Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.doc

10 607 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO

Trang 1

PHẦN I

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi ViệtNam gia nhập tổ chức WTO? Giải thích Nhà nước Việt Nam đã có nhữngchuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới đó?

I Khái Niệm

Khái niệm thương mại theo Luật Thương mại 1997 được hiểu theo nghĩahẹp, bao gồm 14 hành vi điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Thậm chí đối tượng của việc mua bán hàng hoá cũng bị giới hạn ở các độngsản, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất,tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinhdoanh dưới hình thức cho thuê, mua bán (Điều 5 Luật Thương mại 1997) Cácbất động sản như nhà máy, công trình xây dựng (không phải là nhà ở), cácquyền tài sản như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các hành vi liên quan trực tiếpđến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng, thanh toán tiền mua hàng qua hệthống ngân hàng… cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại1997 Trong khi đó, ở các nước trên thế giới, khái niệm thương mại ngày càngđược mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằmmục đích tìm kiếm lợi nhuận Chẳng hạn như, Bộ luật thương mại số 48 củaNhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những hoạtđộng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trườngnhư dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng.Luật Thương mại của Philippin tuy không đưa ra các hành vi thương mại cụ thểmà quy định phạm vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổihàng hoá và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận Ngoài ra Luật Thương mại củaPhilippin còn điều chỉnh các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kểcả lĩnh vực vận chuyển hành khách Bộ luật thương mại của Thái Lan cũng đưara khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao gồm việc mua bán hàng hoámà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện,môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh…

Cách hiểu khái niệm thương mại nêu trên cũng tương đồng với cách hiểu trongmột số Hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập Tổ chức thươngmại quốc tế gồm nhiều Hiệp định cấu thành như Hiệp định GATT, GATS,TRIMP, TRIPS,

Ở Việt Nam thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đờisống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, Trong một đạoLuật Thương mại Năm 1990, Quốc hội thông qua hai đạo luật rất quan trọng,đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân Hai luật này đã đưa ra một

Trang 2

khái niệm mới trong khoa học pháp lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việcáp dụng pháp luật thương mại, đó là khái niệm “kinh doanh” Khái niệm “kinhdoanh” cũng được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp 1999, theo đó “kinh doanhlà việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từsản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằmmục đích sinh lợi” (Khoản 3 Điều 2) Khái niệm này trong một chừng mực nhấtđịnh có những điểm tương đồng với khái niệm thương mại theo nghĩa rộng đượcsử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay và cũng được giải thích tại Luật mẫu vềtrọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL năm 1985 Pháp lệnh trọng tàithương mại ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2003 nêu rõ: “Hoạt động thương mạilà việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinhdoanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đạilý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li -xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyểnhàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đườngbộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” Song có thểnói, khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng này mới chỉ được tồn tạitrong một văn bản pháp quy mang tính chất tố tụng (luật hình thức) mà chưa tồntại trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao mang tính nội dung.Sự ra đời khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 1999, sự tồn tại kháiniệm “kinh tế” trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, cũng như khái niệm“thương mại” theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã tạo ra sự nhận thứckhác biệt trong cách hiểu về “thương mại” so với Luật Thương mại 1997 Phạmvi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm thương mại trong hệ thống pháp luật nêutrên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định phápluật về luật nội dung (Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Thương mại 1997, Pháplệnh Hợp đồng kinh tế 1989) cũng như luật tố tụng (Pháp lệnh trọng tài thươngmại 2003) Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình Việt Nam thích ứngvới các quy định và tập quán thương mại quốc tế Có thể nói đây là một trongnhững trở ngại lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụthể là việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như việc gianhập Tổ chức thương mại thế giới.

Việc xác định phạm vi điều chỉnh theo diện hẹp của Luật Thương mại 1997trên thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề, không chỉ trong quá trình thực hiện cácgiao dịch thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấpthương mại, tiếp sau đó là việc công nhận và cho thi hành các bản án, phánquyết của trọng tài nước ngoài Thực tế cho thấy nhiều bản án của toà án vàphán quyết của trọng tài nước ngoài, đặc biệt là các vụ tranh chấp liên quanđến đầu tư, xây dựng… đã không được thực thi ở Việt Nam do nằm ngoài phạmvi điều chỉnh của Luật Thương mại Điển hình là vụ tranh chấp hợp đồng giữa

Trang 3

hai công ty xây dựng đối với hợp đồng được ký kết năm 1995 về việc xây dựngkhu nghỉ mát tại miền Trung Việt Nam Tranh chấp được đưa ra Trọng tài tạiQueensland, Australia và phán quyết trọng tài được đưa ra theo hướng có lợicho Công ty Tyco và sau đó được chuyển sang Việt Nam để đề nghị công nhậnvà cho thi hành Ngày 23/5/2002, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố HồChí Minh công nhận phán quyết trọng tài Một trong các cơ sở chính được Côngty Leighton đưa ra để không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là quanhệ hợp đồng liên quan đến vụ tranh chấp là quan hệ xây dựng và quan hệ nàykhông phải là quan hệ thương mại theo các quy định của Luật Thương mại1997 Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố HồChí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ cácgiao dịch trong hợp đồng 1995 liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng hoạtđộng xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Namthời điểm đó cũng như theo Luật Thương mại 1997 và do vậy, phán quyết trọngtài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam.

Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần phải được quy định rõvà thống nhất trong đạo luật thương mại, theo đó phạm vi điều chỉnh của nó cầnđược mở rộng phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế.

Theo Luật thương mại của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việtnam số 36/2005/qh11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồmmua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và cáchoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

II Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi ViệtNam gia nhập tổ chức WTO? Giải thích Nhà nước Việt Nam đã có nhữngchuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới đó

Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng Nhiều nước đangphát triển có cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụtương tự như chúng ta, nhưng họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng mộtsố ưu đãi Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước đang phát triển khácvề hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU… Để duy trì lợi thế cạnhtranh, các nước này không muốn chúng ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ khichúng ta gia nhập WTO Vì vậy, trong quá trình đàm phán đa phương và songphương, Việt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng,tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năngxung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạngkinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các nước đã pháttriển Việt Nam mong muốn giữ nguyên mức trợ cấp xuất khẩu như hiện nay và

Trang 4

dần dần giảm xuống phù hợp với các điều khoản của WTO Chính vì vậy, việcđiều chỉnh hệ thống pháp luật của việt nam, đặc biệt là pháp luật kinh tế làmsao cho phù hợp, thích ứng với su hướng toàn cầu, phù hợp với các điểu khoảntrong các hiệp ước quốc tế mà việt nam là thành viên.

Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, ViệtNam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp Gần 80% dân số vẫn sống dựavào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và cònnhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp Tình trạng độc quyền vẫntồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện,bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệthống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập… Tất cả cácyếu tố ấy làm cho tiến trình hoàn tất các thủ tục và đáp ứng các điều kiện thamgia WTO của ta chậm trễ Những yêu cầu về mở cửa thị trường do các thànhviên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức đưa ra những cam kếtthấp Song song với việc đưa ra những cam kết trong thương thuyết Việtnam cần phải gấp rút chỉnh sửa hệ thống pháp lý cho phù hợp với cam kết, mộtloạt các văn bản pháp luật được ban hành sau khi chỉnh sửa, quy định lại chophù hợp với tiến bộ và hội nhập Mặc dù biết trước những khó khăn mà ViệtNam sẽ phải đối mặt trước mắt và sau khi gia nhập WTO Nhưng vì lợi ích lâudài, bền vững, cho dù có rất nhiều khó khăn, bất lợi Nhưng việc Việt Namthành công sau các vòng đàm phán, việc việt nam được chính thức là thànhviên của WTO là một sự thành công lớn, mang nhiều cơ hội, lợi ích dài lâu chonền kinh tế nước ta.

Khi chưa gia nhập WTO, Việt Nam như con thuyền nhỏ loanh quanh tronghệ thống sông ngòi nội địa Các quan hệ kinh tế thuần túy về buôn bán gói gọntrong quan niệm tiêu thụ hàng hóa đơn thuần của một quốc gia có nền kinh tếđóng, ít các yếu tố luật pháp quốc tế Chính vì thế hệ thống pháp luật của ViệtNam, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế cũng thiếu sự bình đẳng, khuyếnkhích đối với các yếu tố nước ngoài Điều này là một trở ngại lớn đối với quátrình đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi Việt nam thực hiện chính sách kinh tế mở, đổi mới tư duy về quanhệ và phát triển kinh tế, tham gia nhiều hiệp ước quốc tế, là thành viên WTO.Những bất cập về chính sách kinh tế đã bộc lộ sự không phù hợp, hệ thốngpháp lý của Việt nam còn nhiều bật cập Đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tếcòn quá nhiều bất ổn, không phù hợp Không chỉ có sự bất phù hợp giữa phápluật Việt nam với các điều ước quốc tế, mà giữa các văn bản pháp luật trongnước cũng có những điều khoản của bộ luật này vênh với những quy định trongbộ luật khác có liên quan với nhau trong các hoạt động kinh tế cũng như tronghệ thống pháp lý Chính điều đó, khi là thành viên WTO, Những lĩnh vực phápluật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất đó là Luật Cạnh tranh; Luật Thương

Trang 5

mại; Luật Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi và luật vềquyền của nước thành viên như Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnhChống trợ cấp… Những lĩnh vực này cần phải hoặc là điều chỉnh, hoặc là banhành mới cho phù hợp với các cam kết khi việt nam là thành viên của các tổchức thương mại quốc tế Ngoài ra Việt Nam hứa sẽ tuân thủ các cam kết củamình ngay sau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn vớipháp luật hiện hành.

Để tham gia WTO, Nhà nước Việt Nam đã có những chuẩn bị để thích ứngvới tình hình mới đó như là :Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luậtpháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túc thựchiện cam kết đó Để đáp ứng các yêu cầu trên, Chính phủ Việt Nam đã đề raChương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với hai phần: luật phục vụnghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc) như: Luật Cạnh tranh; LuậtThương mại; Luật Đầu tư (không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước); Sởhữu trí tuệ, Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi… và luật về quyền của nước thànhviên (không bắt buộc) như Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợcấp… Việt Nam hứa sẽ tuân thủ các cam kết của mình ngay sau khi gia nhậpWTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luật hiện hành Tuyvậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nước rất cao trong khihệ thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mới được thông qua,hoặc mới ban hành nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn Nhưng việt namquyết tâm tuân thủ và cải thiện để dáp ứng nhu cầu theo cam kết Cụ thể nhưsau:

“Việt Nam là thành viên WTO: Việc thừa nhận tác động của những cam kết

WTO lên hệ thống pháp luật của Việt Nam thể hiện trước hết trong văn kiệncủa Quốc Hội: Nghị Quyết số 71/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hộiphê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thếgiới ( WTO) của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam Nghị quyết đề cập đếnnguyên tắc cơ bản trong việc công nhận và thực thi các điều ước quốc tế đãcam kết Đó là “Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phùhợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghịđịnh thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lậpTổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm” NghịQuyết cũng ghi nhận việc áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam (đượcghi tại Phụ lục đính kèm) và các cam kết khác của Việt Nam với WTO nếunhững quy định này đủ rõ, chi tiết Bước đầu thực thi cam kết, Nghị Quyết củaQuốc Hội yêu cầu Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dântối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới đượcquy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo

Trang 6

của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO( nhưng chưa được ghi trongPhụ lục đính kèm Nghị quyết )để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thườngvụ Quốc hội;

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc banhành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với camkết của Việt Nam với WTO;

Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn,những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO xây dựng chương trình, kếhoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của ViệtNam với WTO, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩymạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Về luật và pháp lệnh trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: cần sửa đổi Luậtthuế Tiêu thụ đặc biệt để thực thi cam kết về thuế đối với rượu, bia;

Biểu thuế XNK cũng cần xem xét để có giải pháp phù hợp, đó là ban hànhbiểu thuế quan tối huệ quốc thay cho biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, đảmbảo phù hợp với hệ thống hài hoà hoá ( HS) trong cam kết.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phải có văn bản liên ngành hướng dẫn một sốvấn đề trong tố tụng liên quan đến sở hữu trí tuệ; điều chỉnh các quy định trongBộ Luật Hình sự và Luật Sở hữu trí tuệ để đảm bảo các cam kết về biện phápchế tài liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cần điều chỉnh các quy định trong LuậtĐiện ảnh, Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Luật Doanh nghiệp

Về quy định về tính minh bạch, công khai phải điều chỉnh một số quy địnhtrong hai luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật;

Về văn bản dưới luật phải ban hành một số văn bản quy định ở cấp bộ đểhướng dẫn thi hành các cam kết của VN đối với WTO.

Ngoài ra còn các văn bản cần được ban hành để thực thi quyền lợi của thànhviên trong quan hệ thương mại quốc tế với các nước.

Một vấn đề cũng đáng quan tâm trong quá trình hoàn thiện và xây dựng môitrường pháp lý sau WTO là phải sửa đổi một số khái niệm pháp lý Ví dụ, kháiniệm thương mại, lâu nay quan niệm của pháp luật Việt Nam thường hiểu theonghĩa hẹp, tức là chỉ khu biệt trong các hành vi như mua bán và các tác vụ cóliên quan, trong khi đó theo quan niệm và các chuẩn mực quốc tế, khái niệmthương mại được hiểu rất rộng Luật Thương mại 2005 đã đưa ra một khái niệmrộng về thương mại, theo đó thương mại được hiểu là toàn bộ những hoạt độngsản xuất, mua bán, dịch vụ và nói chung là toàn bộ những hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh cụ thể của Luật Thương mại 2005cũng còn tương đối hẹp; việc điều chỉnh các hành vi khác như dịch vụ bảohiểm, bưu chính viễn thông,…vẫn được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành.

Trang 7

Quan niệm về hàng hoá, WTO không đưa ra khái niệm hàng hoá nhưngdựa vào quy định của công ước của tổ chức hải quan thế giới về hệ thống hàihoà về mã số và mô tả hàng hoá( công ước HS) để xử lý Việt Nam đã tham giacông ước này, (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2000) theo đó tất cả những sảnphẩm cụ thể nào được liệt kê, mã hoá trong danh mục HS thì được gọi là hànghoá Như vậy khái niệm về hàng hoá trong Luật Thương mại và Luật Hải Quancần phải điều chỉnh theo hướng này chứ không thể mô tả một cách chung chungnhư hiện nay

Quan niệm về dịch vụ; thương mại dịch vụ hiện nay pháp luật Việt Namchưa định nghĩa theo cách hiểu chung của WTO, theo đó mọi hoạt động hoặcsản phẩm được liệt kê, mã hoá và mô tả trong bảng phân loại dịch vụ theo mãsố đã đề cập đến trong GATS/WTO thì được gọi là dịch vụ.”(1)

III Vụ án kinh tế điển hình tại Việt nam

Công ty TNHH Hoàng Long từ 1994 là một doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhẩu xe tải và các loại xe chuyên dùng khác Giám đốc của công ty là ông TrầnPhi Vân, đồng thời cũng là cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT củaTacombank Trụ sở chính của Tacombank ở đường Hoàng Văn Thụ, quận TânBình Trong kinh doanh, phần lớn các hoạt động nhập khẩu của công ty HoàngLong được thực hiện thông qua việc mở L/C tại Tacombank để mua hàng trảchậm từ Hàn Quốc Do ảnh hưởng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khuvực Công ty Hoàng Long đã bị thua lỗ và gánh chịu những khản nợ như sau: Nợ của Công ty Hoàng Long bao gồm nợ trong nước đối với Tacombank vànợ nước ngoài đối với các nhà xuất khẩu Hàn Quốc Nợ trong nước gồm290.000 USD tiền bảo lãnh và 6 tỷ đồng nợ vay tín dụng Nợ nước ngoài là1.872.093 USD, công ty đang đàm phán với các chủ nợ

Lãnh đạo Tacombank trước đây vào năm 2000 đã đưa vụ việc khởi kiện raTòa Kinh tế Tòa án Nhân dân TPHCM Nhưng khi Tacombank thay tổng giámđốc mới vụ việc đã được đưa ra nhờ luật hình sự xử lý.

Tháng 5/2002, khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM ra quyết địnhkhởi tố vụ án tại Tacombank cùng Công ty Hoàng Long, bà Trần Phương Mai,vợ ông Trần Phi Vân và là Phó giám đốc công ty bị bắt tạm giam Tháng 12-2003 Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM đã ra cáo trạng truy tố bà Mai với ôngVân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 11 cán bộ Tacombank về tội “cố ýlàm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêmtrọng”

( Trích dẫn: “những điều cần biết về luật pháp trong quá trình hội nhập WTO của doanh nghiệp và

các nhà quản lý việt nam” của TS LÊ VĂN HƯNG

Khoa Luật - ĐH Kinh tế TP Hồ chí Minh.

Trang 8

Cáo trạng đã quy kết hành vi lừa đảo và cố ý làm trái trong vụ án thể hiện ởchỗ: Công ty Hoàng Long đã không thực hiện thế chấp theo quy định mà thếchấp bằng các lô hàng nhập khẩu, đồng thời dùng các thủ đoạn gian dối đểnhận hàng bán thu tiền và chiếm đoạt Tổng số tiền mà Công ty Hoàng Long bịquy kết là đã chiếm đoạt của Tacombank lên tới trên 2 triệu USD.

Thực tế, tính đến 30-1-2003, các khoản nợ cả USD và VNĐ của Công tyHoàng Long đối với Tacombank đã được trả xong Nghĩa vụ trả nợ còn lại củaCông ty Hoàng Long đối với chủ nợ nước ngoài là1.872.093 USD đang tiếp tụcđược đàm phán, vì các đối tác này, cũng như Hoàng Long, đã bị phá sản do hậuquả của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Theo thư đề nghị ngày 23-7-2003của chủ nợ là Công ty Kuk Sung (Hàn Quốc) thì tỷ lệ nợ đàm phán mà HoàngLong còn phải trả cho nước ngoài lúc này chỉ vào khoảng 20%, tương đương360.000 USD, tức là phía nước ngoài đã giảm 80%, tương đương với 1.500.000USD

Trong khi đó, tài sản bảo đảm cho khả năng trả nợ nước ngoài của Công tyHoàng Long lúc này hiện có: tiền mặt 3,5 tỷ đồng, ngoại tệ 26.742 USD, mộtsố tài sản khác đã qua giám định trị giá gần 500 triệu đồng, quyền sử dụng đấttrị giá trên 3 tỷ đồng đã có khách hàng ký hợp đồng chuyển nhượng, cổ phầncủa Công ty Hoàng Long tại Tacombank trên 2 tỷ đồng Như vậy, riêng tổnggiá trị bảo đảm cũng đã suýt soát 10 tỷ đồng, nếu tiến hành đàm phán trả nợdứt điểm 360.000 USD, thì tài sản của Công ty Hoàng Long rõ ràng hoàn toànbảo đảm.

Tòa án Nhân dân TPHCM đã có quyết định từ 26-8-2004 đưa ra xét xử vụán “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước vềquản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Ngân hàng Thương mại cổ phầnTân Việt (Tacombank).

Nhận xét về vụ án:

 Đây là một tranh chấp kinh tế và là vụ án kinh tế đơn thuần Như vậy,cần phải được giải quyết theo các trình tự đã được xác định theo quanđiểm của Luật Tố tụng kinh tế Luật thương mại có quy định Hình thứcgiải quyết tranh chấp như sau:

1 Thương lượng giữa các bên.

2 Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bênthỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiếnhành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Trang 9

Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Những tranh chấp về kinhdoanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuậnbao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;b) Cung ứng dịch vụ;c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nộiđịa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;n) Bảo hiểm;

o) Thăm dò, khai thác.

2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viêncủa công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

4 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.Như vậy vụ án trên hoàn toàn có thể được đưa ra giải quyết tại tòa án theo luậtdân sự.

 Hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái quy định của Nhànước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Trong thực tế tài sản bảo đảm cho khả năng trả nợ của Công ty Hoàng Longlúc này hiện có: tiền mặt 3,5 tỷ đồng, ngoại tệ 26.742 USD, một số tài sản khácđã qua giám định trị giá gần 500 triệu đồng, quyền sử dụng đất trị giá trên 3 tỷđồng đã có khách hàng ký hợp đồng chuyển nhượng, cổ phần của Công tyHoàng Long tại Tacombank trên 2 tỷ đồng Như vậy, riêng tổng giá trị bảo đảmcũng đã suýt soát 10 tỷ đồng, nếu tiến hành đàm phán trả nợ dứt điểm 360.000USD tương đương với 5,5 tỷ VNĐ lúc này, thì tài sản của Công ty Hoàng Longrõ ràng hoàn toàn bảo đảm.

Theo quy định hiện hành, chỉ khi nào Công ty Hoàng Long không trả được360.000 USD này thì Tacombank mới trả thay theo trách nhiệm của ngân hàng

Trang 10

bảo lãnh Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, Tacombank chưa dùng một đồngnào trả thay cả, thì sao gọi là bị tổn thất bởi Công ty Hoàng Long được.

Như vậy, việc truy tố các cán bộ của Tacombank về tội danh cố ý làm tráigây hậu quả nghiêm trọng liệu có quá nặng? Công ty Hoàng Long vẫn có khảnăng trả hết nợ nước ngoài thì có gọi là lừa đảo không?

 Việc đưa vụ án kinh tế này ra truy tố hình sự có phù hợp không ?

Đây là vụ án kinh tế đơn thuần Bị can đã bị tạm giữ gần 2 năm Gia đình bị canvề cơ bản đã khắc phục xong hậu quả Theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, có thể chobị can tại ngoại và tiếp tục khắc phục nốt hậu quả”.Trong khi đó, Tacombankchưa phải trả thay một đồng nào cả, vậy thì chưa bị tổn thất bởi Công ty HoàngLong Tại sao lại không giải quyết theo tranh chấp thương mại mà lại hình sựhóa một vụ án kinh tế.

Kết Luận về vụ án

Tại thời điểm lúc bấy giờ, sau khi vụ án được đưa ra tòa hình sự để giảiquyết Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng “đây là vụ án kinh tế bị hình sự hóa.Điều đó gây ra những băn khoăn trong dư luận, giới doanh nghiệp và cả độingũ cán bộ tài chính - ngân hàng”

Theo ý kiến cá nhân:

Tranh chấp là đặc trưng tất yếu của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường, nhưng hầu hết các doanh nghiệp có tâm lý ngại ra toà vì việc giải quyếtán kinh tế phải trải qua nhiều cấp xét xử, trình tự chậm trễ

Nguyên nhân gây ra việc đem một vụ án kinh tế ra tòa hình sự như trong vụán trên là do trình độ cán bộ tố tụng chưa đáp ứng được yêu cầu, nên có thể đãcho rằng giữa tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật dân sự là như nhau Đây là vụ án kinh tế đơn thuần bị can đã bị tạm giữ gần 2 năm Có thểquan điểm giữa Viện Kiểm sát và Cơ quan Điều tra vẫn còn khác nhau ở mộtsố nhận định về chứng cứ buộc tội, trong khi gia đình bị can về cơ bản đã khắcphục xong hậu quả Đúng ra nên giải quyết vụ việc này theo quan điểm của vụán dân sự, giải quyết bằng luật trọng tài thương mại thì đúng ý nghĩa hơn.

Việt nam đã là thành viên WTO, thiết nghĩ trong quá trình tố tụng, suy chocùng, bản chất của tố tụng dù nó là tố tụng gì đi nữa cũng là góp phần đi tìmcông lý Bảo vệ công lý chính là việc áp dụng pháp luật đúng lẽ phải và phùhợp với lương tâm, nếu không, chỉ gây ra khổ đau, thiệt hại cho những người bịhàm oan Sâu xa hơn nữa, việc giải quyết các quan hệ kinh tế – dân sự bằnghình sự sẽ gây tổn hại trầm trọng đến môi trường đầu tư, phát triển của đấtnước.

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan