Bài thuyết trình “Hội thi thư viện Giỏi Huyện Hàm Thuận Bắc” Bài 2

3 4.2K 18
Bài thuyết trình “Hội thi thư viện Giỏi Huyện Hàm Thuận Bắc” Bài 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính thưa Ban giám khảo Kính thưa qúy thầy cô Tôi tên Nguyễn Thị Thương, đơn vị trường tiểu học Hồng Sơn 4, Phòng Giáo dục Hàm Thuận Bắc. Tôi vinh dự là thí sinh cuối cùng trình bày bài giới thiệu sách trong hội thi này. Rất mong được sự cổ vũ nhiệt tình của qúy thầy cô. Sau đây tôi xin trình bày bài thi giới thiệu sách của mình *** Cô xin chào tất cả các em! Cô rất vui mừng vì các em có mặt đông đủ trong buổi giới thiệu sách hôm nay. Món quà cô mang đến cho các em là Tập thơ “Trần đăng Khoa – Thơ tuổi học trò” do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2005. Tập thơ dầy 443 trang, gồm 167 bài thơ, in trên khổ giấy 11 x 18 cm, bìa màu trắng thật trang nhã. Các em có biết không ? tác giả Trần Đăng Khoa là thần đồng thơ của Việt Nam ! Thần đồng thơ Trần Đăng khoa của chúng ta sinh năm 1958 tại một làng quê Bắc bộ, nơi có con sông Kinh Thầy đi vào lịch sử, nơi có những chiến công oai hùng của người Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưỡi, nơi đầy ắp những kỹ niệm tuổi thơ … Nơi ấy đã tạo nguồn cảm hứng mãnh liệt cho thơ Trần Đăng Khoa. “Trần Đăng Khoa – Thơ tuổi học trò” - Là tập thơ tuyển chọn rất nhiều bài thơ hay mà Cậu bé Khoa làm khi còn là học sinh như các em. Mở đầu tập thơ là bài thơ “Con bướm vàng”, đây là bài thơ đầu tay của Khoa, viết vào tháng 6 năm 1966 khi Khoa 8 tuổi. Cô xin đọc một vài câu nhé : “ Con bướm vàng Con bướm vàng Bay nhẹ nhàng Trên bờ cỏ Em thích quá Em đuổi theo Con bướm vàng Nó vỗ cánh Vút lên cao…” Các em có từng đuổi bắt một chú bướm vàng chưa ? các em có thấy mình giống cậu bé Khoa không ? Nhân đây, cô xin trích lời Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Nho nhận xét về Khoa: “ Mới có học lớp 2, 8 tuổi mà đã làm thơ, rất nhiều thơ, thơ của Khoa rất hay và độc đáo”. Còn Nhà Thơ Tố Hữu thì cho rằng : “ Tinh hoa văn hoá của dân tộc ta chỉ đúc kết vào trong một vài người trong đó có Khoa” Riêng cô thì nhận xét rằng : “ Các em đang ở trong thơ khoa và thơ Khoa ở trong các em”. Từ khi bắt đầu lớp Mẫu giáo tất cả các em đã thuộc lòng bài thơ “Ảnh Bác” “Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên có một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà…” Rồi lên lớp một các em lại học bài tập đọc : “ Ò ó o Ò ó o Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt… Giục hàng tre Đâm măng… Giục buồng chuối Thơm lừng… Giục hạt đậu Nẩy mầm… Giục bông lúa Uốn câu… Giục con trâu Ra đồng… Giục đàn sao Chạy trốn… Giục ông trời Nhô.lên…” Và rất nhiều bài thơ ngộ nghĩnh độc đáo mà các em đã học từ tiểu học như : Đánh thức trầu, Nghe thầy đọc thơ, Hạt gạo làng ta, khi mẹ vắng nhà, Cây dừa, Trăng ơi từ đâu đến… Khi cô nhắc đến những bài thơ này, các em sẽ nói rằng những bài thơ này chúng em thuộc như cháo rồi. Nhưng cô vẫn khuyên các em hãy đọc lại xem, đọc thêm những bài thơ khác trong tập thơ chắc chắn các em lại phát hiện ra nhiều điều hay, nhiều điều thú vị hơn, mới mẻ hơn… Đọc tập thơ này các em sẽ như được trò chuyện với nhà thơ, sau mỗi bài thơ là những câu hỏi thú vị của các bạn học sinh trên khắp mọi miền đất nước gởi về được Nhà thơ trả lời chu đáo không kém phần hấp dẫn kỳ lạ. Ví dụ như bài thơ “ Sao không về Vàng ơi ?” Kể chuyện chú chó vàng đáng yêu của Khoa chạy mất, bạn Tô Văn Thu ở Hà Nội hỏi : Chú Khoa ơi ! khi viết bài thơ này chú có mất chó thật không ? Có bạn bạo hơn lại hỏi : “Chú Khoa ơi gia đình chú có phải là địa chủ phải không ? Chú là con địa chủ mới có tiền mua sách có thời gian đọc sách và làm thơ ? và câu hỏi này cũnng được chú Khoa trả lời : “Chú cũng muốn làm con địa chủ cho oai, nhưng bố mẹ chỉ là bần nông không được “bầu làm địa chủ”, gia đình chú cũng nghèo như các ông địc chủ làng chú. Ở đây cô không thể kể hết, đọc hết tập thơ cho các em nghe được, các em hãy đọc tập thơ “Trần Đăng Khoa – Thơ tuổi học trò” rồi lại thắc mắc và được chú Khoa trả lời. Các em thấy đấy tập thơ thật hay, thật độc đáo đang chờ đón. Cô hy vọng rằng sau khi đọc thơ Trần Đăng Khoa các em sẽ vui hơn, chăm ngoan hơn và học giỏi hơn.Buổi giới thiệu sách của cô xin được kết thúc ở đây. Cô muốn nhắc lại lời Chú Khoa : “Bí quyết học thành tài là học từ những trang sách”. Các em muốn thành tài hãy đọc thật nhiều sách các em nhé ! Hãy thường xuyên đến thư viện làm bạn cùng sách các em nhé, Cô rất vinh dự và vui mừng được phục vụ các em. Chào các em, chúc em các em vui khoẻ học thành tài. Xin chúc sứ khoẻ ban giám khảo cùng quý thầy cô. NGUYỄN THỊ THƯƠNG . cuối cùng trình bày bài giới thi u sách trong hội thi này. Rất mong được sự cổ vũ nhiệt tình của qúy thầy cô. Sau đây tôi xin trình bày bài thi giới thi u. Kính thưa Ban giám khảo Kính thưa qúy thầy cô Tôi tên Nguyễn Thị Thư ng, đơn vị trường tiểu học Hồng Sơn 4, Phòng Giáo dục Hàm Thuận Bắc. Tôi

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan