Phân tích bài thơ Vội Vàng

9 1.5K 0
Phân tích bài thơ Vội Vàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để đạt từ 8 điểm môn Ngữ Văn trở lên trong các kì thi kể cả các kì thi quan trọng như kì thi Trung học phổ thông quốc gia, từ những khảo nghiệm, một số thí sinh dự thi năm 2016 đã sử dụng tài liệu này và đạt kết quả cao, có thí sinh đã đạt tới 8.75 môn văn trong kì thi THPT quốc gia

VỘI VÀNG Xuân Diệu Tác giả, tác phẩm: Xuân Diệu (1916- 1985), bút danh Trảo Nha, quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lại lớn lên ở Quy Nhơn Ông là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới Theo Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất các nhà thơ mới” Hồn thơ Xuân Diệu trẻ trung, lãng mạn và giàu nhựa sống, khát khao giao cảm với đời và tận hưởng sự sống, phong cách thơ mới mẻ, độc đáo, giàu sức sáng tạo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học hiện đại phương Tây Vội vàng được sáng tác năm 1938 in tập Thơ thơ là một tác phẩm đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, thể hiện niềm khát khao tận hưởng sự sống của cái tác giả Tựa đề bài thơ: Bộc lộ một thái độ sống vội vàng gấp gáp.Không nên sống một cách lưng chừng để thời gian và cuộc đời trôi một cách vô vị Vì vậy, ta phải sống hết quỹ đạo thời gian, sống đầy ý nghĩa và có ích cho đời Pa ven Cooctsaghin tác phẩm “Thép đã thế đấy” của Nicolai Oxtơrốpxki đã từng nói: “Cái quý nhất của người ta là sự sống Đời người chỉ sống có một lần Phải sống cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã cống hiến cho lí tưởng cao đẹp nhất đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người” Đó là cách sống nên sống và rất đáng sống Bởi vì cuộc sống quanh ta tươi đẹp, hấp dẫn và say đắm vô cùng mà đời người thì chỉ rất hữu hạn Vì vậy ta phải biết sống, vui mà sống và sống cho hết mình để tận hưởng tất cả những gì tươi đẹp của cuộc sống mà ta đáng được hưởng một cách khẩn trương, vôi vã Có lẽ đó là mạch tư nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của nhà thơ Xuân diệu muốn gửi gắm qua Vội Vàng Chính vì vậy mà có nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng “Vội vàng không chỉ là tựa đề của bài thơ mà còn mang phong cách thơ của Xuân Diệu” Phân tích bài thơ Vội vàng: Bốn câu thơ đầu: Là một ước muốn hết sức mới mẻ, táo bạo của nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc sống: “ Tôi muốn tắt nắng Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” Điệp ngữ “tôi muốn” lặp lặp lại đạ thể hiện một tấm lòng khát khao sống cháy bỏng của nhà thơ Tác giả muốn “tắt nắng đi”, muốn “buộc gió lại” để cho “màu đừng nhạt, hương đừng bay” Đó là một khát vọng hết sức táo bạo, muốn níu kéo thời gian, muốn đoạt quyền tạo hóa, muốn làm cho thiên nhiên vũ trụ ngừng trôi theo ý muốn của mình để giữ cho hương sắc màu xuân tươi mãi, để cho tuổi trẻ, tình yêu và cái đẹp của cuộc sống mãi mãi được vĩnh hằng Bởi từ trước đến nay, chưa “ngông” Xuân Diệu, khát khao được nắm giữ hết thảy những cái đẹp ở đời lòng bàn tay, tác giả nhận ra, những thứ ấy vẫn xoay vần theo quy luật của tự nhiên, điều ấy làm cho tác giả cuống quýt lên, buộc phải vội vàng níu giữ và hưởng thụ, để không phải bỏ lỡ cái đẹp vụt qua trước mắt Và bởi vì màu nhạt, hương phai nghĩa là cái đẹp bị lụi tàn bởi thời gian Đối với Xuân Diệu mà nói thì cuộc sống quanh ta là một thiên đường tuyệt đẹp rất mực đắm say và rất mực trần thế lại vần xoay the quy luật sinh tử Do đó mà nhà thơ không muốn cho cái đẹp mau chóng tàn phai để được hưởng thụ những phút giay đẹp đẽ của cuộc sống Chín câu thơ tiếp theo: Niềm vui say trước thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống, đầy sức quyến rũ của mùa xuân và cuộc sống: “Của ong bướm này tuần tháng mật; Này hoa của đồng nội xanh rì; Này lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này khúc tình si; Và này ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon một cặp môi gần; Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” + Điệp ngữ “này đây” được lặp lặp lại một cách dồn dập, nhiều lần một đoạn thơ nhằm để vừa giới thiệu, vừa liệt kê, vừa khẳng định, vừa nhấn mạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cuộc sống mà thế gian này đã ban tặng cho ta Đoạn thơ mang âm hưởng dồn dập, vội vàng thúc giục người đọc, bộc độc giả cũng phải vội vã theo, cũng thúc giục chính bản thân Xuân Diệu, gợi tả sự hối hả, tất bật của tác giả sáng tác bài thơ Những điệp ngữ ấy đã chứa đựng hạnh phúc vui sướng tác giả đã khám phá thấy vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc sống Vì vậy nhà thơ muốn kể hết cho cả nhân gian này biết về một thế giới không chỉ trẻ trung, đẹp đẽ, non tơ mà còn ẩn chứa tình yêu mơn mởn Đó là một phong ách thơ rất riêng của Xuân Diệu + Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống quanh ta một thiên đường tuyệt đẹp Những hình ảnh “ong bướm, tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, yến anh, ánh sáng chớp hàng mi” đã gợi lên biết hương vị của hạnh phúc tình yêu đôi lứa cuộc sống Bởi những hình ảnh ấy chứa đựng những gì là men say, màu sắc và cả những cung bậc cảm xúc của hạnh phúc tình yêu Hình ảnh “ yến anh” cùng với “ong bướm” gợi lên sự dập dìu tấp nập, tựa những chàng trai cô gái quấn quýt bên nhau, yêu đương, tình tự Ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng mượn hình ảnh yến anh để miêu tả những là nam nữ tú ngày chảy hội: “Gần xa nô nức yến anh – Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” Hoa lá cỏ thì độ non tơ nõn nà đầy sức quyến rũ mang một màu sắc bắt mắt, xanh tươi “ hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất” đặc trưng của mùa xuân Những hình ảnh ấy đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống vừa đẹp, vừa hấp dẫn, vừa chan chứa xuân tình với sức quyến rũ lạ thường Đó là một thiên đường tuyệt đẹp, rất mực tinh tế, rất mực đáng yêu và đắm say vô hạn qua mắt thơ Xuân Diệu Thiên đường ấy nào trời xanh, nào mây trắng, cỏ hoa lá, nào ong bướm, chim chóc dập dìu, cái gì cũng đẹp đẽ non tơ nõn nà, làm mê say lòng người, đáng để người ta phải vội vàng hưởng thụ, luyến tiếc nó trôi qua Xuân Diệu đã chỉ chho thế gian này hiểu rằng: thiên đường không ở đâu xa mà ở trước mắt quanh ta Vì vậy mà ta phải biết yêu cuộc sống Đây là một ý thức, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ của nhà thơ + Do quan điểm mỹ học của Xuân Diệu xem người là cái đẹp chuẩn mực nơi trần thế, nên tác giả đã sáng tạo những hình ảnh thơ hết sức mới mẻ, độc đáo và táo bạo: “Và này ánh sáng chớp hàng mi – Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa” Xuân Diệu hình dung ánh sáng của bình minh sáng, lung linh, rực rỡ cũng chỉ so sánh bằng cái chớp vội làn mi của hàng thiếu nữ đương độ xuân thì Xuân Diệu rất hay dùng cái nhìn tinh tế thế để đánh giá một vẻ đẹp, ta từng bắt gặp làn mi ấy một bài thơ khác: “Lá liễu dài một nét mi” Và mỗi buổi sớm mai là một vị thần Vui, là một nàng tiên xinh đẹp, dịu dàng đến gõ cửa mọi người, mọi nhà chúng ta Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy cuộc sống quanh ta thật là đẹp đẽ và hấp dẫn biết bao Nó khiến cho ta cũng phải mê say và yêu mến Nó thắp cho ta một tình yêu cuộc sống thiết tha + Để bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc ngất ngây của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, Xuân Diệu đã thốt lên “Tháng giêng ngon một cặp môi gần” Có lẽ một năm thời gian tràn trề nhựa sống nhất vẫn là mùa xuân và mùa xuân tươi non mơn mởn nhất vẫn là tháng giêng Bởi tháng giêng thật sự lành, nó mang chút âm vang se se lạnh của mùa đông và cái nắng dịu nhẹ của xuân mới; mùa xuân là mùa của chồi non, mầm lá lách mình khỏi vỏ bọc mà vươn lên mạnh mẽ, mùa của hương hoa cỏ lộng lẫy thế nên tác giả mới so sánh “ngon một cặp môi” Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến người đọc thấy được tháng giêng thơm ngọt, non tơ mơn mởn, đầy ắp một sức sống tân quyến rũ lời mời gọi Tác giả sử dụng phép so sánh rất cụ thể mà hết sức mới mẻ, táo bạo Bộc lộ niềm khát khao mãnh liệt của nhà thơ đối với tình yêu và cuộc sống + Hai câu cuối của đoạn thơ, Xuân Diệu muốn đón nhận, muốn tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân và cuộc sống nó đến và vừa mới đến chứ không để cho mùa xuân trôi qua mới tiếc nuối Tác giả không muốn để cho phút giây nào trôi mất Chính vì vậy mà tác giả cũng tận hưởng cuộc sống tâm trạng nửa sung sướng, nửa vội vàng vồ vập sợ nó trôi mất Câu thơ chứa đựng một tâm trạng lo sợ thời gian trôi mau, cái đẹp của cuộc sống bị lụi tàn Bởi vì những câu thơ dài bỗng nhiên đến câu thơ này ngắt nhịp lại một cách đột ngột: “Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” + Giọng điệu của cả đoạn thơ hết sức tưng bừng, rộn rã, dồn dập và tươi vui, đem đến cho người đọc niềm vui tươi, trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống, thổi vào tâm hồn người ta là ham muốn được sống được hưởng những điều tuyệt vời nhất, cuộc sống họ lúc nào cũng là mùa xuân Qua đó cho ta thấy một tấm lòng ham sống, lòng khát khao và hưởng thụ của nhà thơ trước vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của thiên nhiên và cuộc sống nơi trần thế Khổ thơ tiếp theo: tâm trạng của tác giả trước sự vội vàng của đời người, thiên nhiên và cuộc sống: + Cũng bởi lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt nên tâm hồn tác giả ẩn chứa một tâm trang phấp phỏng lo âu trước sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người Bằng cảm xúc, Xuân Diệu rất thiết tha và say đắm mùa xuân bằng lí trí thì lại nhận rằng mùa xuân không thể tồn tại vĩnh viễn Bởi thế mà hào hứng, say sưa, giọng thơ bỗng chuyển sang một nỗi niềm không tên mà nhà thơ đau đớn nhận quy luật của mùa xuân “ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua – Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già – Mà xuân hết nghĩa là cũng mất” Những từ ngữ “đương tới, đương qua, còn non, sẽ già, xuân hết, cũng mất” cùng với điệp ngữ “nghĩa là” được lặp lặp lại báo hiệu sự tàn úa, nhạt phai của mùa xuân và sự già nua của cuộc đời người Bởi mùa xuân trôi qua, bởi nó đồng nghĩa với sự trôi chảy của thời gian mà cuộc đời người thì vô cùng hữu hạn và ngắn ngủi + Tác giả sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: “Mùa xuân” là bìểu tượng cho sự sống, sự sinh sôi nảy nở và những gì tinh khôi mới mẻ tràn đầy sức sống Nhưng giữ lòng của sự sống, tác giả đã cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian không thể nào níu kéo lại được Đó là sự tàn úa nhạt phai và sự vĩnh viễn của sự sống tươi đẹp Nhà thơ cảm nhận bước của thời gian thật là tinh tế Bởi nhà thơ phát hiện được những bước khẽ khàng của mùa xuân: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua – Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Ta còn có thể hiểu là, bởi vì cảm nhận thấy tuổi trẻ của mình trôi qua ngày càng nhanh, nó ác mộng vô hình vồ chụp vào mỗi người không biết vội vã hưởng thụ, ý thức được điều ấy, tác giả e sợ rằng, xuân đến, xuân qua, đó là quy luật tất yếu, mùa xuân xanh non này qua đi, năm tới, mùa xuân tươi đẹp khác sẽ lại đến, vẽ đẹp cuộc sống có thể thay đổi nó vẫn mang một sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng của nó, đời người hữu hạn vô cùng, nó trôi mắc cửi đợi đến ta nghoảnh lại thì hoảng hốt phát hiện ra, ta đã già rồi, sắp phải rời khỏi sự sống, lúc ấy ta mới hối hận mình không nhanh lên để tận hưởng gì tốt đẹp mà chỉ thờ ơ, chậm chạp rồi để mà bỏ lỡ Rõng ràng Xuân Diệu đã thấy được cái hiện hữu ta cũng bị mai một dần theo sự trôi chảy của thời gian mà không thể nào cưỡng lại được Bởi vì tác giả hiểu được rằng màu xuân rồi sẽ qua, tuổi xuân và cuộc sống người rồi cũng sẽ phôi phai tàn úa theo thời gian Vì vậy giữa cái non tơ mơn mởn của mùa xuân tác giả đã thấy một sự hấp hối và lụi tàn dần + Cuối cùng nhà thơ phát hiện sự đối lập giữa tạo hóa và người Như ở ta đã phân tích, lòng ước muốn của người thì rộng lớn mênh mông mà quy luật của thời gian thì trôi chảy và quá khắt khe với cuộc sống người Mùa xuân của đất trời thì luôn tuần hoàn mà tuổi trẻ của người thì chẳng hai lần thắm lại, trời đất thì vẫn còn chẳng còn mãi Tôi nhớ Heraclit – một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đã từng nói rằng “Không tắm hai lần một dòng sông”, bởi vì sao? Bởi theo quy luật dòng chảy, ta tắm ở quãng sông ấy lần đầu tiên thì dòng nước lúc ấy không thể là dòng nước mà ta tắm lần thứ hai, nó đã trôi đến nơi nào rồi Và quy luật thời gian cũng thế, thời gian nào có đợi bao giờ Ta thấy tạo hóa thì vĩnh hằng còn đời người thì hữu hạn, ngắn ngủi và mong manh, bởi có đâu hay chữ ngờ, bất ngờ xảy đến cuộc sống của chúng ta, nó có thể cướp tất cả, sự sống, hi vọng, niềm vui và cả ước mơ Thời gian ăn mòn sự sống! Nó thật khắc nghiệt đối với mỗi kiếp người thế gian này Nó trôi nhanh “áng phù vân”, “bóng câu qua cửa sổ” Vẫn biết thế người không thể nào ngăn nổi được quy luật của tự nhiên Ý thức được điều đó nên nhà thơ mang tâm trạng buồn, nuối tiếc, bâng khuâng: “Còn trời đất chẳng còn mãi Nên bâng khuâng tiếc cả cuộc đời” + Đằng sau sự tiếc nuối ấy là cả một quan niệm sống mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu Đó là cách sống cống hiến hết mình cho tuổi trẻ và cho hết quỹ thời gian của cuộc sống Vì vậy, nhà thơ nồng nhiệt tha thiết sống và khát khao được sống Nhưng cuộc đời ngắn ngủi nên tác giả sống một cách vội vàng, hối hả Vì vậy một bài thơ khác, ông hoàng thơ ca lãng mạn đã từng viết mấy câu thơ cũng với tâm trạng vội vàng, gấp gáp: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ Em em tình non sắp già rồi” Và: “Gấp em anh rất sợ ngày mai Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn” Đó là một quan niệm sống tốt, sống tích cực, sống có ích cho đời chứ không phải là sống buông thả, lưng chừng, tồn tại một cách mờ nhân ảnh Đó không phải là một quan niệm hưởng lạc một cách hiểu tầm thường, sai lệch mà là cách sống theo chiều hướng tích cực Bởi nếu tồn tại mà không biết mình tồn tại và không có ích cho đời thì chỉ là sống thừa, sống vô danh, vô nghĩa lí mà + Do ý thức được về sự trôi chảy của thời gian nên cái nhìn của nhà thơ về thời gian và cảnh vật cũng nhuốm màu li biệt “rớm vị chia phôi, than thầm tiễn biệt, nỗi phải bay đi, đứt tiếng reo thi” và “sẽ có độ phai tàn sắp sửa” Màu li biệt, vị chia phôi ấy được tác giả nhìn nhận cả từ sông núi, từ gió xinh và từ cả tiếng chim ca Ta thấy thiên nhiên cũng bị mất vẻ vô tư của nó, cũng ẩn chứa sự lo âu sợ hãi và nỗi buồn đau li biệt tựa người sắp phải lìa xa cuộc sống vậy Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Phải hờn? Phải sợ?” thể hiện trạng thái, tạm trạng luyến tiếc, buồn day dứt cõi lòng tác giả Dường càng nhạy cảm với từng bước của thời gian thì Xuân Diệu lại càng lo sợ và tiếc nuối cuộc đời đẹp đẽ bấy nhiêu Để rồi kết thúc đoạn thơ là một lời van vỉ đối với thời gian: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa!” Câu thơ trở thành một lời than tuyệt vọng, đau đớn của nhà thơ thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi được, mà cũng chẳng bao giờ người có thể thay quyền tạo hóa để níu giữ được thời gian Vì vậy mà tác giả có một ý niệm là phải sống vội vàng gấp rút, phải tranh thủ tận hưởng vẻ đẹp hiện có của mùa xuân và cuộc sống người “mùa chưa ngả chiều hôm” Có ý nghĩa là phải tận hưởng nó chưa kịp phai tàn, cuộc sống và đời người còn ở độ xuân, ở thời gian đẹp đẽ nhất chứ chưa phải đến thời kì tàn lụi Chính vì vậy mà tác giả lo lắng đến mức cuống quýt, hốt hoảng, vội vàng để níu giữ tất cả, ôm trọn tất cả sự sống này Khổ thơ thể hiện rõ ràng nỗi ám ảnh về thời gian hồn thơ Xuân Diệu Chín câu thơ cuối: Sự ước muốn, khát khao sống đến mức độ cuồng si: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê sắc của thời tươi; ̶ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” Cả đoạn thơ đọc lên từng bừng một sức sống Thể hiện một quan niệm, một khát vọng sống với một tâm trạng hối hả, giục giã, bằng cả những hành động mãnh liệt, bằng cả tâm trạng nồng nàn đắm say trước mùa xuân, tuổi trẻ và cuộc sống Tác giả sử dụng điệp ngữ “ta muốn” kèm với những động từ mạnh đã biểu lộ rõ nhất một sự vồ vập, say đắm thiết tha và một niềm xúc cảm say mê, sôi nổi của mình trước cuộc sống Tác giả “muốn ôm cả sự sống, muốn riết mây mưa, gió lượn, muốn say cánh bướm với tình yêu, muốn thâu một cái hôn nhiều, muốn cắn vào cả xuân hồng” Cùng với những động từ gợi tả “chếnh choáng, đã đầy, no nê” Tất cả nhằm bộc lộ những khát khao thèm muốn được hưởng thụ cuộc sống một cách thoải mái, đã đầy mà cũng rất táo bạo của nhà thơ Những hình ảnh thơ “sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước và và cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, sắc của thời tươi, xuân hồng” Đó là những màu sắc, âm thanh, hình ảnh tuyệt đẹp của cuộc sống quanh ta và đó cũng là một thiên đường mặt đất hết sức quyến rũ, say đắm và hết sức đáng yêu Dường tác giả muốn tận hưởng mọi cái tinh túy và đẹp đẽ nhất của cuộc sống, không để hoài phí một phút giây nào trôi mất Vì vậy tác giả cũng hết sức vội vàng, vồ vập để sống hết mình cho tuổi trẻ và cuộc sống Bài thơ khép lại bằng một câu thơ rất táo bạo, mãnh liệt và độc đáo “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Bộc lộ một niềm khát khao say đắm đối với mùa xuân và cuộc sống Nhịp điệu của đạon thơ hết sức dồn dập, hối hả và gấp gáp, giọng thơ mạnh mẽ mà say đắm, nồng nàn, khắc sâu một khát vọng sống mãnh liệt Điều đó cho ta thấy một tâm hồn gắn bó với đời, yêu đời, yêu cuộc sống đến mức cuồng nhiệt Đằng sau khát vọng sống, thèm sống ấy là một niềm khát khao giao cảm với đời thiết tha của tác giả Bởi nhà thơ rất sợ sự thờ lạnh nhạt với đời Trong lời đưa duyên cho tập “Thơ thơ”, tác giả từng tâm sự: “Tôi rất sợ sự lạnh nhạt, sở dĩ tha thiết vậy là muốn xứng đáng với lòng bạn thiết tha Tôi gửi tâm hồn cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng…Và nào người ta đã xua tay không còn khát thèm, là lúc đó người ta không còn vui sống nữa” Đoạn thơ in đậm dấu ấn phong cách, bút pháp đặc sắc và cái nghệ thuật thơ Xuân Diệu Đó là một hồn thơ sôi nổi, nồng nàn và mãnh liệt vô cùng Giá trị nghệ thuật: + Bài thơ có sự ảnh hưởng lớn tới trường phái thơ tượng trưng siêu thực của Pháp Với giọng thơ sôi nổi, tâm hồn tinh tế, cách diễn đạt, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng hình ảnh sáng tạo và hết sức mới mẻ, táo bạo, độc đáo, nhịp điệu thơ dồn dập, hồ hởi,…Đã giúp cho bài thơ thể hiện được một cách sâu sắc về lòng yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống đến đam mê, cuồng nhiệt của nhà thơ + Bài thơ đã khép lại lòng ham sống và khát khao được sống vẫn còn gợi lại tâm hồn bạn đọc bao niềm xúc cảm đam mê Nó một bài ca về cuộc sống để thức tỉnh cho ta bao điều đáng quý, giúp ta biết quý trọng thời gian, quý trọng tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống Chúng ta hãy cùng cảm ơn nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho ta một bài học quý giá về sự yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha

Ngày đăng: 31/08/2016, 16:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan