thực trạng mỹ phẩm Việt Nam

10 653 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng mỹ phẩm Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày nay, đa số tất cả các chị em phụ nữ đều dùng mỹ phẩm để làm đẹp, chăm sóc da cũng như là chữa trị các bệnh về da. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng chính những sản phẩm mà chúng ta sử dụng thường ngày lại có chứa những thành phần hoá học khác nhau gây tổn thương da và ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khoẻ lâu dài

Bạn có biết trung bình mỗi ngày phụ nữ tiếp xúc với khoảng 515 loại hóa chất? Và da chúng ta hấp thụ đến 60% lượng hóa chất từ các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân? Tất nhiên, những sản phẩm này giúp chúng ta đẹp hơn, sạch sẽ và tự tin hơn, nhưng chúng cũng chứa nhiều hóa chất độc hại cho chính chúng ta và cả môi trường xung quanh. Tác hại "không thể tưởng" của mỹ phẩm lên làn da http://kenh14.vn/gioi-tinh/tac-hai-khong-the-tuong-cua-my-pham-len-lan-da- 20111212105659760.chn Tác hại của mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp Cập nhật: 02/07/2011 - 10:11:00 AM (Tapchilamdep.com) - Ngày nay, đa số tất cả các chị em phụ nữ đều dùng mỹ phẩm để làm đẹp, chăm sóc da cũng như là chữa trị các bệnh về da. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng chính những sản phẩm mà chúng ta sử dụng thường ngày lại có chứa những thành phần hoá học khác nhau gây tổn thương da và ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khoẻ lâu dài. 1. Kem lột trắng da Ban đầu, khi sử dụng sản phẩm này bạn sẽ có được làn da trắng bóc như trứng gà, mềm mại và mịn màng sau một vài lần. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong 1 thời gian dài thì thành phần acid salicylic có chứa trong loại mỹ phẩm này sẽ bào mòn da, gây nên tình trạng dị ứng, đỏ ngứa. 2. Kem tẩy tế bào chết Tương tự như thế, kem tẩy tế bào chết mà các bạn gái hay dùng có chứa thành phần làm da trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn, đôi khi chúng ta có thể thấy những mao mạch sẽ hiện ra trên gương mặt của mình. Điều này khó tránh khỏi khi lượng axit giúp tẩy các tế bào dư thừa, da chết trên gương mặt đã vô tình làm mỏng làn da, tẩy luôn những dưỡng chất cần thiết để bảo vệ làn da. 3. Thuốc trị nám da, tàn nhang Những vết tàn nhang hay những đốm nhỏ li ti trên gương mặt thật sự làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, do đó bạn đã sử dụng đến những thực phẩm chức năng hay các loại thuốc đặc trị tàn nhang với mong muốn mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các hợp chất thuỷ ngân có trong thành phần thuốc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể bạn, đặc biệt là gan, thận, lách, gây tình trạng mệt mỏi, suy nhược và buồn ngủ, chán ăn, nhức đầu. 4. Thuốc nhuộm tóc Sản phẩm thuốc nhuộm tóc chứa một lượng chì rất nhỏ, chiếm khoảng 0,02% nhưng bao nhiêu đây thôi cũng đủ để gây tác hại cho cơ thể thông qua việc thẩm thấu qua da đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu, tiêu hoá cũng như là tim mạch. Mặc dù chúng ta đều biết thay đổi màu tóc luôn là sở thích của nhiều người và bên cạnh đó, màu tóc mới còn giúp bạn yêu đời hơn, tự tin và cảm giác như mình luôn tươi trẻ, nhưng không có gì đẹp bằng màu tóc tự nhiên đúng không nào? 5. Kem dưỡng da Trong tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da, chăm sóc da nói chung, không phân biệt theo công dụng riêng thì đều chứa một lượng kẽm nhất định trong thành phần. Chính hợp chất này khi tiếp xúc ra ngoài không khí sẽ gây tác động lên da, ảnh hưởng đến phần mô tế bào và lớp biểu bì bên dưới da. Chính vì thế mà một khi các bạn gái đã sử dụng mỹ phẩm thì không thể nào ngưng sử dụng lại được vì nếu làm như thế, gương mặt bạn có lẽ sẽ còn tệ hơn lúc chưa sử dụng. Lời khuyên đến phái đẹp khi muốn chăm sóc da cho mình, cách đơn giản là bạn hãy giữ cho da thật sạch bằng việc rửa mặt hay chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi thường xuyên, tránh tình trạng căng thẳng và ô nhiễm môi trường. Nếu muốn đắp mặt nạ, bạn hãy tìm đến những mặt nạ làm từ rau quả, trái cây thiên nhiên, điều này sẽ tốt hơn cho làn da cũng như sức khoẻ của bạn đấy! Mỹ phẩm làm đẹp – con dao hai lưỡi Theo tạp chí làm đẹp, sau một vài lần sử dụng kem lột trắng da và kem tẩy tế bào chết bạn sẽ có làn da trắng bóc như trứng gà, mềm mại và mịn màng. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong 1 thời gian dài thì thành phần acid salicylic có chứa trong loại mỹ phẩm này sẽ bào mòn da, gây nên tình trạng dị ứng, đỏ ngứa. Bên cạnh đó, các sản phẩm như: thuốc trị nám da, tàn nhang cũng chứa các hợp chất thuỷ ngân sẽ ngấm dần vào cơ thể bạn, đặc biệt là gan, thận, lách, gây tình trạng mệt mỏi, suy nhược và buồn ngủ, chán ăn, nhức đầu. Bà Nguyễn Hạnh Uyên, Trưởng Văn phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM, cảnh báo: Thị trường đang xuất hiện nhiều mỹ phẩm tự bào chế, không nhãn hiệu. Loại mỹ phẩm này được bán nhiều nhất trong thẩm mỹ viện, bán dạo và bán tại chợ…Cũng theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Trưởng khoa Ðiều trị 1 - Bệnh viện Da liễu thì khi phân tích các loại kem tự chế này cho thấy thành phần gồm: Cortibion hoặc Synalar, thuốc uống Aspirin pH8, ống thuốc Biotine . Tác dụng chính của kem bôi này là chống ngứa, chống viêm, chống sần sùi .Vì vậy, chỉ sử dụng một thời gian ngắn, da sẽ sáng đẹp và láng mịn ngay. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng tạm thời. Sau khi ngừng bôi hoặc cứ tiếp tục bôi trong thời gian dài, tự nhiên da sẽ phản ứng. Hậu quả là da sẽ nổi lên nhiều mụn đỏ, tăng bài tiết chất nhờn, ngứa ngáy nhiều ở vùng da đã bôi thuốc, nguy hiểm hơn là bị teo da. Hậu quả của việc bôi kem trộn là những gương mặt cơm cháy. (Nguồn Internet) Ngoài những sản phẩm làm đẹp da thì các sản phẩm làm đẹp tóc cũng là con dao hai lưỡi đối với chị em khi làm đẹp. Theo các chuyên gia thì thuốc nhuộm tóc chứa một lượng chì rất nhỏ, chiếm khoảng 0,02% nhưng cũng đủ để gây hại cho cơ thể bằng việc thẩm thấu qua da đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu, tiêu hoá cũng như là tim mạch. Thuốc duỗi thông dụng thường chứa thành phần formaldehyte. Khoa học đã chứng minh rằng tiếp xúc với formaldehyte về lâu dài có thể gây ung thư. Giải pháp an toàn cho việc làm đẹp. Theo các chuyên gia làm đẹp thì chị em không nên quá lạm dụng cũng như sử dụng mỹ phẩm một cách tùy ý. Trước khi sử dụng các chị em nên đi kiểm tra da để chọn loại mỹ phẩm cho phù hợp. Đặc biệt, khi sử dụng các loại sản phẩm này chị em nên sử dụng những loại mỹ phẩm làm từ thiên nhiên và rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, chị em nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi và tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê . Hoa quả và sữa chua tốt cho việc làm đẹp. (Nguồn Internet) Theo tạp chí làm đẹp thì dầu xả giúp chống xoăn rối tóc do tác dụng của tĩnh điện khi ép tóc với máy kẹp nhiệt. Dù là tác dụng của giải pháp này chỉ duy trì đến lần gội đầu tiếp theo, nhưng kẹp thẳng tóc có thể gỡ thẳng cả những lọn tóc tự nhiên xoăn rối nhất. Dùng máy sấy để thổi tóc thay thế cho việc dùng máy kẹp tóc và bạn có thể nhờ nhà tạo mẫu tóc hướng dẫn kỹ thuật tạo kiểu tóc kết hợp với sản phẩm chăm sóc tóc để mái tóc suôn mềm hơn. Ngoài ra, để có một màu tóc đẹp thì chị em phụ nữ nên chọn sử dụng các loại thuốc nhuộm nguồn gốc thực vật như: thuốc nhuộm từ cây lá móng và các loại thực vật khác, có thể thay đổi màu tóc mà không cần hóa chất mạnh. Một cách khác để giảm tác hại của thuốc nhuộm là yêu cầu tiệm làm tóc sử dụng giấy bạc để gói chân tép tóc hạn chế thuốc nhuộm không ngấm vào da đầu./. Là phái đẹp, ai cũng muốn mình mãi xinh tươi quyến rũ. Vì thế mà các phương pháp làm đẹp luôn thu hút được sự quan tâm của chị em phụ nữ, trong đó mỹ phẩm và các phụ liệu làm đẹp được xem là phương pháp thông dụng nhất. Với mỹ phẩm chế xuất từ thiên nhiên hay các loại mỹ phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, hiệu quả làm đẹp mang lại cho làn da, mái tóc… của chị em là đều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, song song đó lại xuất hiện rất nhiều loại mỹ phẩm hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, thậm chí mỹ phẩm do chị em tự chế. Đây chính là khởi nguồn của những tác hại mà chị em chuốc phải trên hành trình làm đẹp của mình. Chứa các chất độc hại không ngờ Ẩn sau các thỏi son xinh hay những màu sắc cực đẹp của phấn má hồng, màu mắt, mascara…có thể là những chất cực độc nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông không ngừng đưa tin về nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hay mỹ phẩm giả mạo, mỹ phẩm xách tay có chứa các chất độc đến cực độc, có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng cùng những cảnh báo cần cân nhắc. Đầu tiên có thể kể đến lượng chì được phát hiện trong các loại son, chủ yếu được sản xuất từ Trung Quốc với nhãn mác không rõ ràng. Theo các chuyên gia, khi thoa các loại son này, trong quá trình sử dụng, chị em sẽ vô tình nuốt phải và vì vậy mà lượng chì cũng từ từ ngấm vào cơ thể. Ngoài chì, còn có hàng trăm hóa chất khác ẩn chứa trong rất nhiều loại mỹ phẩm, từ kem, son môi, cho đến dầu gội, dầu dưỡng, sữa tắm… mà có khi bạn chẳng thể nào ngờ. Có thể liệt kê một số chất hóa học độc hại được sử dụng trong mỹ phẩm để bạn cẩn trọng hơn khi mua và sử dụng: Paraben: Một trong những thành phần độc hại nhất cần tránh là Paraben, thường có trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Paraben được tìm thấy trong các khối u ác tính ở ngực và trong mẫu nước tiểu. Hợp chất này thường được sử dụng để bảo quản, khử mùi và tẩy trùng. Điều khiến chúng trở nên độc hại chính là do chúng được hấp thu vào trong cơ thể con người và xâm nhập vào các mao mạch. Paraben cũng nguy hiểm bởi chúng rất giống Estrogen và khó phát hiện khi nằm lẫn trong các tế bào. Do cơ thể coi Paraben giống như Estrogen nên dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái nếu sử dụng thường xuyên các loại mỹ phẩm có chứa chất này. Sodium hydroxide: Đây là hợp chất thường có trong các sản phẩm làm trắng da. Hợp chất này nguy hiểm bởi dù chúng làm trắng da nhưng đồng thời có thể gây viêm loét da. Khi bôi lên da với nồng độ khoảng 4% thì chúng có thể gây ra sự phá huỷ da một cách khủng khiếp. Ngay cả khi nồng độ dưới 1% thì chúng cũng đã tàn phá làn da, khiến da bị rộp, phỏng. Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng chủ yếu trong kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, . với chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS ảnh hưởng đến thị giác trẻ em, gây bệnh đục thủy tinh thể, rụng tóc, ung thư thận, não ., khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Tuy chưa chính thức bị cấm sử dụng nhưng SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm. Nó có thể kết hợp với những chất khác để trở thành Nitrosamines, một chất gây ung thư. Polyethylene glycol (PEG): Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da, gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Propylen glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi . PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận. Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu. Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA): Có trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Các chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Formaldehyde. Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu, Formaldehyde còn được biết đến với các dạng: Formalin, Formic Aldehyde, Oxomethane, Oxymethylene gây ra các tác dụng nguy hiểm như làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng. Nếu hít phải thành phần chất độc hại này có thể khiến bạn bị hen suyễn hay nguy cơ mắc nhiễm các chứng bệnh ung thư. Hydroquinone. Được tìm thấy nhiều trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem che khuyết điểm, dung dịch rửa mặt, kem làm trắng da, với các tác hại nguy hiểm như gây bệnh ưng thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển của các độc tố có hại trong cơ thể. Dầu khoáng chất có trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng, còn được biết đến với các dạng Liquidum Paraffinum, Paraffin Oil, Paraffin Wax. Do có nguồn gốc từ dầu mỏ, nên chất này có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông. Phthalates thường được phát hiện trong nước hoa, các loại sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, xà bông, dầu gội đầu…, có các dạng khác như DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP. Loại hóa chất này dẫn đến các nguy cơ như làm thay đổi hệ thống nội tiết, các hóc môn trong cơ thể người. Những loại nước hoa có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm, khó chịu hay dẫn đến tăng động thái quá. Ở Anh, những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm. Propylene Glycol có trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da, còn được nhắc đến với các tên Humectant (chất dưỡng ẩm), MSDS. Đây là các chất chống đông lạnh gây ra hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, làm tổn thương nặng cho gan và thận. Nguy hại từ mỹ phẩm và các phụ liệu được ưa chuộng Ước mơ có một làn da trắng mịn khiến cho nhiều chị em “tiền mất tật mang” Mỹ phẩm tẩy trắng da. Thông thường làn da của phụ nữ khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam không thể trắng sáng như làn da của chị em phụ nữ Châu Á tại các nước khí hậu ôn đới như Hàn Quốc, Nhật Bản…. Tuy nhiên, sở thích có được làn da trắng ngần như thiếu nữ Hàn Quốc lại đang là mốt được chị em phụ nữ yêu thích và không ngại tìm mọi cách đạt được với suy nghĩ “càng trắng càng sang”. Để thỏa mãn nhu cầu này, rất nhiều dịch vụ tắm trắng hay các loại kem tẩy trắng da đã ra đời với những hứa hẹn hấp dẫn sẽ mang lại cho chị em làn da trắng hồng, mịn màng sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, nếu là người tiêu dùng thông thái, bạn nên cẩn trọng trước lời mời gọi hấp dẫn này. Theo các chuyên gia, các loại kem tắm trắng thường chứa Hydroquinone - một chất có thể gây ung thư, hạn chế sự sản sinh hắc sắc tố và chỉ được dùng với liều lượng nhỏ: 2% là hàm lượng tối đa được phép sử dụng, nhưng hầu hết các loại kem theo toa chứa 4 đến 6%, và một số các chất khác như Acid Salicylique, Acid Benzoique, Iode… Các chất này đều có khả năng làm lột da, mức độ lột nhẹ hay nặng tùy theo nồng độ được pha. Vì vậy, đã có không ít trường hợp chị em gặp “nạn” vì ước mơ tắm trắng. Chị H. ở quận 6, sau khi đến thẩm mỹ viện L. trên đường Hồng Bàng, TP HCM để tắm thì da cánh tay phồng rộp lên, cổ tay co rút mà nguyên nhân là bỏng nặng, phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bệnh viên Da liễu TP HCM cũng đã từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp tai biến do “tắm trắng”. Nhẹ thì da ửng đỏ, ngứa, rát. Nặng thì rộp nước, loét, chưa kể hạ huyết áp, nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt do hóa chất thấm qua da gây ngộ độc. Thuốc làm dài mi. Có một thời gian, mốt làm dài mi làm mưa làm gió tại nước ta. Các cô gái trẻ đua nhau đi nối mi hay dùng thuốc làm dài mi với mong muốn sẽ có được hàng mi cong dài quyến rũ. Tuy nhiên, các chuyên gia thẩm mỹ cũng cảnh báo, thuốc làm dài mi thực chất không chỉ làm dài mi của bạn mà còn có nguy cơ làm lông mọc ra ở những nơi thuốc bám vào ngoài mi mắt của bạn, chưa kể tác dụng phụ khiến quầng mắt bị tím và đỏ, gây quầng thâm ở mi mắt. Khi đó, ước mơ mi dài của bạn có thể tan biến và bạn phải ra đường với đôi mắt của một chú gấu trúc Trung Hoa. Sử dụng mi giả để làm dày mi. Mi giả ngày càng được tin dùng vì chúng có tác dụng làm cho hàng lông mi của bạn trông dày hơn, rậm hơn và dài hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa cho biết hàng lông mi không chỉ có chức năng làm đẹp: chúng bảo vệ mắt tránh khỏi bụi, ánh nắng. Và chính mi giả sẽ khiến lông mi bạn rụng nhiều hơn. Nếu tiếp tục làm đẹp cho lông mi kiểu này trong thời gian dài, bạn có thể làm ảnh hưởng gốc mi dẫn đến tình trạng mi thật không thể mọc lại. Nhiều phụ nữ cũng từng bị dị ứng với các phương pháp làm đẹp mi, chẳng hạn như mi bị đứt khúc, da khô ngứa v.v… Nối tóc. Việc sử dụng các hoá chất để nối tóc có thể làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc và da đầu bị ngứa. Tuy nhiên, các bạn gái trẻ ngày nay vẫn yêu thích việc làm đẹp này để nhanh chóng có được mái tóc suông dài thay vì phải cất công dưỡng đến mấy tháng trời, thậm chí cả năm. Do đó cần cân nhắc giữa lợi và hại để chọn cho mình cách làm tóc tốt nhất, bạn nhé. Móng nhân tạo. Phụ liệu làm đẹp này giúp bạn có thể linh hoạt thay đổi kiểu móng từng ngày, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe của bạn. Những lỗ hở giữa móng tự nhiên và móng giả sẽ trở thành môi trường ẩm ướt, ấm áp tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Mặt khác, móng giả khiến móng thật bị bít dẫn đến nấm móng, mẫn đỏ, mưng mủ và đau nhức. Tệ hơn nữa là khi chân móng bị tổn hại, toàn thể móng thật cũng bị hư. Đã có trường hợp một phụ nữ phải nhập viên sau khi bị nhiễm trùng xương tay do sử dụng móng giả. Móng tay giả tuy giúp bạn có bàn tay xinh và ấn tượng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khoẻ Hãy làm đẹp một cách thông thái Nên chọn mua mỹ phẩm có bao bì nguyên vẹn và đầy đủ những thông tin bắt buộc Làm một người phụ nữ biết làm đẹp một cách cẩn trọng và thông thái không phải là điều khó. Để tránh tình trạng sử dụng các mỹ phẩm có chứa thành phần độc hại, bạn nên xem kỹ các thành phần nguyên liệu đã ghi rất chi tiết trên bao bì. Với các mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm, nên tuân thủ các yêu cầu về hạn sử dụng. Thường các sản phẩm này phải được bảo quản cẩn thận sau khi mở hộp, và trong quá trình sử dụng nếu có thấy sự thay đổi bất thường trên sản phẩm hoặc trên phần da tiếp xúc mỹ phẩm phải loại bỏ ngay. Số tiền mua mỹ phẩm sẽ chẳng đáng là bao so với số tiền và thời gian bạn phải bỏ ra để điều trị tại bệnh viện da liễu. Nhãn mác và xuất xứ của sản phẩm là cực kì quan trọng. Bạn nên chọn mua những mỹ phẩm và phụ liệu được sản xuất từ các thương hiệu uy tín trên thị trường, không mua hàng xách tay hay tại các chỗ bán hàng đổ ngoài chợ, ngoài lề đường. Chẳng có loại mỹ phẩm nào tốt và có thương hiệu mà giá chỉ mấy chục ngàn. Bạn cũng có thể tham khảo các cách làm đẹp từ thiên nhiên như trứng gà, mật ong v.v… để đảm bảo không bị dị ứng và tránh được các chất hoá học độc hại. Với các phụ liệu làm đẹp như móng tay giả, mi giả… nên hạn chế tối đa thời gian sử dụng. Chỉ sử dụng chúng khi cần có ngoại hình rực rỡ cho tiệc tùng, vui chơi, tránh dùng thường xuyên hàng ngày để hạn chế tối đa các tác hại có thể có như vừa nêu trên. Và trước khi quyết định mua một sản phẩm mỹ phẩm hay sử dụng phụ liệu làm đẹp bất kỳ, bạn nên tham khảo kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm này từ các diễn đàn, các tờ báo chuyên về làm đẹp. Những lời khuyên khách quan tổng hợp từ nhiều nguồn sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn ra được loại mỹ phẩm, hay cách làm đẹp phù hợp và an toàn nhất. Fragrance: Chất tạo hương. Mặc dù chỉ được viết ngắn gọn trong một từ, nhưng “fragrance” lại chứa hàng chục, hoặc thậm chí hàng trăm hóa chất đằng sau. Bạn có thể nghĩ rằng hương thơm là một phần thú vị tất yếu của sản phẩm, nhưng fragrance chứa xạ hương tổng hợp, ethylene oxide và đặc biệt là phthalates – chất phá vỡ nội tiết gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản. Tuy vậy, bạn có thể an tâm về các chất tạo hương được tạo từ tinh dầu tự nhiên như dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân Parabens: Chất gây rối loạn hormone, được sử dụng làm chất bảo quản. Nó có thể can thiệp vào hormone tự nhiên của cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Mineral Oil, Paraffin và Petrolatum: Các loại dầu này làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và tạo ra một sự tích tụ độc hại. Chúng có thể làm chậm quá trình phát triển tế bào, tạo ra dấu hiệu lão hóa sớm. Chúng cũng được khuyến cáo là gây rối loạn hormone. Sodium Laurel Sulfate (SLS): SLS được tìm thấy trong hơn 90% các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó phá vỡ độ ẩm của da, gây khô da, lão hóa sớm và kích ứng da. SLS dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da và có thể kết hợp với hóa chất khác để trở thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Antibacterials: Một loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, dễ gây nhiễm trùng. Coal Tar: Chất than gây ung thư này được dùng để làm mềm da và làm dịu da bị ngứa. Đôi khi, nó được sử dụng như chất nhuộm màu. 1,4-dioxane: Hóa chất này bị nghi là có khả năng gây ung thư ở động vật, và hoàn toàn có thể xảy ra điều tương tự ở người. Diethanolamine: Chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể qua da. Nó là một loại chất gây ung thư và làm mất choline - chất dinh dưỡng thiết yếu trong sự phát triển não bộ thai nhi. Diethanolamine đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Formaldehyde: Chất này đã bị cấm ở Liên minh châu Âu bởi nó gắn liền với nhiều vấn đề sức khỏe, gây kích thích, ảnh hưởng đến hô hấp, hệ thống miễn dịch và di truyền. Lead (Chì): Chì acetate là một chất độc thần kinh, thường gặp trong son môi và thuốc nhuộm tóc của nam giới. Mercury (Thủy ngân): Thủy ngân đứng đầu danh sách gây nguy hại cho cơ thể bởi nó rất dễ dàng xuyên qua da. Talc: Là chất tạo hiệu ứng bắt sáng, gây nguy hiểm trực tiếp đến buồng trứng. Nó cũng có thể dẫn đến các khối u phổi nếu hít phải. Toluelene: Được sử dụng để thêm độ bóng trong sơn móng tay, là một hóa chất độc hại làm giảm khả năng sinh sản và gây hại cho gan và thận. Không biết rằng, bạn đã phải vứt đi bao nhiêu món mỹ phẩm rồi? Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý những thành phần nói trên vẫn có thể được sử dụng trong giới hạn liều lượng cho phép. Chào các mẹ, em cũng không có nhiều kinh nghiệm sử dụng mỹ phẩm lắm, nhưng mới đọc được bài này của em Trang Miu thấy rất hữu ích, các mẹ hãy đọc để biết và trở thành người tiêu dùng thông thái cho làn da của chúng ta được nhờ nhé Những chất độc hại thường gặp trong mỹ phẩm - skincare. 1. Mineral oil/Petrolatum Nghe tên em này cực natural (dầu khoáng cơ mà), nhưng về bản chất thì mineral oil là chất được chiết xuất từ dầu thô (dùng để chạy máy hay xăng xe, hix). Đây là chất thường xuyên bị bắt gặp trong phần ingredients của rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm có giá bình dân. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, thay vì sử dụng những chất dưỡng ẩm an toàn (đắt hơn, hiển nhiên rồi), các lọ moisturizer giá rẻ thường dùng thành phần"dầu khoáng" - hay mình nên gọi là "dầu mỏ" cho đúng nhỉ ? :D (Petrolatum cũng là 1 dạng của mineral oil). Ảnh hưởng: Mineral oil có thể gây kích ứng cho da, mà điển hình nhất là hiện tượng bít lỗ chân lông và gây mụn (lớp màng do mineral oil tạo nên trên da khiến da không thể "hô hấp" - trao đổi và bài tiết được). Nguy hiểm hơn, theo 1 số thông tin mình search được, mineral oil được chiết xuất từ dầu thô - chất được khuyến cáo là gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (yay :|). 2. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) SLS là chất tạo bọt rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ của em í. Có thể dễ dàng bắt gặp SLS trong rất nhiều loại cleanser, soap, dầu gội và kem đánh răng . Ảnh hưởng: Bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra còn gây đục thuỷ tinh thể và những vấn đề khác về mắt nếu sử dụng với trẻ em dưới 6 tuổi. Baby Johnson's baby shampoo (mình dùng em này để giặt cọ). Thật ra là SLS là chất khó tránh phết, hầu như sản phẩm nào trong phòng tắm mọi nhà đều ít nhiều có chứa em í. Nhưng mình phân vân 1 chuyện, cứ cho là sức đề kháng của người lớn tốt hơn đi, nhưng đến dầu gội cho trẻ em mà cũng có chất này, lại còn quảng cáo là "as gentle to eyes as pure water" nữa chứ. Là sao? 3. Talc/talcum powder Chất này thì quá quen thuộc rồi, talc là thành phần chính trong rất nhiều loại phấn rôm trẻ em (apply vào mông các bé để tránh hăm tã :">). Thậm chí nhiều chị em còn nghĩ "phấn rôm dùng được cho bé thì chắc chắn là an toàn" nên dùng baby powder thay thế luôn cho phấn phủ khi makeup. Talc còn là chất có mặt trong rất rất nhiều sản phẩm makeup dạng bột (powder, phấn má, phấn mắt .). Phải nhấn mạnh từ "rất" vì nói thật, khá khó để kiếm được 1 sản phẩm cosmetic dạng bột mà không chứa talc (ngoại trừ 1 số loại mỹ phẩm khoáng - Mineral makeup). Ảnh hưởng: Đã có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, talc là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da. FDA (Food and Drug Administration) US đã đưa ra quy định về việc sử dụng talc trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, đó là talc vẫn có thể được dùng trong mỹ phẩm nếu được xử lý để loại bỏ asbetos (tác nhân gây ung thư) và cho vào sản phẩm với hàm lượng cho phép. Nếu các hãng mỹ phẩm thực hiện đúng theo quy định của FDA thì sản phẩm của họ vẫn an toàn, và dù nhìn thấy talc đứng ngay đầu trong list ingredients thì bạn vẫn có thể "yên tâm "mà bôi trát các em "talc products" lên mặt hàng ngày. Vấn đề là, ai đảm bảo cho điều này (FDA cũng chỉ quản lý được một phần thôi, ai dám quả quyết là talc trong mỹ phẩm là talc đã được xử lý và với hàm lượng cho phép). Thế nên tốt nhất, chúng ta nên chọn những sản phẩm "talc - free" ngay từ đầu để tránh điều đáng tiếc xảy ra (Chia sẻ thêm1 tí là việc này hơi khó, hix, hôm rồi mình ngồi search rất nhiều các brand mỹ phẩm thiên nhiên để tìm 1 em blush với ảo tưởng "đã là MP thiên nhiên thì chắc là ko chứa talc". Kết quả là: Korres và Tarte là 2 hãng MP natural khá nổi tiếng, nhưng trong sản phẩm phấn má đều có thành phần talc nằm ngay hàng đầu trong list ingredients, haizz). Sản phẩm điển hình: Quả này thì hơi bị nhiều, kể không xiết =)))))) Nào MAC, nào ELF, rồi thì là Coastal Scents . 4. Parabens(methyparaben/propylparaben/butylparaben/ethylparaben/isobutylparaben/propyl parahydroxybenzoate) Chất này nổi tiếng phết. Luôn xuất hiện trên những dòng quảng cáo "Parabens-free" trên vỏ sản phẩm như 1 minh chứng cho sự an toàn => không cần nói thì ai cũng hiểu là Parabens độc hại rồi =))). Parabens là chất bảo quản, ngăn ngừa không cho sản phẩm biến chất và theo thống kê, (đáng buồn) là em í được sử dụng trong hơn 90% sản phẩm mỹ phẩm. Ảnh hưởng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa parabens với bệnh ung thư vú và suy giảm khả năng sinh đẻ. Ngoài ra, methylparaben là chất có thể gây nên hiện tượng lão hoá sớm ở da, mà thú vị là nhiều sản phẩm skincare chống lão hoá lại hay có chất này =)))) Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là profylparaben và isopropylparaben, ít độc hại hơn cả là methyl- và ethylparaben. Sản phẩm điển hình: Vì parabens là chất quá popular trong mỹ phẩm - skincare rồi nên mình không ngồi list những sản phẩm có chứa parabens ở đây nữa. Thay vào đấy là câu chuyện về dòng chữ "parabens-free" của Murad. Murad chưa được phổ biến ở Việt Nam lắm, nhưng mà trên thế giới thì brand này khá nổi tiếng với các sản phẩm dành cho da có vấn đề (người sáng lập ra hãng là 1 ông bác sỹ về da bla bla =))). Mình biết tới Murad vì đang tăm tia em Oil-control Mattifier của bọn này (em í đang được khen ầm ĩ trên youtube vì là base kiềm dầu nhưng lại an toàn cho da, mình check phần ingredients rồi, cũng ko độc lắm =)))). Sau 1 hồi ngâm cứu 1 đống các sản phẩm skincare của Murad, thì mình tìm ra được cái này rất hay ho :X Đây là phần quảng cáo của em cleanser Murad trên sephora (em này cũng nổi tiếng phết, rất nhiều review khen em í kiềm dầu và giảm mụn) Theo quảng cáo thì nó without : paraben, sulfate, . Nhưng ở trong thành phần thì lại có chữ methyparaben to tướng Vì không có thời gian để tìm hiểu kĩ hơn, nhưng mình chắc chắn là không chỉ Murad làm cái trò này. Mà Murad ở đây còn là hãng khá lớn với giá thành không hề rẻ chút nào, chưa kể những hãng MP rẻ rẻ, drugstore thì như nào nhỉ? Hiện nay một số hãng mỹ phẩm đã sử dụng một chất bảo quản thay thế cho paraben khá an toàn cho da đó là phenoxyethanol. 5. Propylene glycol W'sup: Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, và thường gặp ở các loại liquid foundation, xịt khoáng, kem dưỡng ẩm, phấn má dạng kem, phấn mắt dạng kem . Các bạn chắc có lẽ sẽ rất vui mừng khi được biết rằng, propylene glycol cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh nhà bạn >:D< =)))) Ảnh hưởng: Có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu dùng Propylene glycol trong thời gian dài sẽ gây kích ứng, làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn. Sản phẩm điển hình: - Philosophy when hope is not enough, ngạc nhiên chưa? Đây cũng là 1 minh chứng cho vụ: "quảng cáo ko đi đôi với sự thật" =))) 6. Diethanolamine (DEA) - Triethonalamine (TEA) - Ethanolamine (MEA) W'sup: DEA và MEA là là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm nhà bạn (dầu gội, thuốc nhuộm, sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu hấp tóc .). Không có gì nhiều để nói về các chất này, ngoài việc em DEA đã từng được tìm thấy trong thành phần của một vài loại . thuốc trừ sâu =))))))))) Còn TEA thì quen thuộc hơn vì được dùng trong rất rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer, thậm chí là cả nước hoa, kem cạo râu .). Ảnh hưởng: Nếu sản phẩm của bạn có chứa cả DEA/MEA/TEA và cả nitrite (dùng như chất bảo quản) thì các em sẽ "kết đôi" với nhau và "đẻ" ra nitrosamine - một hợp chất đã được chứng minh là tác nhân gây ung thư (haizz). Ngoài ra, riêng bản thân DEA khi thẩm thấu qua da trong thời gian dài có thể gây kích ứng cho da và mắt. Sản phẩm điển hình: - Sản phẩm chứa DEA/MEA và đặc biệt là TEA thì cực cực nhiều (Neutrogena, Lorac, primer Smashbox, Urban Decay primer potion, rửa mặt của bọn ACNEFREE, SRM Philosophy Purity .). Quan trọng là các bạn cố gắng "soi" kĩ phần còn lại trong list ingredients xem có thành phần nào có gốc nitơ không để tránh (sorry, đáng lẽ mình phải viết kĩ hơn về cái phần nitơ này, nhưng vốn ngu hoá nên mình sẽ search kỹ rồi edit sau vậy nhé =)))) 7. Fragnance W'sup: Trước đây, em này đích thị là em thành phần duy nhất mình có thể hiểu được lúc đọc phần ingredients sau vỏ hộp =))))))))) Hương liệu thường được add vào các sản phẩm makeup, dầu gội, sữa tắm . thậm chí là cả skincare để tạo cảm giác "thoải mái" cho người dùng. Ngoài ra, nếu hộp kem của bạn được quảng cáo là "chiết xuất từ cam", thì trong list ingredients thường sẽ có thành phần hương liệu mùi cam. Điều này là nhằm giúp "nhận dạng" lọ kem của bạn một cách tốt hơn, đồng thời tạo ảo giác "na-tu-rồ" cho người dùng =))))). Hương liệu dùng trong cosmetic có 2 loại: 1 loại fragnance chiết xuất từ thiên nhiên (được list rõ là "natural fragnance" trong phần ingredients) hoặc từ tinh dầu (essential oil), loại thứ 2 là fragnance tổng hợp từ các chất hoá học (thường chỉ được ghi chung chung là "fragnance" trong phần ingredients). Ảnh hưởng: Rất nhiều người nhầm tưởng fragnance là vô hại và là một thành phần "quá hiển nhiên" trong list ingredients (dạ vâng, trong số này có mình =))))). Sự thật là thậm chí, độ "độc" của fragnance (nói riêng về hương liệu tổng hợp nhé) còn được nhiều web chuyên về skincare đánh giá là cao hơn cả 6 thành phần ở trên (ewg xếp "methylparaben" ở cấp độ độc số 5, riêng với "fragance", em được "ưu ái" tặng điểm 8 =))). Fragnance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu apply sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (rất dễ là khi về già, chúng ta sẽ trở thành "các bà cô già nua+ ngớ ngẩn", haizzz). Sản phẩm điển hình: - Không thể không nhắc đến Burt'sBee trong list này =)))) Vốn là hãng MP natural với các sản phẩm chứa 80%,90%, thậm chí 99,9% thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, nhưng thú vị là các bác Burt rất thích add "fragnance" vào trong phần ingredients =))). Điển hình như em Vanishing cream này, nồng nặc mùi chuối thơm ngát béo ngậy :"> List ingredient độc hại còn dài nhưng vì mệt quá nên mình stop ở đây để dành thông tin cho part 2, part 3 vậy. Sẽ có 1 entry về "sự thật đằng sau skincare/makeup chiết xuất từ thiên nhiên", 1 entry nữa về các thành phần được cho là harmless trong mỹ phẩm. Còn bây giờ, để kết thúc một entry vừa dài vừa khô, mình xin được chém gió thêm một vài điều ngớ ngẩn như sau: - Đầu tiên là về động lực thôi thúc mình làm entry này. À không, nói đúng hơn là động lực giúp mình ngồi search về ingredients trong skincare-mỹ phẩm. Cetaphil cleanser là cục kưng kưng kưng của mình suốt 3 năm qua. Đợt mình trị mụn, đi khám da liễu được bác sỹ kê đơn cho em này, từ đấy về sau là dính với em như sam, trong phòng tắm lúc nào cũng có Cetaphil. Em í được quảng cáo là rất dịu nhẹ cho da nên dùng được cho trẻ sơ sinh và vùng mắt (huhu, thực tế thì em í dùng dịu nhẹ thật mà, mình toàn dùng để rửa luôn vùng eye mà không hề bị cay mắt). Chắc chắn là không chỉ riêng mình, mà còn với rất nhiều chị em khác, cetaphil "dường như" là sản phẩm an toàn nhất cho da. Sự tình là hôm í mình bị rảnh trong lúc đi wc (:">) nên mình lôi em í ra đọc phần ingredients. Sau đấy, vì lại rảnh + tò mò nên khi xong xuôi (:">), mình ngồi google đống thành phần trên vỏ em í ra cho hiểu. Và kết quả là, shock shock shock shock . Water, Cetyl Alcohol, Propylene Glycol, Sodium Lauryl Sulfate, Stearyl Alcohol, Methylparaben, Propylparaben, Butylparaben. Không có từ nào để diễn tả cảm xúc của mình khi biết 5/8 chất trong phần ingredients của em yêu lại đều là những chất "có nguy cơ độc hại". Thậm chí, 2 chất còn lại đều là gốc Alcohol, vậy là chỉ có mỗi water là an toàn sao? Cảm giác như niềm tin bị đổ sụp í :( - Dạo này mình đang học + tập đọc ingredients. Trước đây cũng định học cái này mấy lần nhưng nhìn list toàn tên những chất lạ hoắc đã thấy nản rồi í. Hiện tại, lúc cầm vỏ sản phẩm skincare- makeup lên để đọc phần ingredients, mình vẫn bị hoa mắt như ngày nào =))) Nhưng được cái đỡ hơn là bắt đầu nhận dạng ra một số thành phần bị cấm rồi. Có đọc (dù hiểu ít) còn hơn không, cứ cho là SLS với talc được sử dụng ở khắp nơi đi, thì dù sao việc biết mình đang dùng 1 sp có "nguy cơ tiềm tàng" còn hơn là ngây thơ nghĩ em í 100% an toàn cho da. Từ ngày đọc ingredients với nghiên cứu thành phần độc hại trong mỹ phẩm, tự dưng chẳng có hứng thú mà mua sản phẩm skincare-makeup mới nữa =))))))) Có khi quay lại chỉ dùng nước cam, trứng gà, nước chanh, dấm táo, dầu oliu để dưỡng da thôi vậy :"> . nữ, trong đó mỹ phẩm và các phụ liệu làm đẹp được xem là phương pháp thông dụng nhất. Với mỹ phẩm chế xuất từ thiên nhiên hay các loại mỹ phẩm uy tín,. tiện truyền thông không ngừng đưa tin về nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hay mỹ phẩm giả mạo, mỹ phẩm xách tay có chứa các chất độc đến cực độc, có

Ngày đăng: 30/05/2013, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan