DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN LUẬT

5 3.1K 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN LUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN LUẬT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ luật dân sự 2005.2. Luật hôn nhân gia đình 2000.3. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008.4. danluat.thuvienphapluat.vn 5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com BÀI TẬP SỐ 1Xây dựng một tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của Tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các qui định của pháp luật mà tòa án áp dụng để có quyết định như vậy.Ghi chú: Các mục 1 và mục 2 đều nằm trong một tình huống.1) Chia di sản của A:Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + (360.000.000 đồng : 2) = 1.140.000.000 đồng;A = 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng.A = 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng.B = (560.000.000 đồng : 6) x 2/3 = 62.222.222 đồng.C = D = E = K = T = (560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng) : 5 = 99.555.555 đồng.M = N (thế vị) = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng.2) Chia di sản của C.C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng.B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng. *Tình huống:Năm 1961, ông A kết hôn với bà B. Hai ông bà có với nhau 5 người con: anh C, anh D, anh E, chị K và chị T (đều đã trưởng thành). Anh C có vợ là H, có 2 con là M, N. Tháng 7/2005, ông A và anh C cùng chết một thời điểm trong một vụ tai nạn máy bay. Trước khi chết ông A có để lại di chúc với nội dung: truất quyền thừa kế của bà B. Sau khi ông A chết, bà B lấy 10.000.000 đồng từ khối tài sản chung của hai ông bà để trả cho chi phí mai táng. Tháng 8/2005, bà B kiện lên Tòa án nhân dân huyện L, yêu cầu chia di sản của ông A và anh C. Tòa xác định:- Di chúc của ông A là hợp pháp.- Số tài sản còn lại trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B là: 950.000.000 đồng.- Năm 2003, Ông A có lấy tiền lương của mình góp vốn cùng với ông Z mua cổ phiếu của công ty Q. Sau khi ông A chết, ông Z bán số cổ phiếu này được 360.000.000 đồng (tỷ lệ đóng góp như nhau).- Số tài sản chung vợ chồng anh C, chị H là: 240.000.000 đồng.*Giải quyết tình huống:1/ Chia di sản của A.- Xác định di sản của ông A.+ Ông A có chung vốn để mua cổ phiếu với ông Z, nay ông Z bán được 360.000.000 đồng. Số tiền này thuộc sở hữu chung của cả hai người và sẽ chia theo tỷ lệ đóng góp ban đầu. Vì tỷ lệ đóng góp là như nhau nên số tài sản mà ông A được chia trong sở hữu chung theo phần này là: 360.000.000 đồng : 2 = 180.000.000 đồng.+ Theo Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2000, số tài sản do vợ, chồng tạo ra hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Vậy số tiền bán cổ phiếu mà ông được chia ở trên sẽ được nhập vào khối tài sản chung của ông, bà.3 Tổng số tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của ông A với bà B trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là:950.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + 180.000.000 đồng = 1.140.000.000 đồng. Số tiền ông của ông A trong khối tài sản chung hợp nhất này là: 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng+ Theo qui định tại Điều 683 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Như vậy, di sản của ông A để chia thừa kế là:570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng. - Chia thừa kế cho bà B.+ Bà B bị ông A truất quyền thừa kế nhưng theo Điều 669 BLDS 2005 quy định về việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì với tư cách là vợ, bà B có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.B = (560.000.000 : 6) x 2/3 = 62.222.222 đồng.Sau khi đã xác định phần của bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc, số di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật vì theo Điều 675 BLDS 2005, phần di sản chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật.- Áp dụng Điều 676, bà B bị truất quyền thừa kế nên hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm: các con C, D, E, K, T. Tuy anh C đã chết cùng thời điểm với ông A nhưng anh C lại có con là M, N nên theo Điều 677 BLDS 2005 thì M, N được thừa kế thế vị di sản của ông A. Vậy di sản vẫn được chia cho anh C để xác định phần di sản được hưởng của M, N. C = D = E =K = T = (560.000.000 – 62.222.222) : 5 = 99.555.555 đồng.+ Theo Điều 677 BLDS 2005 về thừa kế thế vị, M và N sẽ được hưởng phần di sản mà anh C được hưởng nếu còn sống. Vậy: M = N = 99.555.555 : 2 = 49.777.777 đồng.4 2/ Chia di sản của C.Tổng tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của anh C, chị H là 240.000.000 đồng nên di sản của anh C bằng: (240.000.000 : 2) = 120.000.000 đồng.Anh C chết không để lại di chúc nên di sản của anh C sẽ được chia theo pháp luật. + Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên theo quy định tại Điều 641 BLDS 2005 thì ông A không được thừa kế di sản của anh C.+ Áp dụng Điều 676 BLDS 2005, thì người thừa kế theo pháp luật của anh C bao gồm: mẹ là B, vợ là H, các con M, N. Theo khoản 2 Điều 676 BLDS 2005 thì họ được hưởng phần di sản bằng nhau.B = H = M = N = 120.000.000 : 4 = 30.000.000 đồng.* Nhận xét:Bà B tuy bị ông A truất quyền thừa kế nhưng theo Điều 669 bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Rõ ràng đây là quy định hạn chế quyền định đoạt di sản của người lập di chúc, tuy nhiên điều luật này vẫn được đảm bảo thực hiện vì nó phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta về quan hệ giữa vợ, chồng, giữa cha, mẹ với con cái.Trong tình huống trên, mặc dù đã chết cùng với ông A nhưng anh C vẫn được tính vào tham số để xác định một suất thừa kế được chia theo pháp luật để xác định phần di sản của bà B vì C có 2 con là M, N do đó xuất hiện trường hợp thừa kế thế vị, mà thừa kế thế vị lại là loại thừa kế theo pháp luật. Đặt giả thiết, anh C chết mà không có con thì C không được tính vào tham số để xác định một suất thừa kế được chia theo pháp luật nữa, lúc này di sản mà bà B được hưởng sẽ là: (560.000.000 : 5) x 2/3 = 74.666.670 đồng. Và số di sản còn lại sẽ chia đều cho D, E, K, T.5 . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ luật dân sự 2005.2. Luật hôn nhân gia đình 2000.3. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. của pháp luật mà tòa án áp dụng để có quyết định như vậy.Ghi chú: Các mục 1 và mục 2 đều nằm trong một tình huống.1) Chia di sản của A:Tổng tài sản

Ngày đăng: 05/10/2012, 19:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan