am nhac cach mang Phap

4 528 0
am nhac cach mang Phap

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

©m nh¹c c¸ch m¹ng ph¸p Như ta đã biết, âm nhạc phục hưng ở Ý từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, đã đạt được những thành tựu về mọi mặt, có ý nghĩa dẫn đầu toàn châu âu. Nhưng ở Anh và Pháp cũng có nền nghệ thuật riêng khá vững vàng của mình. Như ta đã biết, âm nhạc phục hưng ở Ý từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, đã đạt được những thành tựu về mọi mặt, có ý nghĩa dẫn đầu toàn châu âu. Nhưng ở Anh và Pháp cũng có nền nghệ thuật riêng khá vững vàng của mình. Nền âm nhạc phục hưng Pháp bắt đầu gần như cùng một lúc với Ý (TKXIV); tuy vậy, mãi tới thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII , tức là khi đã xuất hiện chủ nghĩa cổ điển với tư cách là một trào lưu trong văn học, thì nó mới đạt tới mức hưng thịnh. Trước hết nói về nhạc kịch. Trong lĩnh vực này người Pháp tuy có chịu ảnh hưởng củaÝ nhưng do biết dựa vào truyền thống dân tộc và những thành tựu của văn học cổ điển đương thời nên đã tự sáng tạo được cho mình một phong cách độc đáo và có nhiều ưu điểm. Nước Pháp tuy chỉ có một trường phái nhạc kịch ở Paris nhưng người đứng đầu trường phái này lại là một thiên tài lỗi lạc, là nhạc sĩ sáng tác, chỉ huy, biểu diễn violon, clavercin, nghệ sỹ múa, đaọ diễn … và đặc biệt là trong tất cả các lĩnh vực đó ông đều tỏ ra am hiểu một cách tường tận như nhau: Người đó là Lully. Lully xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Florence bên Ý nhưng đã sang Pháp làm ăn từ khi ông còn rất nhỏ. Ban đầu, ông là người nấu bếp của hoàng gia, nhưng với năng khiếu âm nhạc hiếm có, ông nhanh chóng trở thành nhạc công trong dàn nhạc và nổi bật lên với những tìa năng đặc biệt của mình về mọi mặt. Giả sử nếu Lully rơi vào bất cứ một nước nào khác thì dù có thiên tài tới đâu nhưng với nguồn gốc xuất thân như vậy, chưa chắc ông đã nhanh chóng chiếm được địa vị là đại diện cho nhà hát hoàng gia của một cường quốc. Còn ở Pháp, thực lực của nhà vua cùng với cả tầng lớp quý tộc đã suy yếu, bình minh kinh tế, tư tưởng và nghệ thuật của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự xuất hiện những con người thuộc “đẳng cấp thứ ba”. Họ không còn là những nhân vật lỗi lạc và tiên tiến được miêu tả trong văn học mà đã trở thành những con người thực, có địa vị và ảnh hưởng lớn lao trong hoàng cung. Luli là một trong số đông đảo những con người đó. Đề tài nhạc kịch của Lully cũng rút từ các chuyện thần thoại hoặc bi kịch Hy Lạp cổ đại, nhưng thông qua đó, ông đặc biệt chú ý ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần ái quốc của các vị anh hùng cổ đại. Lully cũng chú ý đến các vai trò của quần chúng trên sân khấu bằng những màn đồng ca rất đồ sộ. Đó là một đặc điểm mới mẻ. Một điểm khác nữa của Lully là ởcách bố cục bản nhạc mở đầu cho nhạc kịch mà về sau được gọi là Overture kiểu Pháp. Cách bố cục này gần với thể ba đoạn A B C có khi có tái hiện kiểu A B C. Vì nội dung nhạc kịch của Lully lấy từ bi kịch Hy Lạp nên người Pháp gọi đó là nhạc kịch bi hùng. Về thực chất, nội dung và hình thức của nó cung tương tự như nhạc kịch nghiêm chỉnh ở ý. Sự nghiệp quan trọng của Lully không phái chỉ ở nhạc kịch mà còn ở cả kịch múa nữa. Như đã nói ở trên, Lully là một nghệ sỹ múa kiêm biên kịch, đạo diễn và viết nhạc cho kịch múa. Với những khả năng nhiều mặt đó, ông đã cống hiến rất nhiều cho nền kịch múa Pháp vốn đã có từ trước, nâng nó lên thành kịch múa kinh điển mẫu mực cho toàn thế giới. Kịch múa của Lully rất được khán giả hoan nghênh và đã gây cho họ một thói quen có tính chất truyền thống rằng: bất cứ một tác phẩm nào được đưa lên sân khấu nhà hát Paris là phải có ít nhất một cảnh múa. Lully đã viết rất nhiều những cảnh múa như vậy cho các hài kịch của Molie. Sau khi Lully từ trần, thể loại bi nhạc kịch và kịch múa của ông không được những người tài năng kế nghiệp. Hơn nữa, khí thế sôi sục của quần chúng trong những năm trước cách mạng tư sản 1789 đòi hỏi sân khấu phải trình bày những con người binhg dị trong cuộc sống hiện tại, chứ không phải chỉ là những nhân vật dã sử của quá khứ. Nắm được nhu cầu đó của thời đại, nhà triết học và đồng thời là nhà văn Ruxô ( 1712 – 1788 ) đã học hỏi người Ý mà viết vở nhạc kịch thông tục đầu tiên của Pháp là vở “Thày bói làng quê”. Vở này được công chúng nhiệt liệt tán thưởng nên sau đó nhiều nhạc sỹ đã theo gương Ruxô để viết các vở nhạc kịch thông tục khác nữa với đề tài hài hước kiểu “thày bói làng quê” hoặc với các đề tài trữ tình, tâm lý xã hội… Ngoài nhạc kịch và kịch múa, ở Pháp còn có trường phái biểu diễn và sáng tác clavier (clavexanh) rất nổi tiếng. Cây đàn này tương tự như piano bây giờ nhưng bộ máy của nó không gõ mà là gẩy vào dây nên tiếng đàn khô lảnh hơn. Ngoài ra, nó chưa có khả năng thay đổi độ vang to nhỏ. Clavier thua xa violon về mặt âm thanh du dương uyển chuyển nhưng nhờ có hệ thống phím nên cách biểu diễn của đàn clavier dễ dàng hơn nhiều so với đàn violon. Điều kiện ấy đã làm cho cây đàn này nhanh chóng trở thành nhạc cụ yêu thích của nhiều người và từ đó đã nổi bật lên một nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn vĩ đại: Cuperanh ( 1668 – 1773 ). Về phương diện nội dung, âm nhạc Cuperanh đã cố gắng miêu tả nhiều hình ảnh, nhiều khía cạnh của cuộc sống. Có bản nói về phong cảnh thiên nhiên như “Vườn trồng hoa”, có bản mang tính chất hài hước như “Những ông kiểu cách luống tuổi và những bà nhan sắc quá thời”, hoặc bi thương như “Em duy nhất”, lại có những bản nói về những con người lao động như “Những cô gái hái nho” và “Những chàng trai quai búa”… Tuy nhiên, cách thể hiện của ông không được sâu sắc và đậm nét. Những bản nhạc trên mặc dầu có tiêu đề hết sức khác nhau nhưng giai điệu của chúng khá gần nhau, do đó, tính điển hình của âm nhạc bị hạn chế khá nhiều. Về hình thức bố cục tác phẩm, Cuperanh thường sử dụng thể Rondo. Đây là thể thức ba gồm một phần âm nhạc chính có chủ đề với giai điệu giản dị, dễ nhớ và hấp dẫn; phần nhạc này được tái hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, nhưng có nhiều phần nhạc khác nhau luôn luôn chen kẽ vào các lần tái hiện ấy. Thể Rondo của Cuperanh là tiền thân trực tiếp cho thể rondo của trường phái cổ điển cuối thế kỷ XVIII. Và âm nhạc của Cuperanh nói chung, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhạc sĩ đương thời như Handel và J.Bach cũng như các nhạc sĩ sau này như Debussy và Ravel. Âm nhạc phục hưng ở Anh bắt đầu muộn hơn ở Ý và Pháp, nhưng đến thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII cũng đạt được những thành tựu khá xứng đáng với thời đại Shakespeare trong nghệ thuật kịch nói của mình. Về nhạc đàn, đáng lưu ý có các bản nhạc viết cho đàn virginal theo thể biến tấu. Virginal là nhạc cụ phím, tổ tiên của piano ngày nay, dáng như chiếc hộp vuông vừa phải, âm vực tới bốn quãng tám, tiếng đàn mềm mảnh; đàn không có chân nên khi biểu diễn được đặt lên trên một chiếc bàn. Virginal không có khả năng thay đổi độ vang to nhỏ nên nhiều khi người ta phải kiến trúc theo kiểu kép, tức là để một nửa bên này chuyên dùng cho các độ vang to, còn nửa bên kia dùng cho các độ vang nhỏ. Còn thể biến tấu là tên gọi kiểu cơ cấu bản nhạc có một chủ đề lấy từ giai điệu ngắn gọn, đặc sắc của bài hát hoặc điệu múa phổ cập và sau đó là sự lặp lại liên tục nhiều lần chủ đề ấy với sự thay đổi ngày càng phức tạp hơn về mặt tiết tấu, hoà âm; đôi khi chủ đề ấy còn được kéo dài ra nữa. Người Anh rất yêu thích những bản nhạc viết theo cơ cấu như vậy cho đàn virginal và chính qua đó mà họ đã có đóng góp vào âm nhạc thế giới về sự hoàn chỉnh của thể biến tấu vào cuối thế kỷ XVIII và cả về cây đàn piano vào đầu thế kỷ XX. Về nhạc hát thì so với ý, nước Anh cũng có đủ thể loại nhưng không nhiều trường phái. Riêng nhạc kịch thì lại càng ít ỏi. Ta chỉ thấy ở đây có một vở nhạc kịch thực thụ, đó là “Dido và Eueit” của Pocxen ( 1658 – 1695), nhưng đồng thời đây cũng là nhạc kịch tuyệt tác của nền âm nhạc thế giới trong thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII, nền nghệ thuật âm nhạc Anh đạt đến mức hưng thịnh nhờ có hoạt động của một nhạc sĩ tuy vốn gốc là người Đức nhưng đã hiến năm mươi năm cuộc đời mình cho đất nước này, người đó là Handel . sỹ múa, đaọ diễn … và đặc biệt là trong tất cả các lĩnh vực đó ông đều tỏ ra am hiểu một cách tường tận như nhau: Người đó là Lully. Lully xuất thân từ một. cuộc sống. Có bản nói về phong cảnh thiên nhiên như “Vườn trồng hoa”, có bản mang tính chất hài hước như “Những ông kiểu cách luống tuổi và những bà nhan

Ngày đăng: 03/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan