Kết cấu bê tông cốt thép cấu kiện cơ bản nguyễn hữu lân, khổng trọng toàn, nguyễn văn giang, ,

174 472 0
Kết cấu bê tông cốt thép cấu kiện cơ bản nguyễn hữu lân, khổng trọng toàn, nguyễn văn giang, ,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kết cấu bê tông cốt thép cấu kiện cơ bản nguyễn hữu lân, khổng trọng toàn, nguyễn văn giang, Cấu kiện chịu uốn trong bê tông cốt thép là gì ? Trong bê tông cốt thép các thành phần nội lực xuất hiện trong cấu kiện chịu uốn gồm có mômen uốn của thép và lực cắt trong bê tông. Cấu kiện chịu uốn là cấu kiện cốt thép cơ bản rất hay gặp trong thực tế, đó là các dầm của công trình, bản của sàn gác, mặt cầu, cầu thang, là các lanh tô, ô văng, là các xà ngang của khung…về mặt hình dáng có thể chia cấu kiện chịu uốn cốt thép trong bê tông ra 2 loại bản và dầm. Cấu tạo của bản cốt thép. Bản cốt thép là kết cấu phẳng có chiều dày khá bé so với chiều dài và chiều rộng. trong kết cấu nhà cửa, các bản cốt thép sàn thường có kích thước trên bề mặt bằng vào khoảng 2 đến 4 m trong khi chiều dày bản chỉ biến động trong khoảng 6 đến 15 cm. Trong các kết cấu cốt thép khác, bản có thế có kích thước và chiều dày lớn hơn hoặc bé hơn nữa. bê tông cốt thép của bản thường có mác 150 hoặc mác 200. Cốt thép trong bản gồm có cốt cịu lực và cốt phân bố bằng thép A – I, đôi khi là thép A – II. Cốt chịu lực đặt trong vùng chịu kéo do moomen gây ra. Trong các bản thông thường, đường kính cốt thép chịu lực từ 5 đến 12 mm. số lượng cốt chịu lực được xác định theo tính toán và được thể hiện qua đường kính và khoảng cách giữa 2 cốt cạnh nhau. Khoảng cách giữa trục hai cốt thép chịu lực đặt trong vùng có mômen lớn không được vượt quá 20 cm khi chiều dày là h < 15 cm ; 1,5 h khi h > 15 cm. để dễ đổ bê tông, khoẳng cách cốt thép không được nhỏ hơn 7 cm. cốt phân bố đặt thẳng góc với cốt chịu lực, nhiệm vụ của chúng là giữ vị trí của cốt chịu lực khi đổ bê tông cốt thép, phân bố ảnh hưởng của lực tập trung cho các cốt chịu lực khi đổ bê tông, phân bố ảnh hưởng của lực tập trung cho các cốt chịu lực ở lân cận, đồng thời cũng chịu các ứng suất do co ngót bê tông và nhiệt độ gây ra. Đường kính cốt thép bê tông phân bố thường từ 4 đến 8 mm, số lượng của chúng không ít hơn 10 % số lượng cốt chịu lực tại tiết diện có mômen uốn lớn nhất. Khoảng cách giữa các cốt phân bố thường từ 25 đến 30 cm và không lớn quá 35 cm. cốt chịu lực và cốt phân bố được buộc hoặc hàn với nhau thành lưới thép tạo nên một khối vững chắc trong bê tông cốt thép. Tại gối tựa, cốt chịu lực phải đi sâu vào trong mép gối một đoạn không ít hơn 10 d ( d là đường kính cốt thép ) và trong phạm vi gối tựa phải có cốt phân bố.

Ngày đăng: 16/07/2016, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan