Nhưng bai thuoc gia truyền chữa ung thư

12 1.5K 11
Nhưng bai thuoc gia truyền chữa ung thư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỜI SỐNG Thứ ba, 18/9/2007, 11:06 GMT+7 E-mail Bản In Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó. Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy. Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh. Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc. Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác. Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy: - 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau. - 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn. - 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều. - 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác. - 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển. Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử dụng bài thuốc trên. Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong muốn có kết luận về bài thuốc kể trên. Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ. Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống ĐỜI SỐNG Thứ ba, 18/9/2007, 11:06 GMT+7 E-mail Bản In Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó. Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy. Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh. Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc. Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống. Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy: - 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau. - 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn. - 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều. - 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác. - 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển. Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư. Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử dụng bài thuốc trên. Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong muốn có kết luận về bài thuốc kể trên. Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ. Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống Ung Thư Lưỡi Một ngày bạn phát hiện thấy một đốm đỏ trên mặt lưỡi hoặc chấm trắng phía trong môi, đừng chủ quan, vì có thể đó là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư miệng, các chuyên gia của Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam cho biết. Không ít Theo ước tính của Bệnh viện K, ung thư khoang miệng chiếm từ 5-10% tổng số các loại ung thư và chiếm 2-3% tổng số các bệnh nhân tử vong trong ung thư Nhóm đàn ông trên 40 tuổi dễ phát triển ung thư khoang miệng hơn. Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư khoang miệng ở nữ giới cao do ăn trầu thuốc. Trong các bộ phận thuộc khoang miệng, lưỡi là bộ phận bị ung thư thường gặp nhất Triệu chứng âm thầm Theo GS Nguyễn Bá Đức, Giám đốc Bệnh viện K, ung thư khoang miệng thường bắt đầu một cách âm thầm, thường là với một vùng có màu đỏ hoặc trắng, hoặc có thể là một chỗ sưng u lên hoặc một đốm gây đau Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện ở môi, mặt trên và dưới của lưỡi hoặc nền khoang miệng, mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong miệng. Vì thế, khi có bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc, má hay lợi đã được điều trị bai tuần mà không khỏi cần lưu ý. Các điểm này thường có mày trắng hoặc đỏ ở trong miệng hoặc trên môi. Bên cạnh đó, nếu có một điểm sưng tấy hoặc nổi một u ở bất kỳ điểm nào trong miêng hoặc ở cổ, có dấu hiệu trở ngại trong việc nói và nuốt, có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng, bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng thì cần chú ý. Cũng theo các chuyên gia, hầu hết bệnh nhân bị ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra. Rượu và thuốc được tiên đoán là thủ phạm Nguyên nhân gây ung thư miệng chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố sau có thể là chủ yếu, hút thuốc lá và uống rượu trong một thời gian dài. Theo các bác sỹ của Hiệp hội Nha khoa Califonia, việc sử dụng thuốc lá, dưới bất cứ hình thức nào sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư miệng Rượu bia cùng với thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ này hơn nữa. Khi chúng ta lớn tuổi, nguy cơ bị ung thư miệng sẽ tăng lên, nhất là sau độ tuổi 40, mặc dù những người trẻ tuổi cũng bị ung thư miệng. Một nguyên nhân khác cũng nên lưu ý, đó là khi niêm mạc miệng luôn bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc một chiếc xương cá đâm vào. Bên cạnh đó, ánh nắng là yếu tố quan trọng gây ung thư môi Điều trị và phòng tránh Việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm, lúc u còn nhỏ và chưa di căn xa bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất. Kiểm tra định kỳ răng miệng bởi bác sỹ nha khoa cùng với khám sức khỏe định kỳ cũng là việc các bác sỹ khuyên làm. Cần chú ý, khi vùng miệng xuất hiện các triệu chứng sau 1. Màu ở mô thay đổi, chẳng hạn như đốm nhỏ màu màu trắng hoặc đỏ 2. Bề mặt hoặc cấu trúc mô thay đổi, chẳng hạn độ dày hơn, xuất hiện khối sưng u hoặc đốm gây đau, vùng bị loét, ăn mòn hoặc lớp vảy cứng 3. Cảm giác răng không khớp vừa 4. Gặp khó khăn khi nhai hoặc nuốt hoặc thay đổi trong khả năng cử động miệng, lưỡi hoặc hàm thông thường 5. Giọng nói thay đổi, như khàn giọng, mãn tính 6. Nổi u bướu ở bất cứ nơi nào trên đầu hoặc cổ 7. Đau, tổn thương hoặc tê bất cứ nơi nào trong khoang miệng hoặc môi của bạn 8. Vết lở loét dễ bị chảy máu và không lành trong vòng hai tuần Cỏ lưỡi rắn trắng - thảo dược chữa ung thư Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan ., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên. Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc. Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi… Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc. Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa… Một số bài thuốc Nam đơn giản Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật… Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2- 3 lần trong ngày. Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược). Theo GĐ Trung tâm Ung thư Parkway- BS Ang Peng Tiam và BS Anselm Chi-wai Lee - GĐ Trung tâm Huyết học và Ung thư Nhi đến từ Tập đoàn Y tế Parkway thì bệnh ung thư có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Làm sao để biết những triệu chứng của bệnh ung thư? Làm sao để biết được mình có mắc bệnh ung thư hay không? Hay những loại đồ ăn hàng ngày nào dễ gây ung thư? Liệu ung thư có phải là một bệnh di truyền? Những tiến bộ của y học ngày nay trong việc chữa trị căn bệnh nan y này… Bạn có điều cần hỏi xung quanh bệnh ung thư, ngay từ bây giờ, hãy gửi câu hỏi tại đây. Liệu ung thư có phải là một bệnh di truyền? Nguồn: medic.netcenter Giám đốc Trung tâm Ung thư Parkway - bác sĩ Ang Peng Tiam và bác sĩ Anselm Chi-wai Lee - Giám đốc Trung tâm Huyết học và Ung thư Nhi đến từ Tập đoàn Y tế Parkway là hai khách mời của buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề: "Có thể chữa được bệnh ung thư?" - diễn ra tại Tòa soạn Báo Điện tử VietNamNet, 4 Láng Hạ lúc 14h30 ngày 11/04 sẽ trả lời những câu hỏi này. Hai vị khách mời: Bác sĩ Ang Peng Tiam (ảnh trái) và bác sĩ Anselm Chi-wai Lee (ảnh phải) Nhắc đến ung thư người ta nghĩ ngay đến cái chết. Tại Việt Nam, đây cũng là căn bệnh nan y trong khi việc chẩn đoán và điều trị còn hạn chế. Vậy làm sao để biết những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp có phải là triệu chứng của ung thư hay không? Những loại đồ ăn hàng ngày nào dễ gây nên ung thư? Làm sao để biết mình có mắc bệnh ung thư hay không? Làm sao để kéo dài được sự sống? Làm sao để chữa trị thành công? Phương pháp chữa trị căn bệnh nan y này thế nào? … Những thắc mắc của bạn về ung thư cũng như cách điều trị căn bệnh này sẽ được giải đáp trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Có thể chữa được bệnh ung thư?”. Đây cũng là cơ hội để bạn cũng như người thân có thể chia sẻ vui buồn, kinh nghiệm… trong quá trình chiến đấu với căn bệnh tai ác này. Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây. Nội dung cuộc giao lưu: Hoàng Văn Phú - Nam 40 tuổi - Hải Phòng - Viet Nam - Thưa Bác sĩ! Quả thực là khi nghe đến ai bị ung thư thì chắc chắn cầm đến cái chết. Tùy loại ung thư mà thời gian kéo dài sự sống ngắn hay dài ngày. Theo tôi những thành tựu y khoa phát triển hiện nay để phục vụ cứu chữa bệnh nhân là rất tốt, song đối với bệnh nhân ung thư thì vẫn chưa có lối thoát. Tôi lại tin tưởng nhiều hơn về khả năng chữa trị dứt điểm hoặc ít nhất là kéo dài sự sống lâu hơn của các loại thuốc đông y. Hiện gia đình tôi có nguời nhà bị ung thư dạ dày, tôi lại không muốn mổ và chỉ muốn đi cắt thuốc Đông y, còn thành viên khác trong gia đình nhất quyết phải mổ. Quả thực tôi không muốn người nhà mình sau khi mổ một vài tháng lại ra đi. Nếu có thể bác sỹ cho tôi lời khuyên. Trân trọng cám ơn! BS Ang Peng Tiam: Đầu tiên tôi muốn nói ung thư dạ dày có thể phát hiện sớm. Theo tôi rõ ràng không công bằng nếu trong trường hợp phát hiện mà chỉ chữa bằng phương pháp cổ truyền. Tôi nghĩ anh nên đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ chuyên khoa xem có bị ung thư dạ dày không và ở giai đoạn nào để chữa trị phù hợp. Với trình độ ngày nay, sự kết hơp giữa phẫu thuật và hóa trị liệu có thể chữa khỏi chữa cho bệnh nhân nếu phát hiện và chẩn đoán sớm, chữa trị kịp thời. Bạn có thể cho người đó được điều trị bằng Đông y nhưng chỉ như là biện pháp bổ trợ, không thể thay thế như phương pháp ngoại khoa hoặc hóa chất. Phạm Xuân Trường - Nam 25 tuổi - HN - Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ họng và cách phát hiện sớm bệnh này? Hiện tại em rất hay bị viêm họng (mặc dù đã cắt amidan) nên em rất lo sẽ mắc phải. Em xin cảm ơn! BS Ang Peng Tiam: Đầu tiên phải nói với bạn là hiếm khi người bị viêm họng lại thành ung thư. Tuy nhiên nếu bạn bị viêm họng kéo dài tới hơn hai tuần thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chữa trị. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng là do hút thuốc lá. Tuy nhiên một số người, kể cả người không hút thuốc lá vẫn có thể bị ung thư vòm họng. Phạm Viết Hoàng - Nam 30 tuổi - Tp. Hồ Chí Minh - Ông nội tôi bị ung thu gan qua đời năm 2006, sau một năm bố tôi đi xét nghiệm thì có kết quả Viêm gam siêu vi B đang điều trị và tôi xét nghiệm cũng có kết quả tương tự và đang điều trị tại BV Hòa Hảo. Như vậy bác sĩ cho tôi hỏi: Ung thư có thể di truyền không và phải ăn uống như thế nào? Tôi điều trị Viêm gan B có thể hết được không? Bác sĩ Ang Peng Tiam đang trả lời trực tuyến về ung thư tại TS Báo Điện tử VietNamNet. BS Ang Peng Tiam: Ung thư gan và viêm gan B thường phối hợp với nhau, có sự kết hợp. Trong trường hợp gia đình bạn có người ung thư gan thì bạn nên đi thử máu để xem có bị viêm gan B không. Nếu xét nghiệm mà không có kháng thể của viêm gan B thì nên đi tiêm phòng ngay. Về phương diện di truyền học, nếu ông nội bị ung thư gan thì bạn cũng có nguy cơ nhỏ là có phần liên quan. Nhưng về mặt y học, khó có sự can thiệp nếu là di truyền. Bạn cứ nên duy trì cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Không được ăn quá nhiều chất béo. Mai Thanh Tuan - Nam 33 tuổi - 119/11/5-ds11-11-GV - Xin chào! Em trai tôi bị ung thư lưỡi. Đã cắt ½ lưỡi và đang chờ xạ trị. Theo lời bác sỹ thì chỉ cần xạ trị phòng ngừa 30 tia, sau đó định kỳ kiểm tra lại và bác sỹ khẳng định chưa rõ hết hay chưa hết bệnh. Tôi muốn hỏi: - Trường hợp của em tôi có chữa hết hẳn được không? - Tại sao phải xạ phòng ngừa 30 tia? - Có cách nào để chữa hết bệnh. Xin chỉ cho gia đình tôi. Chân thành cảm ơn! BS Ang Peng Tiam: Người ta phải dùng xạ trị trong trường hợp phẫu thuật xong vẫn chưa hoàn toàn yên tâm là cắt bỏ hết khối u. Xạ trị cần được thực hiện trong trường hợp tế bào u di căn tới hạch. Tôi không phải bác sĩ chuyên về xạ trị nhưng với 30 tia thì không đủ để chữa trị ung thư lưỡi. TRƯƠNG THỊ VINH HOA - Nữ 29 tuổi - 12 LÊ ĐÌNH DƯƠNG, TP ĐÀ NẴNG - CON TÔI NĂM NAY ĐÃ 3 TUỔI, BỊ UNG THƯ TINH HOÀN, CHÁU ĐÃ MỔ VÀ ĐÃ TRUYỀN XONG 6 ĐỢT HOÁ CHẤT, KHÔNG CÓ HIỆN TƯỢNG RỤNG TÓC. SAU 1 NĂM MỔ VÀ ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT, HIỆN TẠI BÂY GIỜ TÔI THẤY CHÁU BÌNH THƯỜNG NHƯ BAO TRẺ KHÁC. TÔI KHÔNG BIẾT SAU NÀY CÓ VẤN ĐỀ GÌ VỚI CON TÔI KHÔNG, NẾU CÓ THÌ SẼ CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ. VÀ TÔI CẦN NHỮNG THỨ THUỐC GÌ NỮA KHÔNG. CŨNG CÓ NGƯỜI MÁCH TÔI SANG SINGAPORE ĐỂ XEM THỬ CHÁU ĐÃ KHỎI HẲN CHƯA, NHƯNG TÔI KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN. XIN HÃY CHO TÔI BIẾT BÂY GIỜ TÔI PHẢI LÀM SAO. TÔI NGHĨ CHẮC NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ TIỀN MÀ BỊ UNG THƯ CHẮC CHẮN LÀ SẼ "MẤT" PHẢI KHÔNG? TÔI CHỈ CÓ MỘT ĐỨA CON DUY NHẤT XIN BÁC SĨ HÃY GIÚP TÔI. CHÂN THÀNH CẢM ƠN! BS.Lee: Có rất nhiều dạng ung thư ảnh hưởng đến tinh hoàn, có một dạng phổ biến nhất là ung thư tế bào vi khuẩn. Phương pháp điều trị tối ưu cho ung thư tế bào vi khuẩn là phẫu thuật để có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào. Phương pháp điều trị chuẩn gồm phẫu thuật, sau đó là hoá trị, nếu điều trị bằng phẫu thuật và hoá trị giúp bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, như vậy, bệnh hoàn toàn hết. Làm thế nào để biết được trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh? Bác sĩ sẽ siêu âm và với một số trẻ, các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu. Đối với một số bệnh nhân bị ung thư tế bào vi khuẩn, người ta sẽ làm xét nghiệm chỉ điểm khối u, nếu như kết quả siêu âm và xét nghiệm máu bình thường, như vậy, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và khỏi bệnh. Khi đến Singapore để điều trị thì chi phí rất cao, vì vậy, nếu như bạn không có đủ khả năng thì có thể lựa chọn một nơi điều trị khác. Đỗ Anh Tuấn - Nam 27 tuổi - D18 Ngõ 52 Giang Văn Minh, Hà Nội - Rất cảm ơn bác sĩ đã có buổi trả lời trực tuyến này. Hiện nay, anh trai tôi đang bị ung thư máu (mới phát hiện được 2 tuần và đang điều trị hóa chất đợt 1). Xin bác sĩ cho biết khả năng chữa trị thành công? Các bác sĩ tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương Việt Nam đã trả lời anh tôi chỉ có thể kéo dài cuộc sống (trong trường hợp tốt nhất) là 3-5 năm. Nếu trong trường hợp như vậy, bác sĩ có thể cho biết anh tôi có thể chữa bệnh được ở nước ngoài hay không và khả năng thành công như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ. Nếu có thể, bác sĩ có thể cho tôi địa chỉ liên lạc tại Việt Nam để gia đình tôi có thể gặp trực tiếp bác sĩ và xem xét bệnh án của anh tôi. BS Ang Peng Tiam: Bệnh ung thư máu có thể chữa được. Trong ung thư máu, người ta thường dùng phương pháp hóa trị liệu để ngăn chặn sự bùng phát của tế bào ung thư trong máu. Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao, vừa có thể áp dụng hóa trị liệu cao và cấy tế bào gốc. Bạn có thể email cho tôi để biết thêm thông tin: angpt@parkwaycancercentre.com. Bùi Ngọc Diệp - 30 tuổi - Quảng Ngãi - Xin hỏi căn cứ vào đâu mà nói là có thể chữa đuợc bệnh ung thư. Ung thư được định nghĩa là 1 khối u xuất hiện bên trong cơ thể nó khác với các khối u bên ngoài đuợc nhìn thấy bằng mắt thường, nói về vấn đề khoa học nó bị nhiễm trùng là nguyên nhân chính nên rất khó chữa mặc dù đuợc sử dụng bằng công nghệ cao, xin giải thích rõ hơn. BS Ang Peng Tiam: Người ta có thể nói chữa khỏi bệnh ung thư khi đã chữa và khối u không tái xuất hiện và người ta sống kéo dài. Chẳng hạn như trung tâm của chúng tôi, có thể chữa cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 1 thành công trên 90%. Cứ 100 người ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn 1 thì chúng tôi có thể cứu sống 90 người và sống đến già. Ung thư không tái phát. Và người ta chết là chết vì căn bệnh khác. Nguyễn Xuân Nhất - Nam 32 tuổi - Quảng Trị - Bệnh ung thư dễ bị phát bệnh ở độ tuổi nào? Làm thế nào để phát hiện mình bị bệnh? BS Ang Peng Tiam: Không có cái tuổi nào là quá trẻ và quá già. Ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, người giàu người nghèo. Pham Ngoc Nghia - Nam 42 tuổi - Thanh pho Lao Cai - Thưa ông bệnh ung thư gan gai đoạn 4 có thể chữa được không? Phương pháp chữa trị như thế nào? BS Ang Peng Tiam: Ung thư mà giai đoạn muộn như giai đoạn 4 là không chữa được. Mục tiêu chữa trị là tiêu diệt tế bào ung thư, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kéo dài cuộc sống. Những bệnh nhân ở giai đoạn muộn thì không đặt vấn đề chữa cho khỏi mà là kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Văn Nguyên - Nam 46 tuổi - 18/6 Nguyễn Hiến Lê, P.13, Q.TB, TP. Hồ Chí Minh - Con trai tôi 12 tuổi, bị ung thư Hạch bạch cầu - Lymphoma Hodgkins đã hoá trị 8 toa, hiện nay cháu khỏe và đi học bình thường, cứ 3 tháng chúng tôi cho cháu đi tái khám. Kết quả máu của cháu bình thường, xin cho hỏi bệnh này có tái phát không? Và tránh tái phát chúng tôi phải cho cháu uống thuốc gì? Chúng tôi vẫn cho cháu uống nuớc xạ đen theo phương pháp dân gian. Xin hỏi bệnh của cháu có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Cháu kết thúc hoá trị đến nay đã được hơn 1 năm. Để khỏi bệnh cần theo dõi và uống thuốc gì? Cần phòng ngừa gì? Hoặc sau này có biến chứng gì không? Xin chân thành cảm ơn! BS Lee: Đối với điều trị bệnh ung thư hạch bạch cầu, phương pháp điều trị phổ biến là hoá trị và đôi khi là xạ trị. Bệnh có tái phát hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của trẻ. Bác sĩ Lee trả lời trực tuyến. Đối với giai đoạn 1 hoặc 2 của bệnh, nguy cơ tái phát ít hơn 10%, nhưng đối với giai đoạn 3 hoặc 4, nguy cơ tái phát có thể lên tới hơn 40%. Kể cả đối với những giai đoạn sau, khi bị tái phát, việc điều trị lần 2 có thể cho kết quả khả quan. Thực chất, việc sử dụng các loại thuốc dân gian không thể ngăn chặn nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cần kiểm tra và làm các xét nghiệm thường xuyên. Bệnh nhân nên chụp CT định kỳ và nếu có khả năng, bệnh nhân nên chụp PET (phương pháp chụp phát hiện ung thư toàn thân) để có kết quả chuẩn xác nhất. Việc bệnh nhân có gặp biến chứng hay không phụ thuộc vào loại hoá chất được sử dụng và phương pháp điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ điều trị hoặc gửi thông tin tới văn phòng của chúng tôi để được tư vấn. Thutrang - Nữ 32 tuổi - Bien Hoa, Dong Nai - Tôi muốn biết về ung thư tuyến giáp, biện pháp duy nhất hiện nay là phải mổ, liệu có chữa trị được bệnh này không? Xin bác sĩ cho biết thêm về căn bệnh này? Những thức ăn nào cần hạn chế ăn khi mắc bệnh này? Người bị ung thư tuyến giáp liệu có chồng có con được không thưa bác sĩ? Bác sĩ Ang Peng Tiam: Mốc rất quan trọng của việc chữa ung thư tuyến giáp là phẫu thuật. Sau đó, còn phải tiếp tục uống viên i-ốt phóng xạ để loại bỏ nốt tế bào sót. Cơ may chữa khỏi ngày nay là rất cao. Còn chế độ ăn không có tác dụng gì, bạn cứ ăn uống thoải mái. Nếu bạn đã được phẫu thuật và tiếp tục điều trị như trên thì hoàn toàn có thể sống bình thường. Không nên quá lo âu, sầu não. Tran Thanh Trung - Nam 26 tuổi - Ha Noi - Xin hỏi BS Lee những loại ung thư thường gặp ở trẻ em là gì? Khả năng điều trị có khả quan không? BS Lee: Bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ là ung thư bạch cầu. Cứ 1 trong 3 trường hợp bị mắc ung thư thì có 1 trẻ bị mắc ung thư bạch cầu. Bệnh ung thư phổ biến thứ 2 và 3 là ung thư não và ung thư hạch bạch huyết. Nhìn chung, đối với trẻ được điều trị theo phương pháp đúng, cơ hội thành công là hơn 70%. Đối với bệnh ung thư bạch cầu, cơ hội chữa khỏi là trên 80%, ung thư hạch bạch huyết là 90%. Vũ Thị Phuợng - Nữ 36 tuổi - Ngo 27/04B Đặng Tiến Đông - P. Đông Thọ - TPTH - Người bị bệnh ung thư vú, sau chữa trị có phải ăn kiêng để phòng tránh bệnh tái phát không? BS Ang Peng Tiam: Chế độ ăn của một người nhiều mỡ thường được coi là có nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, cho tới ngày nay, người ta chưa có đủ bằng chứng khoa học để nói sau khi đã được chữa, mà ăn chế độ ăn nhiều mỡ thì bệnh tái phát. Nguy cơ có tái phát không phụ thuộc hai yếu tố. Thứ nhất, được phát hiện ở giai đoạn nào. Thứ hai việc chữa trị tốt đến mức nào. Vũ Đức Lâm - Nam 23 tuổi - Trường THCS Phúc Thành - Thưa bác sĩ, tại sao hút thuốc lá lại có thể gây nên bệnh ung thư phổi? Ang Peng Tiam: Khi bạn hút thuốc lá có nhiều chất carcinogen có khả năng gây ung thư. Khi bạn hút thuốc lá, bạn đã hít vào và đưa chất gây ung thư đó vào mô phổi của bạn. Chất gây ung thư ấy làm tăng nhanh khả năng ung thư phổi. Huỳnh Nguyễn Quang Huy - Nam 26 tuổi - tphcm - Ung thư tủy sống có chữa được không? Nếu được thì phải tiến hành như thế nào? BS Ang Peng Tiam: Bệnh ung thư tủy sống cũng giống ung thư máu. người ta chữa chủ yếu theo phương pháp hóa trị liệu. Trần Thu Hà - Nữ 25 tuổi - Thái Nguyên - Xin hỏi những loại thực phẩm nào dễ mắc bệnh ung thư, và biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh? BS Ang Peng Tiam: Những thức ăn có nhiều mỡ sẽ gây nhiều nguy cơ gây ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Những loại thực phẩm ăn nhanh hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản như cà muối, dưa muối cũng tăng nhanh nguy cơ bị ung thư. Các chất có cồn như rượu bia cũng được coi như yếu tố dễ gây ra ung thư gan. Nguyen Hoang Anh - Nam 33 tuổi - Hanoi - Tôi có nguời cháu 3 tuổi đang bị viêm bạch cầu cấp dòng b2, là một dạng của bệnh ung thư máu. Câu hỏi của tôi là tình hình điều trị bệnh này trên thế giới thế nào? Tỷ lệ thành công là bao nhiêu? Bệnh nhân có thể sống bình thường đuợc không? Có thể sống đuợc bao nhiêu lâu? BS Lee: Có 2 dạng bệnh viêm bạch cầu cấp. Loại thứ nhất là bệnh ALL (ung thư máu tế bào thể nguyên bào lymphô cấp), loại thứ 2 là AML (ung thư máu dòng tuỷ cấp). Đối với bệnh ALL, cơ hội chữa khỏi là 80-85%, đối với bệnh AML, theo kinh nghiệm của chúng tôi, cơ hội chữa khỏi là 60%. Việc điều trị chính xác dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ là rất quan trọng. Việc điều trị bệnh này có rất nhiều biến chứng, nếu như bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ hoặc bệnh viện không có kinh nghiệm chuyên môn, thì có 10-20% trẻ có nguy cơ tử vong do biến chứng. Nếu như việc điều trị thành công, bệnh nhân hoàn toàn có cuộc sống bình thường và tuổi thọ có thể đạt được như mọi người bình thường khác. PHAN THE ANH - Nam 32 tuổi - TP HCM - Xin bác sỹ cho biết căng thẳng, stress liên tục co gây ra ung thư không? BS Ang Peng Tiam: Hiện chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nhưng người ta tìm ra những bằng chứng liên quan cho thấy những người bị căng thẳng liên tục kéo dài cũng dễ có khả năng bị ung thư. Nguyen Diem Hang - Nữ 30 tuổi - K7- Ha Huy Tap Vinh -Nghe An - Anh trai tôi mới phát hiện bệnh ung thư não cách đây 4 tháng, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối, nhưng người nhà đã đưa sang Singapore chữa trị với đông tây y kết hợp và với một trong những phuơng pháp chữa trị tốt nhất hiện giờ. Bây giờ sức khoẻ của anh trai tôi không được tốt lắm nhưng vẫn khá bình thường. Tôi muốn hỏi như vậy anh tôi có thể chữa trị được không? Và nếu kéo dài thì đuợc bao lâu? Bác sĩ Ang Peng Tiam: Chúng tôi khó có thể trả lời bạn chính xác nếu không được xem bệnh nhân bị ung thư gì ở não và đã được chữa trị thế nào. Bạn nên trực tiếp nhờ bác sĩ đã chữa trị cho anh trai bạn tư vấn cụ thể. Thu Lệ - Thành Công, Hà Nội - Tôi đuợc biết gần đây tỉ lệ trẻ em bị ung thư nguyên bào võng mạc ngày càng cao. Vậy có cách nào để phát hiện sớm căn bệnh này để tránh nguy cơ tử vong cũng như bảo tồn nguyên vẹn đôi mắt cho các cháu? BS Lee: Ung thư nguyên bào võng mạc là một dạng của ung thư mắt, chỉ mắc phải ở trẻ. Đây là một dạng bệnh không phổ biến tuy nhiên, ung thư nguyên bào võng mạc được nhận thấy hện nay phổ biến nhiều ở khu vực ĐNÁ. Dấu hiệu phát hiện sớm dạng bệnh này được gọi là "phản xạ mắt mèo", có nghĩa là đồng tử của mắt xuất hiện điểm trắng, có thể dễ dàng nhận ra dấu hiện này khi chụp ảnh sử dụng đèn flash. Khi ung thư phát triển lớn hơn, mắt của bệnh nhân sẽ bị [...]... được ung thư vú khá sớm Thành Hùng - Nam 51 tuổi - 121 Minh Khai, Hà Nội - Thử máu có thể phát hiện ra ung thư không? Xin cám ơn! Bác sĩ Ang Peng Tiam: Người ta không khuyến cáo thử máu để phát hiện ung thư Tuy nhiên có rất nhiều huyền thoại truyền miệng rằng thử máu có thể phát hiện ung thư Tôi không khuyến cáo điều này nhưng bản thân tôi vẫn luôn thử máu đều đặn Tất nhiên tùy vào từng loại ung thư. .. thuong Nhung thoi gian gan day chau ho rat nhieu Cho toi hoi benh cua chau co the chua khoi duoc không? Hội thảo chuyên đề ung thư: Thời gian: 9h00 -11h00 ngày 12/04/2008 Địa điểm: Trường Chính trị Tô Hiệu, số 282 Lạch Tray, Hải Phòng Diễn giả: Bác sỹ Ang Peng Tiam – Giám đốc TT Ung thư Parkway Bác sỹ Anselm Chi-wai Lee – Giám đốc TT Huyết học và Ung thư Nhi Tư vấn miễn phí cho bệnh nhân ung thư Thời gian:... tuổi - Nam Định - Trẻ em có thể mắc bệnh ung thư vú không? BS.Lee: Trẻ thì không có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú Nguy cơ này chỉ có thể gặp phải ở những người trưởng thành Than Van Sang - Nam 19 tuổi - Bac Giang - Thưa bác sỹ! khi người đàn ông trong giai đoạn tiền ung thư, quan hệ tình dục với vợ có thai Xin ông cho biết thai nhi có bị ảnh hưởng không? Có bị di truyền về sau không? ... thân trong gia đình zung - Nam 50 tuổi - hanoi - Công nghệ điều trị ung thư hiện nay vẫn đi theo hướng hủy diệt tế bào ung thư Như vậy, bên cạnh các tế bào ác tính bị hủy diệt, các tế bào lành cũng bị hủy diệt theo Nhiều người bệnh đã chết không chỉ vì ung thư mà do bị suy kiệt sức khỏe Ông nghĩ sao về vấn đề naỳ? Đã bao người bạn tôi biết đã nghe theo quảng cáo của bên ông sang Singapore chữa bệnh,... đích Những người phụ nữ bị ung thư vú mà có gen cerbB2 có thể được điều trị bằng thuốc HERCEPTIN Hoặc người bệnh bị lymphom ác tính có CD 20 dương tính thì có thể chữa bằng thuốc RITUXIMAB Bản chất, cũng là những kháng thể Trong trường hợp đó, kháng thể này sẽ chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà không tiêu diệt các tế bào lành Trần Xuân Thành - Nam - Hà Tĩnh - Con tôi bị ung thư máu Tôi nghe nói thuốc... Thể trạng của con tôi rất yếu liệu có chữa trị đuợc không? BS.Lee: Ung thư bạch cầu nếu không được điều trị, trẻ có thể bị tử vong trong vòng 2-4 tháng Hoá trị là phương pháp điều trị có thể giúp chữa khỏi bệnh và cơ hội chữa khỏi là khoảng 60-80% đối với trẻ em Thực tế là việc điều trị có thể có nhiều biến chứng, những bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư nhi là những người có thể kiểm soát... Ang Peng Tiam – Giám đốc TT Ung thư Parkway Bác sỹ Anselm Chi-wai Lee – Giám đốc TT Huyết học và Ung thư Nhi Thông tin chi tiết xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway - tầng 5, số 91B phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội Tel: 04.7472729 BS Lee: M2 là một dạng bệnh ung thư bạch cầu dòng tuỷ cấp tính hay còn gọi là AML Với phương pháp điều trị hiện đại ngày nay, cơ hội điều trị để chữa khỏi kéo dài sự sống... - Nam - Thưa bác sỹ, ung thư quy đầu bao có dẫn đến vô sinh hoàn toàn không ạ? Bác sĩ Ang Peng Tiam: Vô sinh hay không phụ thuộc vào số lượng tinh trùng Do vậy, kể cả khi dương vật đã bị cắt đi rồi thì người phụ nữ vẫn có thể thụ thai nếu đưa tinh trùng vào tử cung Trong trường hợp đó, cần đến sự trợ giúp của y học Nguyễn Tường Vĩnh - Nam 37 tuổi - Bình Định - Tôi có đứa cháu 5 tuổi bị ung thư máu,... tủy là tốt nhất? BS.Lee: Ung thư bạch cầu cấp tính ở trẻ hoặc ở thể ALL hoặc AML có thể điều trị thành công bằng hoá trị Việc chẩn đoán ban đầu, việc thay tuỷ thư ng không được chỉ định trừ khi bệnh nhân có dấu hiện bất thư ng, được tiên lượng liên quan đến việc tái phát sớm hoặc bệnh nhân không đáp ứng được điều trị ban đầu Thay tuỷ thư ng được sử dụng khi bị tái phát Nói chung, cơ hội thành công của... thiết trong việc chẩn đoán sớm bệnh Lê Thị Thanh Hiền - Nữ 24 tuổi - Nhân Mỹ - Mỹ Đình - Hà Nội - Đối với những người bị u vú hay bị ung thư vú thì có cách nào phát hiện ra bệnh sớm và nếu phát hiện muộn thì có chữa trị lành hoàn toàn không? Tại sao tôi có người bạn bị u vú mà chữa trị 3 năm ở viện K Hà nội mà vẫn không thấy giảm trong khi các nhân u ngày 1 nhiều hơn Vậy bạn tôi phải làm thế nao để có thể . Lee: Bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ là ung thư bạch cầu. Cứ 1 trong 3 trường hợp bị mắc ung thư thì có 1 trẻ bị mắc ung thư bạch cầu. Bệnh ung thư phổ. chứng của bệnh ung thư? Làm sao để biết được mình có mắc bệnh ung thư hay không? Hay những loại đồ ăn hàng ngày nào dễ gây ung thư? Liệu ung thư có phải là

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan