Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

94 408 1
Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 5 2.1. Mục tiêu chung 5 1.1. Ngân sách nhà nước 7 1.1.1. Khái niệm NSNN 7 1.1.2. Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước 7 1.1.3. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 11 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước 11 1.2. Phân bổ Ngân sách Nhà nước. 15 1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN. 15 1.2.2. Nguyên tắc phân bổ NSNN 15 1.2.3. Tiêu chí phân bổ NSNN 15 1.2.4. Căn cứ phân bổ NSNN 16 1.2.5.Định mức phân bổ NSNN 19 1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN 21 1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ ngân sách. 33 1.3 Kinh nghiệm phân bổ NSNN của các tỉnh thành của Việt Nam và bài học kinh nghiệm về PBNN cho huyện Đại Từ. 34 1.3.2 Bài học kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 35 2.3.3. Phương pháp tổng hợp phân tích 37 2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 37 3.1. Khái quát tình hình KTXH huyện Đại Từ Thái Nguyên 39 3.2. Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại huyện Đại Từ 43 3.2.1. Tình hình thực hiện các tiêu chí phân bổ NSNN 50 3.2.2. Thực trạng xây dựng các tiêu chí,định mức phân bổ NSNN 50 3.2.3. Thực trạng công tác phân bổ NSNN 61 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ NSNN trên địa bàn huyện Đại từ 70 3.4. Đánh giá chung thực trạng công tác phân bổ NSNN cấp huyện 77 3.4.1 Ưu điểm 3.4.2. Nhược điểm 4.1. Định hướng phân bổ NSNn của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 88 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN 91 4.2.1. Hoàn thiện nguyên tắc phân bổ NSNN 91 4.2.2. Hoàn thiện quy trình lập,phân bổ và giao dự toán 92 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội ( KTXH). Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả NSNN của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình. Ở Việt Nam quá trình phân bổ ngân sách đã trải qua nhiều thời kỳ và đã có những chuyển biến đáng kể,đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 1392003QĐTTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ. ban ngành, cơ quan Trung ương ( TW) và các tỉnh,thành phố trực thuộc TW ngân sách (PBNS) theo Quyết định 139 của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng như : Đảm bảo tính công bằng, hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch của NSNN. Đồng thời qua đó thể hiện ưu tiên đối với vùng miền núi,vùng cao,vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn và vùng kinh tế trọng điểm,phù hợp với khả năng cân đối NSNN, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh, góp phần tăng cường công tác quản lý nguồn tài chính, sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ( TX) của NSNN trong thời gian qua còn có những hạn chế : Phạm vi hệ thống định mức phân bổ chưa bao quát hết các lĩnh vực chi TX cưa NSNN, các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dừ đã ưu tiên trong hệ thống ĐMPBNS, nhưng trong giai đoạn mới mục tiêu và yêu cầu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo được Chính phủ đặt ra rất lớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên đối với hệ thống định mức phân bổ NSNN trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại để đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển KTXH của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Việc ban hành Quyết định số 1512006QĐTTg ngày 2962006 và Quyết định số 2102006 QĐ TTg ngày 1292006 là một sự đổi mới quan trọng, cá quy định về tiêu chí và định mức được lượng hóa, bảo đảm việc phân bổ NSNN công khai, minh bạch và công bằng so với trước đây; khắc phục được việc phân bổ theo cảm tính thiếu căn cứ trước đây. Tuy nhiên,vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện,bổ sung trong việc xá định mức chi NSNN.Việc xây dựng các định mức chi tiêu ngân sách ( NS) vẫn chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến các hiệu quả đầu ra cảu các khoản chi tiêu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chi tiêu NS bị lãng phí, hiệu quả thấp. Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên là một trong những huyện phát triển của tỉnh Thái nguyên, hàng năm đều được trợ cấp từ Ngân sách TW. Trong những năm gần đây Đại Từ đều đạt các chỉ tiêu kinh tế của huyện và của tỉnh đề ra do công tác phân bổ NSNN được các ban ngành,các cấp quan tâm chú trọng. Trên thực tế vốn đầu tư từ NSNN của Huyện Đại Từ đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển KTXH của huyện.Song bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc phân bổ NSNN đạt hiệu quả chưa cao. Công tác phân bổ NS lập theo từng năm và thường được lập theo phương pháp tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành,chưa gắn chặt với việc triển khai thực khai thực hiện kế hoạch KTXH của địa phương. Vì vậy,một số dự toán phân bổ giao chính thức cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện không sát với thực trạng KTXH.Trước tình hình đó, việc nghên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” Nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận thực tiễn đang đặt ra hiện nay 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở thực trạng công tác phân bổ công tác NSNN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn phân tích nhằm thực hiện công tác phân bổ NSNN của huyện Đại từ; giúp huyện thực hiện có hiệu quả vốn ngân sách của Nhà nước, góp phần phát triển KTXH của huyện đến năm 2020. 2.2.Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN ; phân bổ NSNN, cơ sở phương pháp luận về xây dựng PBNS. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ĐMPBNS và những kết quả đạt được, những bất cập tồn tại trong việc phân bổ NSNN giai đoạn 20102014 của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN của huyện Đại Từ đến năm 2020 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là công tác phân bổ NSNN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác phân bổ ngân sách của huyện Đại Từ. Phạm vi thời gian nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2010 2014 các giả pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN uyện Đại Từ nhằm thực hiện tốt mục tiêu mục tiêu tăng trưởng của huyện giai đoạn 20152020. Phạm vi về không gian, thông tin được sử dụng đề tài hiện tại phòng ban (Phòng tài chính Bộ phận liên quan của huyện Đại Từ cung cấp và thực hiện ngân sách cấp tỉnh, huyện Đại Từ. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: + Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến phân bổ NSNN. + Phân tích khách quan thực trạng quan hệ ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ Ý nghĩa thực tiễn: +Phát hiện những khó khăn vướng mắc, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu,kết luận,nội dung luận văn gồm 4 chương Chương I:Cơ sở lý luận và thực tiễn về NSNN và phân bổ NSNN Chương II: Phương pháp nghiên cứu Chương III: Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên Chương IV: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NSNN VÀ PHÂN BỔ NSNN 1.1. Ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm NSNN Trong thực tiễn khái niệm ngân sách thường để chi tổng thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định.Một bảng tính toán và các chi phí để thực hiện một kế hoạch,hoạc một chương trình cho một mục đích nhất định cảu một chủ thể nào đó.Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là Ngân sách Nhà nước,. Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách Nhà nước Viện Nam bao gồm NSTW và NSĐP.Ngân sách địa phương có ngân sách của đơn vị hành chính,các cấp có HĐND và UBND phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay.NSĐP bao gồm: NS cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,ngân sách cấp huyện,quận ,thị xã ,thành phố thuộc tỉnh và ngân sách cấp xã,phường,thị trấn. 1.1.2. Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước Nội dung thu ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, như tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Thu từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị nhà nước. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư NS. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản di sản nhà nước được hưởng; các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thu chênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ NS cấp trên; thu chuyển nguồn NS từ NS năm trước chuyển sang. Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất và hình thức động viên vào NS, đánh giá tính cân đối, bền vững, họp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức điều hành NS phù hợp với các mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ .Nội dung chi ngân sách Nhà nước. + Chi đầu tư phát triển: Căn cứ mục đích của các khoản chi, chi ĐTPT chia thành: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn. Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượng đầu tư bằng vốn ĐTPT của NSNN gồm các công trình giao thông; các công trình đê điều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng... Chi đầu tư và hỗ ừợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi dự trữ nhà nước là khoản chi để mua hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước mang tính chất chuyên ngành. Chi ĐTPT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng và kháng chiến.. Chi thường xuyên: + Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: Chi cho các hoạt động về sự nghiệp kinh tế ,giao thông ,thủy lợi ,nông nghiệp,ngư nghiệp .... Chi cho quốc phòng an ninh,trật tự an toàn xã hội. Chi cho sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội,sự nghiệp giáo dục,y tế ... Chi khác. Ngoài ra chi thường xuyên lớn đã được sắp xếp và phân bổ trên thì còn một số các khoản chi thường xuyên khác cũng được sắp xếp như chi thường xuyên mục tiêu quốc gia,dự án nhà nước.Việc phân loại chi thường xuyên nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trên cơ sở đó giúp cho việc đánh giá hoạch định các chính sách chi NSNN phù hợp với mỗi khoản chi. Phân loại các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế Việc phân loại này nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phân bổ, quyết toán và đánh giá tình hình NSNN trong từng đơn vị sử dụng NSNN. Các khoản chi cho con người thuộc khu vực HCSN như tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương, chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho mỗi loại trường và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị HCSN rất khác nhau. Ở cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tính hợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh v.v... tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ… Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị đó luôn phải được ưu tiên chỉ đứng sau các nhu cầu chi cho con người. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa Trong quá trình hoạt động, các đơn vị HCSN được NSNN cấp kinh phí để mua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng. Các nhà kinh tế đều khuyến cáo rằng: nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngay cho các nhu cầu duy tu, bảo dưỡng tài sản đúng lúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng hoạt động của tài sản ít bị suy giảm và vì thế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao. Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi này. Các khoản chi khác Chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nói trên như chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để 1.1.3. Chức năng của Ngân sách Nhà nước Chức năng phân phối giữa các cấp ngân sách; thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và bổ sung cân đối ngân sách cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng. Chức năng đôn đốc; kiểm tra, giám sát, chức năng này cụ thể là các nhiệm vụ như kiểm tra chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán và kiểm toán và quyết định ngân sách Nhà nước một cách thường xuyên liên tục. Thực hiện tốt chức năng này sẽ đem lại những thông tin trung thực cho việc quản lý các hoạt động của ngân sách Nhà nước, giúp cho Nhà nước phát hiện ra những thiếu sót, kịp thời chỉnh sửa, phát huy được những kết quả tốt đã đạt được góp phần thúc đẩy hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước, tiến tới các mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý nhà nước do pháp luật quy định. Ngân sách là công cụ của chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, phân cấp quản lý NS phải phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Năng lực quản lý của chính quyền các cấp cũng là một yếu tố cần được xem xét kỹ trước khi thực hiện phân cấp mạnh cho địa phương. 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là nguồn huy động tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Mức động viên vào ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua thuế và các khoản thu khác phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có tác động tích cực. Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho các đơn vị sản xuất có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng. hay là nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, nền kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tuy vậy nó cũng chứa đựng những mặt hạn chế mà bản thân nó không thể tự điều chỉnh. Do vậy, sự can thiệp của Nhà nước và nền kinh tế thị trường thông qua các hoạt động điểu tiết vĩ mô nền kinh tế tài chính mà quan trọng nhất là ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là công cụ thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngược lại Nhà nước chỉ có thể thực hiện thành công hoạt động điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi có nguồn tài chính đảm bảo tức là sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách Nhà nước. Vai trò của ngân sách Nhà nước được khái quả hóa trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và thị trường: +) Về mặt kinh tế Ngân sách Nhà nước là yếu tố quan trọng giúp Nhà nước định hướng hình thành cơ câu kinh tế mới. kích thích phát triển, sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Nhà nước dùng ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành mũi nhọn, từ đó tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế khác. Dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp cơ bản chống độc quyền, thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp kịp thời đảm bảo cho sự ổn định cơ cấu kinh tế hay chuẩn bị chuyển sang cơ cấu mới cao hơn. Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế đảm bảo thực hiện định hướng đầu tư, kích thích hay hạn chế sản xuất kinh doanh. Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, tuy nhiên để sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có biện pháp sử dụng vốn một cách hợp lý. +) Về xã hội Ngân sách Nhà nước chi cho các phúc lợi xã hội như: Y tế, dịch vụ, vui chơi giả trí, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa thể thao, chi đảm bảo xã hội, giải quyết việc làm, trợ giá mặt hàng… đặc biệt là chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện được. Ngân sách Nhà nước được huy động chủ yếu là thuế và các khoản thu ngoài thuế. Thông qua thuế thu nhập và thuế lợi tức nhằm phân phối lại thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp với mục đích là làm giảm sự chênh lệch trong xã hội. Thông qua thuế gián thu để hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu đầy đủ và có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp, tránh xảy ra những điều không hợp lý. +) Về mặt thị trường Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát thông qua thuế, lệ phí. Phí và chính sách chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước có thể điều chỉnh giá thị trường một cách chủ động. Chính sách ngân sách Nhà nước thắt chặt hay mở rộng đều có tác động mạnh tới cung cầu của xã hội. Chẳng hạn như việc thông huy động của ngân sách thông qua các khoản thu từ thuế và thu ngoài thuế (phí, lệ phí) và tỷ lệ động viên của GDP, GNP chiếm tỷ trọng cao thì cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư sẽ giảm xuống vốn đầu tư khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, nó sẽ làm cho nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm, nhưng ngân sách Nhà nước lại có điều kiện tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn do đó tăng cung. Ngược lại khi ngân sách Nhà nước huy động GDP và GNP thấp thì nguồn đầu tư sẽ tăng dần lên sẽ dẫn tới cung tăng đồng thời tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân sách Nhà nước lại không có điều kiện tăng cầu và chi cho đầu tư. Khi nhà nước vay vốn với lãi suất cao làm tăng cung vốn từ các nhà đầu tư, tiết kiệm tiêu dùng, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Ngược lại khi lãi suất thấp các nhà đầu tư tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ mà không muốn cho Nhà nước vay. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các yếu tố khác. Tuy nhiên có lúc giá lên cao, để đảm lợi ích cho người tiêu dùng thì Nhà nước có chính sách giá trần, đồng thời có nguồn hàng hóa dự trữ tung ra thị trường. Ngược lại có lúc giá lại xuống thấp Nhà nước lại đặt ra chính sách giá sàn, mua bớt lượng hàng hóa trên thị trường để dự trữ. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi nguồn ngân sách Nhà nước phải dồi dào. Lạm phát là một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, sự quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật ấy. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó thu, chi ngân sách Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi ngân sách Nhà nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra tình trạng bất ổn định trên thị trường làm cho lạm phát tăng cao. Với vai trò của mình vai trò của NSNN là công cụ của Nhà nước để cùng với thị trường tác động tích cực vào nền kinh tế,tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.Mở rộng và tăng cường sử sụng tích cực các công cụ tài chính tiền tệ,sửa đổi bổ sung các chính sách phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. 1.2. Phân bổ Ngân sách Nhà nước. 1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN. Từ thực tiễn hoạt động quản lý, sử dụng NSNN, phân bổ ngân sách nhà nước được hiểu là: Việc thiết lập, vận hành cơ chế phân chia và phân bổ nguồn tài chính giữa các cấp ngân sách, giữa ñơn vị quản lý và sử dụng ngân sách theo những nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ, định mức và phương pháp tính toán nhất định nhằm đảm bảo cho mỗi cấp, mỗi đơn vị có đủ nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được giao, phát triển KTXH, góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng tài chính giữa các địa phương, đơn vị, thực hiện quản lý và PBNS theo đúng chủ trương, quan điểm, mục tiêu của Nhà nước từng thời kỳ 1.2.2. Nguyên tắc phân bổ NSNN Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN,các tiêu chí và định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản tập trung được xây dựng là cơ sở để xác định số vốn bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện thành phố ( gọi chung là ngân sách cấp huyện ) năm 2015. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của NSNN tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác theo cho chủ đầu tư Bảo đảm tính công khai,minh bạch,công bằng trong việc phân bổ NSNN Đảm bảo tương quan hợp lý giữa các mục tiêu phát triển Đảm bảo thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước. 1.2.3. Tiêu chí phân bổ NSNN Tiêu chí dân số Tiêu chí trình độ phát triển Tiêu chí diện trình độ phát triển Tiêu chí diện tích tự nhiên các huyện và thành phố. Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã. Tiêu chí bổ sung 1.2.4. Căn cứ phân bổ NSNN Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập dự toán vốn ĐTPT. Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụng vốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của LuậtNSNN. UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối họp với các Bộ và UBND cấp tình xây dụng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Phân bổ dự toán chỉ đầu tư phát triển Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đàu tư cho các dự án đàu tư thuộc phạm vi quản lý phù họp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đàu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn. Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp quyết định. Sở Tài chính phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tình quyết định. Phòng Tài chính huyện chủ trì phối họp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý. Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xã lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phân cấp quản lý. Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND huyện phải gửi Sở Tài chính. UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi cho Phòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau: Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quan trọng của Nhà nước. Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đàu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư với các dự án được đàu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ. Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toán chi NSNN. Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa ừên những căn cứ sau: Chủ trương của Nhà nước về duy trl và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng an ninh và các hoạt động xã hội khác ừong từng giai đoạn. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc lập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới. Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương pháp phân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu này kết họp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN. Tuy nhiên, khi dựa trên căn cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẳm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù họp. Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của năm dự toán. Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mức cân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên của NSNN. Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thòi gian tới. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách, chế độ chi tiêu. Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin càn thiết cho việc lập dự toán chi theo các phương diện: + Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêu hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời. + Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu. Kết quả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN. 1.2.5.Định mức phân bổ NSNN Xây dựng định mức phân bổ : + Định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN ( hay còn gọi là định mức phân bổ). Định mức chi tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán NSNN,nhằm xây dựng được dự toán sơ bộ để giao số kiểm tra và hướng dẫn các ngành,các đơn vị sử dụng ngân scahs lập dự trù kinh phí.Định mức chi tổng hợp nhiều khi cũng được dùng để ấn định chính thức mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán ngân sách kỳ kế hoạch.Chính vì thế,người ta gọi những định mức này là định mức phân bổ.Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cấp ngân sách với nhau trong quá trình lập dự toán chi thường xuyên của NSNN.Hiện nay giãu NSTW và NSĐP ở nước ta đang sử dụng ĐMPBNS cho nhu cầu chi thường xuyên dựa trên tiêu chí dân số bình quân kỳ kế hoạch. Mặc dù đã có tính đến sự chênh lệch về điều kiện KTXH giữa các vùng khác nhau,trên cơ sở đó đua ra các mức cho các vùng,theo hướng vùng nào khó khăn hơn thì được phân bổ kinh phí cao hơn.Theo cách lập luận đó,các cơ quan tài chính cấp trên cho rằng đã đảm bảo được yếu tố công bằng trong phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các địa phương khi tính toán số kinh phí có thể hưởng theo các mưc phân bổ trên thì họ lại cho rằng không công bằng.Đay là vấn đề vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình lập dự toán hàng năm.Lựa chọn các tiêu chí phân bổ NS như thế nào cho công bằng hơn vẫn luôn được coi là vấn đề chưa có được lời giải thỏa đáng. Khi cơ quan tài chính trực tiếp quản lý nhân sách một cách cấp tiến hành phân bổ kinh phí cho các đơn vị thuộc ngân sách cấp mình,thì lại không thể dựa vào định mức phân bổ giữa NSTW,và NSĐP như đã nêu trên.Lúc này định mức phân bổ cho mỗi ngành,mỗi lĩnh vực trực thuộc ngân sách một cấp lại phải dựa vào đặc thù hoạt động của mỗi nghành,mỗi lạo hình đơn vị để xác định đối tượng tính định mức cho vừa phù hợp với hoạt động của các đơn vị,viawf phù hợp với yêu cầu quản lý. Phương pháp xây dựng định mức phân bổ. + Định mức phân bổ thường được dùng để xác định nhu cầu chi từ NSNN cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng ;trên cơ sở đó mà phác thảo dự toán sơ bộ về chi của NSNN kỳ kế hoạch.Ngoài ra,nó còn được dùng làm căn cứ để phân bổ chính thức tổng mức chi kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán; hoặc đánh giá khái quát tình hình quản lý và sủ dụng kinh phí của mỗi đơn vị thụ hưởng sau mỗi kỳ báo cáo. Do vậy với mỗi loại hình đơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức phân bổ khác nhau. Bởi vậy, phương pháp xây dựng định mức phân bổ cho các loại hình đơn vị được tiến hành như sau: Xác định đối tượng định mức: Đối tượng để tính định mức phân bổ cho mỗi loại hình đơn vị phải vừa phản ánh đặc trưng của hoạt động thuộc nhiệm vụ chuyên môn của mỗi loại hình đơn vị đó,vừa gắn chặt với cách thức quản lý,phương pháp phân tích tình hình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị thụ hưởng.Nên với mỗi loại hình hoạt động khác nhau,người ta xác định đối tượng để tính định mức khác nhau. Đánh giá,phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét phù hợp của định mức hiện hành.Yêu cầu rất quan trọng đối với định mức phân bổ này là phải đảm bảo được sự công bằng giãu các vùng,các địa phương về khả năng tạo nguồn ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên mà mỗi đơn vị địa phương đó phải đảm bảo.Trong khi đó,các loại hình hoạt động thuộc phạm vi chi thường xuyên ngày càng phát triển.quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN + Các yêu cầu đối với đối với định mức phân bổ Một là,các ĐMPBNS phải được xây dựng một cách khoa học Hai là: các ĐMPBNS phải có tính thực tiễn cao Ba là: ĐMPB phải đảm bảo tính thống nhất Bốn là : DDMPBNS phải đảm bảo tính pháp lý cao 1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập dự toán vốn ĐTPT. Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụng vốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN. UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ và UBND cấp tỉnh xây dựng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn 9, 25. 1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn. Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp quyết định. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tỉnh quyết định. Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý. Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xã lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phân cấp quản lý. Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND tỉnh phải gửi Bộ Tài chính. UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi cho Phòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau: Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quan trọng của Nhà nước. Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ 9, 25. Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toán chi NSNN. Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên những căn cứ sau: Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng – an ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc lập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới. Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương pháp phân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu này kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN. Tuy nhiên, khi dựa trên căn cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẩm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp. Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của năm dự toán. Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mức cân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên của NSNN. Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thời gian tới. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách, chế độ chi tiêu. Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi theo các phương diện: + Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêu hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời. + Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu. Kết quả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Có thể nói các thông tin thu thập được từ kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN năm báo cáo là căn cứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi thường xuyên. Trong khuôn khổ của dự án: “Lập trình tài chính và cải cách cơ cấu” do Học viện đào tạo khu vực của IMF tại Singapore (STI) hỗ trợ cho Bộ Tài chính Việt Nam, tháng 91999 đã đề cập đến phương pháp phân tích số liệu thực tiễn qua một giai đoạn để xác định chỉ số gia tăng bình quân qua các năm, nhằm lựa chọn mức dự đoán cho từng chỉ tiêu thu, chi NSNN năm dự toán. Tuy nhiên, muốn tăng tính chính xác của chỉ tiêu dự đoán cần phải kết hợp với nhiều tham số khác nữa. Chính vì vậy, việc sử dụng và tôn trọng tất cả các căn cứ là yêu cầu tất yếu khi xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN 9, 25. Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Có 2 phương pháp tính để xác định dự toán chi thường xuyên của NSNN: a. Phương pháp tính tổng hợp Theo phương pháp này thì số dự toán chi thường xuyên cho mỗi loại hình đơn vị sẽ được xác định dựa vào định mức chi tổng hợp (hay định mức phân bổ) dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính định mức. Tổng dự toán chi thường xuyên cho các loại hình đơn vị sẽ là số chi thường xuyên dự toán của NSNN. Có thể mô tả phương pháp này theo công thức sau: Trong đó: CTX: số chi thường xuyên dự toán của NSNN; Mi: định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng thuộc loại hình đơn vị thứ i; D¬i: số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hình đơn vị thứ i. Định mức chi tổng hợp thường do cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, đặc thù về chuyên môn vụ, các chế độ chính sách và khả năng kinh phí của NSNN trong từng thời kỳ. Định mức chi tổng hợp được sử dụng để phân bổ NSNN giữa NS các cấp hoặc trong một cấp NS cho các đơn vị dự toán trực thuộc. b. Phương pháp tính theo các nhóm mục chi Trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của NSNN, người ta thường phân chia nội dung chi theo 4 nhóm chi chủ yếu như sau: Chi thanh toán cho cá nhân; Chi cho nghiệp vụ chuyên môn; Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; Các khoản chi khác. Dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi theo các tiêu thức kể trên, phương pháp tính dự toán chi thường xuyên theo các nhóm mục được tiến hành như sau: Thứ nhất, xác định dự toán chi cho con người dựa trên số công chức viên chức (CCVC) bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán và mức dự kiến chi bình quân 1 CCVC CCN = (MCNi x SCNi) Trong đó: CCN: số dự toán chi cho CCVC của NSNN. MCNi: mức chi bình quân một CCVC dự kiến năm dự toán thuộc ngành thứ i. SCNi: số CCVC bình quân dự kiến năm dự toán thuộc ngành i. MCNi thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của năm báo cáo, đồng thời có tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một số khoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi trong kỳ kế hoạch. SCNi = SCNđn + SCNtg SCNgi Trong đó: SCNđn: số CCVC có mặt đầu năm dự toán ngành thứ i. SCNtg: số CCVC dự kiến tăng bình quân năm dự toán ngành thứ i. SCNgi: số CCVC dự kiến giảm bình quân năm dự toán ngành thứ i. Thứ hai, tính dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn Tùy theo tính chất hoạt động của mỗi ngành và chế độ Nhà nước cho phép mà số chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau. Do vậy, số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi ngành sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn với nhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí NSNN. Chi NSNN cho nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi ngành gồm: CNVi = CVLDC + CNCKH + CĐPTP + CK Trong đó: : số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CVLDC: số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CNCKH: số dự kiến chi về nghiên cứu khoa học hay thuê nghiên cứu khoa học cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CĐPTP: số dự kiến chi về đồng phục, trang phục,… cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CK: số dự kiến chi về các khoản khác cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. Thứ ba, tính dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng cho các hoạt động HCSN nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắm thêm trang thiết bị hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp ở những đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị, mỗi ngành để làm cơ sở lập dự toán NSNN. Khi phân bổ dự toán chi NSNN cho nhóm mục này, cơ quan tài chính chủ yếu dựa trên các căn cứ sau: Thực trạng của tài sản đang sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị được xác định thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dự tính mức chi cho mỗi ngành, mỗi đơn vị. Khả năng vốn NSNN dự kiến có thể huy động và dành cho mua sắm, sửa chữa lớn hoặc xây dựng nhỏ thuộc kinh phí chi thường xuyên. Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản bằng một tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị. Cụ thể là: = Trong đó: CMS: số chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản của NSNN năm dự toán. NGi: nguyên giá TSCĐ hiện có của ngành (hoặc đơn vị) thứ i. Ti: tỷ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi mua sắm, sửa chữa tài sản của ngành (hoặc đơn vị) thứ i. Thứ tư, tính dự toán chi các khoản chi khác Trước hết, xác định số chi cho nhu cầu hoạt động quản lý chung của đơn vị mà ta thường gọi là quản lý hành chính trong mỗi cơ quan, đơn vị đó. Với đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của NSNN về công tác quản lý hành chính thì kinh phí chi tiêu cho quản lý hành chính bao gồm: chi trả tiền điện, nước sử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giao dịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết, v.v… Các khoản chi trên liên quan nhiều đến hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị. Vì vậy, việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính năm dự toán thường căn cứ vào số CCVC bình quân và mức chi quản lý hành chính bình quân cho một CCVC kỳ kế hoạch. CQL khác = x Trong đó: : mức chi quản lý hành chính bình quân 1 CCVC năm dự toán ngành thứ i. : số CCVC bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán ngành thứ i. CQLkhác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán. Căn cứ để xác định mức chi tiêu quản lý hành chính dựa vào mức chi quản lý hành chính thực tế bình quân 1 CCVC năm báo cáo, khả năng nguồn vốn của NSNN năm dự toán và yêu cầu chi tiêu tiết kiệm trong quản lý hành chính. Ngoài các nhóm mục chủ yếu như trên, trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN còn một số khoản chi khác như chi hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, chi trợ giá… Mức chi các khoản chi này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN và yêu cầu thực hiện các chủ trương của Nhà nước về mỗi loại hoạt động đặc thù này. Dựa vào số liệu được xác định theo các nhóm các mục chi như trên, tổng hợp lại ta có: CTX = CCN + CNV + CMS + CQL khác Trong đó: CTX: số dự toán chi thường xuyên NSNN. CCN: số chi cho con người dự kiến năm dự toán. CNV: số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán. CMS: số chi mua sắm, sửa chữa tài sản năm dự toán. CQLkhác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán 9 Quy trình phân bổ NSNN + Giai đoạn 1:Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra Trước ngày 3105 thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau. Trước ngày 1006 Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ,cơ quan khác thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện. UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. + Giai đoạn 2:Lập và thảo luận dự toán ngân sách: Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu,chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao,báo cho cơ quan cấp trên trcj tiếp quản lý.Đơn vị dự toán cấp 1 xem xét,tập hợp lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính kế hoạch cùng cấp trước ngày 2007 kèm theo bảng thuyết minh chi tiết tính toán từng khoản thu ,chi. Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS với cơ quan ,đơn vị cùng cấp và UBND,cơ quan tài chính cấp dưới đối với năm đầu của thời kỳ ổn định NS.Cơ quan đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS đối với các đơn vị sử dụng NS trực thuộc trong quá trình lập dự toán. + Giai đoạn 3:Quyết định phân bổ giao dự toán ngân sách nhà nước Trước ngày 2011 căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội,Bộ tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhệm vụ thu,chi cho từng Bộ,,cơ quan ngang bộ,cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực,nhiệm vụ thu,chi tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu NSTW và NSĐP mức bổ sung cân đối,mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương. Trước ngày 1012 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NS địa phương,phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện,thành phố trực thuộc tỉnh. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh Sở tài chính trình quyết định giao nhiệm vụ thu,chi NS cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh.nhiệm vụ thu,chi tỷ lệ trích (%) phân chia cho các khoản thu giữa NS cá cấp chính quyền địa phương và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện,Sở Kế hoạch và đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ dự toán chi Đầu tư phát triển. Sau khi nhận quyết định nhiệm vụ thu,chi NS của UBND cấp trên,UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ NS của cấp đơn vị mình đảm bảo dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 3112. Chấp hành NSNN + Mục tiêu của chấp hành NSNN. Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chinh nhằm biến các chỉ tiêu thu,chi NSNN đã được ghi trong chỉ tiêu dự toán NSNN hàng năm. Để thực chi NSNN được hiệu quả vai trò cuiar khâu lập dự toán là hết sức quan trọng một NS dự toán tốt sẽ thực hiện mục tiêu tốt và ngược lại một khâu dự toán tồi thì việc thực hiện NS sẽ không tốt. Mục tiêu của chấp hành NSNN:Biến cá chỉ tiêu thu,chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng dự kiến trở thành hiện thực.Từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.kiểm tra việc thực hiện các chính sách,chế độ tiêu chuẩn định mức về kinh tế tài chính của nhà nước thông qau chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách và thực tiễn. Trong công tác điều hành NSNN chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định.Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản mới dừng ở trên giấy nằm trong

1 MỤC LỤC 3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn .62 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Ngân sách Nhà nước (NSNN) khâu bản, chủ đạo tài nhà nước, nguồn tài tập trung quan trọng hệ thống tài quốc gia NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng phát triển Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực việc điều chỉnh cấu kinh tế, thực cấu lại kinh tế nhằm phát triển bền vững không ngừng nâng cao hiệu kinh tế- xã hội ( KTXH) Điều cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu NSNN quốc gia nói chung địa phương nói riêng có ý nghĩa quan trọng giúp Chính phủ quyền cấp thực tốt mục tiêu tăng trưởng KTXH Ở Việt Nam trình phân bổ ngân sách trải qua nhiều thời kỳ có chuyển biến đáng kể,đánh dấu đời Quyết định 139/2003/QĐ-TTg định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho ban ngành, quan Trung ương ( TW) tỉnh,thành phố trực thuộc TW ngân sách (PBNS) theo Quyết định 139 Chính phủ đạt kết quan trọng : Đảm bảo tính công bằng, hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch NSNN Đồng thời qua thể ưu tiên vùng miền núi,vùng cao,vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn vùng kinh tế trọng điểm,phù hợp với khả cân đối NSNN, bảo đảm thực nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh, góp phần tăng cường công tác quản lý nguồn tài chính, sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm Tuy nhiên trình thực hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ( TX) NSNN thời gian qua có hạn chế : Phạm vi hệ thống định mức phân bổ chưa bao quát hết lĩnh vực chi TX cưa NSNN, vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dừ ưu tiên hệ thống ĐMPBNS, giai đoạn mục tiêu yêu cầu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo Chính phủ đặt lớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên hệ thống định mức phân bổ NSNN sở kế thừa phát huy kết đạt được, khắc phục tồn để đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển KTXH nước nói chung địa phương nói riêng Việc ban hành Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 Quyết định số 210/2006 /QĐ- TTg ngày 12/9/2006 đổi quan trọng, cá quy định tiêu chí định mức lượng hóa, bảo đảm việc phân bổ NSNN công khai, minh bạch công so với trước đây; khắc phục việc phân bổ theo cảm tính thiếu trước Tuy nhiên,vẫn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện,bổ sung việc xá định mức chi NSNN.Việc xây dựng định mức chi tiêu ngân sách ( NS) chủ yếu dựa yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến hiệu đầu cảu khoản chi tiêu, nguyên nhân dẫn tới tình trạng chi tiêu NS bị lãng phí, hiệu thấp Huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên huyện phát triển tỉnh Thái nguyên, hàng năm trợ cấp từ Ngân sách TW Trong năm gần Đại Từ đạt tiêu kinh tế huyện tỉnh đề công tác phân bổ NSNN ban ngành,các cấp quan tâm trọng Trên thực tế vốn đầu tư từ NSNN Huyện Đại Từ có đóng góp to lớn nghiệp phát triển KTXH huyện.Song bên cạnh có nhiều nguyên nhân khác làm cho việc phân bổ NSNN đạt hiệu chưa cao Công tác phân bổ NS lập theo năm thường lập theo phương pháp tăng thêm tỷ lệ phần trăm định so với số ước thực năm hành,chưa gắn chặt với việc triển khai thực khai thực kế hoạch KTXH địa phương Vì vậy,một số dự toán phân bổ giao thức cho Ủy ban nhân dân cấp thực không sát với thực trạng KTXH.Trước tình hình đó, việc nghên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” Nhằm góp phần thực tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng mặt lý luận thực tiễn đặt Mục tiêu nghiên cứu luận văn 2.1 Mục tiêu chung Trên sở thực trạng công tác phân bổ công tác NSNN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn phân tích nhằm thực công tác phân bổ NSNN huyện Đại từ; giúp huyện thực có hiệu vốn ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển KTXH huyện đến năm 2020 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa vấn đề lý luận NSNN ; phân bổ NSNN, sở phương pháp luận xây dựng PBNS - Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ĐMPBNS kết đạt được, bất cập tồn việc phân bổ NSNN giai đoạn 20102014 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN huyện Đại Từ đến năm 2020 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Là công tác phân bổ NSNN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác phân bổ ngân sách huyện Đại Từ - Phạm vi thời gian nghiên cứu thực giai đoạn 2010 -2014 giả pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN uyện Đại Từ nhằm thực tốt mục tiêu mục tiêu tăng trưởng huyện giai đoạn 2015-2020 - Phạm vi không gian, thông tin sử dụng đề tài phòng ban (Phòng tài chính/ Bộ phận liên quan huyện Đại Từ cung cấp thực ngân sách cấp tỉnh, huyện Đại Từ Ý nghĩa khoa học đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: + Làm rõ thêm số vấn đề liên quan đến phân bổ NSNN + Phân tích khách quan thực trạng quan hệ ngân sách địa bàn huyện Đại Từ - Ý nghĩa thực tiễn: +Phát khó khăn vướng mắc, đưa giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Ngân sách địa bàn huyện Đại Từ Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu,kết luận,nội dung luận văn gồm chương - Chương I:Cơ sở lý luận thực tiễn NSNN phân bổ NSNN - Chương II: Phương pháp nghiên cứu - Chương III: Thực trạng công tác phân bổ NSNN Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên - Chương IV: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NSNN VÀ PHÂN BỔ NSNN 1.1 Ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm NSNN Trong thực tiễn khái niệm ngân sách thường để chi tổng thu chi đơn vị thời gian định.Một bảng tính toán chi phí để thực kế hoạch,hoạc chương trình cho mục đích định cảu chủ thể đó.Nếu chủ thể Nhà nước gọi Ngân sách Nhà nước, Ngân sách Nhà nước toàn khoản thu- chi Nhà nước nhà nước có thẩm quyền định thực năm để đảm bảo thực chức nhiệm vụ nhà nước Ngân sách Nhà nước Viện Nam bao gồm NSTW NSĐP.Ngân sách địa phương có ngân sách đơn vị hành chính,các cấp có HĐND UBND phù hợp với mô hình tổ chức quyền nhà nước ta nay.NSĐP bao gồm: NS cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,ngân sách cấp huyện,quận ,thị xã ,thành phố thuộc tỉnh ngân sách cấp xã,phường,thị trấn 1.1.2 Nội dung kinh tế Ngân sách Nhà nước * Nội dung thu ngân sách Nhà nước Căn vào nội dung kinh tế, khoản thu NSNN nước ta gồm: - Thuế, phí, lệ phí tổ chức, cá nhân nộp theo quy định pháp luật - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế Nhà nước theo quy định pháp luật, tiền thu hồi vốn Nhà nước sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay Nhà nước (cả gốc lãi); thu nhập từ vốn góp Nhà nước vào sở kinh tế, kể thu từ lợi nhuận sau thực nghĩa vụ thuế tổ chức kinh tế có tham gia góp vốn Nhà nước theo quy định Chính phủ - Thu từ hoạt động nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước - Các khoản đóng góp tự nguyện tổ chức, cá nhân nước - Các khoản viện trợ không hoàn lại Chính phủ nước, tổ chức, cá nhân nước cho Chính phủ Việt Nam, cấp quyền quan, đơn vị nhà nước - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư NS - Các khoản thu khác theo quy định pháp luật, gồm: khoản di sản nhà nước hưởng; khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thu chênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ NS cấp trên; thu chuyển nguồn NS từ NS năm trước chuyển sang Qua cách phân loại giúp cho việc xem xét nội dung thu theo tính chất hình thức động viên vào NS, đánh giá tính cân đối, bền vững, họp lý cấu nguồn thu Trên sở giúp cho việc hoạch định sách tổ chức điều hành NS phù hợp với mục tiêu Nhà nước thời kỳ *.Nội dung chi ngân sách Nhà nước + Chi đầu tư phát triển: Căn mục đích khoản chi, chi ĐTPT chia thành: - Chi đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng KTXH khả thu hồi vốn Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượng đầu tư vốn ĐTPT NSNN gồm công trình giao thông; công trình đê điều, hồ đập, kênh mương; công trình bưu viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công sở quan hành nhà nước, phúc lợi công cộng - Chi đầu tư hỗ ừợ cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có tham gia Nhà nước theo quy định pháp luật - Chi dự trữ nhà nước khoản chi để mua hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước có tính chiến lược quốc gia hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước mang tính chất chuyên ngành - Chi ĐTPT thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, dự án trồng triệu rừng, dự án định canh định cư xã nghèo, dự án chống xuống cấp tôn tạo di tích lịch sử, cánh mạng kháng chiến * Chi thường xuyên: + Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: -Chi cho hoạt động nghiệp kinh tế ,giao thông ,thủy lợi ,nông nghiệp,ngư nghiệp - Chi cho quốc phòng an ninh,trật tự an toàn xã hội - Chi cho nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội,sự nghiệp giáo dục,y tế - Chi khác Ngoài chi thường xuyên lớn xếp phân bổ số khoản chi thường xuyên khác xếp chi thường xuyên mục tiêu quốc gia,dự án nhà nước.Việc phân loại chi thường xuyên nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng ngân sách nhà nước sở giúp cho việc đánh giá hoạch định sách chi NSNN phù hợp với khoản chi *Phân loại khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế Việc phân loại nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phân bổ, toán đánh giá tình hình NSNN đơn vị sử dụng NSNN - Các khoản chi cho người thuộc khu vực HCSN tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, khoản đóng góp theo tiền lương, chi học bổng cho học sinh sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho loại trường khoản toán khác cho cá nhân - Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đơn vị HCSN khác Ở quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn xác nhận tính hợp pháp, hợp lý loại giấy tờ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu; đơn vị nghiệp giáo dục đào tạo hoạt động giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học; đơn vị nghiệp y tế lại hoạt động phòng bệnh, khám bệnh chữa bệnh v.v tiến hành khảo sát, tham quan học tập điển hình tiên tiến nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ… Một đơn vị đánh giá quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên có hiệu tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn tổng số chi đơn vị phải ưu tiên đứng sau nhu cầu chi cho người - Các khoản chi mua sắm, sửa chữa Trong trình hoạt động, đơn vị HCSN NSNN cấp kinh phí để mua sắm tài sản hay sửa chữa tài sản sử dụng Các nhà kinh tế khuyến cáo rằng: biết chi đồng tiền để đáp ứng cho nhu cầu tu, bảo dưỡng tài sản lúc, kịp thời góp phần tích cực việc kéo dài tuổi thọ tài sản, chất lượng hoạt động tài sản bị suy giảm hiệu vốn đầu tư nâng cao Mức chi cho mua sắm, sửa chữa đơn vị phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tài sản đơn vị quản lý khả vốn NSNN dành cho nhu cầu chi - Các khoản chi khác Chi nghiệp vụ chuyên môn khoản chi phục vụ cho hoạt động chuyên môn nói chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí lượng, 10 nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để 1.1.3 Chức Ngân sách Nhà nước Chức phân phối cấp ngân sách; thực phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) khoản thu phân chia cấp ngân sách bổ sung cân đối ngân sách cho cấp để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối vùng - Chức đôn đốc; kiểm tra, giám sát, chức cụ thể nhiệm vụ kiểm tra chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán kiểm toán định ngân sách Nhà nước cách thường xuyên liên tục Thực tốt chức đem lại thông tin trung thực cho việc quản lý hoạt động ngân sách Nhà nước, giúp cho Nhà nước phát thiếu sót, kịp thời chỉnh sửa, phát huy kết tốt đạt góp phần thúc đẩy hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước, tiến tới mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng Nhà nước ta xác định Chức năng, nhiệm vụ cấp quyền quản lý nhà nước pháp luật quy định Ngân sách công cụ quyền cấp trình thực nhiệm vụ Vì vậy, phân cấp quản lý NS phải phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ cách hiệu Năng lực quản lý quyền cấp yếu tố cần xem xét kỹ trước thực phân cấp mạnh cho địa phương 1.1.4 Vai trò ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước nguồn huy động tài để đảm bảo nhu cầu chi tiêu Nhà nước Mức động viên vào ngân sách Nhà nước tổ chức, cá nhân xã hội thông qua thuế khoản thu khác phải hợp lý Mức động viên cao hay thấp có tác động tích cực Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa 80 Báo cáo toán ngân sách đơn vị dự toán cấp quyền địa phương không toán chi lớn thu Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước năm đơn vị dự toán Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn gửi báo cáo toán thu, chi NSNN năm ngân sách cấp quyền - Kiểm tra, tra NS huyện Thanh tra tài có nhiệm vụ tra việc chấp hành thu, chi quản lý ngân sách Thanh tra tài phải chịu trách nhiệm kết luận tra Nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm Thanh tra tài việc tra quản lý, sử dụng ngân sách quy định văn riêng Chính phủ 3.2.2 Thực trạng thu ngân sách huyện Thu NSNN pháp lệnh nhà nước, nhiệm vụ trọng tâm công tác ngân sách, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KT-XH huyện Kim Sơn Thu NSNN địa bàn huyện bao gồm tiêu: thu quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà đất, phí lệ phí, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân, thu khác ngân sách thu xã Các khoản thu NSNN năm 2011 - 2013 hầu hết hoàn thành hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt Điều thể qua bảng: 49 Bảng 3.2: Tình hình thực kế hoạch thu NSNN huyện Đại Từ năm 2011-2013 (Đơn vị tính: Triệu đồng) TT F G Thu địa bàn Thu thuế,phí, thu khác Thu NQD Lệ phí trước bạ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế nhà đất Phí, lệ phí Tiền thuê đất Thuế thu nhập cá nhân Thu khác ngân sách Thu xã Thu tiền sử dụng đất Thu XSKT QL qua NS Thu QL qua NS Thu DN tỉnh quản lý Thu kết dư Thu chuyển nguồn Thu bổ sung ngân sách Tổng KH 66.081 26.281 13.350 1.720 1.350 1.200 311 600 1.450 6.300 39.400 400 87.314 153.395 1.386 777 311 647 1.740 8.521 38.441 312 3.489 2.549 499 5.418 106.94 184.94 TH/KH 99,94 103,82 92,40 91,16 KH 66.017 30.597 15.420 1.800 316 2012 TH 71.352 32.954 16.505 2.056 350 898 301 950 1.714 10.172 37.949 449 3.305 772 322 6.646 TH/KH 108,08 107,70 107,04 114,22 110,76 KH 77.710 37.260 22.000 2.500 400 59,87 100,00 117,28 131,85 111,17 108,43 106,90 750 360 1.100 1.000 9.150 40.000 450 140.22 102,67 64,75 100,00 107,83 120,00 135,25 97,57 78 1.500 301 810 1.300 9.150 35.000 420 122,5 114.83 194.915 169,74 120,6 180.851 277.312 153,34 2013 TH 88.240 43.363 28.395 3.284 412 897 415 1.200 908 7.850 44.257 620 2.494 647 267 9.839 270.919 372.40 217.932 TH/KH 113,55 116,38 129,07 131,36 103,00 So sánh TH(%) 12/11 13/12 108,0 123,7 120,8 131,6 133,8 172,0 131,1 159,7 117,7 119,60 115,28 109,09 90,80 85,79 110,64 137,78 115,6 96,8 146,8 98,5 119,4 98,7 143,9 94,7 30,3 64,5 122,7 99,9 137,9 126,3 53,0 77,2 116,6 138,1 75,5 83,8 82,9 148,0 193,21 182,3 139,0 170,88 149,9 134,3 ( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đại Từ tính toán tác giả) 82 A I II III B C D E Chỉ Tiêu 2011 TH 66.039 27.286 12.336 1.568 84 Qua bảng ta thấy công tác thu NSNN địa bàn huyện năm 2011 2013 thực cách triệt để có hiệu từ phủ ban hành Luật ngân sách (2002) việc đạo thực thu NSNN sát làm tăng nguồn thu Năm 2011 tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 184.941 triệu đồng đạt 120,6% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 277.312 triệu đồng đạt 153,34% so với kế hoạch Năm 2013 đạt 372.406 triệu đồng đạt 170,88% so với kế hoạch Qua biểu cho thấy, qua năm nghiên cứu tổng thu ngân sách Nhà nước hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2012 tăng 49,9% so với năm 2011, năm 2013 tăng 34,3% so với năm 2012 Điều phần lớn trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp tỉnh tăng, năm 2012 nguồn bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh tăng 82,3% so với năm 2011, năm 2013 nguồn bổ sung tăng 39% so với năm 2012 a) Thu địa bàn Mức thu địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu ngân sách Nhà nước huyện Năm 2011 thu địa bàn đạt 66.039 triệu đồng chiếm 35,71% tổng thu ngân sách Nhà nước Năm 2012 thu địa bàn đạt 71.352 triệu đồng chiếm 25,73% tổng thu ngân sách Nhà nước Năm 2013 đạt 88.240 triệu đồng chiếm 23,69% tổng thu ngân sách Nhà nước huyện Năm 2011 mức thu địa bàn đạt 99,94% so với kế hoạch, năm 2012 mức thu đạt 108,08% so với kế hoạch tăng 8% so với năm 2011, năm 2013 mức thu địa bàn đạt 113,55% so với kế hoạch huyện đề tăng 23,7% so với năm 2012 Có kết cấp, ngành địa bàn huyện tăng cường khai thác nguồn thu vào ngân sách, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, xử lý tốt trường hợp trốn thuế, nợ đọng thuế Kết hợp với chi cục thuế tổ chức tuyên truyền vận động giúp cho đơn vị sản xuất kinh doanh thấy quyền nghĩa vụ nộp thuế Cũng biểu cho thấy, tiến độ thu tiêu qua năm sau: - Thu thuế, phí, thu khác: Năm 2011 mức thu đạt 27.286 triệu đồng đạt 103,82% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 32.954 triệu đồng đạt 107,7% so với kế hoạch tăng 20,8% so với thực 2011 Năm 2013 mức thu đạt 43.363 triệu đồng hoàn thành so với kế hoạch 116.38% tăng 31,6% so với năm 2012 Các 85 khoản thu thực vượt với kế hoạch đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu + Thu NQD: Năm 2011 khoản thu đạt 12.336 triệu đồng đạt 92,4% Năm 2012 đạt 16.505 triệu đồng đạt 107,04% tăng 33,8% so với thực 2011 Năm 2013 đạt 28.395 triệu đồng đạt 129,07% so với kế hoạch tăng 33,8% so với năm 2012 Năm 2011 thu không hoàn thành so với kế hoạch nguyên nhân thất thu khoản thuế hộ kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thương mại Qua cố gắng công tác thu chi cục thuế tình trạng dần khắc phục + Thu phí trước bạ: Qua năm khoản thu có xu hướng tăng Mức thu năm 2011 1.568 triệu đồng đạt 91,16% so với kế hoạch Năm 2012 2.056 đạt 114,22% so với kế hoạch tăng 31,1% so với năm 2011 Năm 2013 mức thu đạt 3.284 đạt 131,36% so với kế hoạch tăng 59,7% so với năm 2012 Các khoản Nhà nước quy định chênh lệch thất thu thường không đáng kể + Thuế sử dụng đất phi NN: Năm 2012 mức thu đạt 350 triệu đồng đạt 110,76% so với kế hoạch năm 2013 đạt 412 triệu đồng đạt 103% so với kế hoạch Đây khoản bắt đầu tiến hành thu năm 2012 huyện Kim Sơn huyện khó khăn giảm 50% mức thuế nên khoản thu không đáng kể + Thuế nhà đất: Năm 2011 đạt 1.386 triệu đồng đạt 102,67% so với kế hoạch Năm 2012 đạt triệu đồng năm 2013 đạt triệu Khoản thu có biến động năm 2012 Nhà nước quy định bỏ khoản thu + Thu phí, lệ phí: : Năm 2011 mức thu đạt 777 triệu đồng đạt 64,75% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 898 triệu đồng đạt 59,87% so với kế hoạch tăng 15,6% so với thực 2011 Năm 2013 đạt 897 triệu đồng đạt 119,6% so với kế hoạch giảm 0,1 % so với năm 2012 Khoản thu không đạt kế hoạch năm Nhà nước bãi bỏ giảm khoản thu phí, lệ phí từ đầu năm + Thu tiền thuê đất: Năm 2011 mức thu đạt 311 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch, Năm 2012 đạt 301 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch giảm 3% so với thực 2011 Năm 2013 đạt 415 triệu đồng đạt 115,28% so với kế hoạch tăng 37,9% so với năm 2012 86 + Thu thuế thu nhập cá nhân: Năm 2011 mức thu đạt 647 triệu đồng đạt 107,83% so với kế hoạch Năm 2012 mức thu đạt 950 triệu đồng đạt 117,28% so với kế hoạch tăng 46,8% so với năm 2011 Năm 2013 mức thu đạt 1.200 đạt 109,09% tăng 26,3% so với năm 2012 + Thu khác NS: Năm 2011 khoản thu đạt 1.740 triệu đồng đạt 120% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 1.714 triệu đồng đạt 131,85% so với kế hoạch giảm 1,5% so với thực năm 2011 Nhưng đến năm 2013 khoản thu 908 triệu đồng đạt 90,8% so với kế hoạch giảm 47% so với thực năm 2012 + Thu xã: Năm 2011 khoản thu đạt 8.521 triệu đồng đạt 135,25% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 10.172 triệu đồng đạt 111,17% so với kế hoạch tăng 19,4% so với thực năm 2011 Nhưng đến năm 2013 khoản thu 7.850 triệu đồng đạt 85,79% so với kế hoạch giảm 22,8% so với thực năm 2012 Năm 2013 không đạt kế hoạch khoản thu hồi đất giao từ giao từ đầu năm năm không phát sinh dự án phải thu hồi đất xã - Thu tiền sử dụng đất: Năm 2011 khoản thu đạt 38.441 triệu đồng đạt 97,57% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 37.949 triệu đồng đạt 108,43% so với kế hoạch giảm 1,3% so với thực năm 2011 Điều cho thấy công tác thu tiền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, cần có giải pháp đắn để quản lý tốt nguồn thu Đến năm 2013 nhờ thực tốt việc thu nên khoản thu 44.257 triệu đồng đạt 110,6% so với kế hoạch tăng 16,6% so với năm 2012 - Thu Xổ số kiến thiết quản lý qua NS: Năm 2011 khoản thu đạt 312 triệu đồng đạt 78% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 449 triệu đồng đạt 106,9% so với kế hoạch tăng 43,9% so với năm 2011 Năm 2013 đạt 620 triệu đồng đạt 137,8% tăng 38,1% so với năm 2012 b) Thu để lại chi quản lý qua NS: Năm 2011 khoản thu đạt 3.489 triệu đồng Năm 2012 đạt 3.305 triệu đồng đạt 123,14% so với kế hoạch giảm 5,3% so với năm 2011 Năm 2013 đạt 2.494 triệu đồng giảm 24,5% so với năm 2012 c) Thu DN tỉnh quản lý: Năm 2011 khoản thu đạt 2.549 triệu đồng Năm 2012 đạt 772 triệu đồng giảm 69,7% so với năm 2011 Năm 2013 đạt 647 triệu đồng giảm 16,2% so với năm 2012 87 d) Thu kết dư ngân sách: Năm 2011 khoản thu đạt 499 triệu đồng Năm 2012 đạt 322 triệu đồng giảm 35,5% so với thực năm 2011 Năm 2013 đạt 267 triệu đồng giảm 17,1% so với thực năm 2012 Điều cho thấy việc thực chi ngân sách huyện tương đối hợp lý, vừa đảm bảo thực nhiệm vụ chi vừa tăng thu ngân sách cho năm sau e) Thu chuyển nguồn: Năm 2011 khoản thu đạt 5.418 triệu đồng Năm 2012 đạt 6.647 triệu đồng tăng 22,7% so với năm 2011 Năm 2013 đạt 9.839 triệu đồng tăng 48% so với năm 2012 f) Thu bổ sung ngân sách: Năm 2011 khoản thu đạt 148.256 triệu đồng đạt 169,8% so với kế hoạch Năm 2012 đạt 220.058 triệu đồng đạt 191,63% so với kế hoạch tăng 48,4% so với năm 2011 Năm 2013 đạt 270.919 triệu đồng đạt 193,21% so với kế hoạch tăng 23,1% so với năm 2012 3.2.3 Thực trạng chi ngân sách huyện Chi ngân sách địa bàn huyện bao gồm: Chi đầu tư xây dựng bản, chi thường xuyên, chi nghiệp kinh tế, chi nghiệp giáo dục – đào tạo, chi nghiệp y tế, chi nghiệp văn hóa – thông tin, chi nghiệp PT-TH, chi nghiệp TD-TT, chi đảm bảo xã hội, chi QLHC, chi an ninh quốc phòng, chi khác ngân sách, chi bổ xung ngân sách xã, chi quản lý qua NSNN, chi dự phòng Hầu hết khoản chi đạt vượt kế hoạch đề ra, tạo điều kiện chủ động trình thực Cụ thể: 88 CHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NSNN 4.1 Định hướng phân bổ NSNN huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Trên sở tiếp thu, nghiên cứu sách tài - NSNN nước yêu cầu đáp ứng nguồn lực thực nhiệm vụ phát triển KTXH đến năm 2020, nhận thấy mục tiêu tài – NSNN thường năm 2015- 2020 phục vụ phát triển kinh tế đảm bảo công xã hội Với quan điểm "lấy hiệu làm trọng để phát triển kinh tế, giải vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm Chính sách tài - ngân sách phải có tính chất mở đường khai phá thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lực để chủ động hội nhập Việc phân bổ NSNN theo mục đích ưu tiên phát triển ngành kinh tế phù hợp định hướng phát triển tình, cụ thể giai đoạn tới, năm 2015 - 2020 dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông lâm thủy sản Từ mục tiêu tổng thể nhằm thực kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020 tỉnh, trình phân bổ NSNN phải thực theo định hướng sau: Góp phần đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 20%/năm; đưa GDP năm 2020 bình quân 1200 USD/người, tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng 30 - 40%; khu vực dịch vụ -25%; khu vực nông lâm ngư 5,5 - 6% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 20152020 phấn đấu khoảng 50.000 - 55.000 tỷ đồng, với tốc độ trung bình gần 33%/năm, chiếm 73% GDP Vốn nước chiếm 73,5%, Yốn nước chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn ODA, NGO, FDI ) Nguồn vốn đàu tư dự kiến: Từ NSTW NSĐP khoảng 27 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 48%; đàu tư tín dụng nhà nước khoảng 12.080 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,7%; đàu tư DNNN khoảng 4.000 tỉ đồng; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đàu tư 1.8 tỉ đồng; đàu tư trực tiếp nước khoảng 990 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 36,5% Chi thường xuyên chiếm khoảng 48% tổng chi NSNN, tăng bình quân 14- 15% năm (bao gồm chi cải cách tiền lương) Trong cấu chi thường xuyên khoảng 70% chi lương có tính chất lương, 30% chi cho hoạt động, bảo trì, bảo dưỡng, chi 89 đào tạo, chi khác Nâng tì trọng chi giáo dục - đào tạo dạy nghề tổng chi NSNN đạt 25% (cả nước ừên 20%), tăng tì ừọng chi khoa học công nghệ đạt 1,2 %, y tế hoạt động xã hội 9,5% (cả nước 5,6%), chi cho nông nghiệp nông thôn đạt gần 10% (cả nước 7,4%), tăng chi cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo thực cải cách tiền lương Thực gắn kết phân bổ NSNN với mục tiêu kế hoạch KTXH thời kỳ, khuôn khổ kế hoạch tài trung hạn Thực cấu hợp lý quản lý thống chi ĐTPT với chi thường xuyên, đảm bảo cấu ưu tiên hợp lý cho ĐTPT đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương tu bảo dưỡng Duy trì mức tăng chi ĐTPT từ NSNN (trung ương địa phương) giai đoạn 2015 - 2020 cao mức tăng trưởng GDP chiếm tỉ trọng khoảng 48% tổng mức đầu tư toàn xã hội Đây nguồn vốn quan trọng có tính định hướng thu hút luồng đầu tư xã hội, đảm bảo tính đồng họp lý cấu đầu tư Giai đoạn 2015 - 2020, ban hành thực nguyên tắc, tiêu chí bố trí phân bổ vốn XDCB theo tiến độ thực công trình, dự án; bãi bỏ việc duyệt, bố trí hàng năm theo niên độ NS sở định danh mục công trình ngành, địa phương Yêu càu dành đủ vốn đàu tư XDCB hàng năm để bố tí cho công trình thuộc danh mục định đàu tư, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn ừải, nợ XDCB Trong bố trí vốn đàu tư, tiếp tục ưu tiên tăng vốn đàu tư cho miền núi vùng, miền có khó khăn để chuyển dịch mạnh cấu kinh tế, tránh tụt hậu so với địa phương khác; bố trí tăng vốn hợp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư Tạo chế tài cho phép nhà đàu tư ừong nước nước đàu tư không cho sản xuất kinh doanh mà hạ tàng KTXH Tổ chức bán cho thuê quyền khai thác sở hạ tầng quan ừọng để tái tạo nguồn vốn đàu tư cho NS nâng cao hiệu sử dụng tài sản Bố trí đủ kinh phí cho hệ thống quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng Phối họp đồng với sách để thực cải cách hành chính, tinh giản 90 máy, sở tách bạch quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh quản lý hoạt động tổ chức nghiệp dịch vụ công Đẩy mạnh thực khoán chi hành chính, chuyển khoản chi có tính chất dịch vụ cung ứng vật phẩm văn phòng, phương tiện lại sang thuê, mua theo họp đồng để giảm chi phí, tăng hiệu sử dụng kinh phí NSNN Tiếp tục thực chế quản lý biên chế, quỹ lương cho phù họp với tiến trình cải cách hành Nhà nước, nhằm tạo động lực, gắn quyền lợi trách nhiệm thực công vụ công chức, đảm bảo sống gia đình mức trung bình xã hội Đối với NS phục vụ phát triển nghiệp xã hội, sở xác định rõ nội dung thuộc trách nhiệm Nhà nước, thực ưu tiên chi có chọn lọc, kiên chuyển nhiệm vụ không thuộc chức nhiệm vụ Nhà nước nhiệm vụ mà xã hội đảm nhận sang thảnh phần kinh tế khác xã hội đảm nhiệm Đảm bảo mức chi NS cho giáo dục - đào tạo hàng năm tăng lên đạt mức 25% tổng chi NSNN vào năm 2010 Từng bước thực chế Nhà nước tập trung ưu tiên chi có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, THCS vùng núi khó khăn, người nghèo, gia đình sách, phần THPT Hỗ trợ đào tạo nghề Các đối tượng lại người học đóng góp, tự đảm bảo chi phí học tập Xác định rõ tỷ lệ bố trí chi NS hợp lý khoa học khoa học ứng dụng Khoa học ứng dụng tập trung nhiệm vụ thuộc khu vực nhà nước, nông thôn, miền núi vấn đề môi trường Phát triển thị trường khoa học công nghệ Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức mua sản phẩm nghiên cứu theo hợp đồng đơn đặt hàng Đẩy mạnh xã hội hóa nghiệp xã hội theo hướng NSNN chi cho nhiệm vụ mà nhà nước, thành phần kinh tế khác không đảm nhiệm (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng sách, ); nhiệm vụ khác đối tượng cung cấp dịch vụ phải tự trang trải, Nhà nước hỗ trợ phần Xây dựng chế tài khuyến khích nhà đầu tư nước, nước mở rộng hình thức liên doanh đầu tư trực tiếp để phát triển 91 sở đào tạo đại học, dạy nghề, khám chữa bệnh có chất lượng cao thành phố, khu vực đô thị, khu vực kinh tế phát triển Ưu tiên đầu tư NS thực chương trình hành động quốc gia xóa đói giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2010 không hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm không 10% số hộ theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 20%, tăng kinh phí cho chương trình nước vệ sinh môi trường nông thôn nâng tì lệ hộ sử dụng nước đạt 95%, đảm bảo kinh phí chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt tì lệ phát triển dân số tự nhiên 1,2% Tiếp tục đổi thể chế quản lý NSNN theo hướng tiếp tục tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn liền với trách nhiệm công tác quản lý NS cấp, đơn vị; thực quản lý chặt chẽ, hiệu nguồn lực tài cho ĐTPT KTXH; nâng cao tính trách nhiệm, tính minh bạch, công khai quản lý tài - NSNN 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN 4.2.1 Hoàn thiện nguyên tắc phân bổ NSNN Qua khảo sát thực tế công tác phân bổ vốn đầu tư nhiều vấn đề tồn đề cập chương Việc hoàn thiện nguyên tắc để ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm có vai trò quan trọng Trên sở qui định nhà nước nhằm khắc phục hạn chế, thiếu chặt chẽ việc phân bổ vốn, đề nghị sau: - Thực theo quy định Luật NSNN Vốn đầu tư thuộc NSNN bố trí cho dự án kết cấu hạ tầng KTXH khả hoàn vốn trực tiếp; - Các công trình, dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH tỉnh đề ra; công trình, dự án bố trí vốn phải nằm quy hoạch phê duyệt; có đủ thủ tục đầu tư theo quy định quản lý đầu tư xây dựng; - Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu đầu tư Ưu tiên bố trí cho chương trình, dự án quan trọng dự án lớn khác, công trình, dự án hoàn thành kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khởi công 92 đến hoàn thành dự án nhóm B không năm, dự án nhóm C không năm; không bố trí vốn cho dự án chưa xác định rõ nguồn vốn [6]; - Phải dành đủ vốn để toán khoản nợ ứng trước năm kế hoạch để đầu tư dứt điểm, tránh nợ tồn đọng - Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công phân bổ vốn ĐTPT 4.2.2 Hoàn thiện quy trình lập,phân bổ giao dự toán thời hạn lập phân bổ dự toán Qui định lại thời hạn gởi dự toán đơn vị dự toán cấp có nhiệm vụ chi nghiệp tương đối lớn Phòng Tài Kế hoạch huyện từ ngày 20 tháng thảnh ngày 30 tháng hàng năm để đơn vị có đủ thời gian lập cáo cáo có chất lượng Kiến nghị Chính phủ lùi thời gian giao dự toán cho địa phương trước ngày 10 tháng 11 hàng năm để quan tài có đủ thời gian thực công tác tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh giao dự toán cho đơn vị trực thuộc trước ngày 30 tháng 11, tạo điều kiện để phân bổ dự toán đến đơn vị trực tiếp sử dụng NS trước ngày 31/12 hàng năm qui trình lập giao dự toán Cần nghiên cứu hướng dẫn đày đủ, chi tiết yếu tố làm thay đổi nguồn thu khoản chi đơn vị sách thuế, phí, lệ phí; chế độ chi tiêu công, ĐMPBNS Các Sở, UBND huyện phải thực thông báo số kiểm tra dự toán có văn hướng dẫn riêng việc lập dự toán đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý Sở Kế hoạch Đầu tư thực thông báo số kiểm tra vốn ĐTPT hàng năm dự kiến mức vốn đầu tư phân bổ cho năm phù họp với phân kỳ đầu tư để chủ đầu tư định hướng lập dự toán vốn đầu tư Các quan tài chính, thuế cần coi trọng việc chuẩn bị cở sở để xây dựng số kiểm tra dự toán sở dự kiến đầy đủ nhân tố ảnh hưởng đến dự toán thu, chi đơn vị theo hướng dẫn chi tiết lập kế hoạch Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chú ý tổng hợp nhu cầu chi phát sinh tăng thêm nhằm thực chế độ sách nhà nước để đưa vào số kiểm tra dự toán Tổ 93 chức thông báo kịp thòi, xác số kiểm tra dự toán đến đơn vi trực thuộc YỚi việc ban hành văn hướng dẫn lập dự toán lập dự toán Hoàn thiện qui hoạch chi tiết phát triển ngành, kế hoạch phát triển KTXH huyện phù hợp với kế hoạch chung tỉnh đến năm 2010 Qui hoạch, kế hoạch năm hàng năm cần xem quan ừọng cần hoàn thành sớm để ngành, cấp có lập kế hoạch tài trung hạn hàng năm Xây dựng hoàn thiện chế thực dịch vụ công thông qua việc Sở quản lý ngành, UBND huyện giao nhiệm vụ, ký hợp đồng đấu thầu hoạt động công ích làm xây dựng dự toán lâu dài, càn tổ chức khảo sát thực tế nhằm xây dựng, hoàn thiện định mức chi phí làm lập dự toán NS dựa ừên định mức kinh t ế - k ỹ thuật ngành chí phí giáo dục, đào tạo cho học sinh theo cấp học, sinh viên theo ngành nghề phù hợp với địa bàn; chi phí khám chữa bệnh cho giường bệnh phù họp với cấp quản lý đặc thù điều tri loại bệnh viện; chi phí tu bảo dưỡng đường giao thông tính cho km theo cấp đường, chi phí bảo dưỡng công trình thủy lợi theo diện tích tưới tiêu hàng năm; chi phí đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo diện tích, loại đường phố, định mức chi phí đo đạc địa chính, định mức qui hoạch sử dụng đất theo diện tích, định mức chi phí cho quản lý hành tính theo biên chế Nâng cao chất lượng báo cáo dự toán Nghiên cứu hệ thống hóa tiêu hướng dẫn lập dự toán theo qui định Bộ Tài để tinh gọn lại theo hướng đơn vị báo cáo tiêu liên quan trực tiếp làm sở lập dự toán kèm văn giải trình, thuyết minh nhiệm vụ cần ưu tiên kinh phí để thực Đồng thời phân loại biểu bảng lập dự toán phù họp đối YỚi loại Sở có ho4ặc đơn vị nghiệp trực thuộc Đối với NS cấp, năm sau thòi kỳ ổn định NSNN, cần đơn giản hóa việc lập báo cáo dự toán theo hướng lập biểu tiêu KTXH chủ yếu làm lập dự toán, dự toán thu NSNN địa bàn, dự toán chi NSĐP, báo cáo dự 94 toán nhu cầu khoản chi tăng thêm cân đối NS tính từ năm đầu thòi kỳ ổn định Bỏ việc lập báo cáo chi tiết chi nghiệp văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo, chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, chi tiết chi NS xã Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán quản lý tài công qui trình nghiệp vụ lập dự toán NS, kỹ phân tích báo cáo dự toán KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Tài chính, Quyết định sổ 2615/QĐ-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2008 việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2009 2- Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thông tư Liên tịch sổ 115/2003/TTLT/BTC- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ cấu tổ chức quan chuyên môn lĩnh vực tài thuộc UBND cấp 3- Bộ Tài chính, Thông tư số 54/2008/TT - BTC ngày 20 tháng 06 năm 2007 việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2009 4- Bộ Tài chính, Thông tư sổ 71/2006/TĨ-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 Bộ Tài hướng dẫn thực Nghị định sổ 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Chính phủ quỉ định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực nhiệm vụ, tổ chức máy, biên chế vồ tài đơn vị nghiệp công lập 5- PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài công, NXB Tài chính, Hà Nội 6- Chính phủ, Nghị định sổ 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 Chính phủ quy định tiết hướng dẫn thỉ hành Luật NSNN 7- Chính phủ, Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2006 Chính phủ qui định chế quản lý tài đơn vị nghiệp nhà nước 8- Chính phủ, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 Chính phủ quỉ định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế kinh phí quản lý hành quan nhà nước 9- Chính phủ, Nghị định sổ 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực nhiệm vụ, tổ chức máy, biên chế tài đơn vị nghiệp công lập 96 10- Luật NSNN năm 2002 11- Lê Đình Nguyên (2007), Hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2007-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học kinh tế Huế 12- PGS.TS Hoàng Hữu Hoà, Tập giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế 13- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 14- PGS.TS Phạm Ngọc Dũng- TS Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách Nhà nước theo kết đầu khả ứng dụng Việt Nam, Nhà xuất Lao động - xã hội, Hà Nội 15 Tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên 16 Uỷ ban nhân dân Huyện ĐạiTừ Tổng hợp toán ngân sách năm 2010-2012-2013 Huyện Đại Từ 17 Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên Tổng hợp toán ngân sách năm 2010-2012-2013 TP Thái Nguyên 18 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004,2005,2006), Tổng hợp toán ngân sách năm 2010-2012-2013 tỉnh Thái Nguyên 19 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên(2006), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực năm kế hoạch năm 2012 – 2013 20 Website Bộ Tài Chính(2005),Kinh nghiệm uỷ nhiệm thu xã Kiến

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan