Giáo Trình EXCEL Mới Hay Và Rất Gọn

13 689 12
Giáo Trình EXCEL Mới Hay Và Rất Gọn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Phần II. Microsoft Excel 2003 I- SỬ DỤNG EXCEL. 1 Đặc điểm cuả Excel Excel là một bộ phận của Microsoft Office, chuyên dùng để tính toán trong môi trường Windows. Có đặc tính ứng dụng tiêu biểu sau: 1- Thực hiện được nhiều phép tính từ đơn giản đến phức tạp. 2- Tổ chức lưu trữ thông tin dưới dạng Bảng tính (Sheets) 3- Tạo dựng đồ thị rất thuận tiện 4- Khi có thay đổi dữ liệu, bảng tính tự động tính lại cho kết quả mới 2 Khởi động Excel 1- Nhấn nút Start ->Program -> Microsoft Office ->MS Excel 3 Màn hình Excel Sau khi khởi động xong màn hình Excel xuất hiện 1- Cột (Column), ký hiệu cột từ trái sang phải bằng các chữ cái A - Z, AA - AZ ; BB - BZ . có tổng số cột là 256 cột. 2- Dòng (Rows): Ghi số thứ tự dòng từ trên xuống dưới từ 1 đến 16384. 0 + Ô (cell): là giao điểm của một dòng với một cột, địa chỉ của một ô xác định bởi cột trước dòng sau. Ví dụ: A1 là địa chỉ của ô nằm trên cột A ở dòng số 1. Ô hiện hành (Select cell) là ô có khung viền quanh. + Bảng tính (Sheet): là một bảng gồm có 256 cột 16384 dòng hình trên trên 4 triệu ô dữ liệu, Tên bảng tính mặc định là Sheet# (# số thứ tự), một Workbook chứa 16 Sheet, được liệt kê từ Sheet1 đến Sheet16 (có thể nâng trị này lên đến 255), màn hình trên đang chọn Sheet1 của tệp Book1. GV: Trần Văn Chính Trang 1 Tiêu đề cột Standard Toolbar: Thanh công cụ chuẩn Menubar: Thanh menu lệnh Tilte Bar: Thanh tiêu đề Formating bar: Thanh định dạng ô hiện hành Vùng Bảng Tính Tiêu đề dòng Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 4 Các thao tác cơ bản trong bảng tính a) Các kiểu dữ liệu Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu phụ thuộc vào ký tự đầu tiên gõ vào, có 3 kiểu dữ liệu: 1- Kiểu số (Number). Ký tự đầu tiên gõ vào phải là số từ số 0 đến 9, một số được nhập vào mặc nhiên là dạng General, sau đó có thể định dạng lại theo ý muốn bằng cách chọn Format / cells / numbers 2- Kiểu chuỗi (Text): chữ đầu tiên phải là chữ từ A đến Z, sau đó định dạng vị trí. 3- Kiểu công thức (Formula): ký tự đầu tiên là (=) hoặc dấu (+), kết quả tính toán hiện trong bảng tính phải là giá trị số, trong thành phần của mỗi công thức có thể gồm có: Chuỗi (phải được đặt trong cặp nháy kép), toạ độ ô, tên vùng, các toán tử, các loại hàm số các toán tử dùng trong công thức  Toán tử tính toán: 0 + (Cộng) / (Chia) 1 - (Trừ) ^ (Luỹ thừa) * (Nhân) % (Phần trăm).  Toán tử chuỗi: & (nối chuỗi). ví dụ: Ho&Ten kết quả thành HoTen  Toán tử so sánh : = (bằng), < > (Khác) , > (lớn hơn), >= (lớn hơn hoặc bằng) < (nhỏ hơn) , <= (nhỏ hơn hay bằng). 4  Độ ưu tiên của các toán tử trong công thức: các nhóm biểu thức trong ngoặc ( ), luỹ thừa, nhân, chia, cộng, trừ. b) Sử dụng thanh công cụ định dạng c) Cách nhập dữ liệu vào ô GV: Trần Văn Chính Trang 2 Dữ liệu Ký tự (Text) Dữ liệu ngày tháng (Date) Dữ liệu Số (Number) Chọn phông cỡ chữ Màu chữ Gộp/tách ô Đường biên Kiểu chữ Các nút định dạng số Căn chỉnh lề trong Ô Màu nền Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Chọn ô cần nhập, nhập dữ liệu (theo quy ước của từng loại) kết thúc nhập bằng cách gõ phím enter, hay di chuyển con trỏ ô hiện hành sang ô khác bằng 4 phím điều khiển. ở trong chế độ sửa chữa bắt buộc phải Enter d) Tìm kiếm thay thế : Tương tự như phần Word e) Định dạng dữ liệu : Dữ liệu mới nhập vào sẽ ở dạng thô, dạng nguyên thuỷ. Muốn dữ liệu trình bày theo dạng thức phù hợp, cần phải tiến hành định dạng.- Chọn phạm vi dữ liệu cần định dạng- Chọn lệnh Format - Cells -> Xuất hiện hộp thoại: + Tab Number: Định dạng số Category: Gồm các dạng thức thể hiện: số, ngày, tiền tệ . + Tab Alignment: Bố trí dữ liệu trong ô -Text Alignment: canh dữ liệu - Horizontal: Canh dữ liệu trong ô theo chiều ngang General: mặc nhiên Left: Canh trái Right: Canh phải Center: Canh giữa - Vertical: Canh theo chiều đứng Top: Sát phía trên GV: Trần Văn Chính Trang 3 Dạng số Ngày Giờ Tiền tệ Tự thiết lập Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Center: Canh giữa Bottom: Sát cạnh dưới - Wrap text: tự động điều chỉnh độ rộng ô sao cho vừa với dữ liệu trong ô - Shrink to fit: thay đổi kích thước dữ liệu sao cho vừa vặn với độ rộng ô - Merge cells: Kết hợp các ô được chọn thành một ô Ngoài ra có thể canh biên dữ liệu bằng cách sử dụng nhanh các nút trên thanh công cụ f) Thoát khỏi Excel File/Exit hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+F4 Chú Ý: ( Nếu có thực hiện bất kỳ một sửa đổi nào trong bảng đang mở mà chưa lưu vào đĩa cho đến thời điểm thoát, Excel sẽ thông báo có Save (lưu) thay đổi hay không? ) II – THAO TÁC TRÊN BẢNG TÍNH a) Thao tác trong vùng dữ liệu 1 Xoá dữ liệu trong vùng: chọn vùng cần xóa, gõ phím Delete 2 Chỉnh sửa vùng dữ liệu: Bôi đen, ấn F2, có vạch nhấp nháy, thực hiện như đánh Text bình thường. kết thúc gõ phím Enter. 3 Khôi phục dữ liệu : Để huỷ bỏ một thao tác vừa thực hiện, có 2 cách: 1+ Dùng bàn phím: thực hiện lệnh Edit Undo, hay gõ Ctrl+Z 2+ Dùng chuột: Nháy chuột vào biểu tượng Undo trên thanh Standard toolbar 4 Sao chép dữ liệu vùng: 1+ Chọn vùng nguồn (Source) bôi đen vùng dữ liệu cần sao chép 2+ Thực hiện lệnh Edit / Copy hoặc Ctrl+C 3+ Chọn vùng đích, có cùng dạng với vùng nguồn, hay di chuyển con trỏ ô đến vị trí của ô góc trên bên trái của vùng đích, thực hiện lệnh Edit/Paste hoặc Ctrl+V 5Khi sao chép dữ liệu nếu vùng nguồn chứa dữ liệu số hay chuỗi, kết quả vùng đích giống vùng nguồn. Nếu vùng nguồn chứa kiểu công thức kết quả vùng đích sẽ thay đổi, tuỳ thuộc vào công thức trong vùng nguồn tham chiếu địa chỉ tương đối hay địa chỉ tuyệt đối. 1 Chèn hàng, chèn cột, chèn ô: 1+ Chèn hàng: bôi đen số Rows cần chèn thêm. vào lệnh Insert /Rows (cần chú ý chèn rãn xuống phía dưới). 2+ Chèn cột: Bôi đen một cột tại vị trí cần chèn thêm, vào lệnh /Insert / Column (luôn luôn rãn cột sang phía tay phải) 3+ Chèn Ô: bôi đen tại vị trí ô cần chèn thêm, vào lệnh Insert / Cell (chú ý chọn chèn xuống phía dưới hay sang bên phải). 2 Cách đánh số thứ tự tự động: 1+ Gõ giá trị số bắt đầu vào ô đầu tiên: Chẳng hạn 1 2+ Bôi đen vùng cần đánh số thứ tự 3+ Thực hiện lệnh: Edit / Fill / Series, hộp hội thoại xuất hiện 4 GV: Trần Văn Chính Trang 4 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 5 Mục Series in: chọn Columns Mục Type: Linear (cấp số cộng), Growth (cấp số nhân), Date (dạng ngày tháng), Autofill (tự động), ở đây ta chọn: Linear Step value: bước nhẩy: 1, 2, 3, Stop Value: giá trị hàng cuối cùng. Ok. b) Thao tác trên Tệp: + Lưu trữ tệp trên đĩa: File / Save (tệp mới, hoặc cũ mở ra), File / Save As (cất với tên khác. + Mở một tệp đã có trên đĩa : File / Open /tìm tới tập tin cần mở + Tạo một tệp mới : File / New + Đóng một tệp: File / Close III SỬ DỤNG CÁC HÀM SỐ MẪU CỦA EXCEL Cú pháp chung: * Các hàm trong Excel đều có chung cú pháp là: = Tên Hàm(Các tham biến) Chú ý: Tên hàm không phân biệt chữ hoa hay chữ thường, đứng trước là dấu (=), các tham biến phải đặt trong ngoặc đơn ( ) giữa các các tham biến phân cách nhau bằng dấu phẩy (,). 1 Một số Hàm số thông dụng: 2 1) Hàm xử lý 0  Hàm ABS 0 - Cú pháp: ABS(Biểu thức số). 1 - Công dụng Tính trị tuyệt đối của một số Ví dụ: =ABS(-15) Kết quả là 15 1  Hàm INT - Cú pháp: INT(Biểu thức số). - Công dụng: Tính phần nguyên của một số Ví dụ: =INT(3.42157) Kết quả là 3 2 Hàm MOD - Cú pháp: MOD(Biểu thức số 1, biểu thức số 2). - Công dụng: Tìm số dư trong phép chia Ví dụ: =MOD(15,2) kết quả là 1 ( 15 chia cho 2 số dư là 1) 3  Hàm SQRT - Cú pháp: SQRT(Biểu thức số). - Công dụng: Tính căn bậc hai của một số GV: Trần Văn Chính Trang 5 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Ví dụ: =SQRT(49) Kết quả là 7 4  Hàm ROUND - Cú pháp:ROUND (Biểu thức số 1, biểu thức số 2). - Công dụng: Làm tròn biểu thức số 1 với chữ số thập phân là biểu thức số 2 Ví dụ: ROUND(12.4325,1) Kết quả là 12.4 2) Hàm thống kê: 5  Hàm SUM - Cú pháp: SUM(Biểu thức số). - Công dụng: Tính tổng giá trị. Ví dụ: =Sum(9,11,27) tính tổng 3 số, các tham biến cách nhau bởi dấu phẩy.kết quả là 47 Ví dụ: =Sum(A5 A10) tính tổng các ô liên tiếp từ A5 đến A10 6 Hàm AVERAGE - Cú pháp:AVERAGE (Biểu thức số 1,biểu thức số 2,…biểu thức số n): - Công dụng: tính giá trị trung bình. Ví dụ: =Average(5,8,11) Kết quả là 8 “cách tính (5+8+11)/3=8” 1 Hàm MAX 2- Cú pháp: MAX(Biểu thức số 1,biểu thức số 2,…biểu thức số n). 3- Công dụng: Tính giá trị lớn nhất. 4Ví dụ: MAX(7,9,10,18,55) Kết quả là 55 5Hàm MIN 6- Cú pháp: MIN(Biểu thức số 1,biểu thức số 2,…biểu thức số n). 7- Công dụng: Tính giá trị nhỏ 8nhất. 9Ví dụ: MIN(8,9,45,74,61) Kết quả là 8 10 Hàm SUMIF 11- Cú pháp: SUMIF(Cột lấy điều kiện,Điều kiện,Cột tính tổng) Ví dụ: Sum(A1 A5, “>15”,E1 E5) Có nghĩa là tính tổng trên cột E1 E5 những dòng mà giá trị trên cột A1 A5 lớn hơn 15. 3) Hàm xử lý dữ liệu chuỗi: Hàm LOWER: - Cú pháp: LOWER(Biểu thức chuỗi) - Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi sang chữ thường. - Ví dụ: LOWER(“ExCeL”) Kết quả “excel” Hàm UPPER: - Cú pháp: UPPER(Biểu thức chuỗi) - Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi s sang chữ hoa. - Ví dụ: UPPER(“ExCeL”) Kết quả “EXCEL”  Hàm PROPER: - Cú pháp: PROPER(Biểu thức chuỗi) - Công dụng: Chuyển tất cả các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi s sang chữ hoa các ký tự còn lại là chữ thường. - Ví dụ: PROPER(“MiCRosoFt ExCeL”) Kết quả “Microsoft Excel”  Hàm LEFT: - Cú pháp: LEFT(s, n) - Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên trái. - Ví dụ: LEFT(“EXCEL”,2) Kết quả “EX”  Hàm RIGHT: - Cú pháp: RIGHT(s, n) GV: Trần Văn Chính Trang 6 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 - Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên phải. - Ví dụ: RIGHT(“EXCEL”,2) Kết quả “EL” Hàm MID: - Cú pháp: MID(s, m, n) - Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ vị trí thứ m. - Ví dụ: MID(“EXCEL”,3,2) Kết quả “CE”  Hàm LEN: - Cú pháp: LEN(s) - Công dụng: Trả về giá trị là chiều dài của chuỗi s. - Ví dụ: LEN(“EXCEL”) Kết quả 5 Chú ý: Nếu các hàm LEFT, RIGHT không có tham số n thì Excel sẽ hiểu n=1. 4) Nhóm hàm xử lý dữ liệu logic: Dữ liệu logic là loại dữ liệu mà chỉ chứa một trong hai giá trị True (đúng) hoặc False (sai). Hàm IF: - Cú pháp: IF(biểu thức điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) - Công dụng: Hàm tiến hành kiểm tra biểu thức điều kiện: + Nếu biểu thức điều kiện là True (đúng) thì trả về giá trị 1. + Ngược lại, nếu biểu thức điều kiện là False (sai) thì trả về giá trị 2. - Ví dụ 1: Hãy điền giá trị cho cột kết quả. Biết rằng: Nếu điểm thi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ghi “Đậu”. Ngược lại thì ghi “Hỏng” IF(B2>=5, "Đậu", "Hỏng") - Ví dụ 2: IF(2>3,”Sai”, “Đúng”) Kết quả “Đúng” * Chú ý: Hàm IF dùng để chọn 1 trong 2 lựa chọn nhưng nếu phải chọn nhiều hơn 2 lựa chọn thì dùng hàm IF theo kiểu lồng nhau. Ví dụ 3: Hãy điền giá trị cho cột xếp loại trong bảng dưới. Biết rằng: Nếu ĐTB >=9 thì ghi “Giỏi”, nếu ĐTB >=7 thì ghi “Khá”, nếu ĐTB >=5 thì ghi “TB”, còn lại thì ghi “Yếu”. IF(B2>=9,"Giỏi",IF(B2>=7,"Khá",IF(B2>=5,"TB","Yếu"))) Ghi chú: B2 là cột điểm TB Hàm AND: - Cú pháp: AND(biểu thức điều kiện 1, biểu thức điều kiện 2, .) - Công dụng: Hàm trả về giá trị True (đúng) nếu tất cả các biểu thức điều kiện đều đúng trả về giá trị False (sai) khi có ít nhất một biểu thức điều kiện sai. - Ví dụ: Hãy điền giá trị cho cột kết quả trong bảng dưới. Biết rằng: Nếu tổng điểm>=10 điểm Anh văn>=5 thì ghi “Đậu” Các trường hợp còn lại thì ghi “Hỏng”. IF(AND(B2>=10,C2>=5),"Đậu", "Hỏng")  Hàm OR: - Cú pháp: OR(biểu thức điều kiện 1, biểu thức điều kiện 2, .) - Công dụng: Hàm trả về giá trị True (đúng) nếu có ít nhất một bt điều kiện đúng trả về giá trị False nếu tất cả các bt điều kiện đều sai. - Ví dụ: Hãy điền giá trị cho cột kết quả trong bảng ở mục b. Biết rằng: Nếu tổng điểm>=10 hoặc điểm Anh văn>=5 thì ghi “Đậu” Các trường hợp còn lại thì ghi “Hỏng”. IF(OR(B2>=10,C2>=5),"Đậu", "Hỏng")  Hàm NOT: GV: Trần Văn Chính Trang 7 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 - Cú pháp: NOT(biểu thức logic) - Công dụng: Trả về giá trị là phủ định của biểu thức logic - Ví dụ: NOT(2<3) Kết quả False 5) Nhóm hàm xử lý dữ liệu ngày - tháng - năm: Hàm TODAY: - Cú pháp: TODAY( ) - Công dụng: Trả về giá trị là ngày tháng năm hiện hành của hệ thống Hàm NOW: - Cú pháp: NOW( ) - Công dụng: Trả về giá trị là ngày tháng năm giờ - phút hiện hành của hệ thống Hàm DAY: - Cú pháp: DAY(biểu thức ngày – tháng – năm) - Công dụng: Trả về phần ngày của biểu thức ngày – tháng – năm - Ví dụ: DAY(“20/11/2008”) Kết quả 20 Hàm MONTH: - Cú pháp: MONTH(biểu thức ngày – tháng – năm) - Công dụng: Trả về phần tháng của biểu thức ngày – tháng – năm. - Ví dụ: MONTH(“20/11/2008”) Kết quả 11  Hàm YEAR: - Cú pháp: YEAR(biểu thức ngày – tháng – năm) - Công dụng: Trả về phần năm của biểu thức ngày – tháng – năm. - Ví dụ: YEAR(“20/11/2008”) Kết quả 2008  Hàm WEEKDAY: - Cú pháp: WEEKDAY(biểu thức ngày – tháng - năm , kiểu trả về) - Công dụng: Trả về giá trị là số thứ tự của biểu thức ngày -tháng năm trong một Ví dụ :WEEKDAY(TODAY()) Nếu kết quả là 1 thì là chủ nhật, nếu kết quả bằng 2 thì là thứ 2, bằng 3 thì là thứ 3… IV. THAO TÁC VỚI CSDL: 1. Sắp xếp dữ liệu: - Chọn phạm vi cần sắp xếp - Chọn lệnh Data - Sort, xuất hiện hộp thoại: + Sort by: Chọn cột (Field) làm tiêu chí chính để sắp xếp. + Chọn kiểu sắp xếp: Ascending: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Descerding: Sắp xếp theo thứ tự giảm giần. + Then by: Chọn cột làm tiêu chí sắp xếp phụ (Excel sẽ sắp xếp dựa vào tiêu chí phụ này khi tiêu chí chính trong mục Sort by bị trùng). + My List has: Tùy chọn cho dòng tiêu đề của CSDL: GV: Trần Văn Chính Trang 8 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Header row: Chọn mục này khi trong phạm vi đang chọn có dòng tiêu đề (không sắp xếp dòng đầu tiên). No Header row: Chọn mục này khi trong phạm vi đang chọn không có dòng tiêu đề (sắp xếp tất cả các dòng). 2. Lọc dữ liệu (Filter) Chức năng này giúp trích ra những bản ghi trong cơ sở dữ liệu thoả mãn những yêu cầu đặt ra. Có 2 cách lọc: Lọc tự động lọc theo bảng điều kiện tạo trước. a. Lọc tự động (AutoFilter): Là cách lọc làm cho bảng dữ liệu chỉ hiển thị các bản ghi thỏa mãn điều kiện đưa ra, còn các bản ghi không thỏa mãn điều kiện sẽ bị ẩn. Thao tác như sau: - Chọn CSDL muốn lọc (chọn cả dòng đầu tiên của CSDL) - Chọn lệnh Data – Filter - Autofilter. Lúc đó trên tiêu đề mỗi cột sẽ xuất hiện biểu tượng lọc là các Menu DropDown. - Muốn lọc theo điều kiện ở cột nào thì kích chuột vào biểu tượng lọc của cột đó để chọn một trong các mục có sẵn. Trong đó gồm: + All: Cho hiển thị tất cả các bản ghi. + Top 10: Lọc một nhóm các bản ghi có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong cột đang xét. Mục này chỉ có giá trị đối với dữ liệu kiểu số. + Custom: Cho phép người sử dụng tự chọn điều kiện theo hộp thoại Chọn phép toán so sánh cần dùng trong hộp danh sách bên trái:  equals: bằng  does not equal:không bằng (khác)  is greater than: lớn hơn  is greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng  is less than: nhỏ hơn  is less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng  begins with: bắt đầu bằng .  does not begin with: không bắt đầu bằng . GV: Trần Văn Chính Trang 9 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11  ends with: kết thúc bằng .  does not end with: không kết thúc bằng .  contains: chứa .  does not contain: không chứa .  Gõ hoặc chọn giá trị làm điều kiện trong hộp danh sách bên phải Có thể kết hợp thêm một điều kiện lọc nữa bằng cách chọn tương tự trong hai hộp danh sách phía dưới nhưng phải thông qua hai phép toán And (và) hoặc Or (hoặc) • Để huỷ lệnh lọc ta chọn lại lệnh Data - Filter - AutoFilter một lần nữa b. Lọc theo bảng điều kiện tạo trước (Advanced Filter): Dùng để lọc dữ liệu có điều kiện hoặc trích dữ liệu đến nơi khác. Với cách lọc này, ta phải nhập vào một bảng điều kiện riêng trước khi gọi lệnh lọc . * Cách tạo bảng điều kiện(Criteria) Để tạo bảng điều kiện, nhất thiết trên bảng điều kiện phải có ít nhất 2 ô, một ô chứa tên trường (Field) làm điều kiện lọc, một ô chứa điều kiện lọc. Tên trường làm điều kiện lọc thường được sao chép từ CSDL ra để tránh sai sót được chính xác Ví dụ: Để lọc ra các học sinh thuộc lớp 12x là nữ thì tạo bảng điều kiện như sau: - Điều kiện đơn chính xác: + Dữ liệu chuỗi: Ghi chính xác chuỗi làm điều kiện (như ví dụ trên) + Dữ liệu số: Ghi chính xác số làm điều kiện. * Thao tác lọc: - Tạo bảng điều kiện (cách tạo đã trình bày ở trên) - Gọi lệnh Data – Filter – Advanced Filter. Xuất hiện hộp thoại: + Action: Chọn 1 trong 2 hành động sau: Filter the list, in-place: Kết quả lọc xuất hiện ngay trên CSDL gốc. Các dòng không thỏa mãn điều kiện sẽ bị ẩn.Copy to another location: Kết quả lọc sẽ được trích sang một vùng khác. + List range: Địa chỉ của bảng dữ liệu cần lọc. Xác định bằng cách gõ trực tiếp hoặc đặt con trỏ vào mục này rồi đưa chuột ra ngoài để quét. + Criteria range: Địa chỉ bảng điều kiện đã tạo trước đó (cách xác định tương tự List range) + Copy to: Mục này chỉ xuất hiện khi ở mục Action chọn “Copy to another location”. Xác định địa chỉ của một ô bất kỳ ngoài vùng trống dự kiến sẽ chứa kết quả. GV: Trần Văn Chính Trang 10 [...]... Chart Type: Tại đây chọn dạng thức đồ thị cần dùng trong danh sách bên trái chọn một dạng con của nó trong danh sách bên phải ấn nút Next Hộp thoại Chart Wizard - Step 2 of 4 - Chart Source Data: Tại đây ta khai báo vùng dữ liệu sẽ dùng để tạo đồ thị (Data range) GV: Trần Văn Chính Trang 11 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Tab Data Range: Khai báo dữ liệu nguồn - Data Range:...Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 V –THAO TÁC VỚI ĐỒ THỊ 1 Giới thiệu đồ thị (Chart): Biểu đồ là sự biểu diễn các con số, dữ liệu bằng hình ảnh để người đọc nắm bắt thông tin một cách trực quan hơn Đồ thị có thể được sử dụng để minh hoa sự biến động của chuỗi số liệu trong bảng tính, cho phép nhìn khái quát các đối tượng tiên đoán hướng phát triển trong tương... trí đặt đồ thị: GV: Trần Văn Chính Trang 12 Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 - As new sheet: đồ thị được đặt ở một Sheet khác với Sheet chứa số liệu - As object in: đồ thị được đặt trên cùng Sheet với bảng số liệu Khai báo xong ta ấn nút Finish để kết thúc tạo lập đồ thị 3 Hiệu chỉnh đồ thị: - Hoặc Double Click vào thành phần cần hiệu chỉnh trên đồ thị để mở hộp thoại hiệu chỉnh... Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Tab Data Range: Khai báo dữ liệu nguồn - Data Range: Toạ độ khối dữ liệu dùng để vẽ đồ thị - Series in: Chọn dạng đồ thị đọc dữ liệu theo hàng (Row) hay Cột (Column) + Tab Series: Khai báo từng chuỗi số liệu trên đồ thị, trong đó: - Series: Chứa các chuỗi dữ liệu tham gia đồ thị - Values: Toạ độ khối chứa giá trị - Name: Toạ độ ô chứa tên của chuỗi . Trường THPT Thới Bình Giáo Trình -Nghề Tin Học Khối 11 Phần II. Microsoft Excel 2003 I- SỬ DỤNG EXCEL. 1 Đặc điểm cuả Excel Excel là một bộ phận của. d) Tìm kiếm và thay thế : Tương tự như phần Word e) Định dạng dữ liệu : Dữ liệu mới nhập vào sẽ ở dạng thô, dạng nguyên thuỷ. Muốn dữ liệu trình bày theo

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan