khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk

122 954 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Người dân không chỉ quan tâm đến việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống mà họ còn quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình. Chính vì thế, mặt hàng sữa tươi hiện nay đang chiếm ưu thế trong các loại hàng hoá thực phẩm. Sữa không những được sử dụng cho trẻ em, người già, người bệnh mà còn đang được mọi tầng lớp nhân dân sử dụng và yêu thích. Thị trường sữa Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, các chủng loại mặt hàng rất phong phú, đa dạng từ sữa đóng hộp, sữa tươi tiệt trùng cho đến sữa chua, sữa bột dành cho trẻ em…với sự tham gia của rất nhiều công ty trong và ngoài nước. Do đó, năng lực cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của sản phẩm sữa của một doanh nghiệp. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng phát triển mạnh và còn phải kể đến các thị trường tiềm năng, bản thân các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, trong bối cảnh đó, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc giành thị phần trên thị trường tiêu thụ sữa đang là cuộc chạy đua về các chiến lược phát triển của các công ty sản xuất sữa, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Những thách thức mới sẽ được đặt ra với ngành sản xuất thực phẩm. VINAMILK được xem là một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất sữa hiện nay, với các chiến lược, các chính sách phát triển hợp lý, mang lại nguồn thu hàng năm cao. Không chỉ vậy, với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo với sự quản lý hiệu quả, hàng năm công ty đã sản xuất và nghiên cứu rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau đặc biệt là các chủng loại sản phẩm sữa, phục vụ cho sức khoẻ của người dân và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Với những vấn đề nêu trên, được sự cho phép của Phòng kinh doanh, Phòng kho vận Nhà máy sữa Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của thầy Trần Minh Huy, giảng viên khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần sữa Việt Nam VINAMILK”. Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối với ngành sản xuất sữa mà còn các ngành sản xuất khác, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế. 1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 1.2.1. Mục đích Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong việc sản xuất, phân phối, tiêu thụ một số mặt hàng chủ đạo so với các đối thủ cạnh tranh, tác giả muốn đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời qua đó có thể nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng sữa nói riêng và mặt hàng tiêu dùng thực phẩm nói chung. 1.2.2. Nội dung Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian từ 20052006. Xác định được năng lực cạnh tranh và những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu so sánh, đánh giá. Đưa ra một số biện pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục và giải quyết những mặt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu Phòng Nghiệp vụ kho vận, phòng Điều vận thuộc Xí nghiệp Kho vận – 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức Tp.HCM. Phòng Kinh doanh Văn phòng công ty Vinamilk – 184188 Nguyễn Đình Chiểu. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 022007 đến tháng 062007 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 5 chương : Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Vinamilk trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu về việc sử dụng các chỉ tiêu để xác định năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó. Chương I còn trình bày được nội dung và mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Chương II : TỔNG QUAN Chương II đã nêu ra giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển cùng những mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2006 và những mục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2007 và thời gian tới. Ngoài ra chương II còn giới thiệu về tình hình sơ lược của công ty, trụ sở, chi nhánh, đưa ra những thuận lợi khó khăn về vị trí địa lý, tình hình vốn, cơ cấu lao động cũng như hiện trạng cơ sở vật chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để có một cái nhìn tổng quan về công ty nhằm nắm bắt sơ lược những điểm mạnh, điểm yếu và có những đánh giá đầu tiên về năng lực của công ty. Chương III : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với việc nêu ra những khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu, phương pháp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các ma trận, chương III cung cấp cách thức phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài. Chương III còn đưa ra khái niệm cũng như giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một công ty, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương III còn trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình phân tích. Chương IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chương IV đã đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, phân phối, tồn kho, tình hình đầu tư tài chính của công ty trong giai đoạn năm 20052006. Bên cạnh đó, chương IV còn đánh giá, phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất. Ngoài ra, chương IV còn đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh cũng như cơ sở xác định đối thủ cạnh tranh chính của Vinamilk và đánh giá chung khả năng cạnh tranh giữa Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh. Chương IV còn sử dụng các ma trận để đánh giá chính xác những mặt mạnh mặt yếu cũng như năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra những biện pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chương V đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó đưa ra những một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh tranh cho các công ty hiện nay và đối với công ty nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá năng lực cạnh tranh củacông ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk” do Đinh Thị Lâm, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS.Trần Minh HuyNgười hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_ Ngày tháng năm Ngày tháng năm

2

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Thời gian bốn năm không phải là ngắn nhưng không đủ dài để làm cho một con ngườihiểu biết và vận dụng hết những kiến thức mình được học tại trường Đối với tôi, bốn nămấy là một thử thách rất lớn và thử thách ấy đã được chinh phục bằng chính luận văn tốtnghiệp này Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng của chính bản thân tôi, đó còn là sự giúp đỡ,chỉ bảo tận tình của Thầy Trần Minh Huy và các thầy cô khác trong Khoa Kinh tế, ĐạiHọc Nông Lâm TPHCM

Luận văn không chỉ là kết quả gặt hái được sau bốn năm gắn bó với ngôi trường, mà nócòn là lòng biết ơn sâu sắc bố mẹ, gia đình đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong suốt nhữngnăm tháng học tập tại trường, giúp tôi vượt qua những khó khăn Tôi xin cám ơn ThầyTrần Minh Huy cùng các thầy cô đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Tôi cũng gửi lờicám ơn đến Anh Cầm, Chị Sâm cùng Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên của Xí nghiệpKho Vận và Công Ty Cổ Phần sữa Vinamilk đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quátrình thực tâp Tôi xin cám ơn những người bạn, những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi đểtôi có một kết quả như hôm nay.

Với một lòng tri ân sâu sắc gia đình, thầy cô, bạn bè, công ty CP sữa Vinamilk, tôi hivọng mình sẽ có những kiến thức vững vàng, sẵn sàng cho một chặng đường mới trongtương lai với những thử thách mới đang chờ đón tôi.

Đại Học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí MinhNgày tháng năm 2007

Đinh Thị Lâm

3

Trang 4

Với những mục tiêu nêu trên, đề tài đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tìnhhình sản xuất kinh doanh, phân phối, tiêu thụ cũng như phân tích các yếu tố bên trong vàbên ngoài có vai trò quan trọng đối với công ty; từ đó đưa ra những biện pháp phát huyđiểm mạnh và hạn chế điểm yếu Ngoài ra đề tài còn đưa ra cái nhìn chung về tình hìnhthị trường sữa hiện nay cùng những đánh giá nhận xét về các đối thủ cạnh tranh, trên cơsở đó tác giả đã thiết lập được các ma trận nhằm đánh giá về năng lực cạnh tranh củacông ty và đề xuất những giải pháp, chiến lược thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh cho công ty Vinamilk.

4

Trang 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 52.1.3 Những mục tiêu và thành quả đã đạt được của Vinamilk năm 2006 9

2.3 Những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý 12

v

Trang 6

2.7 Tình hình lao động 20

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 354.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005-2006 35

4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty

4.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh

4.4.2 Xác định và đánh giá chung về đối thủ cạnh tranh 77

4.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trongvi 80

Trang 7

4.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 81

4.7 Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 87

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu tham khảoPhụ lục

vii

Trang 9

Bảng 4.5 Doanh Thu Từng Nhóm Sản Phẩm Năm 2005-2006Bảng 4.6 Doanh Thu theo Thị Trường Năm 2005-2006

Bảng 4.7 Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2005-2006Bảng 4.8 Các Chỉ Tiêu Tài Chính từ Năm 2005 - 2006

Bảng 4.9 Đánh Giá Chất Lượng Sản Phẩm của Vinamilk (%)Bảng 4.10 Sản Phẩm Chủ Yếu Bán cho Key Accounts

Bảng 4.11 Mạng Lưới Nhà Phân Phối trong Cả Nước Năm 2005Bảng 4.12 Đánh Giá về Giá Cả Của Đại Lý và Khách Hàng

Bảng 4.13 Đánh Giá Hoạt Động Quảng Cáo, Khuyến Mãi của Vinamilk (%Bảng 4.14 Cơ Cấu Sản Phẩm Tiêu Dùng theo Khách Hàng (%)

Bảng 4.15 Đánh Giá Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng của Vinamilk (%)

Bảng 4.16 Cơ Cấu Cạnh Tranh theo Số Liệu Tổng Hợp từ Đại Lý và Khách Hàng (%)Bảng 4.17 Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

Bảng 4.18 Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Bảng 4.19 Các Yếu Tố Quyết Định Sự Hấp Dẫn Thị TrườngBảng 4.20 : Các Yếu Tố Xác Định Vị Thế Cạnh Tranh của SBUBảng 4.21 Ma Trận Thị Phần và Phát Triển GE

Bảng 4.22 Ma Trận SWOT

ix

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Vinamilk

Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Quản Lý của Công Ty Vinamilk Hình 4.1 Biểu Đồ Sản Lượng Sữa Thu Mua qua Các Năm

Hình 4.2 Biểu Đồ Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2005-2006

Hình 4.3 Biểu Đồ Giao Dịch, Khối Lượng của Chứng Khoán Vinamilk từ Tháng 10/2006đến Tháng 02/2007

Hình 4.4 Cấu Trúc Kênh Phân Phối

Hình4.5 Biểu Đồ Mạng Lưới Nhà Phân Phối trong Cả Nước Năm 2005

Hình 4.6 Biểu Đồ Giá Trung Bình của Các Sản Phẩm từ Sữa của Một Số Công Ty KinhDoanh Sữa trên Thị Trường Việt Nam Năm 2006

Hình 4.7 Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Tiêu Dùng theo Khách Hàng (%)

Hình 4.8 Biểu Đồ Cơ Cấu Tiêu Dùng theo Sản Phẩm của Các Công Ty Sữa tại Việt Nam theo Thông Tin Điều Tra và Tổng Hợp

Hình 4.9 Cơ Cấu Cạnh Tranh theo Đánh Giá của Đại Lý và Khách Hàng của Ngành Sữa Việt Nam

x

Trang 11

Phụ lục 3 Bảng Tên Sản Phẩm và Giá của Một Số Công Ty Sữa tại Việt Nam

Phụ lục 4 Thống Kê Số Lượng Đàn Bò Sữa trong Phạm Vi Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2005 (ĐVT: Con )

xi

Trang 12

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề

Hiện nay, với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngày càngtrở nên phong phú và đa dạng Người dân không chỉ quan tâm đến việc mua sắm các trangthiết bị phục vụ cho cuộc sống mà họ còn quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ, cải thiệndinh dưỡng trong bữa ăn gia đình Chính vì thế, mặt hàng sữa tươi hiện nay đang chiếmưu thế trong các loại hàng hoá thực phẩm Sữa không những được sử dụng cho trẻ em,người già, người bệnh mà còn đang được mọi tầng lớp nhân dân sử dụng và yêu thích

Thị trường sữa Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, các chủng loại mặt hàng rấtphong phú, đa dạng từ sữa đóng hộp, sữa tươi tiệt trùng cho đến sữa chua, sữa bột dànhcho trẻ em…với sự tham gia của rất nhiều công ty trong và ngoài nước Do đó, năng lựccạnh tranh là một yếu tố quan trọng để làm nên sự thành công của sản phẩm sữa của mộtdoanh nghiệp Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh chính là thị trường tiêu thụ rộnglớn, có khả năng phát triển mạnh và còn phải kể đến các thị trường tiềm năng, bản thâncác yếu tố nội tại của doanh nghiệp đó Ngoài ra, trong bối cảnh đó, với rất nhiều đối thủcạnh tranh, việc giành thị phần trên thị trường tiêu thụ sữa đang là cuộc chạy đua về cácchiến lược phát triển của các công ty sản xuất sữa, nhất là khi Việt Nam đã gia nhậpWTO Những thách thức mới sẽ được đặt ra với ngành sản xuất thực phẩm VINAMILKđược xem là một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất sữa hiện nay, với cácchiến lược, các chính sách phát triển hợp lý, mang lại nguồn thu hàng năm cao Không chỉvậy, với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo với sự quản lý hiệu quả, hàng năm côngty đã sản xuất và nghiên cứu rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau đặc biệt là các

Trang 13

chủng loại sản phẩm sữa, phục vụ cho sức khoẻ của người dân và đóng góp không nhỏvào sự phát triển kinh tế chung của cả nước

Với những vấn đề nêu trên, được sự cho phép của Phòng kinh doanh, Phòng kho vận Nhà máy sữa Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của thầy Trần Minh Huy, giảng viên khoa

-Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá năng lựccạnh tranh của công ty Cổ phần sữa Việt Nam - VINAMILK” Thông qua những vấn

đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được những nhận xét, kếtluận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối với ngành sản xuất sữamà còn các ngành sản xuất khác, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong cáchoạt động kinh tế.

1.2.Mục đích và nội dung nghiên cứu1.2.1 Mục đích

Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong việc sảnxuất, phân phối, tiêu thụ một số mặt hàng chủ đạo so với các đối thủ cạnh tranh, tác giảmuốn đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời qua đó có thể nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất những giải phápthích hợp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng sữa nói riêng và mặt hàngtiêu dùng thực phẩm nói chung.

Trang 14

Phòng Nghiệp vụ kho vận, phòng Điều vận thuộc Xí nghiệp Kho vận – 32 Đặng VănBi, Q.Thủ Đức Tp.HCM.

Phòng Kinh doanh Văn phòng công ty Vinamilk – 184-188 Nguyễn Đình Chiểu.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02/2007 đến tháng 06/2007

1.4.Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương :Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh tranh của công tyVinamilk trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu về việc sửdụng các chỉ tiêu để xác định năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lựccạnh tranh đó Chương I còn trình bày được nội dung và mục đích của đề tài cũng nhưphạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.

Chương II : TỔNG QUAN

Chương II đã nêu ra giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức,quá trình phát triển cùng những mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2006 và nhữngmục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2007 và thời gian tới Ngoài ra chương IIcòn giới thiệu về tình hình sơ lược của công ty, trụ sở, chi nhánh, đưa ra những thuận lợikhó khăn về vị trí địa lý, tình hình vốn, cơ cấu lao động cũng như hiện trạng cơ sở vậtchất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để có một cái nhìn tổng quan về công tynhằm nắm bắt sơ lược những điểm mạnh, điểm yếu và có những đánh giá đầu tiên vềnăng lực của công ty.

Chương III : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với việc nêu ra những khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu, phương phápnhằm đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các ma trận, chương III cung cấp cách thứcphương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài Chương III còn đưa ra khái niệm cũngnhư giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một công ty, bao gồmcác yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài Ngoài ra, chương III còn trình bày về phương

3

Trang 15

pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhằmđảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình phân tích.

Chương IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chương IV đãđi sâu vào phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, phân phối, tồn kho, tình hình đầu tư tàichính của công ty trong giai đoạn năm 2005-2006 Bên cạnh đó, chương IV còn đánh giá,phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp vàgián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất Ngoài ra, chương IV còn đưa ra một cái nhìnkhái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh cũng nhưcơ sở xác định đối thủ cạnh tranh chính của Vinamilk và đánh giá chung khả năng cạnhtranh giữa Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh Chương IV còn sử dụng các ma trận đểđánh giá chính xác những mặt mạnh- mặt yếu cũng như năng lực cạnh tranh nhằm đưa ranhững biện pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chương V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương V đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó đưara những một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh tranh chocác công ty hiện nay và đối với công ty nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động sản xuấtkinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

4

Trang 16

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về tình hình Công ty Cổ phần sữa VINAMILK2.1.1 Giới thiệu chung

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhànước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Giấy Chứng nhậnđăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minhcấp ngày 20/11/2003 Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Bộ Công nghiệp.

155/2003QĐ Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam- Tên viết tắt: VINAMILK

- Trụ sở: 184 - 188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh- Điện thoại: (08) 9300 358

- Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204- Website: www.vinamilk.com.vn

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trong giai đoạn hiện nay, với gần 41 năm hoạt động và phát triển, công ty sữaVinamilk được xem như là doanh nghiệp đi đầu và chiếm thị phần trên thị trường sữatương đối lớn Có thể khái quát quá trình phát triển của công ty như sau:

Năm 1965, Công ty Foremost của Mỹ vào Việt Nam và xây dựng tại Thủ Đức nhà máysản xuất sữa đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 1971, Công ty Friesland Dairy Foods của Hà Lan cũng xây dựng một nhà máysữa tại Thủ Đức có tên gọi là Cosuvina (Công ty sữa Việt Nam), sản xuất những sản

Trang 17

phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ như: sữa Ông Thọ, sữa Mẹ bồng con Đến năm 1975, nhànước tiếp quản hai nhà máy này và đổi tên thành nhà máy Thống Nhất và nhà máyTrường Thọ.

Năm 1976, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản sáu nhàmáy thuộc ngành chế biến thực phẩm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng : Nhàmáy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, nhà máy sữa bột Dielac, nhà máy cà phêBiên Hoà, nhà máy bánh kẹo Lubico, nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi Sa Đéc.

Sau quyết định 271/HĐBT ngày 14/7/1987, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thựcphẩm chuyển ba đơn vị trực thuộc cho các đơn vị khác quản lý.

Từ năm 1987-1990, nhận biết rõ thị trường sữa sẽ là hướng đầu tư có lợi trong tươnglai, công ty chủ trương đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với định hướng phát triểnkinh tế của nhà nước và đây cũng là giai đoạn đánh dấu những thay đổi thực sự trongcông ty Một sự kiện đáng chú ý là công ty đã đầu tư 1,5 tỷ đồng và đưa nhà máy sữa bộtDielac vào hoạt động sản xuất sau hơn 13 năm ngưng hoạt động do thiếu vốn, góp phầnnâng cao sản lượng sản xuất của công ty, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho công ty.

Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của công ty Trong giai đoạnnày có nhiều mốc đánh dấu bước phát triển của công ty, phải kể đến sự kiện tháng 3/1993,Xí nghiệp Liên hiệp sữa - cà phê - bánh kẹo chính thức lấy tên Công ty Sữa Việt Nam -Vinamilk trực thuộc bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất chế biến sữa và các sản phẩmtừ sữa Điều đó cho thấy những nỗ lực không ngừng của công ty trong việc khẳng địnhnhãn hiệu sữa Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếđất nước và nhắm tới khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệpkhông chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước.

Với ba nhà máy chuyên sản xuất sữa chính như là: Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máyTrường Thọ, Nhà máy Dielac, công ty đã thể hiện được vị thế của một doanh nghiệp hàngđầu về sản phẩm từ sữa và không ngừng đổi mới chính mình từ khâu sản xuất, phân phốicho tới khâu tiêu thụ, tạo tiền đề cho các bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tế thịtrường.

6

Trang 18

Năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội nhằm phát triển thịtrường ở miền Bắc và nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên bốn nhà máy Tại thời điểmnày, công ty đã thừa khả năng cung cấp sữa cho thị trường nội địa, đem lại nguồn doanhthu hàng năm cao, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuấtnông nghiệp nói riêng và ngành kinh tế nói chung.

Năm 1996, Xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần tạothuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miềnTrung Việc mở rộng thị trường khắp cả nước là một cố gắng rất lớn nhằm đem những sảnphẩm dinh dưỡng cho tất cả người Việt Nam như chính tên gọi của công ty.

Tuy nhiên, ngay vào thời điểm đó, công ty lại phải đối mặt với việc bị thu hẹp thị phầndo sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh là Công ty Dutch Lady VN và chịu sự cạnh tranh ồạt của hàng loạt sản phẩm từ sữa khác Kết quả doanh thu của công ty trong giai đoạn1995-1997 chỉ tăng 3,5% và tổng sản lượng cũng giảm sút Trước tình hình đó đòi hỏicông ty phải có những bước đi và chiến lược cạnh tranh phù hợp để không những giữ màcòn phải làm tăng thị phần của công ty.

Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được xây dựngvà chính thức hoạt động vào năm 2001 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dânmiền Tây Nam Bộ Đây là một quyết định phù hợp trong giai đoạn này nhằm phát triểnthị trường tiềm năng này.

Năm 2002, Công ty xây dựng thêm nhà máy cổ phần sữa Sài Gòn Đây là nhà máy doVinamilk, công nhân viên, đại lý, nông dân nuôi bò sữa… góp vốn Hiện nay, Vinamilkcó chín xí nghiệp, nhà máy sản xuất với chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú.

Trong năm 2005, một dấu mốc quan trọng đánh dấu bước tiến của Vinamilk là việcliên doanh với tập đoàn sữa hàng đầu châu Âu - tập đoàn Campina (Hà Lan) Sản phẩmcủa liên doanh này là cà phê Moon đã được xuất khẩu sang Mỹ, Thái Lan, mở đầu choviệc xâm nhập thị trường nước ngoài Gần đây nhất, Vinamilk đã liên doanh với Công tySAB Miller Asia B.V (Hà Lan) - để thành lập công ty liên doanh sản xuất bia tại BìnhDương Nhà máy này có tổng vốn đầu tư ban đầu là 45 triệu USD, Vinamilk và SABMiller mỗi bên góp 50% vốn 7

Trang 19

Vào năm 2006, công ty Vinamilk đã không ngừng mở rộng và cải thiện hoạt động sảnxuất, chiếm gần 75% thị phần của thị trường sữa Việt Nam Ngoài ra, công ty còn đầu tưvà xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất và khu chăn nuôi bò sữa để chủ động trongviệc cung nguồn nguyên liệu.

Từ đầu năm 2007 đến nay, với chiến lược kinh doanh phù hợp, đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp và sáng tạo, công ty Vinamilk đã vượt qua được những khó khăn và tiếptục chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam Không chỉ có thế, tháng 02/2007, Vinamilk đãxuất sang Dubai lô hàng trị giá 400.000USD và một số thị trường khác như: Campuchia,Philippines, Irag, và hợp đồng xuất cà phê hoà tan đầu tiên sang Autraulia.

Với định hướng phát triển đúng đắn và tâm huyết của toàn bộ công nhân viên trongCông ty, “Vinamilk đã giữ vững thị trường nội địa từ 70%-90% với trên 250 mặt hàngchất lượng cao, mẫu mã ấn tượng với người tiêu dùng; góp phần đưa bình quân sử dụngsữa của người Việt Nam lên khoảng 7,5kg/đầu người/năm” (Báo cáo hoạt động sản xuấtkinh doanh 2006).

Ngoài ra, hệ thống phân phối của công ty không ngừng lớn mạnh với sự ra đời của cácchi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và nhiều tỉnh thành khác, đáp ứng đầy đủ và kịpthời nhu cầu của thị trường Công tác quảng cáo được chú trọng nhiều trong thời gian gầnđây, tăng đầu tư theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Sự nỗlực và phát triển trên đã tạo nên một thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp chếbiến sữa tại Việt Nam, thương hiệu “Vinamilk”.

Những danh hiệu cao quý mà Vinamilk đã được trao tặng là:- Danh hiệu Anh Hùng Lao Động.

- Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.- Huân chương độc lập hạng ba.

- Đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” trong tám năm liền từ 1997 – 2004 (bạnđọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn).

- Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” từ 1995 – 2004 (bạn đọc báoĐại Đoàn Kết bình chọn).

8

Trang 20

- Đạt Giải thưởng Top Ten thương hiệu mạnh 2005 do Thời Báo Kinh Tế Việt Namphối hợp với Cục Xúc tiến Thương Mại tổ chức bình chọn (Vinamilk đứng thứ hai trongTop).

2.1.3 Những mục tiêu, nhiệm vụ và thành quả đã đạt được của Vinamilk trong năm2006

Với mục tiêu không ngừng đầu tư phát triển, nâng cao giá trị của công ty và tối ưu hoálợi nhuận cho các cổ đông, Công ty trong thời gian qua đã đạt được những mục tiêu sau:

Đại diện liên đoàn công ty, đại diện liên đoàn các đơn vị chịu trách nhiệm trong việcđảm bảo cho cán bộ, công nhân viên cam kết thực hiện tốt việc duy trì và cải tiến liên tụchệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và HACCP Các nhà máyThống Nhất, Dielac đang từng bước hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý môitrường ISO 14001:2004.

Các Nhà máy đã đảm bảo về phần thoả mãn khách hàng: “Tỷ lệ khiếu nại khách hàngvề chất lượng sản phẩm không vượt quá 0,08% trên tổng đơn vị sản phẩm” Các phòngchức năng công ty, chi nhánh, Xí nghiệp Kho vận đã cung cấp hàng hoá theo yêu cầu củacác nhà phân phối và “Giảm 2% tỷ lệ khiếu nại của các nhà phân phối bằng văn bản vềcung cấp hàng hoá và dịch vụ so với năm 2005”.

Xây dựng nhà máy sữa ở Tuyên Quang, Đà Nẵng, Tiên Sơn nhằm giảm chi phí vậnchuyển, tăng khả năng cạnh tranh đối với thị trường miền Trung, miền Bắc

Xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất bia, nhà máy sản xuất cà phê ở tỉnh BìnhDương nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh

Các phòng chức năng công ty và các chi nhánh đã đảm bảo việc thực hiện kế hoạchtiêu thụ hàng tháng, quý, năm nhằm thực hiện “Doanh thu nội địa năm 2006 tăng 45% sovới năm 2005”.

Phòng Kinh doanh hoàn thiện việc sắp xếp hệ thống bán hàng, bố trí hệ thống các nhàphân phối và phân bố thị trường cho các Chi nhánh nhằm giảm chi phí vận tải để tăng tínhcạnh tranh của giá cả sản phẩm Vinamilk trên thị trường.

Liên kết với những tập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới Việc liên kết vớinhững tập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới nhằm giúp Vinamilk học hỏi kinh9

Trang 21

nghiệm quản lý và kinh doanh, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển.Cụ thể tập đoàn sữa hàng đầu Singapore, tập đoàn F&N, cũng đang nắm giữ một lượng cổphần khá lớn của Vinamilk (chiếm 11,11% vốn điều lệ).

Không ngừng đầu tư xây dựng thương hiệu Vinamilk Mặc dù thương hiệu Vinamilkđã được khẳng định trên thị trường, công ty vẫn tiếp tục đầu tư để giữ vững và phát triểnthương hiệu của mình Trong đó, đào tạo nhân sự để triển khai chính sách phát triểnthương hiệu cũng là một vấn đề đang được công ty quan tâm

Việc mở rộng quy mô nguồn nguyên liệu trong nước nhằm thay thế dần nguyên liệunhập khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập Mở rộng nguồnnguyên liệu nội địa cũng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu sữa tươi, cũng nhưđảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chăn nuôi đến sản xuất và cung cấp chongười tiêu dùng.

Ngăn ngừa rủi ro dao động giá nguyên vật liệu nhập khẩu Nhằm giảm thiểu tác độngcủa việc tăng giá nguyên vật liệu, công ty đã thực hiện các hợp đồng tương lai, hợp đồngquyền chọn mua nguyên vật liệu để tránh rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng,đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận kế hoạch.

Phát triển nguồn nhân lực Lựa chọn nhân lực phù hợp, sắp xếp, đào tạo và tạo điềukiện thuận lợi để người lao động phát huy khả năng là chính sách xuyên suốt của công ty.

Trong giai đoạn năm 2006, công ty Vinamilk đã có những cố gắng, nỗ lực lớn nhằmnâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, đặc biệt là trong việc hoàn thànhnhững mục tiêu lớn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty như hoàn thiện hệthống ISO, xây dựng thêm các nhà máy, giải quyết tốt nguồn cung cấp nguyên liệu…Ngoài ra công ty còn không ngừng cải thiện hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng cũngnhư đảm bảo và nâng cao hơn nữa khả năng hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp cũngnhư đặt ra thêm nhiều mục tiêu đầu tư cho vùng nguyên liệu - một nhân tố quan trọngtrong việc xác định năng lực cạnh tranh hiện nay bên cạnh yếu tố giá cả Đây là một bướcđi đúng đắn của công ty, bên cạnh đó công ty còn chủ động trong việc xây dựng hệ thốngthông tin ERP nhằm hoạt động có hiệu quả hơn Ngoài ra, những mục tiêu năm 2007 vàthời gian tới mà công ty đã đặt ra chắc chắn là những bước đi phù hợp, đúng đắn với xu10

Trang 22

thế hiện nay của quá trình phát triển trên thị trường tiêu dùng.Trong tương lai, nhữngphương hướng đó sẽ giúp công ty Vinamilk không những giữ được vị trí hàng đầu củamình mà còn vươn cao ra thị trường thế giới nếu công ty tiếp tục đặt ra cho mình nhữngmục tiêu cao hơn để hoàn thiện và phát triển.

2.2 Tên gọi- trụ sở2.2.1 Tên gọi

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (“công ty” hay “Vinamilk”) được thành lập từ năm1976 với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam Tháng 10 năm 2003, côngty đuợc chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.

2.2.2 Trụ sở, chi nhánh và nhà máyTrụ sở

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, 184-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ ChíMinh.

Địa chỉ: 12 Đặng Văn Bi, QuậnThủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa đặc có đường, sữa tươi, nước trái cây, kem.- Nhà máy sữa Trường Thọ

Địa chỉ: 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa đặc có đường, sữa tươi, nước trái cây, sữa đậunành, sữa chua, phômai 11

Trang 23

- Nhà máy sữa Dielac

Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hoà 1 – TP Biên Hoà, Đồng Nai.Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh quy.

- Nhà máy sữa Hà Nội

Địa chỉ: Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa đặc có đường, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua,kem.

- Nhà máy sữa Bình Định

Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, TP Quy Nhơn, Bình Định.Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, kem.

- Nhà máy sữa Cần Thơ

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Trà Nóc.Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa tươi.

- Nhà máy sữa Saigonmilk

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP HCM.

Chuyên sản xuất: các sản phẩm sữa tươi, sữa chua trong chai nhựa, in ấn bao bì thiếc.- Công ty TNHH Sữa Bình Định

Địa chỉ: 9 Phan Chu Trinh, TP Quy Nhơn, Bình Định.

- Nhà máy sữa Nghệ An được xây dựng tại tỉnh Nghệ An2.3 Những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý

Việc vận chuyển, giao hàng từ các nhà máy thuận tiện.

Điều phối hàng nhanh chóng, kịp thời tại các thị trường gần cũng như thị trường ở khuvực tỉnh thành gần kề.

12

Trang 24

Hầu hết các cơ quan quản lý, nhà máy chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn nhưthành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…thuận tiện về giao thông và đáp ứng nhanh chóng nhucầu tiêu dùng ở các thị trường lớn này.

2.3.2 Khó khăn: Hiện tại công ty có hai nhà máy ở trong khu vực dân cư, gây khó khăn

cho hoạt động sản xuất cũng như môi trường sống cho người dân xung quanh, tương laisẽ được đi dời ra khu vực ngoại ô.

2.4 Chức năng - nhiệm vụ -Mục tiêu của công ty2.4.1 Chức năng - nhiệm vụ

Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinhdưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị, phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất cótính độc hại mạnh), nguyên liệu.

Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản Kinh doanh kho, bến bãi Kinhdoanh vận tải hàng bằng ô tô

Bốc xếp hàng hóa, sản xuất, mua bán rượu bia, đồ uống thực phẩm chế biến, chè uống,cà phê rang - xay - phin - hòa tan (không sản xuất, chế biến tại trụ sở)

Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì.

Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa (không sản xuất bột giấy, tái chế phế thải nhựa tạitrụ sở).

Phòng khám đa khoa.2.4.2 Mục tiêu

Công ty với mục tiêu là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại vàdịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể cóđược của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải thiện đờisống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộpngân sách nhà nước Bên cạnh đó Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triểnvùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguyên liệu trong hiện tại và tương lai.

2.5 Bộ máy tổ chức - quản lý của công ty2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty13

Trang 25

Với cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng trải dài ở 3 thành phố trọngđiểm của ba miền : Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và trụ sở văn phòng đặt tại thành phố HồChí Minh, Vinamilk đã ngày càng mở rộng quy mô và xây dựng thêm nhiều nhà máy sảnxuất và chế biến rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có tính thống nhất, xuyên suốt tạo sự hiệu quả trong côngtác quản lý, kiểm tra cũng như thuận lợi trong việc sản xuất và phân phối ra các thị trườngở các tỉnh thành và vùng ven Ngoài ra cơ cấu tổ chức này thể hiện tính chuyên nghiệp vàphân cấp rõ ràng, đảm bảo cho quá trình quản lý cũng như thu gom nguyên liệu đầu vàovà kiểm soát một cách dễ dàng đầu ra.

Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của Công ty Vinamilk

Nguồn tin: www.vinamilk.com.vn

14

Trang 26

2.5.2 Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty

Bộ máy tổ chức quản lý tứ cấp lãnh đạo đến nhân viên theo mô hình chức trực tuyếnchức năng, có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng đối với mỗi cấp quản trị.

15

Trang 28

Nguồn tin: Phòng Hành Chánh – Nhân Sự

Chức năng nhiệm vụ của các Phòng banĐại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theoLuật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chínhsách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quanquản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấnđề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyếtđịnh.

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hộiđồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từngthời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị vàđiều hành của Công ty.

Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm;

Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thịtrường.

Trang 29

Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phùhợp với nhu cầu của thị trường;

Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường vàcác đối thủ cạnh tranh;

Phòng Nhân sự:

Điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính và Nhân sự của toàn Công ty;Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực;Tư vấn cho Ban Giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự

Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính và Nhân sự của các Chi nhánh, Nhà máynhằm hỗ trợ họ về các vấn đề về hành chính nhân sự một cách tốt nhất;

Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn Công ty;

Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính,nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty và với quy định, chế độ hiện hành của Nhànước;

Tư vấn cho nhân viên trong Công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụcủa nhân viên trong Công ty.

Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật;

Lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng đápứng được tiêu chuẩn Công ty đề ra cho từng dự án.

Phòng Cung ứng điều vận

Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận;Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật;18

Trang 30

Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho toàn Công ty, cập nhật và vận dụngchính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do Nhà nước ban hành;

Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và xuấtkhẩu hiệu quả;

Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận Phối hợpvới nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng;

Phòng Tài chính Kế toán:

Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động Tài chính kế toán;

Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính;Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm sóat ngân sách cho toàn bộ họat động sản xuấtkinh doanh của Công ty;

Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán;

Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các họat động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư củaCông ty có hiệu quả.

Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Phát triển Sản phẩm:

Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản phẩmgia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm;

Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký bảo hộcác quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước;

Xây dựng và giám sát hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và trongnước (ISO, HACCP);

Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và quytrình đảm bảo chất lượng;

Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để phát triểnnhững sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Phòng khám Đa khoa

Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các sảnphẩm của Công ty cho khách hàng; 19

Trang 31

Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho người bệnh (khách hàng) qua điện thoại hoặc chothân nhân;

Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới trong việcđưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần

thiết của khách hàng.

Các nhà máy:

Quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP;

Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, quản lý về vấn đề an toàn lao động,phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy;

Thực hiện các kế hoạch sản xuất đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Xí nghiệp Kho vận:

Thực hiện việc giao hàng và thu tiền hàng theo các Hóa đơn bán hàng;

Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, thành phẩm đảm bảo an toàn;

Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản vật tư nguyên liệu nhập khẩu và nội địa, các sản phẩm doCông ty sản xuất;

Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải;

Thực hiện công tác thu hồi công nợ, hỗ trợ theo dõi công nợ còn tồn đọng.

Quản lý tiền-hàng và cung ứng vận chuyển cho việc kinh doanh ngành hàng.

Phòng Kiểm soát Nội bộ

Kiểm soát việc thực hiện quy chế, chính sách, thủ tục của Công ty đề ra tại các bộ phậntrong Công ty nhằm phát hiện, ngăn chặn và khắc phụ, giảm thiểu các rủi ro, cải tiến vànâng cao hiệu quả họat động của Công ty;20

Trang 32

Kiểm tra, giám sát các họat động của các bộ phận chức năng trong Công ty (Phòngkinh doanh ngành hàng, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Cung ứng điều vận, PhòngTài chính kế toán, Xí nghiệp kho vận, các Nhà máy, Chi nhánh);

Tham khảo và đề ra các chính sách xây dựng chương trình kiểm soát và lựa chọnphương pháp kiểm soát;

Tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất cho Ban Giám đốc;

Tư vấn cho Ban Giám đốc điều hành những phương án giải quyết các khó khăn của cácPhòng ban nhằm nâng cao hiệu quả họat động của các phòng ban

2.6 Các ngành nghề sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc và các sản phẩm từ sữa khác nhưsữa chua…

Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát có gasvà không gas, nước suối…

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng và vật tư nguyên liệu.

Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản, kinh doanh cổ phiếu, kinh doanh khobãi, vận tải bằng ôtô…

Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

-Công nhân kỹ thuật: 304 người.-Lao động phổ thông: 2.479 người.

Tại Xí nghiệp kho vận hiện nay có tổng cộng là 202 người

2.8 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty

Vốn điều lệ của Vinamilk hiện nay: 1.590.000.000.000 VND.Mệnh giá cổ phần là 100.000 đồng/cổ phần 21

Trang 33

Mệnh giá cổ phiếu hiện nay là 202.000 đồng/ cổ phiếu (tháng 12/2006)

Bảng 2.1 Cơ Cấu Vốn Điều Lệ của Công Ty Vinamilk tại Thời Điểm 31/12/2006Thành phần sở hữuSố cổ phần sở hữu Tỷ lệ (%)

Nguồn tin: Báo cáo thường niên 2006Vì công ty Vinamilk là một doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm duy nhất,rất đặc biệt nên Nhà nước yêu cầu giữ 51% cổ phần, để chi phối và đảm bảo một phầncho đẩu ra của những người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Vinamilk đã bán ra 20% cổ phần và thu được 720 tỷ đồng cho nhà nước, đến cuối năm2005 Vinamilk đã bán ra 15% cổ phần thông qua giao dịch đấu giá trên sàn chứng khoánvà hiện tại giá cố phiếu của Vinamilk vào khoảng 190000-200000đồng Hiện tại, tỷ lệ sởhữu của Nhà nước còn 50,01%, cổ đông nội bộ 8,87% Riêng cổ đông bên ngoài chiếmgiữ 41,12%, trong đó cổ đông nước ngoài chiếm 28,73%

Dự kiến đến năm 2007, Vinamilk sẽ bán tiếp 9% cổ phần của nhà nước và tiếp tụctham gia đấu giá cổ phiếu trên sàn.

Trong những tháng đầu năm 2007, công ty Vinamilk đã quyết định tham gia vào thịtrường chứng khoán thế giới thông qua việc niêm yết ở một số thị trường như Singapore.Điều đó chứng tỏ công ty đang có những chiến lược để thu hút nguồn vốn, tăng khả nănghuy động nguồn vốn từ bên ngoài- đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài Ngoài ra việc niêmyết ở thị truờng nước ngoài còn giúp công ty đạt được sự chủ động trong nguồn vốn nhằmphục vụ cho hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụtrong tương lai Đó cũng là một trong những bước tiến đầu tiên để Vinamilk quảng bá vàgia nhập vào thị trưòng thế giới

2.9 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật được xác định, cung cấp và duy trì ở một mức độ cần thiết đểđạt được sự phù hợp với các yêu cầu sản phẩm Hiện nay cơ sở hạ tầng của công ty baogồm :

22

Trang 34

Nhà xưởng, không gian làm việc và các phương tiện kèm theoCông cụ và trang thiết bị phù hợp (phần cứng và phần mềm)

Các dịch vụ hỗ trợ như các phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc.

Trong quá trình sản xuất, nhà xưởng và các thiết bị của các nhà máy, Xí nghệp kho vậnđược xây dựng và bố trí đảm bảo nguyên tắc vầ an toàn vệ sinh thực phẩm và dây chuyềnkhép kín đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của sản phẩm.

Khi có những thay đổi hoặc yêu cầu mới về sản xuất như cải tiến năng suất, đa dạnghoá sản phẩm công ty đã cho bổ sung thêm hoặc thay thế cơ sở hạ tầng hiện có của bộphận đó.

Ngoài ra, việc bảo trì nhà xưởng, thiết bị và các phương tiện hỗ trợ phải được lập kếhoạch hàng năm và đảm bảo cơ sở hạ tầng luôn đáp ứng các yêu cầu sản phẩm

Hiện nay cơ sở hạ tầng của công ty gồm có:

Nhà máy: tám nhà máy rải đều khắp các tỉnh thành như: nhà máy Trường Thọ(TP.HCM), Cần Thơ, Nghệ An, Hà Nội…và hiện đang xây dựng thêm năm nhà máy đểmở rộng quy mô sản xuất.

Xí nghiệp: một xí nghiệp kho vận có nhiệm vụ tồn trữ và vận chuyển hàng thành phẩmtừ các nhà máy và công ty còn xây dựng đầu tư 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bịbảo quản sữa tươi.

Đại lý: 82 đại lý trung chuyển sữa tươi và hàng trăm nhà phân phối trên khắp các tỉnhthành trong cả nước.

Đầu tháng 12/06 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đầu tư khoảng 12 tỉđồng xây dựng chuỗi cửa hàng V.Mart tại TP.HCM, nhằm cung cấp các loại sữa và thựcphẩm dinh dưỡng Công ty dự kiến sẽ tung ra khoảng 200 cửa hàng V.Mart tiếp theo trêncả nước trong năm 2007.

2.10 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm

Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyềnmáy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

23

Trang 35

Từ năm 2000 cho đến nay, công ty đã đầu tư gần 500 tỉ đồng hiện đại hóa máy mócthiết bị, công nghệ sản xuất Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước côngnghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan được lắp đặt cùng với các chuyêngia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ.Công nghệ sản xuấtsữa, các sản phẩm từ sữa và bột dinh dưỡng là công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chấtlượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay Vinamilk sở hữu những dâychuyền sản xuất hiện đại nhất tại Việt Nam Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị củaCông ty đều dựa trên công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới Có thể khẳng địnhđược rằng, lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tớitrình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới cả về công nghệ lẫn trang thiết bị qua một vài ví dụsau đây:

- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang côngnghệ “thổi khí”.

- Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữabò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước.

- Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng.- Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon hai mảnh

- Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng caothời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành.

- Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm.

- Đầu tư công nghệ thông tin và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền côngnghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt cácchỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định.

- Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quảnlý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tíchmối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn) Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên củaVinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý

24

Trang 36

nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD,TSS

Các dây chuyền sản xuất chính gồm:

Dây chuyền sữa đặc có đường: công suất 260 triệu hộp/năm Công ty đang có kế hoạchnâng cấp để nâng công suất lên hơn 290 triệu hộp/năm.

Dây chuyền sữa tươi tiệt trùng – Yomilk – nước trái cây – sữa đậu nành: công suất 237triệu lít/năm Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm một số máy rót để nâng khả năngkhai thác.

Dây chuyền sữa chua: công suất khoảng 56 triệu lít/năm Công ty đang có kế hoạchnâng cấp cho các dây chuyền tại nhà máy Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An.

Dây chuyền sữa bột – bột dinh dưỡng: công suất khoảng 18 nghìn tấn/năm.

25

Trang 37

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Năng lực cạnh tranh

a) Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thịphần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoàinước Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt qua các đốithủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp.

b) Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Thông thường năng lực cạnh tranh được đánh giá thông các các chỉ tiêu sau:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong tóm tắt và đánh giá nhũng mặt mạnh và yếu tốquan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và cũng cung cấp cơ sở để xác định vàđánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Việc xây dựng ma trận các yếu tố bên trong được thực hiện như sau :

-Cột 1 : Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành và sự thànhcông của doanh nghiệp.

-Cột 2 : Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0, và tổng mứcquan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

-Cột 3 : Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lượchiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố Thang điểm được cho từ 1 đến 4, với 1 làkhả năng phản ứng yếu, 2-2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên mức trung bìnhvà 4 là khả năng đối phó tốt nhất.

Trang 38

-Cột 4 : Cột số điểm quan trọng , được tính bằng cách nhân mức quan trọng của yếu tốvới điểm phân loại tương ứng Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Xác định những yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng đến sự thành công của doanhnghiệp có kết hợp với sự tương quan vế năng lực hoạt động hiện tại, các chiến lược hiệntại mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được xây dựng như sau :

-Cột 1 : Xác định các yếu tố bên ngoài có tác động quan trọng đến ngành và sự thànhcông của doanh nghiệp.

-Cột 2 : Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0, và tổng mứcquan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

-Cột 3 : Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lượchiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố Thang điểm được cho từ 1 đến 4, với 1 làkhả năng phản ứng yếu, 2-2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên mức trung bìnhvà 4 là khả năng đối phó tốt nhất.

-Cột 4 : Cột số điểm quan trọng , được tính bằng cách nhân mức quan trọng của yếu tốvới điểm phân loại tương ứng Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.

Ma trận đánh giá sự phát triển và thị phần GE

Dựa trên mô hình của ma trận BCG, công ty General Electric (GE) đã đề ra một côngcụ phân tích danh sách vốn đầu tư nhằm đưa ra những chiến lược thích hợp cho các SBU.- Trục tung biểu diễn sự hấp dẫn của thị trường, bao gồm nhiều yếu tố với mức quantrọng khác nhau Mức độ hấp dẫn của thị trường được chia ra làm ba mức : mạnh (có giátrị từ trên 3,67 đến 5), trung bình (từ trên 2,33 đến 3,67) và yếu (từ 1 đến 2,33)

- Trục hoành biểu thị khả năng cạnh tranh của các SBU, và cũng được chia làm 3 mứctương tự: mạnh (có giá trị từ trên 3,67 đến 5), trung bình (từ trên 2,33 đến 3,67) và yếu (từ1 đến 2,33).

Ma trận GE được chia làm chín ô và nhóm thành ba nhóm chính:

28

Trang 39

- Nhóm 1 gồm ba ô ở góc trái phía trên Ở nhóm này, các SBU hay doanh nghiệp có vịtrí thuận lợi, có những cơ hội phát triển hấp dẫn nên các nhà quản trị thường chú trọngđầu tư vào các SBU, doanh nghiệp trong nhóm này.

- Nhóm 2 gồm ba ô nằm trên đường chéo góc Những SBU hay doanh nghiệp trongnhóm này cần phải cẩn thận khi quyết định đầu tư Phần lớn thường được duy trì, chọnlọc để giữ vững thị phần hay giảm bớt.

- Nhóm 3 gồm ba ô còn lại, ở góc phải bên dưới là những SBU hay doanh nghiệpkhông còn hấp dẫn nữa, cần phải thay thế hay loại bỏ.

Xác định sự hấp dẫn của thị trường cho mỗi SBU hay doanh nghiệp như sau:

Xác định các yếu tố quyết định sự hấp dẫn của thị trường như : Tỷ suất lợi nhuận giatăng, độ lớn thị trường, tốc độ phát triển thị trường, tính thời vụ, cường độ (mức)cạnhtranh, trình độ và cường độ phát triển kỹ thuật công nghệ, hệ thống pháp lý, độ dài chu kỳsản xuất, lạm phát….

Xác định hệ số quan trọng của các yếu tố, cho thấy mức độ tác động của mỗi yếu tốđến độ hấp dẫn của nghành Mỗi yếu tố cho từ 0 đến 1 diểm Tổng hệ số hấp dẫn của tấtcả các yếu tố là 1.

Tính điểm phân loại cho các yếu tố trên cơ sở yếu tố đó là tích cực hay tiêu cực đến thịtrường (hoặc ngành) SBU đang xét Thang điểm từ 1 đến 5, ứng với các mức độ cao,trung bình, thấp.

Số điểm (giá trị) của mỗi yếu tố được tính bằng tích của hệ số quan trọng của yếu tốđó Tổng giá trị của tất cả các yếu tố được xét là số điểm hấp dẫn thị trường của SBUđang xét, có giá trị từ 1 đến 5.

Cách xác định vị thế cạnh tranh của SBU cũng được thực hiện tương tự các xác định sựhấp dẫn thị trường SBU đó, tuy nhiên, các yếu tố xác định vị thế cạnh tranh gồm: thị phầntương đối, thị phần, khả năng nghiên cứu và phát triển, chất lượng sản phẩm, uy tín nhãnhiệu, tính sẵn có của sản phẩm, hoạt động chiêu thị cổ động, hiệu quả bán hàng, qui môsản xuất, chủ động về nguồn cung nguyên vật liệu…

Nguồn tin : Giáo trình Quản trị chiến lược – Gv Lương Thể My

Trang 40

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị pháttriển 4 loại chiến lược sau : chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu- cơhội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT)

Đặc điểm của ma trận SWOT:

- Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài.

- Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, do đó, đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt.- Kết quả chưa phải là lựa chọn cuối cùng.

Các bước tiến hành lập một ma trận SWOT-Liệt kê các cơ hội (Opportunities)

-Liệt kê các mối đe doạ, nguy cơ (Threats)

-Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu (Strengths) bên trong doanh nghiệp -Liệt kê các điểm yếu (Weakness) bên trong của doanh nghiệp.

-Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiếnlược này vào ô SO

-Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiếnlược này vào ô WO

- Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với mối đe doạ bên ngoài (T) và ghi kết quả củachiến lược này vào ô ST

- Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với mối đe doạ bên ngoài (O) và ghi kết quả củachiến lược này vào ô WT

c) Vai trò của các chỉ tiêu trong việc xác định năng lực cạnh tranh

Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của côngty trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Xem xét được những tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với doanhnghiệp.

Đánh giá được sự hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp và múc độ, vị thế cạnhtranh của doanh nghiệp.

3.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranha) Các yếu tố bên trong 30

Ngày đăng: 09/08/2016, 16:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan