Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở huyện mỹ đức –TP hà nội

83 1.3K 6
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở huyện mỹ đức –TP hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép của ai. Nội dung báo cáo có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Những kết quả nghiên cứu của báo cáo chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tác giả Nông Thị Thanh Huệ LỜI CẢM ƠN Thật vui mừng và vinh dự biết bao khi em được là sinh viên của trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Trong suốt quá trình hoc tập tại khoa Luật và Quản lý xã hội em đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức về ngành Công tác xã hội vô cùng quý báu, để chúng em có đủ hành trang, tự tin bước vào cuộc sống sau này. Đặc biệt qua đợt thực tâp này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ sự giúp đỡ của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo bộ môn. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới : Các thầy cô giáo của bộ môn khoa Luật và Quản lý xã hội, đã giúp đỡ em rất nhiệt tình để em hoàn thành đợt thực tập này. Đặc biệt là cảm ơn tới các Cán Bộ phòng Lao động thương binh Xã Hội huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Do thời gian thực tập và trình độ còn có những hạn chế nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong hội đồng đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp, các thầy cô giáo khoa Luật và Quản lý xã hội, để em có điều kiện và cơ hội tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nông Thị Thanh Huệ   DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. CTXH: Công tác xã hội 2. NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội 3. CSXH: Chính sách xã hội 4. LĐTBXH: Lao động Thương binh và Xã hội 5. NCC: Người có công 6. BB, BB3: Bệnh binh, bệnh binh 3 7. CBYT: Cán bộ y tế 8. HĐND: Hội đồng nhân dân 9. UBND: Ủy ban nhân dân 10. BHXH: Bảo hiểm xã hội 11. TGKC: Tham gia kháng chiến 12. CĐHH: Chất độc hóa học 13. VNAH: Việt nam anh hung 14. TNLĐ: Tai nạn lao động   DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảngbiểu Trang Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.2 Quy mô, cơ cấu bệnh binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.3 Quy mô, cơ cấu quân nhân xuất ngũ theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.4 Số người phục vụ thương bệnh binh nặng Bảng 2.5 Số lượng người có công và con đẻ mất khả năng lao động Bảng 2.6 Tình hình tài chính kế toán chi trả cho NCC toàn huyện Bảng 2.7 Tình hình giải quyết việc làm cho người có công năm 2014 Bảng 2.8. Tình hình xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Mỹ Đức từ năm 2007 2014 Bảng 2.9 Quỹ đền ơn đáp nghĩa của Phòng LĐTBXH 2007 2014 Bảng 2.10 Tình hình tặng sổ tình nghĩa huyện Mỹ Đức Bảng 3.1 Cơ cấu đội ngũ nhân viên công tác xã hội huyện Mỹ Đức   MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chon đề tài 7 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 8 3. Ý nghĩa nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 12 5.1 Phương pháp luận 12 5.2 Phương pháp phân tích tài liệu 13 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 13 5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 13 6. Câu hỏi nghiên cứu 13 7. Giả thuyết nghiên cứu 13 CHƯƠNG I 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 15 CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 15 1.1.1 Lý thuyết nhu cầu 15 2.1.1 Lý thuyết về quyền con người 16 1.2 Các khái niệm liên quan sử dụng trong nghiên cứu. 16 1.2.1 Người có công với cách mạng 16 1.2.2 Công tác xã hội 17 1.3 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà Nước đối với người có công.19 2.1 Điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Mỹ Đức 22 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội 22 2.1.2 Khái quát về Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện Mỹ Đức. 24 2.2. Một số thông tin chung về đối tượng khảo sát tại huyện Mỹ Đức – Hà Nội 26 2.2.2 Việc tổ chức triển khai hoạt động ưu đãi xã hội đối với Người có Công trên địa bàn huyện Mỹ Đức Hà Nội 30 2.3. Chương trình, mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp Người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức 36 2.4 Đánh giá thực hiện chính sách người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức 44 2.4.1 Những vướng mắc khi thực hiện chính sách ưu đãi xã hội 44 2.4.3 Hạn chế 46 2.4.4 Nguyên nhân 47 CHƯƠNG III 48 3.1. Vài nét về đội ngũ nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyên Mỹ Đức 48 3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công . 49 3.2.1 Tổng quan nghiên cứu vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng 49 3.2.2. Vai trò hành chính 51 3.2.3. Vai trò vận động nguồn lực 52 3.2.4. Vai trò kết nối đưa các thông tin, trợ giúp trong việc thực hiện chính sách và tham vấn 54 3.2.5. Vai trò là người biện hộ 57 3.2.6. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các chương trình dành cho người có công trên địa bàn: 58 3.2.7. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc huy động nguồn lực thực hiện công tác chăm sóc Người có công . 58 3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng vai trò của nhân viên công tác xã hội. 60 3.3.1. Nhân tố trình độ của các cán bộ làm công tác xã hội 60 3.3.2. Nhân tố giới tính trình độ của các cán bộ làm công tác xã hội 60 3.3.3. Nhân tố kỹ năng nghề nghiệp 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 2. Kiến nghị 66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Ngành Công tác xã hội ở nước ta là một ngành còn rất mới và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, đồng thời thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội. Đây được xem như là một trong những dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Ở nước ta, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Từ ngàn đời nay, dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Ăn quả nhớ người trồng cây”. Cho nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ và đã lấy ngày 277 hàng năm là ngày thương binh, liệt sỹ ở nước ta. Mấy chục thập niên qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chế độ đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng. Đây là chính sách lớn và thường xuyên được quan tâm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có rất nhiều người có công với cách mạng thuộc diện được hưởng chính sách. Địa bàn huyện cũng đã có rất nhiều các phong trào vận động quần chúng nhân dân nhằm thúc đẩy sự quan tâm và biết ơn sâu sắc tới những người đã có công với cách mạng. Tuy nhiên, do số lượng NCC cao và phân bố không đều ở từng xã nên việc quan tâm và động viên kịp thời vẫn còn nhiều bất cập. Hơn nữa, các chính sách dành cho NCC với cách mạng mặc dù đã tổ chức thực hiện hỗ trợ, song vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ đối với những NCC với cách mạng. Từ thực trên cho thấy chính sách dành cho NCC với cách mạng hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng đối với những nhu cầu của họ, nhiều NCC và gia đình họ đang phải chịu thiệt thòi. NCC với cách mạng còn gặp nhiều khó khăn trong việc thụ hưởng chính sách người có công, rất cần sự chung tay giúp đỡ của các nhân viên công tác xã hội. Trong thực tế, thủ tục hành chính về công tác ưu đãi xã hội còn rườm rà, văn bản hướng dẫn thiếu tính thống nhất, chồng chéo. Thậm chí có địa phương trình độ cán bộ công chức còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách NCC chưa được chú ý. Do vậy, nhiều NCC vẫn chưa tiếp cận được với những chính sách mà họ được hưởng. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách người có công tại điạ phương, từ đó tăng cường vai trò người làm công tác xã hội trong việc bảo trợ, giúp đỡ NCC tiếp cận nguồn lực, thụ hưởng chính sách là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, được đào tạo kiến thức về công tác xã hội tôi mạnh dạn chọn đề tài : Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở huyện Mỹ Đức –TP.Hà Nội làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Hy vọng, sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc hệ thống hoá cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò nguời làm công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở Huyện Mỹ Đức –Tp.Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề chính sách giành cho NCC với cách mạng. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến chính sách giành cho NCC với cách mạng thì còn nhiều hạn chế. Một số công trình nghiên cứu khoa học về NCC với cách mạng như: Thực trạng công tác xã hội hoá chăm sóc người có công với cách mạng tại Phường Đề Thám, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, năm 2011 của sinh viên ngành Công tác xã hội. Nghiên cứu này chủ yếu chỉ ra khó khăn của người có công tại Phường Đề Thám thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đưa ra một số khuyến nghị cần xã hội hoá công tác chăm sóc người có công, thực hiện nghĩa cử cao đẹp của dân tộc uống nước nhớ nguồn. Công trình nghiên cứu: Chính sách giành cho người có công với cách mạng tại Yên Phụ hiện nay, thực trạng và giải pháp của nhóm sinh viên ngành công tác xã hội cho thấy hệ thống chính sách giành cho người có công và thực trạng thực hiện chính sách giành cho người có công với cách mạng tại Yên Phụ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giành cho người có công với cách mạng tại Yên Phụ hiện nay. Việc thực hiện chính sách giành cho người có công góp phần to lớn vào việc đảm bảo công bằng xã hội nói chung và bày tỏ lòng biết ơn của toàn xã hội đối với một bộ phận người đã hy sinh xương máu vào cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và độc lập dân tộc. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng nỗ lực hết sức để có thể thực hiện tốt các vai trò và chính sách ưu đãi giành cho không chỉ NCC mà còn cả nhân thân của họ. Nhưng đâu đó, vẫn còn cần quan tâm nhiều hơn nữa tới tâm tư và nguyện vọng thực sự của họ. Từ những ý nghĩa thiết thực đó, Đảng và Nhà nước cần đưa ra chính sách phù hợp nhằm đền đáp xứng đáng cho Người có công với cách mạng. Để cho họ có được cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Đồng thời cũng để đáp ứng kịp thời, đúng mức những tâm tư nguyện vọng của họ. Gần đây, Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đền đáp công ơn to lớn mà họ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Một số các pháp lệnh giành riêng cho Người có công với cách mạng Pháp lệnh số 042006PLUBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội “Pháp lện sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ư đãi người có công với cách mạng. Ngoài ra để thực hiện công bằng xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, Nhà nước đã đổi mới chính sách cơ chế viện phí, trong đó có chính sách trợ cấp và bảo hiểm giành cho người có công với cách mạng mà Nhà Nước đặc biệt quan tâm thể hiện rõ trong tất cả các nghị định và phát lệnh ban hành. Cho đến nay, tài liệu nghiên cứu về NCC với cách mạng hầu như rất ít. Mà thực trạng về đời sống thường nhật của họ hầu như được cập nhật qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo dân trí, báo quân đội nhân dân, báo công an nhân dân, báo pháp luật đời sống... 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Bước đầu hệ thống hoá được cơ sở lý lụân và thực tiễn về vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đánh giá thực trạng vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức Hà Nội. Thấy được khó khăn của người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức Hà Nội hiện nay trong việc tiếp cận với chính sách người có công và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thúc đẩy người có công có nhiều cơ hội để thụ hưởng chính sách. Nghiên cứu cũng chỉ ra được các chương trình, mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp Người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức hiện nay. Bước đầu tư vấn giúp nhân viên làm công tác xã hội tại địa phương phát triển các kỹ năng công tác xã hội, ứng dụng vào thực tế khi làm việc tại cơ sở Nhà Nước. Tìm hiểu về kết quả đạt được trong việc thực hiện hệ thống các chính sách người có công tại địa bàn huyện Mỹ Đức, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện chính sách dành cho Người có công với cách mạng. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy công tác xã hội, cho người làm nghề công tác xã hội và các nhà quản lý. 4. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vai trò người làm công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức – Hà Nội. 4.2 Khách thể nghiên cứu Hệ thống chính sách dành cho Người có công với cách mạng ở huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Pháp lệnh số 262005PL – UBTVQH 11– pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng. Pháp lệnh số 352007PL – UBTVQH 11 – Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định 312013NĐ.CP ngày 942013 Nghị định 542006 NĐ – CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều liên quan đến ưu đãi Người có công với cách mạng. Thông tư số 252007 TT BLĐTBXH Ngày 15112007 hướng dẫn bổ sung thực hiện ưu đãi đối với Người có công với cách mạng. Nghị định 892007 NĐ CP: Về việc hướng dẫn thi hành, sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Người có công với cách mạng mà chính phủ ban hành. 4.3 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng vai trò người làm công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò người làm công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách dành cho Người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức trong giai đoạn hiện nay. 4.4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng; Khảo sát thực trạng vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức Hà Nội. Chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến vai trò NVCTXH trong việc thực hiện chính sách người có công; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò NVCTXH trong việc thực hiện chính sách dành cho NCC với cách mạng tại huyện Mỹ Đức trong thời gian tới. 4.5 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bắt đầu từ ngày 15112015 đến 16122014. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện Mỹ Đức – Hà Nội , Người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Mỹ Đức Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Thực trạng công tác thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại huyện Mỹ Đức. Vai trò nhân viên Công tác xã hội gồm nhiều nội dung, trong đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công trên các vai trò cơ bản sau: Vai trò hành chính. Vai trò vận động Vai trò kết nối đưa các thông tin, trợ giúp trong việc thực hiện chính sách và tham vấn. Vai trò là người biện hộ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Đề tài tiếp cận hệ thống dựa trên việc sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử trong nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Qua đó sáng tỏ Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, mục tiêu, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà Nước về hệ thống chính sách người có Công với cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 5.2 Phương pháp phân tích tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành công tác xã hội, các văn bản, Nghị quyết, các chính sách liên quan đến người có công với đất nước. 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp lắng nghe tích cực, khảo sát thực tế. Từ đó đưa ra được cách nhìn nhận và đánh giá tổng quát nhất về chính sách triển khai dành cho đối tượng. 5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành Kết hợp các ngành khoa học khác với nhau như phương pháp xã hội học và Pháp luật. 6. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng công tác thực hiện chính sách NCC với cách mạng hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Hà Nội như thế nào ? Nhân viên Công tác xã hội có vai trò gì trong việc thực hiện chính sách Người có công với cách mạng ? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trò nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng ? Đề xuất biện pháp tăng cường vai nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách Người có công với cách mạng ? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Đa số người có công với cách mạng tại huyện Mỹ Đức Hà Nội được thụ hưởng đầy đủ chính sách dành cho Người có công với cách mạng. Vẫn còn một bộ phận đáng kể những người có công vẫn gặp khó khăn trong việc thụ hưởng chính sách người có công với cách mạng. Giả thuyết 2: Nhân viên làm công tác xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức Hà Nội có vai trò không đáng kể trong trợ giúp, can thiệp và hỗ trợ người có công với cách mạng trong việc tiếp cận chính sách người có công. Giả thuyết 3: Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách người có công như: Kiến thức, thái độ, kỹ năng, đạo đức, chế độ chính sách, giới tính, độ tuổi.   CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lý thuyết nhu cầu Maslow(19081970), nhà tâm lý học người Mỹ. Ông là một trong những nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn. Ông nổi tiếng bởi đưa ra thứ bậc nhu cầu của người. Theo Maslow có 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:  Tầng thứ I: Các nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân, là các như cầu căn bản nhất thuộc thể lý (physiological needs) thức ăn, nước uống, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi…  Tầng thứ II: Nhu cầu an toàn – an ninh (safety needs) cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo  Tầng thứ III: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (lovebelonging needs) muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy  Tầng thứ IV: Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs) cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng  Tầng thứ V: Nhu cầu tự hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân (selfactualization) muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt, được phát triển toàn diện. 2.1.1 Lý thuyết về quyền con người Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố). Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. ( Trích trong Luật Nhân Quyền) Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. 1.2 Các khái niệm liên quan sử dụng trong nghiên cứu. 1.2.1 Người có công với cách mạng Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nam nữ, tuổi tác đã tự lực hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp dân tộc. Họ là những người có thành tích đóng góp hoặc những công hiến xuất sắc phục vụ lợi ích dân tộc được nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nam nữ, tuổi tác đã tự lực hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp dân tộc . Họ là những người có thành tích đóng góp hoặc những công hiến xuất sắc trong thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945 phục vụ lợi ích dân tộc được nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.” Như vậy , có thể nói ngắn gọn: Người có công là những người tham gia cách mạng đóng góp một phần sức lực hoặc hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người có công là những người có thành tích công hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc và trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp phát triển đất nước 1.2.2 Công tác xã hội Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW) 1.2.3 Nhân viên Công tác xã hội Nhân viên xã hội (Social Workers) là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng. 1.2.4 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội • Khái niệm: Vai trò Vai trò là tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn liền với vị thế nhất định. Vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với các vị thế, các đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội, các chuẩn mực này không giống nhau ở các xã hội. Ở các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi của các vai trò xã hội rất khác nhau. • Vai trò nhân viên công tác xã hội Theo quan điểm của Feyerico (1973) người NVCTXH có những vai trò sau đây: Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm... Vai trò là người kết nối còn gọi là trung gian: NVCTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề. Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng. Vai trò là người vận độnghoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên truyền. Ví dụ như sự vận động cho quyền lợi của những người khuyết tật được hưởng chính sách hoà nhập. Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVCTXH tham gia tham vấn giúp cho những người có công với cách mạng tại địa bàn huyện mỹ đức cách làm thủ tục để hưởng chính sách giành cho người có công với cách mạng Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: Trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXHcòn được xem như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề : Ví dụ như nhu cầu về nhà ở, nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình của người có công với cách mạng để rồi từ đó đưa ra chính sách phù hợp với từng đối tượng • Chính sách xã hội Chính sách xã hội là sự thế chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chính sách, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ chính trị xã hội, phản ánh lợi ích, trách nhiệm, lợi ích cộng đồng, từng nhóm nhằm tác động trực tiếp vào con người, điều chỉnh mối quan hệ giữa còn người với con người, con người với xã hội, hướng tới mục tiêu cao nhất thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. 1.3 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà Nước đối với người có công. 1.3.1 Quan điểm của Đảng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Các quan điểm về ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước:  Quan điểm 1: Ưu đãi xã hội là một chính sách đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở mỗi quốc gia.  Quan điểm 2 : Ưu đãi xã hội là việc đầu tư xã họi nhằm tái sản xuất nhưng giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.  Quan điểm 3 : Ưu đãi xã hội không chỉ là sự ban ơn mà là thực hiện công bằng xã hội.  Quan điểm 4 : Thực hiện ưu đãi xã hội là trách nhiờm của cả Nhà nước và toàn dân. 1.3.2 Các chính sách của nhà nước đối với người có công Các chính sách đãi ngộ nhóm NCC: • Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; • Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng. Một số văn bản luật, dưới luật được ban hành từ sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành cho người có công gồm: Sắc lệnh 20 SL ngày 18 02 1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất. Sắc lệnh 77 SL ngày 22 05 1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Nghị định 161 CP ngày 30 10 1964 của Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người có công với cách mạng.   CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở HUYỆN MỸ ĐỨC 2.1 Điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Mỹ Đức 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội  Đặc điểm tự nhiên Mỹ đức là một huyện ngoại thành TP. Hà nội, nằm cách trung tâm thành phố 50km. Huyện Mỹ đức nằm ở Phía Tây Nam Hà Nội Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà ranh giới là con sông đáy Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Tây giáp các huyện của tỉnh Hoà Bình Lương Sơn Phía Tây Bắc Kim Bôi (ở phía chính Tây). Phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Mỹ Đức là vùng huyện bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng bắc bộ. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động karst có vẻ đẹp nổi tiếng, là khu thắng cảnh chùa hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận ba xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn. Ở rìa phía Đông sông Đáy chảy từ Bắc xuống Nam, sang tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 230,000 km². huyện Mỹ Đức có dân số là 183.100 người. Huyện có thị trấn đại nghĩa (xưa là Tế Tiêu) và 21 xã: Hương Sơn, An Phú, Đốc Tín, Vạn Kim, Hùng Tiến, An Tiến, Đại Hưng, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Phùng Xá, Xuy Xá, Lê Thanh, Hồng Sơn, An Mỹ, Mỹ Thành, Bột Xuyên, Tuy Lai, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Đồng Tâm. Mỹ Đức là một huyện với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua Đường bộ: có quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Tế Tiêu sang tỉnh Hà Nam rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hoá, Đường sông có Sông Đáy.(sông Thanh Hà), đặc biệt trong huyện có nhiều khu du lịch như: Khu thắng cảnh Chùa Hương (Thiên Trù, suối Yến, động Hương Tích,...), nằm ở rìa phía Tây Nam huyện, ở địa phận xã Hương Sơn, trên ranh giới với huyện Lạc Thủy, khu du lịch hồ Quan Sơn,rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và thu hút được nhiều luợt khách trong và ngoài nước. Mỹ Đức là huyện được coi là địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng.  Đặc điểm về kinh tế Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Phố, cùng với những chủ trương, biện pháp sát thực, vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức đã thu được những thành tựu kinh tế đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế đã có những đổi mới tiến bộ vượt bậc, với những thành tựu trên thì huyện Mỹ Đức đã giải quyết tốt bài toán yên lòng dân, bộ mặt kinh tế của huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng cao.  Đặc điểm về văn hoá xã hội. Cùng với việc phát triển kinh tế thì văn hoá xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm sâu sắc, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, trang thiết bị được đầu tư và nâng cấp, khung cảnh, cảnh quan, môi trường của các trường học được đảm bảo. Công tác y tế dân số ngày càng được củng cố phát triển, các cơ quan y tế tiếp tục được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ tại các trạm y tế của các xã, thị trấn ngày càng được củng cố nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo duy trì tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chỉ đạo có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, không để xảy ra dịch bệnh. Huyện đã tổ chức được các lễ hội văn hoá truyền thống và biểu dương phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, công tác chăm sóc đời sống các đối tượng chính sách, Người có công với cách mạng với Cách Mạng được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, các hoạt động từ thiện nhân đạo được nhân dân ủng hộ và hưởng ứng tích cực và thu được nhiều kết quả đáng kể. 2.1.2 Khái quát về Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện Mỹ Đức.  Quá trình phát triển: Giai đoạn từ 2008 đến nay Tháng 52008 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội được thành lập trên cơ sở tách Phòng Nội vụ lao động thương binh và xã hội. Phòng Lao động Thưong binh và Xã hội tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Lao động, việc làm, tiền lương, BHXH, phòng chống tệ nạn xã hội...  Cơ cấu của phòng  1 đc Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về chức năng quản nhà nước về công tác Lao động TBXH, phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo mảng công việc về chính sách ưu đãi NCC, thi đua khen thưởng, tổ chức cán bộ và công tác tài chính.  1 đc phó Trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng và trực tiếp chỉ đạo các mảng việc còn lại theo chức năng và đảm nhiệm công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú.  1 đc cán bộ đảm nhiệm công tác kế toán.  4 đc cán bộ đảm nhiệm công tác chính sách ưu đãi NCC.  1 đc cán bộ đảm nhiệm công tác chính sách lao động việc làm.  đc cán bộ đảm nhiệm công tác bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo.  1 đc cán bộ đảm nhiệm công tác chăm sóc trẻ em bình đẳng giới.  đc cán bộ HĐ đảm nhiệm công tác BHYT.  1 đc cán bộ HĐ đảm nhiệm công việc hành chính, văn thư .  Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 01 đc là Thạc sĩ, 8 đc có trình độ Đại học trở lên, 2 cao đẳng và 3 trung cấp. Trong đó: 1 thạc sĩ QLKH CN, 1 đc Đại học Luật, 4 đc Đại học CTXH; 1 đc Đại học kế toán; 1 Đại học Kinh tế QD, 1 ĐH Bưu chính viễn thông, 2 Cao đẳng LĐXH và 1 Trung cấp kế toán, 2 Trung cấp LĐTL. Về trình độ lý luận : 1 đc cao cấp LLCT và 3 đc trung cấp LLCT . Chi bộ Đảng Phòng là chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan UBND huyện, có 9 Đảng viên chính thức.  Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Năm 2009 mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế nhưng các chỉ tiêu kinh tế của huyện vẫn phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, các chương trình kinh tế thực hiện đạt kết quả, nông nghiệp năng suất lúa cao tạo việc làm nâng cao đời sống nhân dân. Các chương trình, mục tiêu của ngành luôn được quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Các chính sách của Đảng, Nhà nước về lao động, Người có Công, chính sách xã hội luôn được bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tiễn cuộc sống đã nâng cao mức sống nhân dân, nhất là mức sống của thương binh, gia đình liệt sỹ và Người có Công ngày càng được nâng cao. Khó khăn Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động số ngành, giá cả một số mặt hàng không ổn định ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, nhất là một số bộ phận người dân nông thôn thuộc các xã ven núi. Tình hình tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có nhiều chiều hướng gia tăng. Vấn đề việc làm hiện nay còn nhiều bức xúc đối với người lao động, nhất là lao động trong khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các cụm điểm công nghiệp. 2.2. Một số thông tin chung về đối tượng khảo sát tại huyện Mỹ Đức – Hà Nội 2.2.1 Người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức  Qui mô, cơ cấu đối tượng  Số lượng và phân loại Theo thống kê của Phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức, tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn huyện có hơn 5.000 hộ gia đình chính sách Người có công, trong đó có 2.587 hộ gia đình liệt sĩ và 1.546 thương, bệnh binh. Tính đến tháng 12015 toàn huyện có 3289 đối tượng là Người có công với cách mạng hiện đang hưởng chế độ theo pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng số 26 năm 2005, trong đó:  Bà Mẹ VNAH còn sống : 0  Thương bệnh binh nặng: 50  TBB < 81% : 1.362  CĐHH: 399  Thân nhân NCC: 929  Người TGKC: 2.458  Tù đày : 85  Quân nhân xuất ngũ: 37  Bộ đội làm nhiệm vụ quốc tế: 1.676 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Bao gồm 861 đối tượng, trong đó nữ chiếm 12 người. Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 STT Quy mô (số người) Tỷ lệ mất sức lao động (%) 1 657 2160 2 115 6180 3 39 81% trở lên 4 50 Thương tật nặng vết thương đặc biệt Nguồn: Thống kê của phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức, năm 2014 Như vậy qua bảng thống kê về tình trạng sức khoẻ của thương binh ta thấy sức khoẻ của các đối tượng là NCC đa phần là sức khoẻ trung bình có tỷ lệ thương tật từ 21 60% chiếm (76,3%), sức khoẻ yếu có tỷ lệ thương tật từ 61 80% chiếm (13,4 %), sức khoẻ rất yếu có tỷ lệ thương tật 81% trở lên có 50 người chiếm (4,5%), và có 50 người là có vết thương đặc biệt nặng chiếm (5,8%), với sức khoẻ yếu như vậy song họ vẫn gặp nhiều khó khăn về tình trạng vết thương tái phát do điều kiện thời tiết, điều kiện chất lượng cuộc sống không đầy đủ cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình và ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khoẻ cho Người có công với cách mạng với Cách Mạng.  Về Bệnh binh: có 609 người, trong đó Bảng 2.2: Quy mô, cơ cấu bệnh binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 STT Tỷ lệ mất sức lao động (%) Số người 1 4150 81 2 5160 154 3 6180 355 4 81% trở lên 15 5 Mất sức đặc biệt nặng 4 Nguồn: Thống kê của phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức, năm 2014 Qua bảng thống kê ta thấy tỷ mất sức lao động của bệnh binh huyện Mỹ Đức cho thấy sức khoẻ của các đối tượng là NCC chiếm tỷ lệ cao ở mức 61 – 80% chiếm (58,3%); tỷ lệ thương tật 41 – 50% chiếm (13,3%); tỷ lệ thương tật 51 – 60% chiếm (25,3%); sức khoẻ rất yếu có tỷ lệ thương tật 81% trở lên có 15 người chiếm (2,5%) và có 4 người mất sức đặc biệt nặng chiếm (0,6%).  Quân nhân xuất ngũ: có 37 đối tượng. Bảng 2.3: Quy mô, cơ cấu quân nhân xuất ngũ theo tỷ lệ thương tật năm 2014 STT Tỷ lệ mất sức lao động (%) Số người 1 2160 35 2 6180 2 3 81% trở lên 0 4 Mất sức đặc biệt nặng 0 5 Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp 0 Nguồn: Thống kê của phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức, năm 2014 Qua bảng thống kê ta thấy quy mô, cơ cấu tỷ mất sức lao động của quân nhân xuất ngũ tại huyện Mỹ Đức theo tỷ lệ % chiếm đa phần từ 41 – 50% chiếm (94,6%); (5,4%) từ 51 – 60%. Theo quan sát và tìm hiểu thực tế về Người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức đều thuộc những người có độ tuổi cao nên ngoài các vấn đề về sức khỏe do chiến tranh gây ra thì sức khỏe của họ còn do tuổi già sức yếu không có khả năng lao động hoặc là mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiều các bệnh liên quan đến thận và bàng quang… Bảng 2.4. Số người phục vụ thương bệnh binh nặng năm 2014 STT Người phục vụ TBB, TNLĐ nặng Số người 1 Người phục vụ TBB, TNLĐ từ 81% trở lên 45 2 Người phục vụ TBB, TNLĐ đặc biệt nặng 8 Nguồn: Thống kê của phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức năm 2014 Bảng 2.5. Số lượng người có công và con đẻ mất khả năng lao động STT Tỷ lệ mất sức lao động (%) Số người 1 Không còn khả năng lao động 19 2 Suy giảm khả năng lao động 169 3 Thương bệnh binh mất sức 79 4 Con đẻ CĐHH không còn khả năng lao động 104 5 Con đẻ CĐHH suy giảm khả năng lao động 142 Nguồn: Thống kê của phòng Lao động TBXH huyện Mỹ Đức Như vậy, theo bảng thống kê về số lượng Người có công với cách mạng chiếm một lực lượng khá đông trong địa bàn dân cư của huyện. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến các đối tượng thương binh. Độ tuổi thương binh càng cao thì càng giảm về số lượng. Người có công với cách mạng hiện nay tại địa bàn theo số liệu thống kê cho thấy chiếm một tỷ lệ cao và cần có nhiều chính sách quan tâm để phù hợp với từng đối tượng thuộc diện Người có công với cách mạng. Việc thực hiện và triển khai các chính sách cho Người có công với cách mạng sẽ khá phức tạp khi có nhiều đối tượng thuộc mức trợ cấp khác nhau. 2.2.2 Việc tổ chức triển khai hoạt động ưu đãi xã hội đối với Người có Công trên địa bàn huyện Mỹ Đức Hà Nội  Chính sách ưu đãi người có công Áp dụng theo những quy định chung nhất của Nhà Nước đặc biệt là theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động Cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, Người có Công giúp đỡ Cách mạng. Trong vài năm gần đây trên địa bàn huyện từ năm 2009 2014 chính quyền huyện đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung sự nỗ lực giữa các ban, ngành và chính quyền cơ sở triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ công tác chăm sóc đời sống về mọi mặt cho Người có Công cụ thể: Thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với Người có Công được lồng ghép vào các chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện, tạo việc làm mới cho lao động địa phương, trong đó ưu tiên cho các đối tượng chính sách, hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng có nhu cầu và khả năng muốn vay vốn phục vụ sản xuất. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà Nước về lao động theo Bộ luật lao động, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với lao động tại các cơ sở, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nên công tác hỗ trợ giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho các đối tượng chính sách Người có công với cách mạng cũng được thực hiện rất tốt. Tuy vậy, trong công tác triển khai thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Người có công với cách mạng, cán bộ phụ trách gặp những khó khăn khi giải quyết hồ sơ hưởng chế độ cho đối tượng lag Người có công với cách mạng là xác định thực chứng giấy tờ gốc chiếm đến 50% đó là khó khăn cần được khắc phục. Về phần đối tượng thì khi làm hồ sơ hưởng chế độ còn gặp nhiều khó khăn như: giấy tờ gốc bị mất, rách nát...  Quy trình tiếp nhận, xác nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ của đối tượng Người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Mỹ Đức Hà Nội. Căn cứ theo NĐ 312013NĐ.CP ngày 942013, thông qua hệ thống truyền thanh các xã và đài truyền thanh huyện. Phòng LĐ – TBXH huyện Mỹ Đức công khai mọi chế độ, chính sách đối với NCC và thương binh liệt sỹ để nhân dân hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách, giám sát việc thực hiện chế độ tại cơ sở. hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với Người có công với cách mạng. • Quy trình tiếp nhận, xác nhận hồ sơ bao gồm: Bản thân người tham gia kháng chiến hoặc thân nhân của họ phải lập bản khai cá nhân kèm theo một trong các loại giấy tờ xác minh sau. UBND cấp xã (đại diện là phó ban TBXH), chịu trách nhiệm giúp các đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ gồm: Lý lịch quân nhân Quyết định phục viên, xuất ngũ Giấy tờ xác nhận hoạt động ở chiến trường Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị Huân chương, huy chương chiến sỹ giải phóng Sau đó cấp xã lập danh sách các đối tượng theo từng đối tượng hưởng, chuyển danh sách đó lên Phòng LĐTBXH huyện. Sau đó Phòng LĐTBXH huyện trực tiếp tiến hành xác nhận hồ sơ theo danh sách, nếu hồ sơ còn thiếu các giấy tờ liên quan thì yêu cầu bổ sung nếu không đúng thì trả lại hồ sơ cho đối tượng. • Xét duyệt và giải quyết chế độ cho đối tượng. Sau khi Phòng LĐTBXH chuyển danh sách lên Sở LĐTBXH duyệt hồ sơ với những hồ sơ đủ điều kiện như thương binh, bệnh binh thì gửi danh sách các đối tượng cho đi giám định thương tật tại Hội đồng y khoa Tỉnh và ra quyết định trợ cấp cho đối tượng còn các hồ sơ không đủ điều kiện gửi về cho Phòng LĐTBXH trả về cho đối tượng. Sau khi Sở LĐTBXH có quyết định trợ cấp cho đối tượng thì phòng LĐTBXH phải chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp cho đối tượng theo danh sách của Sở gửi kèm theo. • Quản lý hồ sơ. Tuần tự như các bước xét duyệt, xác nhận, giải quyết hồ sơ của đối tượng, hồ sơ được đảm bảo đầy đủ những quy định thủ tục và trách nhiệm lập hồ sơ đã được hoàn tất. Sau khi Sở cấp giấy quyết định hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước ban hành cho đối tượng và chuyển giấy xác nhận dó về Phòng LĐTBXH huyện Mỹ Đức để cán bộ phụ trách có căn cứ và quyết định xác nhận giải quyết mọi chế độ mà đối tượng được hưởng theo quy định. Thông thường phòng LĐTBXH huyện quản lý những hồ sơ không đầy đủ của các loại đối tượng là Người có Công, còn hồ sơ đầy đủ của các loại đối tượng Sở LĐTBXH quản lý trực tiếp. Hồ sơ được Phòng LBTBXH quản lý chặt chẽ và cẩn thận được bảo lưu trong máy và tủ đựng hồ sơ của các loại đối tượng. Việc thực hiện chính sách ưu đãi tại địa bàn huyện. Bảng 2.6. Tình hình tài chính kế toán chi trả cho NCC toàn huyện SST Hình thức trợ cấp Số Tiền trợ cấp 1 Trợ cấp thường xuyên 55.283.658.000 đồng 2 Trợ cấp một lần 6.645.030.000 đồng 3 Quà Lễ Tết 1.821.240.000 đồng 4 Chỉnh hình 120.693.000 đồng 5 Điều dưỡng tại nhà 945.600.000 đồng 6 Trợ cấp học tập 2.475.913.000 đồng 7 BHYT 3.119.029.000 đồng 8 Tổng 70.420.163.000 đồng Nguồn: Theo thống kê của phòng LĐTBXH huyện Mỹ Đức 122014 Ngoài trợ cấp phụ cấp ra Phòng LĐTBXH huyện Mỹ Đức còn thực hiện những chính sách ưu đãi khác nữa như Y tế, Giáo dục, Việc làm, Nhà ở...cụ thể: • Về Y tế: Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ cho Người có Công là những ưu tiên, ưu đãi trong việc khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng... nhằm đảm bảo và tăng cường sức khoẻ cho Người có Công . Trong những năm qua huyện Mỹ Đức luôn quan tâm tới công tác chăm sóc Người có Công được thể hiện như sau: Theo số liệu thống kê của Phòng LĐTBXH năm 2014 đã: Cấp thẻ BHYT cho đối tượng Người có Công là 9.980 thẻ, theo đúng quy định của Nhà nước Tổ chức tốt điều dưỡng cho tại Trung tâm là 483 người; Tại nhà: 860 người. Đề nghị Sở duyệt hồ sơ thờ cúng liệt sỹ theo NĐ 31 của CP là 1000 hồ sơ. Xây dựng và triển khai NĐ 56NĐCP ngày 22052014 về việc tặng và truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đề nghị Sở duyệt ra QĐ cho 96 người chất độc hóa học bị địch bắt và tù đầy hưởng trợ cấp hàng tháng. Xác nhận cho 75 lượt giấy chứng nhận con thương binh cho các đối tượng. Tổ chức thăm tặng quà các đối tượng Người có công trên địa bàn huyện nhân dịp Tết Nguyên đán 2013. Trong đó : • Quà Chủ tịch nước: 4.337 suất quà = 890.200.000 đồng. • Chi quà thành phố: 10.533 suất quà = 4.314.600.000 đồng. Tặng quà ngày 29 tặng đối tượng người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy, mỗi suất trị giá 500.000đ = 52.000.000 đồng Quà ngày 277: • Quà chủ tịch nước cho 4336 đối tượng = 890.000.000 đồng • Quà chi thành phố: 4.333 suất quà = 1.842.000.000 đồng. Chi trợ cấp dụng cụ chỉnh hình cho 105 đối tượng thương binh = 116.000.000đ Câp tiền thuốc ăn thêm cho thương binh nặng: 48 đối tượng = 1.776.000 đồngĐược tổ chức khám chữa bệnh định kì cho các thương binh bệnh binh nặng và có vết thương đặc biệt.  Về giáo dục: Thực hiện theo Nghị đinh số 542006NĐCP ngày 2652006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, Thông tư liên tịch TTLT số 162006TTLTBLĐTBXH BGDĐT BTC ngày 20112006 của Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với Người có công với cách mạng và con của họ. Thực hiện theo quy định của Nhà nước Năm 2013 Phòng LĐTBXH huyện Mỹ Đức đã duyệt hỗ trợ cho: • Hỗ trợ GDĐT cho học sinh, sinh viên là 146 đối tượng = 732.461.000 đồng. • Miễn học phí cho 234 đối tượng = 641.107.500 đồng. “ Các con tôi mà đi học đại học là cũng được nhà nước hỗ trợ đấy Nhưng tiếc rằng nhà ông mấy đứa đều học dốt, nên coi như chính sách hỗ trợ giáo dục đó nhà ông chỉ được hưởng khi các chú ấy đi học cấp 1, 2, 3 thôi”. Ông Nguyễn Tiến Thắng – Thương binh hạng 2 cho biết.  Về việc làm Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ Người có công với cách mạng giải quyết việc làm như: Ưu tiên trong hướng nghiệp dạy nghề, ưu tiên nhận vào một số ngành nghề thích hợp. Theo điều 17 pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng “Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là thương binh đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận, nếu không nhận thì doanh nghiệp đó phải đóng góp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để giải quyết việc làm cho thương binh”. Theo thống kê của Phòng LĐTBXH huyện Mỹ Đức thì năm 2009 đã giải quyết việc làm được cho 56000 người (cả đối tượng Người có Công và con em và thân nhân Người có Công ). “ Mấy năm nay, con em chúng tôi cứ học xong lớp 12 là được giới thiệu lên mấy công ty may trên Tế Tiêu làm. Tuy phải làm theo giờ giấc nhưng các cháu cũng có việc công việc làm, kiếm thêm thu nhập. Cứ làm hồ sơ nhớ các bác phụ trách bên thương binh xã hội là xin được. Các bác ấy nhiệt tình lắm”. Nhân thân của người có công – Phạm Thị Nhạn cho biết. Bảng 2.7. Tình hình giải quyết việc làm cho người có công năm 2014 Số lao động được giải quyết việc làm Người Công nghiệp 500 Nông nghiệp 500 Dich vụ 2.000 Tổng 2.100 Nguồn: Báo cáo phòng LĐTBXH về thực hiện chỉ tiêu năm 2014 2.3. Chương trình, mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp Người có công với cách mạng tại địa bàn huyện Mỹ Đức  Theo quy định của Nhà nước Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là những Người có Công đã có những đóng góp lớn lao xứng đáng được hưởng ưu tiên, ưu đãi. Chính vì vậy phải đảm bảo mức sống của Người có Công cao hơn hoặc ít nhất bằng mức tối thiểu của cộng đồng. Thực hiện trợ cấp vật chất cho người có công không đơn thuần là tiền mà còn là trách nhiệm, tình cảm, lòng biết ơn với Người có Công . Trợ cấp cho Người có Công phải đảm bảo “Tận tay, đúng kì, đủ số ”. Hình thức chăm sóc sức khoẻ: Thành lập câu lạc bộ: Cựu chiến binh, thanh niên xung phong. Tìm hiểu truyền thống bộ đội Cụ Hồ Thi hát ngâm thơ, kể chuyện, ôn lại truyền thống  Chương trình chăm sóc Người có công với cách mạng Phong trào chăm sóc Người có công với cách mạng có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cho cuộc sống của Người có Công được ổn định và phát triển tốt hơn. Trên cơ sở vậy, và thực hiện theo quy định của Nhà nước UBND huyện Mỹ Đức nói chung và Phòng LĐTBXH Mỹ Đức nói riêng đã triển khai 5 chương trinh chăm sóc Người có Công, nhằm có những hoạt động tốt trong công tác chăm sóc, và bên cạnh đó cũng đồng thời tuyên truyền cho lớp người đi trước và giáo dục cho thế hệ đi sau biết về tầm quan trọng của công tác chăm sóc đối với Người có Công . Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa Phát động chương trình xây dựng nhà tình nghĩa là nhằm thực hiện mục tiêu chung đó là hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ, Người có công với cách mạng làm mới hoặc sửa chữa nhà ở, phấn đấu xóa bỏ nhà dột nát, xuống cấp cho các gia đình chính sách, những gia đình có công với cách mạng thực sự có nhu cầu về nhà ở, nhưng do hoàn cảnh khó khăn tự bản thân không tự giải quyết được. Mặc dù hầu hết các gia đình có Công với Cách mạng nhà cưuả đều khang trang theo khảo sát của tôi. Tuy vậy vẫn còn một số ngườ

1 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp kết nghiên cứu tôi, không chép Nội dung báo cáo có tham khảo sử dụng tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo Những kết nghiên cứu báo cáo chưa công bố hình thức Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường cam đoan Tác giả Nông Thị Thanh Huệ `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học LỜI CẢM ƠN Thật vui mừng vinh dự em sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Trong suốt trình hoc tập khoa Luật Quản lý xã hội em thầy cô giáo truyền đạt kiến thức ngành Công tác xã hội vô quý báu, để chúng em có đủ hành trang, tự tin bước vào sống sau Đặc biệt qua đợt thực tâp này, em nhận giúp đỡ nhiệt tình từ giúp đỡ Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, thầy cô giáo môn Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới : Các thầy cô giáo môn khoa Luật Quản lý xã hội, giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành đợt thực tập Đặc biệt cảm ơn tới Cán Bộ phòng Lao động thương binh Xã Hội huyện Mỹ Đức – Hà Nội Do thời gian thực tập trình độ có hạn chế nên báo cáo em khó tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận đóng góp thầy cô hội đồng đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp, thầy cô giáo khoa Luật Quản lý xã hội, để em có điều kiện hội tiếp tục sửa chữa hoàn thiện báo cáo Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Nông Thị Thanh Huệ `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN `SV: Nông Thị Thanh Huệ Trường Đại học Khoa học Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 10 11 12 13 14 CTXH: Công tác xã hội NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội CSXH: Chính sách xã hội LĐ-TB&XH: Lao động- Thương binh Xã hội NCC: Người có công BB, BB3: Bệnh binh, bệnh binh CBYT: Cán y tế HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân BHXH: Bảo hiểm xã hội TGKC: Tham gia kháng chiến CĐHH: Chất độc hóa học VNAH: Việt nam anh TNLĐ: Tai nạn lao động `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN STT Bảng 2.1 Trường Đại học Khoa học DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng/biểu Quy mô, cấu thương binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.2 Quy mô, cấu bệnh binh theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.3 Quy mô, cấu quân nhân xuất ngũ theo tỷ lệ thương tật năm 2014 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Trang Số người phục vụ thương bệnh binh nặng Số lượng người có công đẻ khả lao động Tình hình tài kế toán chi trả cho NCC toàn huyện Bảng 2.7 Tình hình giải việc làm cho người có công năm 2014 Bảng 2.8 Tình hình xây dựng, sửa chữa nhà huyện Mỹ Đức từ năm 2007 - 2014 Bảng 2.9 Quỹ đền ơn đáp nghĩa Phòng LĐ-TB&XH 2007 2014 Bảng 2.10 Tình hình tặng sổ tình nghĩa huyện Mỹ Đức Bảng 3.1 Cơ cấu đội ngũ nhân viên công tác xã hội huyện Mỹ Đức `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học MỤC LỤC `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học MỞ ĐẦU Lý chon đề tài Ngành Công tác xã hội nước ta ngành ngày có vai trò quan trọng đời sống xã hội, bảo vệ quyền người, đồng thời thúc đẩy xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng hạnh phúc tất cá nhân xã hội Đây xem dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng việc nâng cao chất lượng sống tinh thần cá nhân, gia đình toàn xã hội Ở nước ta, việc thực sách ưu đãi người có công đạo lý tốt đẹp dân tộc Từ ngàn đời nay, dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, "Ăn nhớ người trồng cây” Cho nên từ ngày đầu thành lập nước điều kiện đất nước nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ lấy ngày 27/7 hàng năm ngày thương binh, liệt sỹ nước ta Mấy chục thập niên qua, Đảng Nhà nước ban hành nhiều sách chế độ thương binh, bệnh binh, liệt sỹ gia đình liệt sỹ, người gia đình có công với cách mạng Đây sách lớn thường xuyên quan tâm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thời kỳ cách mạng đến hình thành hệ thống sách mà nội dung gắn liền với việc thực sách kinh tế xã hội liên quan đến đời sống hàng ngày hàng triệu người có công Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có nhiều người có công với cách mạng thuộc diện hưởng sách Địa bàn huyện có nhiều phong trào vận động quần chúng nhân dân nhằm thúc đẩy quan tâm biết ơn sâu sắc tới người có công với cách mạng Tuy nhiên, số lượng NCC cao phân bố không xã nên việc quan tâm động viên kịp thời nhiều bất cập Hơn nữa, sách dành cho NCC với cách mạng tổ chức thực hỗ trợ, song đáp ứng phần `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học nhỏ NCC với cách mạng Từ thực cho thấy sách dành cho NCC với cách mạng chưa thực đáp ứng nhu cầu họ, nhiều NCC gia đình họ phải chịu thiệt thòi NCC với cách mạng gặp nhiều khó khăn việc thụ hưởng sách người có công, cần chung tay giúp đỡ nhân viên công tác xã hội Trong thực tế, thủ tục hành công tác ưu đãi xã hội rườm rà, văn hướng dẫn thiếu tính thống nhất, chồng chéo Thậm chí có địa phương trình độ cán công chức hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực sách NCC chưa ý Do vậy, nhiều NCC chưa tiếp cận với sách mà họ hưởng Cho nên, việc đánh giá hiệu thực sách người có công điạ phương, từ tăng cường vai trò người làm công tác xã hội việc bảo trợ, giúp đỡ NCC tiếp cận nguồn lực, thụ hưởng sách việc làm có ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc Xuất phát từ lý trên, đào tạo kiến thức công tác xã hội mạnh dạn chọn đề tài : " Vai trò nhân viên Công tác xã hội việc thực sách người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức –TP.Hà Nội" làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Hy vọng, góp phần bé nhỏ vào việc hệ thống hoá sở lý luận đề xuất giải pháp nâng cao vai trò nguời làm công tác xã hội việc thực sách NCC với cách mạng Huyện Mỹ Đức – Tp.Hà Nội giai đoạn Tổng quan đề tài nghiên cứu Hiện có nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề sách giành cho NCC với cách mạng Tuy nhiên, tài liệu liên quan đến sách giành cho NCC với cách mạng nhiều hạn chế Một số công trình nghiên cứu khoa học NCC với cách mạng như: " Thực trạng công tác xã hội hoá chăm sóc người có công với cách mạng Phường Đề Thám, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng", năm 2011 sinh viên ngành Công tác xã hội Nghiên cứu chủ yếu khó khăn người có công `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Phường Đề Thám thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đưa số khuyến nghị cần xã hội hoá công tác chăm sóc người có công, thực nghĩa cử cao đẹp dân tộc " uống nước nhớ nguồn" Công trình nghiên cứu: Chính sách giành cho người có công với cách mạng Yên Phụ nay, thực trạng giải pháp nhóm sinh viên ngành công tác xã hội cho thấy hệ thống sách giành cho người có công thực trạng thực sách giành cho người có công với cách mạng Yên Phụ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu thực sách giành cho người có công với cách mạng Yên Phụ Việc thực sách giành cho người có công góp phần to lớn vào việc đảm bảo công xã hội nói chung bày tỏ lòng biết ơn toàn xã hội phận người hy sinh xương máu vào chiến tranh bảo vệ tổ quốc độc lập dân tộc Trên thực tế, Đảng Nhà nước ta cố gắng nỗ lực để thực tốt vai trò sách ưu đãi giành cho không NCC mà nhân thân họ Nhưng đâu đó, cần quan tâm nhiều tới tâm tư nguyện vọng thực họ Từ ý nghĩa thiết thực đó, Đảng Nhà nước cần đưa sách phù hợp nhằm đền đáp xứng đáng cho Người có công với cách mạng Để cho họ có sống hạnh phúc bình yên Đồng thời để đáp ứng kịp thời, mức tâm tư nguyện vọng họ Gần đây, Nhà Nước ban hành nhiều sách nhằm đền đáp công ơn to lớn mà họ hy sinh nghiệp bảo vệ Tổ Quốc Một số pháp lệnh giành riêng cho Người có công với cách mạng Pháp lệnh số 04/2006/PL-UBTVQH11 Uỷ ban thường vụ Quốc hội “Pháp lện sửa đổi, bổ sung số điều pháp lệnh đãi người có công với cách mạng" `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 10 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Ngoài để thực công xã hội việc chăm sóc sức khỏe, Nhà nước đổi sách chế viện phí, có sách trợ cấp bảo hiểm giành cho người có công với cách mạng mà Nhà Nước đặc biệt quan tâm thể rõ tất nghị định phát lệnh ban hành Cho đến nay, tài liệu nghiên cứu NCC với cách mạng Mà thực trạng đời sống thường nhật họ cập nhật qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo dân trí, báo quân đội nhân dân, báo công an nhân dân, báo pháp luật đời sống Ý nghĩa nghiên cứu 3.1Ý nghĩa khoa học đề tài Bước đầu hệ thống hoá sở lý lụân thực tiễn vai trò nhân viên Công tác xã hội việc thực sách người có công với cách mạng 3.2Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đánh giá thực trạng vai trò nhân viên Công tác xã hội việc thực sách người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức - Hà Nội Thấy khó khăn người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức - Hà Nội việc tiếp cận với sách người có công vai trò nhân viên công tác xã hội việc thúc đẩy người có công có nhiều hội để thụ hưởng sách Nghiên cứu chương trình, mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức Bước đầu tư vấn giúp nhân viên làm công tác xã hội địa phương phát triển kỹ công tác xã hội, ứng dụng vào thực tế làm việc sở Nhà Nước Tìm hiểu kết đạt việc thực hệ thống sách người có công địa bàn huyện Mỹ Đức, nguyên nhân giải pháp hoàn thiện sách dành cho Người có công với cách mạng Kết nghiên cứu dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy công tác xã hội, cho người làm nghề công tác xã hội nhà quản lý 10 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 10 Lớp: CTXH – K8 69 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Huyện cần đạo xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê, rà soát lại đời sống đối tượng sách địa bàn để có biện pháp hình thức chăm sóc, giúp đỡ phù hợp tiếp tục đẩy mạnh vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng sống khu dân cư” để tiếp tục dẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa Mỗi xã, thị trấn cần thiết phải có cán chuyên trách làm công tác Lao động Thương binh Xã hội, có chế độ đãi ngộ hợp lý cán Cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng nhằm phát động phong trào quần chúng rộng rãi, đặc biệt sở, phát huy sáng tạo toàn đảng, toàn dân việc chăm sóc Người có Công với Cách Mạng, giáo dục động viên người hưởng sách, phát huy vai trò gương mẫu, truyền thống cách mạng tốt đẹp Đối với cán làm công tác xã hội, địa phương cần: - Phát huy vai trò người nhân viên công tác xã hội việc kết nối huy động nguồn lực - Có sách hỗ trợ phù hợp với lực trình độ nhân viên công tác xã hội  Đối với đối tượng gia đình đối tượng Phát huy tinh thần “Anh đội cụ Hồ ”, chiến đấu sống hàng ngày, lấy phấn đấu thân nhằm làm gương cho cháu hệ mai sau học tập noi theo Các thành viên gia đình động viên tinh thần Người có Công công lao, đóng góp to lớn họ nhân dân, đất nước Đảng, Nhà nước quyền địa phương cố gắng đền đáp cho đền đáp xứng đáng dành cho họ 69 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 69 Lớp: CTXH – K8 70 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Hiện nay, Đảng Nhà nước quyền địa phương có nỗ lực sách dân chủ nhằm hỗ trợ đối tượng gia đình đối tượng 70 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 70 Lớp: CTXH – K8 71 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học CÂU HỎI PHỎNG VẤN A Đối tượng: Người có công với cách mạng Xin Ông/bà cho biết Ông/bà có hưởng sách ưu đãi mà nhà nước ban hành giành cho người có công với cách mạng không ? Ông/ bà có thường xuyên khám trạm xá xã thẻ bảo hiểm y tế không ạ? Xin Ông/bà cho biết khó khăn gia đình gặp phải ạ? Ông/bà đánh hoạt động giành cho người có công với cách mạng? Ông/bà đánh giá tính hiệu chương trình hoạt động trên? Đối với việc thực sách hỗ trợ người có Công gia đình nay, Ông/bà có ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng sách hỗ trợ để chương trình hiệu Theo ý kiến Ông/bà, có cần triển khai thêm sách không để hỗ trợ cho người có công hay không? B Đối tượng: Các cán tham gia thực sách giành cho người có công  Cán y tế 1) Cô/ bác cho cháu hỏi hàng tháng có nhiều Người có Công đến khám bệnh không ạ? 2) Cô/ bác cho cháu biết hình thức cấp phát thuốc giành chođối tượng người có công với cách mạng? 3) Ngoài chế độ bảo hiểm chi trả cụ có hưởng chế độ chăm sóc y tế đặc biệt không cô ? 71 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 71 Lớp: CTXH – K8 72 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học 4) Vậy cô đánh giá sách nhà nước giành cho Người có Công 5) Nếu có thể, cô có đánh giá thực trạng sức khỏe thương bệnh binh địa phương không ạ? 6) Cô có đề xuất việc thực sách giành cho người co công không ạ? 7) Thực trạng việc thực sách giành cho người có công với cách mạng gặp khó khăn không ạ?  Cán làm công tác xã hội Cô cho cháu hỏi thực trạng việc triển khai sách dành cho NCC địa phương thực nào? Cô cho cháu biết quy trình, thủ tục làm hồ sơ để hưởng sách giành cho NCC cần có giấy tờ gì? Trong thủ tục đối tượng làm hồ sơ NCC thường gặp khó khăn không ? Vậy cô đánh giá sách nhà nước giành cho Người có Công ? Cô cho cháu biết nghị định 31 phủ ban hành có không ạ? Cô đánh giá việc triển khai thực sách giành cho người có công không ạ? 72 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 72 Lớp: CTXH – K8 73 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Cô có đề xuất việc thực sách giành cho người có công không ạ?Biên 1: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ TT ĐẠI NGHĨA 1.Thời gian: 8h00, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Địa điểm: Trạm y tế thôn Tế Tiêu – TT Đại Nghĩa Thành phần tham gia: - Người hỏi: Cô Nguyễn Thị Thủy - Người vấn: Nông Thị Thanh Huệ Nội dung: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 4.1 Tên đề tài: “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” 4.2 Người thực hiện: SV Nông Thị Thanh Huệ 4.3 Mục đích nghiên cứu: Tôi sinh viên lớp CTXH k8 – Khoa Luật Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa Học – Đại học Thái Nguyên Hiện Tôi Nghiên cứu đề tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” Vậy mong Cô (chú) tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp cho thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong trình điều tra, thông tin thu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích khác 73 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 73 Lớp: CTXH – K8 74 Báo cáo thực tập TN 4.4 Thông tin định danh: Trường Đại học Khoa học - Họ tên: Nguyễn Thị Thủy - Tuổi : 45 tuổi - Giới tính : Nữ - Chức vụ: Trạm trưởng Nội dung vấn: Câu 1: Cô cho cháu hỏi hàng tháng có nhiều Người có Công đến khám bệnh không ạ? Trả lời: Cũng có mà so với danh sách người có công cháu Lý già ngại khó khăn, có có đưa phần khác khám bệnh viện huyện Câu 2: Cô cho cháu biết hình thức cấp phát thuốc giành chođối tượng người có công với cách mạng? Trả lời: Đó chế độ bên Bảo hiểm phối hợp với cán y tế địa phương nên cụ hỗ trợ Nếu bệnh thường phát miễn phí Còn bệnh nặng mà phải chuyển lên tuyến hỗ trợ 80% Câu 3: Ngoài chế độ bảo hiểm chi trả cụ có hưởng chế độ chăm sóc y tế đặc biệt không cô ? Trả lời: Có cháu, năm có đợt khám mắt cho toàn dân cụ hưởng ứng mạnh mẽ Có nhiều cụ mổ quoặn này, mổ mộng… Nhiều cháu Câu 4: Vậy cô đánh giá sách nhà nước giành cho Người có Công ? Trả lời: Cô phụ trách mảng y tế nên không hiểu rõ mảng trợ cấp khác giành cho Người có Công Nhưng riêng mảng y tế, cô thấy nhà nước quan tâm đến Người có Công cháu 74 74 `SV: Nông Thị Thanh Huệ Lớp: CTXH – K8 75 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Câu 5: Nếu có thể, cô có đánh giá thực trạng sức khỏe thương bệnh binh địa phương không ạ? Trả lời: Cô nghĩ nhà nước cần đầu tư sở vật chất y tế cần có nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ tư nhân để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán tốt nhằm phục vụ tất người cách hiệu Câu 6: Cô có đề xuất việc thực sách giành cho người có công không ạ? Trả lời: Cá nhân cô hy vọng nhà nước đầu tư sở vật chất, hạ tầng, chương trình chăm sóc sức khỏe người dân cho trạm y tế xã để công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thực tốt hơn, hỗ trợ người dân giảm bớt chi phí công sức khám chữa bệnh Cũng góp phần giảm tải tình trạng căng thảng tuyến viện Câu 7: Thực trạng việc thực sách giành cho người có công với cách mạng gặp khó khăn không ạ? Trả lời: Cơ đầu tư trình độ chuyên môn sở vật chất Ngoài công tác hỗ trợ viện phí, thuốc thang cho người dân nên ngắn gọn hiệu hơn, để người dân bớt khó khăn toán tiền thuốc, viện phí với công ty bảo hiểm Cháu cảm ơn! Thời gian kết thúc Cuộc vấn kết thúc lúc 09h30 ngày 20 tháng 11 năm 2014 75 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 75 Lớp: CTXH – K8 76 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Biên 2: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ XÃ HƯƠNG SƠN 1.Thời gian: 8h30, ngày tháng 12 năm 2014 Địa điểm: Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn Thành phần tham gia: - Người hỏi: Cô Phạm Thị Ngân - Người vấn: Nông Thị Thanh Huệ Nội dung: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 4.1 Tên đề tài: “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” 4.2 Người thực hiện: SV Nông Thị Thanh Huệ 4.3 Mục đích nghiên cứu: Tôi sinh viên lớp CTXH k8 – Khoa Luật Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa Học – Đại học Thái Nguyên Hiện Tôi Nghiên cứu đề tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” Vậy mong Cô (chú) tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp cho thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong trình điều tra, thông tin thu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích khác 76 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 76 Lớp: CTXH – K8 77 Báo cáo thực tập TN 4.4 Thông tin định danh: Trường Đại học Khoa học - Họ tên: Phạm Thị Ngân - Tuổi : 34 tuổi - Giới tính : Nữ - Chức vụ: Cán công tác xã hội xã Hương Sơn Nội dung vấn: Câu 1: Cô cho cháu hỏi thực trạng việc triển khai sách dành cho NCC địa phương thực nào? Trả lời: Thực tế việc thực sách giành cho NCC xã Hương Sơn triển khai tốt Cơ đối tượng thuộc diện NCC làm hồ sơ hưởng sách giành cho NCC nhà nước Còn số trường hợp làm hồ sơ để xét duyệt Câu 2: Cô cho cháu biết quy trình, thủ tục làm hồ sơ để hưởng sách giành cho NCC cần có giấy tờ gì? Trả lời: Để hưởng chế độ giành cho NCC hồ sơ cần có số giấy tờ cần thiết gồm: Lý lịch quân nhân; Quyết định phục viên, xuất ngũ; Giấy tờ xác nhận hoạt động chiến trường; Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị ( cần giám định tỷ lệ thương tật đối tượng thương binh, bệnh binh); Huân chương, huy chương chiến sỹ giải phóng (nếu có) Khi làm xong giấy tờ cô chịu trách nhiệm gửi hồ sơ lên huyện để huyện gửi xét duyệt Nếu huyện chịu trách nhiệm cấp giấy chúng nhận thương, bệnh binh gửi xã Xã chịu trách nhiệm gửi cho đối tượng NCC Câu 3: Trong thủ tục đối tượng làm hồ sơ NCC thường gặp khó khăn không ? Trả lời: Có cháu, Quyết định phục viên, xuất ngũ Giấy tờ xác nhận hoạt động chiến trường Do việc bảo quản giấy tờ không 77 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 77 Lớp: CTXH – K8 78 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học cẩn thận, hay bị thất lạc nên làm hồ sơ xét duyệt việc tìm lại hay làm lại gặp nhiều khó khăn Câu 4: Vậy cô đánh giá sách nhà nước giành cho Người có Công ? Trả lời: Theo quan điểm cô nhà nước quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa Cụ thể năm vừa qua nhà nước ban hành nghị định NĐ 31/2013/NĐ.CP ngày 9/4/2013 Quy định, hướng dẫn thi hành số điều pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng Có thể thấy sách giành cho người có công ngày Đảng, Nhà nước quan tâm bổ sung hoàn thiện Câu 5: Cô cho cháu biết nghị định 31 phủ ban hành có không ạ? Trả lời: Có Trong nghị định 31 công tác chăm sóc người có công với cách mạng quan tâm hơn, ưu đãi nhiều Công tác thủ tục hồ sơ đơn giản hiệu hơn, nhanh tạo điều kiện cho đối tượng chưa hưởng sách làm hồ sơ để xét duyệt hưởng Câu 6: Cô đánh giá việc triển khai thực sách giành cho người có công không ạ? Trả lời: Bản thân cô thấy so với trước công tác triển khai thực có nhanh hơn, cụ thể Tuy nhiên có số hạn chế nghị định 31 điều cũ hướng dẫn chi tiết, cụ thể điều chưa cụ thể làm nên trình thực nhiều sai sót phải làm lại Vì khó nhiều thời gian, công sức Câu 7: Cô có đề xuất việc thực sách giành cho người có công không ạ? Trả lời: Cá nhân cô mong muốn công tác triển khai thực dự án cần cải thiện, giảm bớt thủ tục dườm già, thời gian xét duyệt hay công tác hoàn thiện hồ sơ cần tọa điều kiện Có cán cô giúp đỡ nhiều hơn, hiệu cho đối tượng 78 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 78 Lớp: CTXH – K8 79 Báo cáo thực tập TN Cháu cảm ơn! Trường Đại học Khoa học Thời gian kết thúc Cuộc vấn kết thúc lúc 10h00 ngày tháng 12 năm 2014 79 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 79 Lớp: CTXH – K8 80 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Biên 3: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU NCC VỚI CÁCH MẠNG 1.Thời gian: 14h00, ngày tháng 12 năm 2014 Địa điểm: Xóm – Đốc Tín – Mỹ Đức – Hà Nội Thành phần tham gia: - Người hỏi: Bà Hoàng Thị Thảo - Người vấn: Nông Thị Thanh Huệ Nội dung: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 4.1 Tên đề tài: “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” 4.2 Người thực hiện: SV Nông Thị Thanh Huệ 4.3 Mục đích nghiên cứu: Tôi sinh viên lớp CTXH k8 – Khoa Luật Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa Học – Đại học Thái Nguyên Hiện Tôi Nghiên cứu đề tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội việc thực sách Người có công với cách mạng huyện Mỹ Đức – Hà Nội” Vậy mong Cô (chú) tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp cho thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong trình điều tra, thông tin thu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích khác 80 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 80 Lớp: CTXH – K8 81 Báo cáo thực tập TN 4.4 Thông tin định danh: Trường Đại học Khoa học - Họ tên: Hoàng Thị Thảo - Tuổi : 60 tuổi - Giới tính : Nữ - Đối tượng: Người có công với cách mạng Nội dung vấn: Câu 1: Xin Ông/bà cho biết Ông/bà có hưởng sách ưu đãi mà nhà nước ban hành giành cho người có công với cách mạng không ? Trả Lời: Bà hưởng sách giành cho thân nhân liệt sỹ Chồng bà liệt sỹ hy sinh cháu Câu 2: Ông/ bà có thường xuyên khám trạm xá xã thẻ bảo hiểm y tế không ạ? Trả Lời: Bà có đi, có thẻ bà dùng đến, trạm xá xá xa, lại sống nên ốm đau hay hiệu thuốc gần nhà để mua Câu 3: Xin Ông/bà cho biết khó khăn gia đình gặp phải ạ? Trả Lời: Bà sống lương ông Vật chất nhà nước trợ giúp Bà sống nên nhiều lúc buồn cháu Câu 4: Ông/bà đánh hoạt động giành cho người có công với cách mạng? Trả Lời: Nhiều hoạt động lắm, nhằm động viên người có hoàn cảnh bà Nhà nước quan tâm cháu Câu 5: Ông/bà đánh giá tính hiệu chương trình hoạt động trên? 81 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 81 Lớp: CTXH – K8 82 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học Trả Lời: Mọi người tham gia hoạt động như; hội cựu chiến binh tích cự hồ hởi Lần ông bà chụp ảnh khoe với bà mà Câu 6: Đối với việc thực sách hỗ trợ người có Công gia đình nay, Ông/bà có ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng sách hỗ trợ để chương trình hiệu hơn? Trả Lời: Nhà nước quan tâm tới bà người dân Bà có mong muốn ông tăng lương cho bà ( Cười) Câu 7: Theo ý kiến Ông/bà, có cần triển khai thêm sách không để hỗ trợ cho người có công hay không? Trả Lời: Cái cán bàn bạc rồi, bà tin triển khai biện pháp tốt dành cho người dân cháu Cháu cảm ơn! Thời gian kết thúc Cuộc vấn kết thúc lúc 16h00 ngày tháng 12 năm 2014 82 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 82 Lớp: CTXH – K8 83 Báo cáo thực tập TN Trường Đại học Khoa học DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Giáo trình Công tác xã hội với cá nhân – Lê Chí An 2) Giáo trình Tham vấn tâm lý – PGS.TS Trần Thị Minh Đức 3) Luật Nhân Quyền 4) Nghị định 161/ CP ngày 30/ 10/ 1964 Chính phủ 5) Sắc lệnh 20/ SL ngày 18/ 02/ 1947 6) Sắc lệnh 77/ SL ngày 22/ 05/ 1950 7) NĐ 31/2013/NĐ.CP ngày 9/4/2013 8) Theo báo cáo Phòng Lao Động – Thương binh xã hội huyện Mỹ Đức (Kèm theo báo cáo số 21- LĐ-TB&XH ngày 18/11/2009) 9) Thông Tư Liên Tịch số 16/2006/TTLT/BLĐ-TB&XH - BGDĐT BTC ngày 20/11/2006 10) Báo cáo kết thực kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 phương hướng nhiệm vụ năm 2015 11) 12) http://thuvienphapluat.vn http://myduc.hanoi.gov.vn 83 `SV: Nông Thị Thanh Huệ 83 Lớp: CTXH – K8

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chon đề tài

  • 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu

  • 3. Ý nghĩa nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 5.1 Phương pháp luận

  • Đề tài tiếp cận hệ thống dựa trên việc sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử trong nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Qua đó sáng tỏ Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, mục tiêu, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà Nước về hệ thống chính sách người có Công với cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  • 5.2 Phương pháp phân tích tài liệu

  • Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành công tác xã hội, các văn bản, Nghị quyết, các chính sách liên quan đến người có công với đất nước.

  • 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

  • Phương pháp lắng nghe tích cực, khảo sát thực tế. Từ đó đưa ra được cách nhìn nhận và đánh giá tổng quát nhất về chính sách triển khai dành cho đối tượng.

  • 5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

  • Kết hợp các ngành khoa học khác với nhau như phương pháp xã hội học và Pháp luật.

  • 6. Câu hỏi nghiên cứu

  • 7. Giả thuyết nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan