, trên trang web chính thức của hãng hay qua người quen. Hãy cân nhắc giữa giá cả và sự an toàn của con bạn. Xe360.vn (nguồn autonet) BÍ QUYẾT TÌM GIA SƯ CHO CON 1. Xác định rõ nhu cầu bằng cách đặt ra những câu hỏi và trả lời Vì sao bạn nghĩ rằng con mình cần học gia sư? Cháu có khó khăn trong việc học môn nào? Cháu vô cùng vất vả khi làm bài tập về nhà? Một kỳ thi cực kỳ quan trọng đang tới gần? Mối quan hệ giữa bạn và con có tốt không? Con bạn không có vấn đề gì về phát triển trí tuệ chứ? Hãy rà soát lại và suy nghĩ thật kỹ xem liệu con có cần một sự giúp đỡ đặc biệt nào mà thầy cô ở trường không thể đáp ứng. Theo bạn, con mình không theo kịp bạn bè trong lớp có phải vì cháu ốm, hay vì mới chuyển trường? Hãy nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm cho con người gia sư phù hợp nhất. 2. Trao đổi với giáo viên của con Mục đích cuối cùng của bạn là giúp con học hành tiến bộ, bởi thế hãy liên lạc với thầy cô của con trên lớp để hỏi thăm những thông tin cần thiết như: Theo thầy/cô, cháu có cần học gia sư không? Cháu đặc biệt yếu kém và cần được kèm cặp riêng môn nào? Có cần tìm một gia sư có kinh nghiệm giảng dạy không? Nếu được, hãy nhờ thầy cô giới thiệu gia sư giúp, hỏi họ về lịch thi, kiểm tra để gia sư của con bạn có kế hoạch cụ thể cho việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức. 3. Phẩm chất gia sư Nhìn chung, người gia sư tốt nhất là người phù hợp với cách học của con bạn. Có thể xem xét đến 3 yếu tố sau: - Lịch học: Lịch học nào tốt nhất cho con? Tuần 1 hay 2 buổi? Mỗi buổi kéo dài bao lâu? Con bạn sẽ học “một thầy một trò” hay học nhóm? Con sẽ làm bài tập về nhà lúc nào, trong bao lâu mà không bị quá tải? - Tính cách: Con bạn sẽ dễ tiếp thu, chịu khó lĩnh hội trước một người như thế nào? Gia sư cần là người có thể hợp với con của bạn. - Phong cách học: Con bạn dễ tiếp thu bài vở qua cách học nào: Nghe giảng “chay”? Học với hình ảnh minh họa? Học thông qua các hoạt động vui chơi? (Nếu bạn không nắm rõ, hãy hỏi thầy/cô giáo của con). Nếu việc học với con quả thực rất vất vả thì cách dạy truyền thống sẽ không mấy tác dụng. Khi ấy, bạn cần một gia sư sáng tạo hơn, người biết cách giúp con lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất 4. Lên kế hoạch học tập Khi đã tìm được gia sư cho con, hãy ngồi lại cùng bàn kế hoạch giúp con tiến bộ. Ví dụ, có thể hỏi người gia sư xem anh/cô ấy dự định tiến hành những bước cụ thể nào trong kế hoạch giúp con của bạn? Mức độ tiến bộ của con sẽ được đánh giá bằng cách nào? Các buổi học sẽ đề cập đến kiến thức, các bài tập, bài kiểm tra trên lớp chứ? Hãy rõ ràng ngay từ đầu về vấn đề học phí cũng như nguyện vọng của gia sư khi hợp tác cùng gia đình bạn. Sau cùng, ít nhất tuần 1 lần, hãy để ý xem việc học của con và gia sư đang tiến triển đến đâu. 5. Ưu tiên Con bạn cần hiểu rằng học gia sư cũng rất quan trọng, bởi thế cần có sự ưu tiên. Hãy xếp lịch học cho con vào khoảng thời gian con có thể tập trung tốt nhất. 6. Hãy thực tế Gia sư không phải một ảo thuật gia tài thánh, quá trình học của con bạn cần thời gian mới thấy rõ sự tiến bộ. Bởi thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng, đừng quên cổ vũ con: “Mẹ biết con học vất vả, nhưng đây là kết quả của con tuần trước, hãy xem, tuần này con có tiến bộ rồi”…

Ngày đăng: 29/09/2016, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan