Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

60 669 2
Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Trang 1

Mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một doanh nghiệp công nghiệp nàokhi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải xuất phát từ yêucầu của thị trường, nhằm trả lời được 3 câu hỏi cơ bản "Cái gì, như thế nào,cho ai" Thị trường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúccủa quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng Cóthể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thịtrường, tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội trên thị trường.Hay nói cách khác, thông qua thị trường, sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp được tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được diễn ra một cách liên tục trên cơ sở thực hiện được các mục tiêuđã đề ra Vì thế duy trì và mở rộng thị trường được coi là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình hộinhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới Tuy nhiên hoạt độngtrong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc phải luôn luôn đối mặt vớicác rủi ro thách thức trong quá trình cạnh tranh khốc liệt Để phát triển thịtrường một cách có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nâng cao khả năngcạnh tranh, khả năng nhận thức về thị trường Tiếp đó doanh nghiệp cần phảitiến hành nghiên cứu môi trường và khách hàng, sử dụng các thông tin, dữliệu đó để phán đoán thị trường lựa chọn mục tiêu thị trường, lập kế hoạchchiến lược kinh doanh, kế hoạch duy trì thị trường cũ, chiếm lĩnh thị trườngmới Sau cùng là triển khai thực hiện kế hoạch thông qua 4 công cụ (sảnphẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp)

Trong tình hình thực tế hiện nay ngành sản xuất bóng đèn, phích nước ởViệt Nam đang phát triển nhanh chóng và thu được nhiều thành tựu đáng kểtrên cả thị trường trong và ngoài nước Hoà chung trong trào lưu đó, Công tybóng đèn phích nước Rạng Đông (với chất lượng hàng đầu của Việt Nam)cũng là một công ty sản xuất hiệu quả càng ngày càng có nhiều khách hàngưa chuộng tiêu dùng sản phẩm của Công ty Đây là một thế mạnh lớn nhưngbên cạnh đó Công ty đã gặp phải không ít khó khăn Thiết nghĩ cần ngay từbây giờ phải có phương hướng phát triển đúng đắn Xuất phát từ vai trò của

Trang 2

thị trường và tình hình thực tế của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,

em xin chọn đề tài "Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở

Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông".

Đề tài gồm 3 phần lớn sau:

- Phần thứ nhất: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

- Phần thứ hai: Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty

bóng đèn phích nước Rạng Đông

- Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Trang 3

Phần thứ nhất

Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trongcơ chế thị trường

I Một số vấn đề cơ bản về thị trường

1) Khái niệm: Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó

là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mạicủa mọi doanh nghiệp công nghiệp Trong một xã hội phát triển, thị trườngkhông nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua vàngười bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuậnvới nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại Cùng vớisự phát triển sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở lên phongphú và đa dạng Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau:

1.1 Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạtđộng mua bán giữa người mua và người bán.

1.2 Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó cácquyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết địnhcủa doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết địnhcủa người lao động về việc làm bao lâu, cho ai đều được điều chỉnh bằng giácả.

1.3 Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những ngườimua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh Số lượng người mua và ngườibán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn và nhỏ Việc xác địnhnên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu doquan hệ cung cầu quyết định Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sựkết hợp giữa 2 khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

1.4 Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá Hoạt độngcơ bản của thị trường được thể hiện qua 3 yếu tố có mối quan hệ hữu cơ vớinhau: Nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hànghoá dịch vụ.

Trang 4

1.5 Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân cônglao động xã hội Các Mác đã nhận định "Hễ ở đâu và khi nào có sự phân cônglao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường.Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đócó thể phát triển vô cùng tận".

1.6 Thị trường về vấn đề Marketing được hiểu là bao gồm tất cả nhữngkhách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và cókhả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Tóm lại thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loạthàng hoá, dịch vụ nào đó hay cho một đối tượng khác có giá trị Ví dụ như thịtrường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mìnhđể đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá Để công việc trao đổi trên được thuận lợi,dần dần đã xuất hiện nhiều những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giớithiệu xúc tiến việc làm cho người lao động Cũng tương tự như thế thị trườngtiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo đảm an toàncho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt động liên tụcđược Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay chính là giá cảđược hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn nhau giữa cung vàcầu.

2 Phân loại và phân đoạn thị trường

2.1 Phân loại thị trường

Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả làdoanh nghiệp phải hiểu biết về thị trường và việc nghiên cứu phân loại thịtrường là rất cần thiết Có 4 cách phân loại thị trường:

* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

+ Thị trường địa phương: tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phươngnơi thuộc địa phận phân bổ của doanh nghiệp.

+ Thị trường vùng: tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhấtđịnh Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhấtvề kinh tế - xã hội.

+ Thị trường toàn quốc: hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả

Trang 5

các vùng, các địa phương của một nước.

+ Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá vàdịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.

* Phân loại theo mối quan hệ giữa những người mua và người bán.

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường có nhiều người mua vàngười bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ Hàng hoá đó mang tính đồng nhấtvà giá cả là do thị trường quyết định.

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều ngườimua và người bán cùng một loại hàng hoá, sản phẩm nhưng chúng khôngđồng nhất Điều này có nghĩa loại hàng hoá sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng,mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước khác nhau Giá cả hàng hoá được ấnđịnh một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: trên thị trường chỉ có một hoặc một nhóm ngườiliên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hoá Họ có thể kiểm soáthoàn toàn số lượng dự định bán ra thị trường cũng như giá cả của chúng.

* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá:

+ Thị trường tư liệu sản xuất: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thịtrường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực,máy móc thiết bị.

+ Thị trường tư liệu tiêu dùng: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thịtrường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dâncư như đồ dùng dân dụng, quần áo, các loại thức ăn chế biến.

* Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp:

+ Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằmmua các yếu tố đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thịtrường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản ).

+ Thị trường đầu ra: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằmbán các loại sản phẩm đầu ra của mình Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩmhàng hoá của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là thị trường tư liệu sản xuấthay tư liệu tiêu dùng.

Trang 6

2.2 Phân đoạn thị trường:

Hiện nay, dân số trên thế giới đã đạt tới con số trên 6 tỉ người, một consố khổng lồ và được phân bố trên phạm vi rộng với những sở thích thói quenkhác nhau Mọi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng làm cho tất cả mọingười ưa thích sản phẩm của mình ngay là một điều không tưởng và khôngthể được Trước hết họ cần phải khôn khéo tập trung vào phục vụ một bộphận nhất định của thị trường, tìm mọi cách hấp dẫn và chinh phục nó Từ đóxuất hiện khái niệm "phân đoạn thị trường" Nó được hiểu là việc phân chiathị trường thành những nhóm người mua hàng khác nhau theo độ tuổi, giớitính, mức thu nhập, tính cách, thói quen, trình độ học vấn Không hề có mộtcông thức phân đoạn thị trường thống nhất nào cho tất cả các doanh nghiệpmà họ buộc phải thử các phương án phân đoạn khác nhau trên cơ sở kết hợpnhững tham biến khác nhau theo ý tưởng của riêng mình Tuy nhiên có thểtóm lại 4 nguyên tắc phân đoạn thị trường tiêu dùng như sau:

* Nguyên tắc địa lý: nguyên tắc này đòi hỏi chia cắt thị trường thành cáckhu vực địa lý khác nhau như quốc gia, tỉnh, thành phố, xã, miền ; Thànhcác khu vực có mật độ dân số khác nhau như thành thị, nông thôn; Thành cáckhu vực có trình độ dân trí khác nhau như miền núi, đồng bằng

* Nguyên tắc nhân khẩu học: là phân chia thị trường thành những nhómcăn cứ vào biến nhân khẩu học như giới tính, mức thu nhập, tuổi tác, qui môgia đình, giai đoạn của chu kỳ gia đình, loại nghề nghiệp, trình độ học vấn,tôn giáo, tín ngưỡng và dân tộc Đây là các biến phổ biến nhất làm cơ sở đểphân biệt các nhóm người tiêu dùng Điều này có thể lý giải bởi sở thích,mong muốn hay nhu cầu của khách hàng có liên quan chặt chẽ tới đặc điểmvề nhân khẩu học Hơn nữa các biến này dễ đo lường, đơn giản và dễ hiểuhơn đa số các biến khác.

+ Biến giới tính đã được áp dụng từ lâu trong việc phân đoạn các thịtrường thời trang quần áo, mỹ phẩm, sách báo, đồ dùng dân dụng ở đây cósự khác biệt khá rõ nét trong thị hiếu tiêu dùng giữa nam và nữ.

+ Tuổi tác khác nhau cũng dẫn đến những nhu cầu khác nhau Ví dụ thịtrường kem đánh răng đối với trẻ em: cần chú ý đến một số tiêu thức như độngọt cao, có thể nuốt được và chống sâu răng; đối với thanh niên cần có nhu

Trang 7

cầu về làm bóng, trắng răng và hương thơm; đối với người già nổi bật là nhucầu làm cứng và chắc răng.

+ Cuối cùng việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm của mình haykhông lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng có nhu cầu.Mức thu nhập của người dân cao thì khả năng thanh toán mới lớn Nhiềudoanh nghiệp đã áp dụng phương pháp giá phân biệt cho các tầng lớp laođộng trong xã hội và đã thu được nhiều thành công.

* Nguyên tắc hành vi: Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc hành vi làviệc phân chia người mua thành nhiều nhóm khác nhau theo các biến lý domua hàng, lợi ích mong muốn thu được, tình trạng người sử dụng cường độtiêu dùng, mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng chấp nhận hàng và thái độđối với món hàng đó Có nguyên tắc này bởi vì người tiêu dùng quyết địnhmua hàng hoá nhằm thoả mãn một lợi ích đang mong đợi nào đó Nếu sảnphẩm đủ sức hấp dẫn, họ sẽ trở thành khách hàng thường xuyên và trungthành của doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trườngthì điều cần thiết nhất không phải là đẩy mạnh tiêu thụ mà phải nhận biết,hiểu kỹ lưỡng hành vi của khách hàng để đáp ứng đúng thị hiếu của từngnhóm khách hàng một và từ đó sản phẩm sẽ tự được tiêu thụ trên thị trường.

* Nguyên tắc tâm lý: Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc tâm lý là việcphân chia người mua thành những nhóm theo đặc điểm giai tầng xã hội, lốisống và đặc tính nhân cách Nguồn gốc giai tầng có ảnh hưởng mạnh đến sởthích của con người, đặc biệt là đối với đồ dùng dân dụng, quần áo, thói quennghỉ ngơi, đi du lịch, đọc sách báo Những người thuộc tầng lớp trung lưuthường đi tìm những sản phẩm hàng đầu, hàm chứa nhiều giá trị thẩm mỹ độcđáo và thậm chí cả cách chơi chữ, còn những người thuộc tầng lớp hạ lưu lạivừa lòng với sản phẩm thông thường nhất, phù hợp với túi tiền của mình.Ngoài ra phong cách hay lối sống thường ngày cũng được thể hiện khá rõtrong cách tiêu dùng của người dân Những người "cổ hủ" thường thích nhữngđồ dùng, kiểu cách giản dị, tiện lợi, hay những người năng động, cởi mở lại lànhững người thích các loại xe môtô dáng thể thao khoẻ mạnh Các doanhnghiệp khi thiết kế sản xuất hàng hoá, dịch vụ đưa vào những tính chất và đặctính làm vừa lòng khách hàng.

Trang 8

II Vai trò và chức năng của thị trường1 Vai trò của thị trường

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãncác nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nângcao chất lượng nhu cầu Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thị trường có vaitrò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Thị trường vừa là động lực, vừa là điều kiện và vừa là thước đo kếtquả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

* Là động lực: thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanhnghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt các nhu cầu đó, sản xuấtkinh doanh theo các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phảixuất phát từ những nhu cầu đó Ngày nay mức sống của người dân được tănglên rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn, nhu cầu nhiều hơnnhưng lại khắt khe hơn Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh thaynhau ra đời cạnh tranh dành giật khách hàng một cách gay gắt bởi vì thịtrường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bịphá sản Vậy thị trường là động lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Là điều kiện: thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cầnthiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất nào đó thì tình hìnhcung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tớikết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vậy thị trường là điều kiệnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Là thước đo: thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả củacác phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trườnghợp khó khăn đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định.Mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của cácdoanh nghiệp Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩmhàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanhđó có hiệu quả hay không hay thất bại Vậy thị trường là thước đo hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 9

Như vậy thông qua thị trường (mà trước hết là hệ thống giá cả) cácdoanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực Trên thịtrường, giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả với yếu tố đầu vào (như máy mócthiết bị, nguyên vật liệu, đất đai, lao động, vốn ) luôn luôn biến động nếuphải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứngkịp thời nhu cầu của thị trường và xã hội.

2 Chức năng của thị trường

2.1 Chức năng thừa nhận:

Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ được trên thị trường, tứclà khi đó hàng hoá của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận, lúc ấy sẽtồn tại một số lượng khách hàng nhất định có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền đểcó hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó và quá trình tái sản xuất của doanhnghiệp, nhờ thế mà cũng được thực hiện Thị trường thừa nhận tổng khốilượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra giao dịch, tức thừa nhận giá trị và giá trị sửdụng của chúng chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội Sự phân phối vàphân phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường Chức năngnày đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải tìm hiểukỹ thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường Xác định cho được thị trườngcần gì với khối lượng bao nhiêu.

2.2 Chức năng thực hiện của thị trường:

Thông qua các hoạt động trao đổi trên thị trường, người bán và ngườimua thực hiện được các mục tiêu của mình Người bán nhận tiền và chuyểnquyền sở hữu hàng hoá cho người mua Đổi lại, người mua trả tiền cho ngườibán để có được giá trị sử dụng của hàng hoá Tuy nhiên sự thực hiện về giá trịchỉ xẩy ra khi thị trường đã chấp nhận giá trị sử dụng của hàng hoá Do đó khisản xuất hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp không chỉ tìm mọi cách để giảmthiểu các chi phí mà còn phải chú ý xem lợi ích đem lại từ sản phẩm có phùhợp với nhu cầu thị trường hay không Như vậy thông qua chức năng thựchiện của thị trường, các hàng hoá và dịch vụ hình thành nên các giá trị traođổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.

2.3 Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường

Trang 10

Cơ chế thị trường điều tiết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tức là kíchthích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có mức lợi nhuậnhấp dẫn, có tỉ suất lợi nhuận cao, tạo ra sự di chuyển tư liệu sản xuất từ ngànhnày sang ngành khác Thể hiện rõ nhất của chức năng điều tiết là sự đào thảitrong quy luật cạnh tranh Doanh nghiệp nào, bằng chính nội lực của mình, cóthể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường phản ứng một cách kịp thời, linhhoạt sáng tạo với các biến động của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển hoặcngược lại Ngoài ra thị trường còn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theomục đích có lợi nhất nguồn nhân sách của mình Chức năng này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải nắm được chu kì sống của sản phẩm, để xem sản phẩmđang ở giai đoạn nào, tức là xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường đến đâuđề từ đó có các chính sách phù hợp.

2.4 Chức năng thông tin của thị trường

Chức năng này thể hiện ở chỗ, thị trường chỉ cho người sản xuất biết nênsản xuất hàng hoá và dịch vụ nào, bằng cách nào và khối lượng là bao nhiêuđể đưa vào thị trường tại thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất, chỉ chongười tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá và dịch vụ gì tại thời điểmnào là có lợi cho mình Thị trường sẽ cung cấp cho người sản xuất và ngườitiêu dùng những thông tin sau: Tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu của cung vàcầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá và dịch vụ, các điều kiệntìm kiếm hàng hoá và dịch vụ, các đơn vị sản xuất và phân phối Đây lànhững thông tin quan trọng cho cả người sản xuất và người tiêu dùng để đề racác quyết định thích hợp đem lại lợi ích hiệu quả cho họ.

Để có được những thông tin này doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thốngthông tin của mình bao gồm các ngân hàng thống kê và ngân hàng mô hìnhcũng như các phương pháp thu thập và xử lý thông tin nhằm cung cấp nhữngthông tin về thị trường cho lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng kế hoạchchiến lược, kế hoạch phát triển thị trường.

III Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệptrên thị trường

1 Các yếu tố cấu thành nên thị trường

1.1 Cầu thị trường

Trang 11

Cầu về một loại hàng hoá dịch vụ là khối lượng hàng hoá hoặc dịch vụmà người mua sẵn sàng mua và có khả năng thanh toán ở mỗi mức giá nhấtđịnh với các điều kiện khác không thay đổi.

Trong thực tế cuộc sống chúng ta hiểu rằng nhiều người thích mua hànghoá là do sự tác động của nhiều yếu tố, thể hiện chung qua mức độ hấp dẫncủa hàng hoá Muốn tạo ra sự hấp dẫn hàng hoá của doanh nghiệp mình sovới hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh khác thì doanh nghiệp cần tạo ra chomột khả năng thích ứng lớn hơn với nhu cầu Vì vậy nghiên cứu để nhận dạngvà hiểu biết cặn kẽ nhu cầu của khách hàng trở thành vấn đề cốt lõi của doanhnghiệp trong đó phải đặc biệt chú ý đến những nhu cầu có khả năng thanhtoán Doanh nghiệp có thể chế tạo ra nhiều loại hàng hoá với những đặc tínhcực kỳ hoàn mỹ, rút cục họ cũng chẳng bán được là bao nhiêu, nếu như khôngbám sát nhu cầu thị trường Hơn nữa nếu chi phí sản xuất của nó lại quá lớn,giá cao quá thì người mua không thể mua được mặc dù người ta rất thíchdùng nó Do vậy mong muốn hay nhu cầu tiềm năng không thể biến thànhnhu cầu hiện thực, thành sức mua đối với hàng hoá Chừng nào nhà kinhdoanh đoán biết được khách hàng sẽ cần loại hàng hoá nào với những đặcđiểm gì và đặc trưng quan trọng nhất? Để tạo ra nó người ta phải tổn phí baonhiêu, tương ứng với nó là mức giá nào? thì khi đó họ mới thực sự nắm bắtđược nhu cầu của người tiêu dùng và mới hy vọng đem lại hiệu quả trongkinh doanh.

2.2 Cung của thị trường

Cung của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ là khối lượng hàng hoá hoặcdịch vụ mà người bán sẵn sàng bán ở một mức giá nhất định với các điều kiệnkhác không thay đổi Trên thị trường chỉ có những loại hàng hoá có nhu cầumới được cung ứng và phải chú ý hàng hoá được cung ứng không phải làbằng bất cứ giá nào mà phải căn cứ vào khả năng sẵn sàng bán Cần phảinhận thấy rằng điều mấu chốt mà người tiêu dùng quan tâm khi mua một loạihàng hoá hay dịch vụ chính là những lợi ích do việc tiêu dùng hàng hoá dịchvụ đó đem lại Như vậy những hàng hoá và dịch vụ mà người kinh doanh đemcung ứng chỉ là phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng chờđợi Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh doanh là phải xác định nhu cầu,

Trang 12

lợi ích của người tiêu dùng để từ đó sản xuất và cung ứng những hàng hoá vàdịch vụ để có thể bảo đảm tốt nhất những lợi ích cho người tiêu dùng.

2.3 Giá cả thị trường

Về mặt giá trị, giá cả là biểu hiện bằng tiền mà người mua phải trả chongười bán để có được giá trị sử dụng của một loại hàng hoá dịch vụ nào đó.Giá cả trên thị trường được xác định bằng sự gặp gỡ giữa cung và cầu Nóphản ánh việc đáp ứng nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ, luônluôn gắn liền với việc sử dụng các nguồn lực có hạn của xã hội và phải đượctrả giá Đối với người tiêu dùng giá hàng hoá luôn được coi là yếu tố đầu tiênđể họ đánh giá phần lợi thu được và chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùnghàng hoá Vì vậy những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phứctạp nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt Thông thường thị trường xác định giátrần của hàng hoá, mặc dù vậy trong một số thị trường doanh nghiệp có thểthay đổi giá cả, khi đó doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệgiữa giá cả về nhu cầu, tốc độ co giãn của cầu đối với giá.

Sự gia tăng số người có học vấn làm sinh động thêm thị trường hàng hoáchất lượng cao Sự thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân cư sẽ dẫn tới tìnhtrạng thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi Những thay đổi nàysẽ tác động quan trọng đến cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các loại hàng hoá.

Trang 13

* Kinh tế

Môi trường kinh tế trước hết được phản ánh qua tình hình phát triển vàtốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng Tìnhhình đó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đốivới các thị trường khác nhau Bởi vì ngoài bản thân con người ra thì sức muacủa họ cũng rất quan trọng đối với các thị trường Nói chung sức mua phụthuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá cả hàng hoá số tiền tiết kiệm, khả năngvay nợ của khách hàng, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất vay tín dụng Môi trườngkinh tế cũng ảnh hưởng tới cơ cấu chỉ tiêu của người tiêu dùng Những ngườithuộc tầng lớp thượng lưu thường là thị trường tiêu thụ của các mặt hàng xa xỉvà ngược lại tầng lớp hạ lưu trong xã hội buộc phải tính toán từng xu ngay cảkhi mua sắm thứ không thể dùng Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng thì cơhội phát triển thị trường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với thời kỳ nền kinh tếsuy thoái.

* Tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên (khí hậu, đấtđai, nguyên vật liệu, năng lượng dùng cho sản xuất ) ảnh hưởng nhiều mặttới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các doanh nghiệp và do vậy chúng tacó thể gây biến động lớn trên thị trường Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô,sự gia tăng chi phí năng lượng, sự cạn kiệt những nguyên liệu không phục hồinhư dầu mỏ, than đá, các loại khoáng sản khác ngày càng trở nên nghiêmtrọng Xu thế chung đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm, nghiên cứu sửdụng các nguồn năng lượng thay thế.

Hoạt động công nghiệp hầu như bao giờ cũng gây tổn hại cho môitrường Các nhà chức trách đang lên tiếng kêu gọi mọi người cùng suy nghĩvề cách loại trừ các chất thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất và cảtrong quá trình sử dụng sản phẩm Ngày nay ý thức bảo vệ môi trường củangười dân đang lên cao nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra những sảnphẩm có độ an toàn cao về sinh học và môi trường, mặc dù giá cả có tăng lênnhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận, thị trường về các sản phẩm mạnhnhiều chất độc hại tới môi trường qua đó thu hẹp lại và thị trường công nghệxử lý các chất thải được mở rộng hơn.

Trang 14

* Công nghệ kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng là lực lượng mang đầy kịchtính Nó chứa đựng trong đó các bí quyết dẫn đến thành công cho các doanhnghiệp Hệ thống khoa học công nghệ đã sinh ra cả những điều kì diệu lẫnnhững nỗi khủng khiếp cho nhân loại Môi trường công nghệ gây tác độngmạnh mẽ tới sức sáng tạo sản phẩm và cơ hội tìm kiếm thị trường mới Sựcạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các doanh nghiệpgiành thắng lợi mà còn thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh bởi vìchúng có ảnh hưởng lớn lao tới chi phí sản xuất và năng suất lao động Mỗikhi trên thị trường xuất hiện một công nghệ mới sẽ làm mất đi vị trí vốn cócủa kỹ thuật cũ, máy photocopy đã gây thiệt hại cho nền sản xuất giấy than,còn vô tuyến truyền hình lại gây hại cho ngành chiếu phim

Ngày nay khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ và làm xuất hiệnthêm những khả năng vô tận như thị trường năng lượng mặt trời, thị trườngmáy vi tính các loại, thị trường thuốc và dụng cụ y tế với tính năng thần kỳchữa các loại bệnh hiểm nghèo như ung thư, gan, phổi, thay đổi gen ADN Do vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất củanhững thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thứckhác nhau mà một công nghệ mới có thể phục vụ cho nhu cầu của con người.Mặt khác phải cảnh giác, kịp thời phát hiện các khả năng xấu có thể gây rathiệt hại tới người tiêu dùng.

* Chính trị

Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật pháp, các công cụ chính sáchcủa nhà nước, cũng như cơ chế điều hành quản lý của chính phủ Tất cả đềutác động đến thị trường thông qua sự khuyến khích hay hạn chế các doanhnghiệp tham gia vào thị trường Luật pháp ra đời là để điều tiết hoạt động kinhdoanh Nó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp trước sự cạnh tranh không lànhmạnh, bảo vệ cho người tiêu dùng trước những việc làm gian dối như sản xuấthàng hoá kém chất lượng, quảng cáo không đúng sự thật, đánh lừa kháchhàng bằng thủ đoạn bao bì nhãn gói và mức giá cả, bảo vệ lợi ích tối cao củaxã hội chống lại sự lộng hành của các nhà sản xuất Môi trường chính trị ảnhhưởng rất lớn tới thị trường Chẳng hạn như việc điều hành xuất nhập khẩu

Trang 15

của chính phủ, nếu số lượng, giá cả, thời điểm hàng nhập khẩu không đượcđiều hành tốt đều có thể làm cho thị trường trong nước biến động.

* Văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá bao gồm các nhân tố đa dạng như phong tục tậpquán, các giá trị văn hoá truyền thống, thái độ, thị hiếu, thói quen, đinh hướngtiêu dùng của mỗi dân tộc Những giá trị văn hoá đôi khi trở thành "Hàngrào gai góc" đối với việc thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Các giá trịvăn hoá truyền thống khó thay đổi tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi muavà tiêu dùng hàng hoá của cá nhân, nhóm người Tuy nhiên những giá trị vănhoá mang tính thứ phát thì dễ thay đổi hơn và sẽ tạo ra cơ hội thị trường haykhuynh hướng tiêu dùng mới Do vậy các doanh nghiệp cần phải chú ý thíchđáng tới yếu tố văn hoá trước khi tiến hành xâm nhập hay phát triển thị trườngnào đó Ngày nay đặc trưng môi trường văn hoá ở Việt Nam đang thay đổitheo xu hướng tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời mongmuốn thoả mãn nhu cầu một cách nhanh chóng và có định hướng trí tuệ trongcác sản phẩm tiêu dùng.

2.2 Vi mô

* Nhóm nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp

Nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về tiêudùng hàng hoá của thị trường Công việc này thành công hay không lại phụthuộc vào nhiều nhân tố và lực lượng.

Trước hết là các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạodoanh nghiệp vạch ra Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, từng thực trạngkinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà họ có những kế hoạch ngắn hạn, trunghạn, dài hạn phù hợp Đối với một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thịtrường thì bộ phận lãnh đạo phải đưa ra mục tiêu, chiến lược, phương châmvà quyết định trên cơ sở lợi ích chung của tập thể và chúng phải chứa đựngtrong đó thế mạnh tổng hợp của mọi bộ phận Phòng tài chính quan tâm đếnvấn đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn, phòng vật tư chú trọng giải quyết việcbảo đảm cung cấp đủ, đúng thành phẩm, bán thành phẩm cần thiết, phòng kếtoán theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi, phòng thiết kế kỹ thuật bảo đảm vềchất lượng, độ an toàn, độ bền đẹp cho sản phẩm Tất cả phải được tập hợp,

Trang 16

hợp tác chặt chẽ với phòng thị trường.

* Các nhà cung cấp

Những người cung ứng là các tổ chức và các cá nhân bảo đảm cung cấpcho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh những yếu tố cần thiết để sản xuấtra hàng hoá, dịch vụ nhất định Để sản xuất thì người sản xuất phải luôn theodõi đầy đủ các thông tin có liên quan đến thực trạng số lượng, chất lượng, giácả hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất hàng hoá vàdịch vụ Nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng, trước mắt có thể làm xấu đi cơ hộithị trường cho việc kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ nhất định thậm chíphải ngừng sản xuất.

* Khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ làyếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên thịtrường, qui mô khách hàng tạo nên qui mô thị trường Khách hàng có thể làngười tiêu dùng, các tổ chức mua bán thương mại, nhà buôn bán trung gian,các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế Nhu cầu của họ luôn luôn biến đổivà do đó người bán cần nghiên cứu kỹ những biến động đó.

* Các trung gian phân phối và tiêu thụ

Những người trung gian và các hãng phân phối chuyên nghiệp đóng vaitrò rất quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp đi lên, tiêu thụ và phổ biến hànghoá đối với khách hàng Họ có thể là những người môi giới thương mại, đạilý, người bán buôn, bán lẻ, tổ chức dịch vụ Marketing lưu thông hàng hoá tổchức tài chính tín dụng Những tổ chức này có ảnh hưởng trực tiếp tới hìnhảnh của doanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, tínhsáng tạo và chi phí, vì vậy điều nên làm đối với các doanh nghiệp là cần phảicân nhắc cẩn thận trước khi quyết định cộng tác với một loại hình trung gianphân phối cụ thể nào Cần phải tiến hành đánh giá hoạt động của họ để tránhbị ràng buộc đồng thời thiết lập những mối quan hệ bền vững với những tổchức có tính quyết định nhất đối với mình.

* Các đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế Mỗi quyết định của đối thủ cạnh

Trang 17

tranh đều ảnh hưởng đến thị trường nói chung và đến doanh nghiệp nói riêng.Nhiều doanh nghiệp cứ lầm tưởng người tiêu dùng có nhu cầu về giá trị hànghoá của mình nhưng về bản chất là họ cần giá trị sử dụng hàng hoá đó và trênthị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế cho họ lựa chọn, đôi khi các nhucầu này bị triệt tiêu nhau, tức sự thành công của doanh nghiệp này lại chính làthất bại của doanh nghiệp khác, sự phát triển thị trường của doanh nghiệp nàylại chính là sự thu hẹp thị trường của doanh nghiệp khác và ngược lại Vì vậymọi quyết định của doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh.

IV Cơ chế thị trường và vai trò của nó đối với các doanh nghiệptrong cơ chế thị trường

1 Đặc trưng của cơ chế thị trường

Kinh tế tư bản là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Đến lượtmình cơ chế thị trường là cơ chế của nền sản xuất hàng hoá ở đâu có sản xuấthàng hoá thì ở đó sẽ xuất hiện cơ chế thị trường, hay nói cách khác cơ chế thịtrường là cơ chế tạo môi trường cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoáhoạt động Đó là môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận thông quacác quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả, quy luật giá trị,quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật khách hàng Nhân tốcơ bản của cơ chế thị trường là cung, cầu và giá cả thị trường.

Về bản chất, cơ chế thị trường là cơ chế giá cả tự do, nó có một số đặctrưng chủ yếu sau:

* Các vấn đề liên quan đến việc phân bổ, sử dụng các nguồn tài nguyênsản xuất như lao động, vốn, đất đai, công nghệ, nguyên nhiên liệu về cơ bảnđược quyết định một cách khách quan thông qua sự hoạt động của các quyluật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị

* Cơ chế thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng tăng nhằmthu được thắng lợi trong cạnh tranh Về lâu dài thì cạnh tranh về chất lượngvẫn gay go và mang tính quyết định Ngày nay, chất lượng sản phẩm khôngchỉ bó hẹp qua một số thông số như bền, đẹp, tính cơ lý cao mà còn thể hiệnrất nhiều qua hình thức, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, mầu sắc và các dịch vụkèm theo Nói chung sản phẩm hàng hoá nào đáp ứng được nhu cầu, mongmuốn của người tiêu dùng nhiều hơn thì sản phẩm hàng hoá đó có chất lượng

Trang 18

cao hơn và ngược lại.

* Cơ chế thị trường mặt hàng sản xuất phải thường xuyên đổi mới hìnhthức mẫu mã tương ứng với nhu cầu mới của thị trường Con người thườngnhanh chán những thứ đang thịnh hành và họ đi tìm kiếm sự đa dạng, đơngiản chỉ bởi sự đa dạng trong cuộc sống Doanh nghiệp nào không nắm bắtkịp những thay đổi này sẽ bị đẩy ra ngoài thị trường nhường chỗ cho nhữngsản phẩm thay thế khác Do đó không có một loại hàng hoá nào có thể tồn tạimãi trên thị trường với mẫu mã cũ rích Vì thế một yêu cầu đặt ra cho các nhàsản xuất kinh doanh là phải thường xuyên thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, rútngắn chu kỳ sống sản phẩm Điều này có thể lý giải bởi tâm lý đa dạng củacon người.

* Cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi về kỹ thuật công nghệ đểcó thể phát huy được thế mạnh trong cạnh tranh Thắng lợi trong cạnh tranhtrong cơ chế thị trường phụ thuộc rất lớn vào trình độ sản xuất, đôi khi nó lànhân tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh cả về giá cả, chất lượng sảnphẩm, qui cách mẫu mã sản phẩm Điều này đã được C.Mác nêu: "Sự khácnhau của các thời đại kinh tế không phải là sản xuất ra cái gì mà là sản xuấtbằng cách nào" Vì vậy cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới cải tiếnkỹ thuật để có thể phát huy được thế mạnh trong cạnh tranh.

* Cơ chế thị trường đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân ngày càngcao để sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt Điều này hoàn toàn hợp vớilôgic phát triển Khoa học công nghệ càng phát triển sau bao nhiêu thì đòi hỏikĩ năng của người lao động càng phải cao bấy nhiêu để có thể làm chủ đượcnó Đây là một vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng lớn đối với nền kinh tếthị trường ở Việt Nam hiện nay.

* Cơ chế thị trường đòi hỏi trong phân phối phải có sự đãi ngộ thoả đángđối với công nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cao C Mácđã từng nói: "Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn" Vì thế đểcông bằng và làm hài lòng những người đã có nhiều công lao động góp vàoquá trình phát triển của doanh nghiệp thì buộc các doanh nghiệp phải áp dụngcác biện pháp khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần.

* Cơ chế thị trường đòi hỏi phải tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ đểphục vụ một cách kịp thời nhất đối với khách hàng Phân phối là một mắt xíchquan trọng giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, không có

Trang 19

phân phối thì không thể thực hiện được hoạt động sản xuất Để thực hiện tốtchức năng phân phối đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếp cận và phục vụ kháchhàng một cách tốt nhất, kịp thời nhất Muốn vậy doanh nghiệp phải tìm hiểuthị trường, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu, thực hiện các hoạt động dịch vụcả trước, trong và sau khi bán.

2 Vai trò của cơ chế thị trường

Trong cơ chế thị trường các nhà sản xuất phải tự ấn định ra các mục tiêuphương hướng hoạt động cũng như các công cụ để thực hiện mục tiêu đó mộtcách hiệu quả nhất Họ được tự chủ trong việc sản xuất cái gì, với số lượngbao nhiêu, chất lượng như thế nào, mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vàocủa quá trình sản xuất ở đâu Điều đó được gọi là sự tự do kinh doanh, tuynhiên họ vẫn bị ràng buộc bởi sợi dây vô hình và chính nó đã chi phối phầnnào hoạt động của họ Đó là quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.Như vậy cơ chế thị trường có tác động điều tiết các hoạt động của các doanhnghiệp, hướng hoạt động của họ ngày càng trở nên hoàn thiện và hiệu quảhơn để có thể đứng vững rên thương trường.

Cơ chế thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm tòi, nghiên cứucác biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh về giá Cóthể vì khả năng thanh toán không cho phép mà khách hàng đã không có đượcquyết định tiêu dùng theo đúng nhu cầu mong muốn của họ Cùng một loạihàng hoá, sản phẩm trên thị trường có cùng chất lượng và sự tiện dụng nhưnhau thì chắc rằng họ sẽ tìm đến với những sản phẩm có giá cả thuộc nhómthấp nhất.

Cơ chế thị trường góp phần thúc đẩy sự phân công lao động trong xã hội.Để duy trì và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp phải biết phát huy nhữnglợi thế so sánh của mình, đó có thể là các lợi thế mà doanh nghiệp khác khôngcó hoặc có nhưng lại yếu hơn Hay nói cách khác, mỗi doanh nghiệp tự tạocho mình nét đặc thù không giống ai, tìm cách lách vào những phần trống trênthị trường mà chưa có một đối thủ nào đặt chân tới Như vậy sự phân công laođộng bắt đầu hình thành từ những ý tưởng đó Cơ chế thị trường góp phầnnâng cao chất lượng của hàng hoá, dịch vụ trong xã hội Cuộc cạnh tranh vềchất lượng, lâu dài vẫn luôn là gay go và quyết liệt nhất Những sản phẩmkém chất lượng đang dần biến mất khỏi thị trường nhường chỗ cho những sảnphẩm có chất lượng tốt hơn Trong những hàng hoá cùng mức giá cả thì ngườitiêu dùng sẵn sàng chọn những thứ có chất lượng cao hơn Ngày nay chất

Trang 20

lượng hàng hoá và dịch vụ không chỉ là độ bền hay tính cơ lý hoá cao nữa màcòn được thể hiện qua hình dáng mầu sắc, mẫu mã, bao gói, dịch vụ kèmtheo Cuộc sống của con người ngày càng trở nên gấp gáp đòi hỏi cần đượctiết kiệm về không gian và thời gian Các loại máy móc, phương tiện vậnchuyển, thông tin liên lạc hiện đại đã thay nhau ra đời vì nhu cầu đó Hay cóthể nói cơ chế thị trường thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, làmtăng năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm qua đó làm tăng của cải vậtchất cho toàn xã hội.

Trang 21

1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Cùng với sự hình thành và phát triển của đất nước, là sự hình thành vàphát triển mạnh mẽ của rất nhiều công ty, xí nghiệp, liên doanh, liên hiệp xínghiệp Sự xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh trên bắt nguồn từnhận thức đúng đắn, từ trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật từ nhu cầu tiêudùng và sinh hoạt của xã hội ngày càng cao Nhớ lại vào khoảng năm 1959Bộ Công nghiệp nhẹ giao trách nhiệm cho một đoàn cán bộ công nhân đi họcnghề làm bóng đèn phích nước tại Trung Quốc, dẫn đoàn cán bộ công nhânnày đi là:

Ông Nguyễn Quang Kiêm (nguyên giám đốc đầu tiên của nhà máy) Sau2 năm thực tập, nhờ trí thông minh và cần cù của công nhân và cán bộ ViệtNam và lòng nhiệt tình chỉ bảo của cán bộ và công nhân nước bạn Công ty đãbỏ khung ban đầu sản xuất ra những sản phẩm đầu tiên cho đất nước đồngthời đào tạo một số thợ mới từ các thiết bị chuyên dụng mà anh chị em đi thựctập đã sản xuất nhiều ngày trên nước bạn Người xưa có nói "Vạn sự khởi đầunan" tuy được chính phủ và Bộ công nghiệp nhẹ rất quan tâm (Phó Thủ tướngLê Thanh Nghị và Bộ trưởng Kha Vang Cân đã về dự lễ cắt băng khánh thànhnhà máy) nhưng vì nhà máy đang trong thời kỳ hoàn chỉnh việc xây dựng nênbước đầu nhà máy vừa sản xuất vừa hoàn chỉnh công trình.

Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đặt trụ sở tại 15 Hạ Đình Thanh Xuân - Hà Nội với mặt bằng xây dựng là 20.690 m2 và 52 hạng mụccông trình không kể hệ thống sân bãi và cây xanh Đây là điểm thuận lợi choviệc giao dịch của Công ty Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông thuộcTổng Công ty sành sứ Việt Nam trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ.

-Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông khởi công xây dựng vào

Trang 22

tháng 3 năm 1961 do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng Sau 2 năm xây dựng,đầu năm 1963 nhà máy cắt băng khánh thành và chính thức đi vào sản xuất,đến tháng 6 năm 2001 được nâng cấp từ nhà máy lên thành công ty Tronggiai đoạn xây dựng tháng 3 năm 1961 thực chất nhà máy đã được khảo sáttrước đó trùng với thời gian Bộ công nghiệp nhẹ cử đoàn cán bộ sang TrungQuốc học nghề Theo thiết kế ban đầu Công ty chỉ sản xuất 1 ca với sản lượngbóng đèn chiếu sáng thường là 1, 5 triệu cái/năm; bóng đèn ôtô là 0, 4 triệucái/năm; phích nước nóng 0, 2 triệu cái/năm; đèn huỳnh quang và phụ kiện 5vạn cái /năm, nhưng đến mãi 12 năm sau nhà máy mới đạt được công suấtthiết kế ban đầu (nghĩa là đến tận năm 1975).

Theo công văn số 292 CNN -TTCP ngày 24/3/2000 của Bộ trưởng bộcông nghiệp nhẹ quyết định thành lập lại công ty Sau thời kỳ đổi mới và sựnỗ lực phấn đấu không mệt mỏi tháng 6 năm 2001 nhà máy đã được nâng cấpthành Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông theo quyết định số 667-QĐTCNĐ của Bộ công nghiệp nhẹ Qui mô của Công ty là doanh nghiệp loại1 theo quyết định xếp hạng 122 QĐ-TCCB ngày 26/1 của Bộ công nghiệpnhẹ.

Kể từ ngày cắt băng khánh thành đưa vào sản xuất cho đến nay, nhà máyđã biết bao thăng trầm từ sản xuất nhỏ theo bao cấp, lại bị chiến tranh tàn phá,bom đạn Mỹ đã phá huỷ nhà xưởng Thiết bị vật tư sản xuất kỹ thuật gần nhưbị phủ định Với hàng ngàn cán bộ công nhân viên (CBCNV) cùng với vật tưthiết bị - kỹ thuật chuyên sơ tán theo lệnh trên phân tán thành 3 cơ sở (C1,C2, C3) Vừa chiến đấu vừa sản xuất, tất cả tập trung xây dựng phấn đấu duytrì sự tồn tại và thực hiện mọi nghĩa vụ, chi viện phục vụ cho tuyền tuyến nhưC2 sản xuất bóng đèn ôtô đáp ứng nhu cầu quốc phòng Khó khăn chồng chấtnhưng đều hướng theo Đảng "thắng không kiêu, bại không nản" luôn vữngvàng tin tưởng thực hiện theo đường lối chủ trương của Bác - Đảng đã vạchra.

Với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ xí nghiệp qua từng thời kỳ mặc dùcó những thời điểm mâu thuẫn theo kiểu cá nhân phi thực tế, song mọi hànhđộng gây mất đoàn kết đều bị CBCNV phủ định và đấu tranh cho sự đoàn kếtấy, đồng tâm nhất trí phấn đấu cho nhà máy luôn phát triển không ngừng,

Trang 23

thực sự rạng rỡ Với hơn ba thập kỷ qua do cơ chế bao cấp điều tiết gây sự trìtrệ cho sản xuất và đời sống Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế, bỡ ngỡlúng túng, lo lắng là điều không thể tránh được nhưng với quyết tâm làm theolời Bác khó khăn mấy có chí vẫn làm nên Từ tình trạng Công ty phải đóngcửa 6 tháng liền vì hàng ngoại tràn lan không tiêu thụ được đến duy trì sảnxuất liên tục, sản lượng tăng từ 3-5 lần để đáp ứng nhu cầu của thị trường Từmột cơ sở kinh doanh thua lỗ, tiến tới hàng năm làm ăn ngày càng có lãi, nộpngân sách ngày càng tăng Từ tình trạng chất lượng sản phẩm kém, nhân dânkêu ca, bị hàng ngoại lấn át nhưng đã vươn lên hai năm liền 2000 và 2001 làcơ sở duy nhất ở phía bắc được lựa chọn vào Topten '93 và Topten '94 (mườimặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất) 5 năm trước 1997-2001 làquá trình vươn lên của Công ty, khẳng định sự đứng vững và phát triển trongcơ chế mới Với thành tích phấn đấu tháng 9/2001 Chủ tịch nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam đã tăng huân chương lao động hạng nhất cho tập thểcán bộ công nhân viên chức Công ty và huân chương hạng ba cho cá nhângiám đốc Công ty.

Đảng bộ Công ty liên tục trong các năm 1998, 1999, 2000 và 2001 đãđược công nhận tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh Công ty đã hai năm liềnđược Bộ công nghiệp nhẹ tặng cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc" Công ty đã đượclựa chọn là một trong hai đơn vị của Bộ công nghiệp nhẹ tặng cờ xuất sắc vềan toàn, bảo hộ lao động và chăm sóc điều kiện làm việc cho công nhân trong5 năm 1997-2001.

Nguồn gốc của mọi thay đổi hôm nay bắt nguồn từ đường lối đổi mớicủa Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện Có được cuộc sống hôm nay đảng bộ và toàn thể công nhân RạngĐông đã ra sức thi đua "Học tập và làm theo lời Bác dạy" thực hiện tốt nhữngđiều Bác đã căn dặn trong dịp Bác về thăm Công ty 28/4/1964 Nhờ công ơntrời biển của Người, cán bộ đảng viên, công nhân lao động Rạng Đông đã tổchức long trọng lễ đón tượng đài Bác về Công ty mình Có lẽ không có ngàynào, lư hương đặt trước tượng đài Bác Hồ không ngát hương thơm vì cácđoàn khách trong vàn goài nước đã đến làm việc với Công ty, các tổ chức sảnxuất, các đơn vị trong Công ty, các đại hội của Công ty đều đến báo cáo vớiBác công việc mình làm dâng lên Bác những thành tích mà mình đã đạt được.

Trang 24

Sau một thời gian lúng túng không dài, Công ty đã xác định đúng đắnphương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty đó là "Tập trung mọi nỗ lực,phát huy thế mạnh độc đáo của mình, nâng cao sản lượng, nâng cao một mứchợp lý về chất lượng, hạ giá thành hai mặt hàng bóng đèn tròn và phích nước,đồng thời sản xuất bóng đèn huỳnh quang tạo thế vững vàng 3 chân về 3 sảnphẩm chính của Công ty đó là bóng đèn tròn, phích nước và đèn huỳnh quang.Để tổ chức thực hiện được phương hướng sản phẩm kinh doanh này, Công tyđã có một số thành công bước đầu trong vận dụng những tư tưởng mới củanghị quyết Đảng trong tập trung chỉ đạo điều hành theo mục tiêu.

+ Với kinh nghiệm lượng định và dự đoán đúng được xu hướng pháttriển với ý chí và khát vọng quyết đưa Công ty vượt qua khó khăn, trong từngthời kỳ và đối với từng khâu Công ty đã xây dựng những mục tiêu cụ thểđúng vừa đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, vừa có khả năng phấn đấuvươn lên và có khả năng thực hiện thực tiễn trong thực hiện.

+ Lề lối và phong cách làm việc đã biến đổi về chất: giảm mệnh lệnhhành chính, tăng việc trao đổi gợi mở, khuyến nghị tham gia ý kiến, giảiquyết tốt mối quan hệ ngang, chủ động phối hợp và chủ yếu làm biện phápkinh tế: lấy lợi ích hài hoà làm động lực tạo khả năng, phát huy tính chủ độngở mọi cấp để đạt được mục tiêu Đó là công tác hạch toán kinh tế nội bộ đãđược triển khai, nâng dần trình độ từ thấp đến cao, mở rộng từ sản xuất trựctiếp sang các bộ phận phục vụ như động lực, nhà ăn ca,

+ Bộ máy cán bộ giúp giám đốc điều hành công việc được sắp xếp lạigọn nhẹ, giảm dần đầu mối và có hiệu lực cán bộ ở các vị trí then chốt thiếtyếu của dây chuyền công tác chính đã được sàng lọc, lựa chọn và bố trí đúng.Sau 5 năm chuyển đổi sang nền kinh tế mới Công ty đã có một tài sản vô giáđó là một đội ngũ cán bộ có ý chí quyết tâm cao, đoàn kết, chủ đống tổ chức;một đội ngũ dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm cao với công việcchung và đời sống quần chúng.

Trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng Công ty trải qua 3 giaiđoạn:

- Giai đoạn I (1997-2000)

Khai thác triệt để khả năng tiềm năng lao động sản xuất sắp xếp và bố trí

Trang 25

lại lao động sản xuất.

- Giai đoạn II (2001-2004)

Giai đoạn đổi mới công nghệ đòi hỏi nhiều vốn và con người có trình độcao nhưng khả năng của Công ty có hạn do đó Công ty đã không theo conđường này và quyết định chọn con đường là đi theo chiều sâu, đầu tư vàođúng cái mình có và có khả năng làm nhất.

Năm 2001 Công ty đã động viên công nhân cho Công ty vay tiền nhànrỗi để đầu tư vào máy thổi tự động được trên 8 tỉ đồng Cũng vì đầu tư vàomáy thổi tự động mà phân xưởng đã dư hơn 200 công nhân lao động Tronghơn 200 công nhân lao động thì có một số người về hưu và nghỉ việc dokhông có khả năng lao động Năm 2001 đúng năm kỉ niệm 30 năm ngày BácHồ về thăm Công ty, Công ty đã liên doanh với Công ty Tân Á và SEES -MEGA Đài Loan sản xuất thêm mặt hàng đèn huỳnh quang để đáp ứng nhucầu thị trường thay thế hàng nhập khẩu hàng năm từ 10-15 triệu đèn từ cácnước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc kỹ thuật sản xuất bóng đèncũng không hơn mình Đèn huỳnh quang nhãn hiệu "Rạng Đông" sản xuấttheo tiêu chuẩn quốc tế tương đương với "JIS" của Nhật Bản có tuổi thọ dàiđạt từ 7500h trở lên, quang thông cao, tiết kiệm điện.

- Giai đoạn III (từ năm 2005 đến nay)

Giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị Thời gian phấn đấu trongvòng 3 năm, tập trung vào 3 loại: công nghệ bóng đèn tròn, phích nước vàbóng đèn huỳnh quang Nâng 3 loại này lên trình độ trung bình của khu vực.Ngày 25/8/2007 Công ty đã hoàn thành công trình trong 3 năm đề ra Kết quảbóng đèn tròn hiện nay đã xong 3 dây chuyền 2600 cái /giờ trong khi đó cảvùng Đông Nam Á có 8 dây chuyền thì Việt Nam có 3 dây chuyền Qua đó cóthể thấy rõ sự phát triển không ngừng của Công ty Nhưng một số dây chuyềnkhác lại tương đối thấp như dây chuyền lắp đèn huỳnh quang ở Việt Nam là2-2, 5 giây/1SP Trong đó ở Mỹ là 1 giây /1SP ở nước ta căn bản có 9 dâychuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang do đó năng suất cũng tương đối cao.Ngày 25-8 vừa qua dây chuyền sản xuất phích nước với công nghệ hiện đạiđã hoàn thành và đưa công suất lên rất cao so với trước đạt 3, 5 giây/1SP còncông suất hiện nay đạt được 4,5-5 triệu SP /năm.

Trang 26

Nhìn chung qua ba giai đoạn phát triển Công ty cho đến nay Công ty đãvươn lên và đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Sựtăng trưởng trong 10 năm qua của Công ty nhìn chung có thể khẳng định là sựtăng trưởng đều đặn liên tục với tốc độ cao Đó là sự tăng trưởng có hiệu quả,có chất lượng về sản xuất kinh doanh, về sản phẩm và cả uy tín của Công ty.Nó còn phản ánh cả chất lượng, trình độ công nghệ của các dây chuyền sảnxuất chủ yếu được từng bước được nâng cao Đồng thời đó là sự tăng trưởngbền vững do động lực nội sinh, do nhân tố con người có ý thức tự lực tựcường, do hiệu quả của sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn lực để đầu tư pháttriển.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty bóngđèn phích nước Rạng Đông

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ phận laođộng quản lý khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên mônhoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành nhữngcấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo các chức năng quản lý và phục vụmục đích chung của Công ty.

Hiện nay Công ty bao gồm các phòng ban, phân xưởng sau:- Văn phòng giám đốc: 11người

- Phòng điều hành sản xuất: 22 người- Phòng KCS: 22 người

- Phòng bảo vệ: 46 người- Phòng quản lý kho: 36 người- Phòng thống kê kế toán: 15 người - Phòng dịch vụ đời sống: 43 người

- Phòng thị trường: 91 người (Cả 4 chi nhánh)Các phân xưởng gồm

- Phân xưởng cơ động: 55 người- Phân xưởng bóng đèn: 375 người

Trang 27

- Phân xưởng phích nước: 368 người- Phân xưởng thuỷ tinh: 257 người

- Phòng kỹ thuật: 77 người (gồm tổ sản xuất đèn thường, đèn huỳnhquang, dây dẫn, lắp dáp đèn huỳnh quang Compact)

Sơ đồ 1 Cơ cấu cán bộ quản lý chung

CBQLKinh tế

CBQL ở các cơ quan chức năng

CBQL kinh doanh

Cán bộ lãnh đạoCán bộ chuyên môn

Nhân viên thực hiện

Trang 28

Sơ đồ 2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.

Giám đốc

Phó Giám đốc hành chínhPhó Giám đốc

kỹ thuật

Phòng thống kê kế toán

Phòng kỹ thuật KCS

Phòng quản lý kho

Các phân xưởng sản xuất

Phòng bảo vệ

Phòng điều hành SX

Phòng dịch vụ đời sống

Phòng thị trường

Phân xưởng bóng đèn

Phân xưởng đột dập

Phân xưởng phích nước

Phân xưởng thủy tinhPhân

xưởng cơ động

Trang 29

* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong Công ty

Trong Công ty tuỳ theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có cácchức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau để đảmbảo cho hoạt động của Công ty được thông suốt.

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành sản xuấtkinh doanh tại Công ty, lãnh đạo chung toàn Công ty.

- Hai phó giám đốc: là người có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo trựctiếp các bộ phận theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc.

- Phòng thống kê kế toán: giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ côngtác thống kê kế toán tài chính của Công ty Thực hiện đúng các chế độ cácquyết định về quản lý vốn và tài sản, các chế độ chính sách khác của nhànước.

- Phòng kỹ thuật KCS: chịu trách nhiệm phụ trách các qui trình sản xuấtcông nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Phòng quản lý kho: có nhiệm vụ mua sắm cung cấp nguyên vật liệuphục vụ sản xuất và quản lý sản lượng sản phẩm đầu ra của Công ty.

- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, tự vệ, phòngchống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự trong sản xuất kinh doanh.

- Phòng tổ chức điều hành sản xuất: bố trí sắp xếp lao động trong Côngty về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng, ban, phân xưởng, thực hiện chếđộ chính sách của nhà nước về tiền lương, đồng thời theo dõi sự biến độngcủa thành phẩm và chỉ tiêu số lượng.

- Phòng dịch vụ đời sống: có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho toàn cán bộnhân viên và giúp đỡ các phòng ban chăm lo vệ sinh môi trường trong Côngty và chăm sóc mầm non.

- Phòng thị trường: là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng viết hoá đơnbán hàng và chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ sản phẩm.

* Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất

- Phân xưởng cơ động: cung cấp, thể hơi thể khí, hơi áp lực, điện, máy

Trang 30

nổ, làm tuần hoàn nước cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.- Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản xuất, lắp ghép các loại bóngđèn huỳnh quang, bóng đèn tròn các loại từ 25W đến 30W.

- Phân xưởng phích nước: Đột, dập quai vai nắp phích cuốn thản phích.Nấu, cán nhôm để dập quai vai nắp phích, lắp ráp phích hoàn chỉnh từ bánthành phẩm ruột phích chuyển qua Chế tạo ra ruột phích để đưa sang phânxưởng dột dập lắp thành phích hoàn chỉnh.

- Phân xưởng thuỷ tinh: nhiệm vụ là sản xuất các loại bán thành phẩm vỏbóng đèn tròn, ống đèn huỳnh quang, bình phích và vỏ thuỷ tinh.

Về trình độ công nghệ thì tất cả các qui trình sản xuất đề tương đối hiệnđại Dưới đây là một qui trính công nghệ sản xuất bóng đèn huỳnh quang hiệnđại bậc nhất ở Việt Nam đang được sử dụng tại Công ty.

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:40

Hình ảnh liên quan

Qua bảng trên ta thấy giữa năm 2006 và 2007 số lao động tăng lên 162 người trong đó có 21 người làm hành chính và 141 người là công nhân kỹ  thuật - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

ua.

bảng trên ta thấy giữa năm 2006 và 2007 số lao động tăng lên 162 người trong đó có 21 người làm hành chính và 141 người là công nhân kỹ thuật Xem tại trang 38 của tài liệu.
Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc  sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

n.

sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp Xem tại trang 39 của tài liệu.
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2007 - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

1..

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2007 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Biểu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở một số khu vực thị trường - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

i.

ểu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở một số khu vực thị trường Xem tại trang 44 của tài liệu.
4. Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

4..

Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm Xem tại trang 45 của tài liệu.
Với tình hình tiêu thụ năm 2007 như vậy Công ty đã đạt được những kết quả tương đối tốt - Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

i.

tình hình tiêu thụ năm 2007 như vậy Công ty đã đạt được những kết quả tương đối tốt Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan