Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến nghị chính sách

177 442 0
Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến nghị chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n THÁI THỊ KIM OANH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hµ Néi 2015Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n THÁI THỊ KIM OANH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ KHUYẾNNGHỊ CHÍNH SÁCH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số : 62340410 luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà Hµ Néi 2015i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Thái Thị Kim Oanhii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý, các cán bộ của Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà giáo viên hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế Đại học Vinh, gia đình và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn Tác giả luận án Thái Thị Kim Oanhiii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................. 1 1.1. Giới thiệu luận án ........................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................. 2 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan ............................................. 4 1.3.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ............................................................................................. 6 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ... 12 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 16 1.5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu................................................................ 16 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17 1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18 1.7.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 18 1.7.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 1.8. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu.......................................................... 22 1.8.1. Đóng góp của nghiên cứu ......................................................................... 22 1.8.2. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 24 1.9. Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........................................................................................................ 25 2.1. Lý luận về điểm đến du lịch......................................................................... 25 2.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch ..................................................................... 25 2.1.2. Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch .......................................................... 28 2.1.3. Phân loại điểm đến du lịch ....................................................................... 28 2.1.4. Điểm đến du lịch biển, đảo ....................................................................... 29 2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.................................................30 2.2.1. Năng lực cạnh tranh.................................................................................. 30 2.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch .............................. 31 2.2.3. Một số cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ......... 33 2.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.................. 34iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI NGHỆ AN ................................................................................................................ 42 3.1. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An.................................. 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 43 3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa ........................................................................ 48 3.1.3. Điều kiện nhân khẩu, kinh tế, xã hội ........................................................ 50 3.1.4. Điều kiện hạ tầng ...................................................................................... 53 3.1.5. Điều kiện môi trường luật lệ, chính sách ................................................. 54 3.1.6. Điều kiện cầu thị trường ........................................................................... 55 3.2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An ................................ 57 3.2.1. Kết quả hoạt động du lịch......................................................................... 58 3.2.2. Sản phẩm du lịch ...................................................................................... 67 3.2.3. Hình ảnh du lịch Nghệ An ........................................................................ 69 3.2.4. Đầu tư phát triển du lịch biển, đảo ........................................................... 70 3.2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch ................................................................................ 72 3.2.6. Quản lý nhà nước ..................................................................................... 77 3.2.7. Đánh giá chung ......................................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 82 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN ............................................................................... 83 4.1. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An ................................................................................................................ 84 4.1.1. Khái quát về mô hình ............................................................................... 84 4.1.2. Khung mô hình ......................................................................................... 85 4.1.3. Phần gốc mô hình ..................................................................................... 87 4.1.4. Phần mở rộng mô hình ............................................................................. 89 4.1.5. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi ................................................... 90 4.1.6. Điều tra khảo sát ....................................................................................... 91 4.2. Kết quả đánh giá dựa trên phần gốc của mô hình .................................... 92 4.2.1. Về các tài nguyên phát triển du lịch biển, đảo ......................................... 94 4.2.2. Về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương ............. 99 4.2.3. Về các điều kiện hoàn cảnh .................................................................... 102 4.2.4. Về cầu ..................................................................................................... 104 4.2.5. Về kết quả hoạt động du lịch .................................................................. 104 4.3. Kết quả đánh giá dựa trên phần mở rộng của mô hình.......................... 106v 4.3.1. Thông tin về du khách ............................................................................ 107 4.3.2. Đánh giá của du khách ........................................................................... 113 4.4. Kiểm định độ tin cậy của mô hình ............................................................ 119 4.4.1. Đánh giá thang đo phần gốc của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha ........................................................................................... 119 4.4.2. Đánh giá thang đo phần mở rộng của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha ............................................................................... 122 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình ............................... 122 4.4.4. Phân tích nhân tố khám phá phần mở rộng của mô hình ....................... 125 4.4.5. Đánh giá ................................................................................................. 125 4.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An .............................................................................................................. 125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 129 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN..... 130 5.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo............................................................ 131 5.1.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo trên thế giới ..................................... 131 5.1.2. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam ..................................... 135 5.2. Kinh nghiệm và bài học về phát triển du lịch .......................................... 136 5.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch .......................................... 137 5.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ............................................. 139 5.3. Khuyến nghị giải pháp chính sách nâng cao NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An .............................................................................................................. 143 5.3.1.Giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch . 144 5.3.2. Nhóm giải pháp chính sách về phát triển sản phẩm du lịch ................... 147 5.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách quản lý du lịch ........................... 150 5.3.4. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch .................................................. 156 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 158 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................ 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EFA: Nhân tố khám phá Exploit factor Analysis Heir et al: Heir và cộng sự KDL: Khu du lịch NLCT: Năng lực cạnh tranh UBND: Ủy ban nhân dân VHTTDL: Văn hóa thể thao và du lịchvii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại các bãi biển Nghệ An ....................... 20 Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du lịch ..... 27 Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến các vùng ven biển tỉnh Nghệ An ................. 58 Bảng 3.2: Cơ cấu lao động du lịch biển, đảo Nghệ An theo trình độ ................... 66 Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú vùng ven biển Nghệ An .................................................. 73 Bảng 4.1. Đặc điểm cá nhân của chuyên gia được hỏi ý kiến .............................. 93 Bảng 4.2: Đánh giá về các tài nguyên phát triển du lịch biển, đảo ....................... 94 Bảng 4.3: Đánh giá về các tài nguyên thừa kế ...................................................... 95 Bảng 4.4: Đánh giá về các tài nguyên tạo thêm .................................................... 96 Bảng 4.5: Đánh giá về các yếu tố phụ trợ ............................................................. 98 Bảng 4.6: Đánh giá về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương .. 100 Bảng 4.7: Đánh giá về các điều kiện hoàn cảnh .................................................. 102 Bảng 4.8: Đánh giá về cầu ................................................................................... 104 Bảng 4.9: Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch................................................105 Bảng 4.10: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách được điều tra ........................ 107 Bảng 4.11: Tỷ trọng du khách theo nghề nghiệp .................................................. 108 Bảng 4.12: Tỷ trọng du khách theo địa phương .................................................... 109 Bảng 4.13: Mục đích chuyến thăm của du khách.................................................. 110 Bảng 4.14: Số lần đi du lịch Nghệ An ................................................................... 110 Bảng 4.15: Hình thức tổ chức chuyến đi ............................................................... 111 Bảng 4.16: Hình thức thu thập thông tin về du lịch biển, đảo Nghệ An ............... 111 Bảng 4.17: Phương tiện giao thông ....................................................................... 112 Bảng 4.18: Mức chi tiêu ........................................................................................ 112 Bảng 4.19: Khoản chi tiêu tốn kém nhất ............................................................... 113 Bảng 4.20: Đánh giá về sản phẩmđiểm thu hút du lịch ....................................... 114 Bảng 4.21: Đánh giá về an ninh, trật tự, môi trường xã hội .................................. 115 Bảng 4.22: Đánh giá về vệ sinh, môi trường ......................................................... 116viii Bảng 4.23: Đánh giá về cơ sở hạ tầng, tiện ích ..................................................... 116 Bảng 4.24: Đánh giá về giá cả............................................................................... 117 Bảng 4.25: Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa ..................................................................................... 118 Bảng 4.26: Đánh giá về thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An ......................... 118 Bảng 4.27: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha phần gốc của mô hình ....... 120 Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình .............. 123ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ............ 19 Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ...... 35 Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ............ 38 Sơ đồ 4.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An ...... 87 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khách du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương ........... 60 Biểu đồ 3.2. Số ngày nghỉ bình quân của khách du lịch biển, đảo Nghệ An ........ 61 Biểu đồ 3.3: Doanh thu từ du lịch biển, đảo của Nghệ An ................................... 61 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng đóng góp của các địa phương vào tổng doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An ............................................................................ 62 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An của khách quốc tế và khách nội địa ......................................................... 63 Biểu đồ 3.6: Lực lượng lao động du lịch biển, đảo trực tiếp của Nghệ An .......... 64 Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng lực lượng lao động du lịch biển, đảo của Nghệ An theo địa bàn . 65 Biểu đồ 3.8: Đầu tư cho du lịch biển, đảo của Nghệ An ....................................... 71 Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng đầu tư vào du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương .... 72 Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng cơ sở lưu trú theo địa phương ............................................ 741 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu luận án Sự hình thành ý tưởng nghiên cứu:Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh du lịch hiện nay cũng đối mặt với những sức ép cạnh tranh to lớn. Hoạt động du lịch tự phát, đơn thuần dựa vào các nguồn lợi sẵn có, dù là rất đặc sắc, vẫn không thể đảm bảo cho các điểm đến du lịch có được một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường du lịch nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.Do đó, để phát triển thành công du lịch, các điểm đến du lịch cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng về du lịch, trong đó có du lịch biển, đảo nhưng thực tiễn cho thấy phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An thời gian qua chưa tương xứng với khả năng hiện có. Vì vậy cần phải có những giải pháp thực sự có hiệu quả để nâng cao khả năng thu hút du khách đến với du lịch biển, đảo Nghệ An. Muốn vậy tỉnh Nghệ An cần phải xác định một cách chính xác các lợi thế cũng như bất lợi trong phát triển du lịch biển, đảo của mình để từ đó có các giải pháp hữu hiệu. Chính vì vây, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Kết cấu tổng thể của luận án: Ngoài phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được thể hiện trong 5 chương với 33 bảng số liệu; 10 biểu đồ và 04 sơ đồ. Về các kết quả của luận án: lựa chọn, phát triển và áp dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) cũng như sử dụng một số công cụ định lượng trong việc lựa chọn, đánh giá và kiểm định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch,cụ thể là điểm đến du lịch biển,đảo Nghệ An trong quá trình phát2 triển du lịch biển, đảo; trên cơ sở so sánh với năng lực cạnh tranh của một số điểm đến du lịch tương đồng và điểm đến hàng đầu khác ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển, đảo Nghệ An. Từ đó khuyến nghịcác giải pháp chính sách giúp phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu này có thể nhân rộng vận dụng cho các điểm đến du lịch biển khác ở Việt Nam. 1.2.Lý do chọnđề tài nghiên cứu Du lịch được Việt Nam xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, của nhiều địa phương nói riêng còn chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Bên cạnh những tác dụng tích cực (tạo thu nhập, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; tạo công ăn việc làm; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; bảo tồn, phát huy và phổ biến các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; mở mang cơ hội kinh doanh, đầu tư, v.v…), hoạt động du lịch còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế xã hội môi trường (tội phạm, mất trật tự trị an; ô nhiễm môi trường văn hóa, tự nhiên; quy hoạch, xây dựng lộn xộn, phá vỡ cảnh quan tự nhiên, v.v…). Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chương trình, chính sách, hoạt động phát triển du lịch, giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như giữa các địa phương trong cả nước. Phát triển du lịch chủ yếu vẫn theo chiều rộng, hiệu suất vốn đầu tư vào du lịch chưa cao. So với các nước trong khu vực, quy mô ngành du lịch của Việt Nam (thông qua các chỉ tiêu như số khách, doanh thu du lịch, đóng góp vào nền kinh tế, việc làm tạo thêm, cơ sở vật chất du lịch, v.v…) cũng như trình độ nguồn nhân lực, khả năng quản lý, mức độ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn khiêm tốn. Những yếu kém, hạn chế này được bộc lộ ở năng lực cạnh tranh còn thấp của du lịch Việt Nam. Thực trạng này đã được trình bày rất chi tiết tại nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) 7. Ở cấp địa phương, các chương trình phát triển du lịch thường được triển khai dàn hàng ngang, dập khuôn từ trên xuống dưới với ít khác biệt giữa các tỉnh, thành, mặc dù qua cơ chế phân cấp, các địa phương được tương đối tự chủ trong việc xây3 dựng và thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển và quản lý du lịch (Trần Thị Bích Hằng, 2012) 2. Kết quả chủ yếu cho đến nay mới chỉ dừng lại ở việc khai thác, tận dụng trực tiếp các nguồn lợi du lịch sẵn có. Đúng như nhận định trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) 7, những điểm nhấn, sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính biểu trưng của nhiểu địa phương còn mờ nhạt, không tạo được dấu ấn trong lòng du khách. Các hoạt động tạo giá trị gia tăng cho nguồn lợi du lịch sẵn có còn nghèo nàn, kém hấp dẫn (Bùi Xuân Nhàn, 2012) 3. Phát triển du lịch thường chỉ được các địa phương tập trung thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng về số khách, doanh thu du lịch, việc làm mà bỏ qua những tác động về mặt xã hội, môi trường, nhân lực và mối liên hệ với các ngành kinh tế khác cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là sự phát triển mang tính phong trào, tự phát, ít dựa trên cơ sở lý luận khoa học và phân tích chính xác thực tiễn về tiềm năng, lợi thế và năng lực cạnh tranh du lịch tại các địa phương cũng như đặc điểm và sự biến động trong nhu cầu của các thị trường (Ngô Đức Anh, 2007) 1. Nghệ An, giống với nhiều địa phương trong cả nước, cũng đặt mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương đã này được Đảng bộ, chính quyền các cấp của Nghệ An kiên trì thực hiện trong nhiều năm nay. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An 5, nhiều chính sách, biện pháp, hoạt động phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Nhiều thành tựu đã đạt được nhưng bất cập, khó khăn cũng không ít. Trong các chương trình phát triển du lịch tại Nghệ An, du lịch biển đảo được xác định là một trọng tâm trong chiến lược tổng thể phát triển du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch biển, đảo đã được xác định là ưu tiên hàng đầu, gắn chặt với các chính sách kinh tế lớn khác của tỉnh cũng như quốc gia như phát triển kinh tế biển, an ninh, quốc phòng. Các nguồn lực được tỉnh ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch biển đảo. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, Nghệ An cũng gặp phải những vấn đề trên đây trong phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch biển đảo nói riêng. Cụ thể, du lịch biển của Nghệ An vẫn chủ yếu dựa vào4 khai thác trực tiếp nguồn lực tự nhiên sẵn có. Giá trị gia tăng thêm được tạo ra từ quản lý du lịch chưa nhiều. Dấu ấn về du lịch biển của Nghệ An không có nhiều khác biệt so với các tỉnh, thành lân cận và chưa thể có được thương hiệu mang tính quốc gia, quốc tế so với nhiều địa phương khác của Việt Nam. Giống với các chương trình phát triển du lịch khác, các biện pháp phát triển đưa ra chủ yếu theo chiều rộng. Hiệu quả thực tế thường chỉ được đơn thuần thông qua sự gia tăng về số khách, doanh thu, việc làm mà không có sự so sánh tương đối với các địa phương có liên quan cũng như phân tích về nguồn cầu của khách hàng. Hiệu suất của vốn đầu tư cũng như những tác động kinh tế văn hóa xã hội văn hóa môi trường thường không được đánh giá đầy đủ. Mặc dù các nghiên cứu trước đây về phát triển du lịch biển đảo do Nghệ An thực hiện đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch biển tỉnh nhà nhưng những nhận định đưa ra vẫn chủ yếu mang tính định tính. Các giải pháp đưa ra rất nhiều nhưng chưa đề ra được đâu là giải pháp đột phá cần phải ưu tiên thực hiện. Vì thế một đánh giá cụ thể, định lượng chi tiết về năng lực cạnh tranh du lịch biển của Nghệ An so với các địa phương khác, nhất là các địa phương lân cận có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đây là cơ sở để Nghệ An sử dụng các nguồn lực về tự nhiên, vốn, nhân lực, chính sách một cách hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán như thời gian vừa qua. Việc áp dụng các mô hình mà thế giới đã áp dụng thành công vì thế hứa hẹn sẽ đem lại một cách đánh giá khác với trước đây. Ngoài ra, điều này còn có ý nghĩa học thuật, bổ sung vào những phương pháp đánh giá đã được xây dựng, nhấn mạnh vào một điểm đến du lịch cụ thể. Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác kết quả của nghiên cứu có thể bổ sung vào lý luận về cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với nhiều khác biệt về thể chế kinh tế xã hội như Việt Nam. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Hoạt động du lịch thời gian qua đã có những thay đổi hết sức lớn lao cả về lượng lẫn chất. Nhìn chung, du lịch truyền thống, phổ thông, đại trà dựa trực tiếp,5 chủ yếu vào các tài nguyên sẵn có đã được thay thế bởi những hình thức du lịch hiện đại với hàm lượng giá trị gia tăng cao bổ sung thêm vào tài nguyên du lịch có sẵn. Cạnh tranh trên các thị trường du lịch trở nên khốc liệt hơn trước, đòi hỏi các điểm đến du lịch phải đổi mới, sáng tạo liên tục nếu không muốn bị đào thải (Cracolici và Rietveld, 2008) 17. Cũng giống với nhiều loại hình kinh doanh khác, các điểm đến du lịch muốn thành công cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một đề tài thu hút nhiều quan tâm trong cả nghiên cứu lý thuyết lẫn áp dụng thực tiễn. Trên thế giới, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều và đã có một lịch sử khá lâu dài. Khá nhiều mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch đã được đề xuất và áp dụng. Theo Hassan (2000) 33, những mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh truyền thống thường tập trung về phía cung, tức chỉ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hoặc thị trường. Mặc dù mô hình truyền thống có tác dụng đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại nhưng chúng không phân tích được những xu thế biến động trong tương lai cũng như ảnh hưởng của phía cầu. Những mô hình truyền thống này cũng thường bỏ qua những đặc trưng riêng có của kinh doanh du lịch, đánh đồng kinh doanh du lịch với các loại hình hàng hóa, dịch vụ khác. Do đó, dựa vào mô hình truyền thống dễ dẫn đến thiếu sót, bất cập khi lập kế hoạch phát triển du lịch. Để giải quyết vấn đề nói trên, nhiều học giả như Crouch và Ritchie (1999) 21, Dwyer và Kim (2003) 25 đã cố gắng đưa vào mô hình đánh giá rất nhiều các yếu tố từ cả cung và cầu, đồng thời phân tích cả mối tương tác giữa các yếu tố cũng như môi trường hoạt động cho các yếu tố.Do đó, phân tích và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch có một ý nghĩa lớn lao cả về lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả của việc đánh giá tổng quan này sẽ là cơ sở để các điểm đến du lịch của Việt Nam (trong đó có du lịch biển, đảo Nghệ An) có thể xây dựng và áp dụng một mô hình phù hợp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của6 mình. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cho nghiên cứu có những đóng góp thiết thực, mới mẻ vào hệ thống tri thức về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. 1.3.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch đã có một lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 1990 nghiên cứu về lĩnh vực này mới tìm được hướng phát triển thống nhất (Ritchie và Crouch, 2000 46). Mặc dù vây, nhưng số cơ sở lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch lại khá khiêm tốn (Hudson và cộng sự, 2004 37). 1.3.1.1. Các nghiên cứu truyền thống về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Theo Dwyer và Kim (2003) 25, trước khi có sự thống nhất về cơ sở lý thuyết dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch, cách tiếp cận truyền thống từ các ngành kinh tế khác thường được sử dụng. Khởi đầu, năng lực cạnh tranh trong du lịch cũng được xác định giống với năng lực cạnh tranh theo nghĩa truyền thống. Theo đó, các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh được tập trung về phía cung. Cụ thể, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm với chi phí thấp, tạo khác biệt và chuyên môn hóa nhất được coi là những phương thức cơ bản để giành chiến thắng trên thương trường (Bordas, 1994) 13. Ví dụ, Poon (1993) 43 cho rằng các điểm đến du lịch muốn trở nên cạnh tranh hơn thì nên quan tâm đến môi trường, coi du lịch là ngành mũi nhọn, tăng cường các kênh phân phối tới thị trường và xây dựng khu vực tư nhân năng động. Một số công trình tiêu biểu đầu tiên về mô hình lý thuyết dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có thể kể ra như sau. Porter (1990) 44 đã đưa ra mô hình năng lực cạnh tranh quốc gia hình kim cương với sáu yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia và với mô hình này có thể áp dụng cho một điểm đến du lịch cụ thể. Sáu yếu tố này là các điều kiện về lợi thế du lịch; các điều kiện về phía cầu; các ngành kinh tế phụ trợ có liên quan; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp; các sự kiện; và chính quyền. Theo đánh giá của rất nhiều học giả nhưChon (1995), Mayer (1995), Evans7 (1995)…, mô hình của Porter (1990) 44 mặc dù chưa mang đầy đủ các đặc điểm cần có của một mô hình hiện đại nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển sau này. Sau đó, chính Chon và Mayer (1995) 15 đã điều chỉnh mô hình của Porter (1990) 44 bằng cách đề xuất năng lực cạnh tranh du lịch cần có 5 khía cạnh: hình ảnh, quản trị, tổ chức, thông tin và hiệu quả. Tuy nhiên, Evans và cộng sự (1995) 28 lại phát triển mô hình dựa trên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ba mũi nhọn được hướng đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch là giá cả, tạo khác biệt và độ tập trung. Các tổ chức quản lý du lịch cũng được trao một vai trò lớn trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Mô hình của Evans và cộng sự (1995) 28 đã được mở rộng trong Jones và HavenTang (2005) 38 theo hướng nhấn mạnh hơn vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự can thiệp của khu vực công. Đến năm 1997, Pearce (1997) 42 đã xây dựng mô hình phân tích điểm đến có tính cạnh tranh (CDA – Competitive – Destination Analysis) để tính toán năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Cụ thể, CDA hướng vào so sánh một cách có hệ thống những yếu tố quan trọng của các điểm đến du lịch có cạnh tranh với nhau. Việc so sánh này nhằm đưa ra một đánh giá khách quan về điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch. Theo Hudson và cộng sự (2004) 37, điểm nhấn trong mô hình của Pearce (1997) là đưa ra cách đánh giá dựa trên từng đặc điểm đặc thù của điểm đến du lịch. Kozak và Remmington (1999) 39 đặt ra một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch dựa vào nhóm hai yếu tố chính là: các yếu tố cơ sở(như khí hậu, hệ sinh thái, văn hóa, di sản kiến trúc…) và các yếu tố đặc trưng của ngành du lịch (như khách sạn, phương tiện giao thông và giải trí…). Có thể nhận thấy, những cách tiếp cận trên chủ yếu dựạ vào các yếu tố từ phía cung. Mặc dù cách tiếp cận đó đúng nhưng cần phải tiếp cận đánh giá trên góc độ từ phía cầu. Về phía cung, có nhiều cách để phân loại các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch. Những tổng kết gần đây đã liệt kê 6 nhóm yếu tố chính mà các lý thuyết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đều đề cập: (i) Những nguồn thu hút du lịch (tự nhiên, nhân tạo, di sản, tạo mới, sự kiện .v.v…); (ii) Điều kiện đi lại (giao thông, phương tiện, bến bãi, v.v…); (iii) Tiện ích (lưu trú, ăn uống, mua sắm, dịch vụ du lịch khác, v.v…); (iv) Sản phẩm du lịch; (v) Các hoạt động tại8 điểm đến du lịch; (vi) Các dịch vụ phụ trợ (bệnh viện, tài chính ngân hàng, viễn thông, thông tin, v.v…). 1.3.2.2. Các nghiên cứu hiện đại về đánh giá năng lực cạnh tranhcủa điểm đến du lịch Ngày nay, cạnh tranh trong du lịch diễn ra hết sức khốc liệt do nhu cầu, sở thích tiêu dùng của khách hàng trở nên đa dạng, phức tạp và hay thay đổi hơn. Giữ vững và tăng năng lực cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa là thách thức cho tất cả các điểm đến du lịch. Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh chỉ dựa vào các yếu tố về phía cung là chưa đủ. Muốn có được sức cạnh tranh mạnh, nhà cung ứng cũng cần hiểu rõ các đặc điểm của cầu cũng như môi trường mà cung và cầu hoạt động. Năng lực cạnh tranh du lịch theo nghĩa hiện đại cũng giống với năng lực cạnh tranh trong các loại thị trường hiện đại khác bao gồm đầy đủ các yếu tố trong cả cung và cầu cùng môi trường hoạt động của cung và cầu, đồng thời phải xem xét cả mối liên hệ, tác động tương hỗ, qua lại giữa các yếu tố. Công trình đầu tiên được đa số ghi nhận tích hợp tương đối đầy đủ, toàn diện các yếu tố cần phải có đối với năng lực cạnh tranh du lịch, cả từ phía cung và phía cầu, do Crouch và Ritchie (1999) 21 thực hiện. Công trình này vốn được phát triển từ phiên bản trước đó, trong Ritchie và Crouch (1993) 45, và mở rộng trong các nghiên cứu sau này như Richie và Crouch (2000, 2003) 46, 47, thường được gọi là mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Theo Cracolici và cộng sự (2008) 17, các công trình về năng lực cạnh tranh du lịch của Crouch và Ritchie có khởi thủy từ nghiên cứu của Porter (1990). Dựa trên công trình của Porter (1990), Ritchie và Crouch (1993, 2000, 2003) 45, 46, 47 và Crouch và Ritchie (1999) 21 đã phát triển lên thành mô hình năng lực cạnh tranh cho một điểm đến du lịch cụ thể. Trong các nghiên cứu của hai ông, năng lực cạnh tranh du lịch được xây dựng trên cơ sở tập hợp của rất nhiều yếu tố. Việc tính toán đúng giá trị của từng yếu tố cũng như mối tương tác giữa chúng sẽ giúp xác định chính xác thế mạnh mà mỗi điểm đến, địa phương hay quốc gia nên dựa vào để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất có thể. Năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự thành bại phát triển du lịch. Theo các tác giả này, phần lõi của năng lực cạnh tranh trong du lịch gồm có bốn cấu phần chính: tài nguyên du lịch, năng lực quản lý, môi trường chính sách và9 cầu thị trường. Ba cấu phần đầu tiên quyết định khả năng đưa ra thị trường các sản phẩm du lịch.Cấu phần thứ tưcho biết những lợi thế về mặt cung có thể phát huy được hay không. Các cấu phần nói trên quyết định phần lõi của năng lực cạnh tranh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô tác động lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến các cấu phần trong phần lõi của năng lực cạnh tranh. Mặc dù đã xây dựng một mô hình khá toàn diện, hiện đại với tương đối đầy đủ các yếu tố cần phải có quyết định năng lực cạnh tranh, mô hình của Crouch và Ritchie (1999) vẫn bị chỉ trích thiếu sự liên kết, tương tác giữa các yếu tố trong mô hình (Tanja và cộng sự, 2011) 50. Nói cách khác, các yếu tố trong Crouch và Ritchie (1999) chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh, quan hệ giữa chúng thường chỉ là một chiều và khá trực diện. Ngoài ra, nhiều học giả cho rằng các mô hình của Crouch và Ritchie vẫn thiên về các yếu tố thuộc phía cung mà chưa coi trọng đúng mức các yếu tố thuộc phía cầu (Gomezelj và Mihalič, 2008) 31. Do đó, làm sâu sắc thêm thêm mối liên hệ giữa các yếu tố trong năng lực cạnh tranh thường là hướng phát triển được các học giả sau này lựa chọn. Ví dụ trong Hassan (2000) 33, bốn yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch của một quốc gia là lợi thế so sánh, xu hướng cầu, cấu trúc của ngành du lịch và những cam kết môi trường. Do đó, ngoài hai yếu tố truyền thống là lợi thế so sánh và cấu trúc ngành du lịch, Hassan (2000) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cầu và yếu tố môi trường. Đóng góp của Hassan (2000) là đã chỉ rõ sự tác động của cầu cũng như trách nhiệm môi trường đối với năng lực cạnh tranh du lịch. Cụ thể, khi nhận thức, trình độ tăng lên (ví dụ dân cư ở các nước phát triển), con người có xu hướng muốn tận hưởng du lịch ở những điểm đến thân thiện với môi trường, có hoạt động phát triển du lịch bền vững, bảo vệ được lâu dài các giá trị tự nhiên. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của Hassan (2000) là việc mới áp dụng các phân tích cho thị trường thế giới trong đó mỗi quốc gia là một đối thủ cạnh tranh và chưa làm rõ các biến số dùng để đo lường sự bền vững của thị trường và môi trường. Một hướng khác được các nhà nghiên cứu lựa chọn là đánh giá năng lực cạnh tranh trong một thị trường du lịch cá biệt. Ví dụ Go và Govers (2000) 31 xây10 dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong thị trường hội nghị, hội thảo. Bảy tiêu chí được đưa ra là: tiện ích, đi lại, chất lượng dịch vụ, khả năng chi trả, hình ảnh của điểm đến, khí hậumôi trường và độ hấp dẫn. Nhược điểm của những mô hình kiểu này chỉ có thể áp dụng cho một hoạt động du lịch nhất định. Đặc biệt, trên cơ sở kết quả của Crouch và Ritchie (1999) 21, Dwyer và Kim (2003) 25 đã phát triển thành công mô hình tích hợp đa yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Trong mô hình này, các tác giả tập hợp và đa dạng hóa những yếu tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp cũng như các điểm đến du lịch. Tanja và cộng sự (2011) 50 nhận xét rằng mô hình của Dwyer và Kim (2003) vẫn giữ lại phần lớn cấu trúc của các mô hình do Crouch và Ritchie (1999) đề xuất. Tuy nhiên, Dwyer và Kim (2003) 25 giải thích rõ hơn sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch. Hai học giả đã chi tiết hóa bốn cấu phần của năng lực cạnh tranh trong Crouch và Ritchie (1999) thông qua một loạt các tiêu chí. Ví dụ, các tài nguyên du lịch trong mô hình của Crouch và Ritchie (1999) được xác định đều thuộc một nhóm thì đến Dwyer và Kim (2003) được tách bạch rõ ràng thành tài nguyên tự nhiên, văn hóa, lịch sử, v.v… Mô hình này cũng nhấn mạnh rõ hơn tầm quan trọng của các yếu tố về phía cầu. Theo đó hiểu biết, nhận thức của du khách về một điểm đến du lịch là một yếu tố then chốt quyết định lượng khách. Do đó, hệ thống các tiêu chí nhằm lượng hóa chỉ số năng lực cạnh tranh có thành phần đa dạng hơn, đồng thời cho phép so sánh giữa các nước và giữa các ngành du lịch. Tuy nhiên, các ông cho rằng hệ thống tiêu chí trong mô hình tích hợp đa yếu tố cần được điều chỉnh linh hoạt khi áp dụng. Tóm lại, mô hình lý thuyết của Dwyer và Kim (2003) 25 đưa ra những nhóm yếu tố chính sau đây khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch: (i) Các tài nguyên du lịch; (ii) Các điều kiện hoàn cảnh; (iii) Cầu; (iv) Quản lý; (v) Mối liên hệ gữa các yếu tố. Tiếp sau Dwyer và Kim (2003), một mô hình cũng nhận được sự đánh giá cao của giới học thuật là Enright và Newton (2004) 27. Enright và Newton (2004) 27 đã đề xuất một mô hình năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch rộng và toàn diện hơn. Cụ thể, mô hình này đã tích hợp những yếu tố giống nhau của ngành du lịch với các yếu tố thu hút chính của điểm đến du lịch. Vì vậy, mô hình của Enright11 và Newton (2004) làm sâu sắc hơn quan điểm năng lực cạnh tranh do cả các yếu tố trong nội bộ ngành du lịch và điểm đến du lịch lẫn các yếu tố thuộc môi trường cho hoạt động du lịch diễn ra. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhấn mạnh việc phân tích mối tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của điểm đến du lịch. Jones và HavenTang(2005) 38 trong khi đó đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch dựa vào đồng thời kết quả hoạt động (như số lượt khách, doanh thu) và khía cạnh chất lượng của hoạt động. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF (2007)) đã xây dựng mô hình tính toán chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia thông qua 13 yếu tố chính là: chính sáchquy định; quản lý môi trường; an toàn; vệ sinhy tế; ưu đãi cho du lịch; cơ sở hạ tầng hàng không; cơ sở hạ tầng mặt đất; cơ sở hạ tầng du lịch; cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; giả cả; nguồn nhân lực; nhận thức về du lịch; và nguồn lực tự nhiênvăn hóa. Những yếu tố này cũng có thể được nhóm vào 3 lĩnh vực chính là: quy chế; môi trường kinh doanhcơ sở hạ tầng; và nguồn lực tự nhiênvăn hóacon người. Đây là những chỉ số tổng hợp giúp so sánh năng lực cạnh tranh của các quốc gia với nhau. Gần đây, Haugland và cộng sự (2011) 34 đã phát triển một lý thuyết về vai trò của công tác điều phối, kết hợp các đơn vị hoạt động du lịch. Các tác giả này cho rằng dưới con mắt của khách du lịch, chất lượng của một vùng du lịch thường được đánh giá một cách tổng thể. Tuy nhiên, về phía cung, chất lượng tổng thể của một vùng du lịch là kết quả của một chuỗi những đóng góp của rất nhiều đơn vị hoạt động du lịch. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các đơn vị có một vai trò quan trọng. Theo Haugland và cộng sự (2011) 34, thực hiện tốt quá trình này cần có ba hợp phần: lợi thế du lịch của vùng, điều phối trong nội bộ vùng và điều phối liên vùng. Trước đó, trong một nghiên cứu về phát triển du lịch tại các vùng còn kém phát triển, Tinsley và Lynch (2001) 52 đã chứng minh rằng thiết lập mạng lưới liên kết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quy mô nhỏ có tác dụng nâng chất lượng dịch vụ du lịch cũng như năng lực cạnh tranh của cả vùng. Tóm lại, các lý thuyết đều thống nhất năng lực cạnh tranh du lịch được quyết định bởi một hệ thống nhiều yếu tố. Các lý thuyết khác nhau về danh mục các yếu tố cũng như mối tương tác giữa các yếu tố với nhau. Tuy nhiên, kết luận chung của12 các lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong du lịch là sự cần thiết của việc tạo ra và dựa vào những lợi thế so sánh đặc trưng. Lợi thế so sánh đặc trưng là nền tảng, thông thường dựa vào các nguồn lợi sẵn có về di sản tự nhiên và văn hóa, từ đó để định vị thị trường và xây dựng các kế hoạch, phương pháp phát triển du lịch. Các kế hoạch phát triển du lịch cần gắn chặt với nhu cầu thị trường và duy trì sự bền vững, ổn định của các lợi thế so sánh đặc trưng. 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Những nền tảng lý thuyết trên đây về năng lực cạnh tranh du lịch đã được hiện thực hóa thông qua rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Trong phần lớn trường hợp, các học giả áp dụng những mô hình lý thuyết để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch cho những điểm đến hoặc sản phẩm du lịch cụ thể. Hai mô hình lý thuyết thường được nhiều nghiên cứu áp dụng nhất là Crouch và Ritchie (1999) và Dwyer và Kim (2003). Hudson và cộng sự (2004) 37 đã dựa vào lý thuyết của Crouch và Ritchie (1999) để so sánh năng lực cạnh tranh của các điểm đến trượt tuyết tại Canada. Các tác giả đã cụ thể hóa cơ sở lý luận bằng việc thiết kế bảng hỏi và thu thập ý kiến đối với 50 tiêu chí, từ đó tính toán giá trị cụ thể của từng yếu tố trong năng lực cạnh tranh. Enright và Newton (2005) 27 đã chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết hiện đại về năng lực cạnh tranh thông qua khảo sát khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể, cả nhân tố liên quan đến kinh doanh du lịch lẫn lợi thế du lịch chủ chốt đều có tác động đến năng lực cạnh tranh. Đồng thời, sự đa dạng của sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường mục tiêu cũng là những nhân tố quan trọng. Gomezelj và Mihalič (2008) 31 đã áp dụng mô hình của Ritchie và Crouch (2000)để xác định năng lực cạnh tranh của du lịch Slovenia. Các tác giả cho rằng Slovenia không có lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng về mặt nguồn lực tự nhiên. Chính vì vậy, để cạnh tranh, Slovenia nên ưu tiên cải thiện trình độ, năng lực quản trị du lịch. Cracolici và Nijkamp (2008) 18 đã tập trung vào độ hài lòng của du khách, tức phía cầu, nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các vùng du lịch phía Nam Italia. Các địa phương Nam Italia nằm trọn vẹn trong Địa Trung Hải, cũng dựa vào13 tài nguyên du lịch biển để phát triển du lịch. Cụ thể, các tác giả đã điều tra du khách bằng các bảng hỏi. Sáu yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh được khảo sát là: tài nguyên tự nhiên và văn hóa, lưu trú ăn uống, giao thông, sản phẩm du lịch, độ an toàn và cư dân địa phương. Đặc biệt, Cracolici và cộng sự (2008) 17 đã có một nghiên cứu thực nghiệm xuất sắc về năng lực cạnh tranh du lịch của các địa phương ở Italia. Trên cơ sở các lý luận tiên phong, các tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về hiệu quả hoạt động của các điểm đến du lịch. Theo đó, một điểm đến du lịch được coi là một doanh nghiệp có mục tiêu tối ưu hóa kết quả kinh doanh thông qua kết hợp hiệu quả các nguồn lực đầu vào. Kết quả kinh doanh có thể là số khách, số ngày nghỉ, giá trị gia tăng tạo ra, số lao động tuyển dụng hay độ hài lòng của du khách, v.v… Dựa vào số liệu đầu vào cũng như kết quả kinh doanh du lịch của 103 địa điểm ở Italia, Cracolici và cộng sự (2008) 17 đã xác định được các tham số trong hàm “sản xuất dịch vụ du lịch” của Italia. Dựa vào hàm sản xuất này có thể cho biết kết quả thực tại thấp hơn hay cao hơn so với năng lực, nghĩa là hoạt động du lịch hiệu quả hay không hiệu quả. Kết quả của hoạt động du lịch quả được tổng kết do 3 yếu tố chính: (i) quản lý của chính quyền; (ii) thay đổi của yếu tố cầu; (iii) đặc trưng về địa chất, văn hóa, xã hội của điểm đến du lịch. Tại Italia, các vùng du lịch văn hóa có hiệu quả cao hơn các vùng du lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên. Gần đây, chính Crouch (2010) 20 đã tập hợp số liệu để tìm ra những tiêu chí quan trọng nhất đối với năng lực cạnh tranh. Theo đó, mười yếu tố được xác định luôn có ý nghĩa lớn có liên quan đến giá cả, chất lượng dịch vụ trực tiếp tác động tới du khách. Các yếu tố đó bao gồm: (1) Địa vật lý và khí hậu; (2) Văn hóa và lịch sử; (3) Thượng tầng kiến trúc du lịch; (4) Phối hợp các hoạt động; (5) Hình ảnh sự nhận biết; (6) Sự kiện đặc biệt; (7) Giải trí; (8) Cơ sở hạ tầng; (9) Khả năng tiếp cận; (10) Vị trí thương hiệu. Tanja và cộng sự (2011) 50 đã sử dụng mô hình tích hợp đa yếu tố phát triển bởi Dwyer và Kim (2003) để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Serbia. Các ứng dụng thực nghiệm trong Gomezelj và Mihalic (2008) 31 được tác giả14 tham khảo và sử dụng. Kết quả thu được là Serbia có thế mạnh về các nguồn lực du lịch tự nhiên, văn hóa trong khi lại yếu về khả năng quản lý. Các yếu tố thuộc về phía cầu cũng có nhiều bất lợi do hình ảnh của du lịch Serbia trên thế giới cũng như hiểu biết của du khách về du lịch Serbia còn mờ nhạt. Armenski và cộng sự (2012) 12 đã sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) 25 để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của cả Seriba và Slovenia. Nghiên cứu này đã khẳng định lại kết quả của các nghiên cứu trước đó. Theo đó, cả Serbia và Slovenia có lợi thế cạnh tranh về nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nguồn lực tạo thêm nhưng còn yếu về quản lý. Đối với các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam phần lớn được tiến hành theo những phương pháp truyền thống thiên về mô tả và đánh giá dựa trên cảm quan. Những nghiên cứu kiểu này hiện diện ở tất cả các loại hình, từ luận văn, luận án tốt nghiệp, bài báo đến báo cáo của các cơ quan, đơn vị hoạt động du lịch…Cách làm này có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể tình hình và những vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là do không có khuôn khổ lý luận vững chắc, chúng thường sa đà vào mô tả thực trạng. Các giải pháp đề xuất của các nghiên cứu này thường mang nặng tính tình huống, thiếu đi một tầm nhìn tổng thể xuyên không gian, thời gian. Chính vì vậy, các nghiên cứu thường liệt kê ra một loạt các giải pháp cần phải thực hiện mà không chỉ ra được đầu là giải pháp đột phá cũng như trình tự tiến hành các hành động. Để khắc phục tình hình này, một số học giả gần đây cũng bắt đầu theo trào lưu của thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thông qua kết hợp mô hình lý thuyết và khảo sát thực tế. Một số công trình tiêu biểu trong số này được liệt kê dưới đây. Ví dụ Trương Thị Ngọc Thuyên (2010) 10 đã thu thập ý kiến của du khách quốc tế cho một loạt các tiêu chí, qua đó đánh giá lợi thế của du lịch Đà Lạt. Tác giả nhờ thế đã có một phát hiện rất chi tiết về cơ cấu, đặc điểm nguồn khách quốc tế, sở thích cá nhân, nhận định của họ về du lịch Đà Lạt cũng như ý kiến để Đà Lạt có thể phát triển tốt hơn.15 Nguyễn Anh Tuấn (2010) 8 đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến du lịch. Tác giả đã áp dụng một số mô hình lý thuyết nói trên để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, qua đó chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của hạn chế và cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Vân (2012) 11 đã sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) 25 nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch của Đà Nẵng so với các thành phố lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã rút gọn mô hình gốc và chỉ đưa vào phân tích 84 chỉ số. Cách làm này khá giống với Gomezelj và Mihalič (2008) 31, Cracolici và cộng sự (2008)18 và Armenski và cộng sự (2012) 12. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận mặc dù Đà Nẵng có phần lớn các yếu tố đạt trên mức trung bình nhưng không thực sự xuất sắc. Để thực sự cạnh tranh hơn nữa, Đà Nẵng nên tập trung khai thác 7 yếu tố chính liên quan đến nguồn lực du lịch, quản lý, điều kiện hoành cảnh và điều kiện về cầu. Trần Thị Tuyết (2013) 9đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Tác giả cũng dựa vào một số mô hình lý thuyết trên đây để đánh giá các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bình Thuận. Sau khi khảo sát, lấy ý kiến từ các chuyên gia, nghiên cứu đã kết luận Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng để phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần khắc phục. Giải pháp đề xuất tập trung vào ba nhóm chính gồm tận dụng ưu điểm, khắc phục điểm yếu và bổ sung hỗ trợ. Các nghiên cứu dựa vào mô hình lý thuyết trên đây ở Việt Nam đã bước đầu giúp đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch của một số địa phương toàn diện, đầy đủ với cơ sở khoa học vững chắc. Ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu vì vậy trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới thành công về mặt thực nghiệm. Đối với lý luận, chúng chưa có đóng góp trong việc đánh giá các mô hình lý thuyết hiện có cũng như tạo ra mô hình lý thuyết mới đặc trưng cho hoàn cảnh, điều kiện của các địa phương tại Việt Nam. Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm đã góp phần làm sáng tỏ, chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết hiện đại về năng lực cạnh tranh du lịch. Điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp rất nhiều các yếu tố để có được thành công trong phát triển du lịch.16 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là lựa chọn, phát triển và áp dụng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Kết quả của việc áp dụng mô hình là cơ sở để khuyến nghị giải pháp chính sách cho chính quyền tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An. Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận áncó các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (1) Đánh giá được tổng quan cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Việc đánh giá này nhằm có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cả về mặt lý luận và thực nghiệm. Đây là cơ sở để nghiên cứu có thể đưa ra những đóng góp mới cho học thuật và ứng dụng thực tiễn. (2) Lựa chọnvà phát triểnđược mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh thích hợp cho du lịch biển, đảo của t

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân THI TH KIM OANH NH GI NNG LC CNH TRANH DU LCH BIN, O CA TNH NGH AN V KHUYN NGH CHNH SCH luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội - 2015 Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân THI TH KIM OANH NH GI NNG LC CNH TRANH DU LCH BIN, O CA TNH NGH AN V KHUYNNGH CHNH SCH Chuyờn ngnh : Qun lý kinh t (Khoa hc qun lý) Mó s : 62340410 luận án tiến sĩ kinh tế Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS on Th Thu H Hà Nội - 2015 i LI CAM OAN Tụi xin cam oan õy l cụng trỡnh nghiờn cu c lp ca riờng tụi Cỏc s liu, kt qu nờu lun ỏn l trung thc Cỏc ti liu tham kho c trớch dn ngun gc rừ rng Tỏc gi lun ỏn Thỏi Th Kim Oanh ii LI CM N Trc tiờn, tụi xin gi li cm n chõn thnh ti cỏc thy cụ giỏo Khoa Khoa hc qun lý, cỏc cỏn b ca Vin o to Sau i hc, Trng i hc Kinh t quc dõn ó to iu kin thun li tụi hon thnh Lun ỏn ny Tụi xin gi li cm n sõu sc ti PGS.TS on Th Thu H - giỏo viờn hng dn khoa hc, ó giỳp tụi v kin thc v phng phỏp tụi hon thnh Lun ỏn Cui cựng tụi xin chõn thnh cm n Ban giỏm hiu Trng i hc Vinh, Ban ch nhim Khoa Kinh t - i hc Vinh, gia ỡnh v ng nghip ó tn tỡnh h tr, giỳp tụi sut quỏ trỡnh hc v nghiờn cu Xin trõn trng cm n! Tỏc gi lun ỏn Thỏi Th Kim Oanh iii MC LC LI CAM OAN i LI CM N ii MC LC iii DANH MC CC T VIT TT vi DANH MC CC BNG vii DANH MC CC S , BIU ix CHNG 1: GII THIU TNG QUAN NGHIấN CU 1.1 Gii thiu lun ỏn 1.2 Tớnh cp thit ca ti nghiờn cu .2 1.3 Tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu cú liờn quan .4 1.3.1 Tỡnh hỡnh nghiờn cu lý thuyt v mụ hỡnh ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca im n du lch .6 1.3.2 Cỏc nghiờn cu thc nghim v nng lc cnh tranh ca im n du lch 12 1.4 Mc tiờu nghiờn cu .16 1.5 Gi thuyt v cõu hi nghiờn cu 16 1.6 i tng v phm vi nghiờn cu .17 1.7 Phng phỏp nghiờn cu .18 1.7.1 Mụ hỡnh nghiờn cu 18 1.7.2 Phng phỏp nghiờn cu 19 1.8 úng gúp v hn ch ca nghiờn cu 22 1.8.1 úng gúp ca nghiờn cu 22 1.8.2 Hn ch ca nghiờn cu 24 1.9 Kt cu ca nghiờn cu 24 CHNG 2: C S Lí LUN V NNG LC CNH TRANHCA IM N DU LCH 25 2.1 Lý lun v im n du lch 25 2.1.1 Khỏi nim im n du lch .25 2.1.2 Tớnh hp dn ca im n du lch 28 2.1.3 Phõn loi im n du lch .28 2.1.4 im n du lch bin, o .29 2.2 Nng lc cnh tranh ca im n du lch 30 2.2.1 Nng lc cnh tranh 30 2.2.2 Khỏi nim nng lc cnh tranh ca im n du lch 31 2.2.3 Mt s cỏch tip cn v nng lc cnh tranh ca im n du lch 33 2.3 Mụ hỡnh ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca im n du lch 34 iv TIU KT CHNG 41 CHNG 3: THC TRNG PHT TRIN DU LCH BIN, O TI NGH AN 42 3.1 iu kin phỏt trin du lch bin, o ca Ngh An 43 3.1.1 iu kin t nhiờn 43 3.1.2 iu kin lch s, húa 48 3.1.3 iu kin nhõn khu, kinh t, xó hi 50 3.1.4 iu kin h tng 53 3.1.5 iu kin mụi trng lut l, chớnh sỏch 54 3.1.6 iu kin cu th trng 55 3.2 Thc trng phỏt trin du lch bin, o ti Ngh An 57 3.2.1 Kt qu hot ng du lch .58 3.2.2 Sn phm du lch 67 3.2.3 Hỡnh nh du lch Ngh An 69 3.2.4 u t phỏt trin du lch bin, o 70 3.2.5 C s h tng du lch 72 3.2.6 Qun lý nh nc .77 3.2.7 ỏnh giỏ chung 80 TIU KT CHNG 82 CHNG 4: NH GI NNG LC CNH TRANHCA IM N DU LCH BIN, O NGH AN .83 4.1 Xõy dng mụ hỡnh ỏnh giỏ nng lc cnh tranh du lch bin, o ca Ngh An 84 4.1.1 Khỏi quỏt v mụ hỡnh .84 4.1.2 Khung mụ hỡnh 85 4.1.3 Phn gc mụ hỡnh .87 4.1.4 Phn m rng mụ hỡnh .89 4.1.5 Xõy dng thang o v thit k bng hi 90 4.1.6 iu tra kho sỏt .91 4.2 Kt qu ỏnh giỏ da trờn phn gc ca mụ hỡnh 92 4.2.1 V cỏc ti nguyờn phỏt trin du lch bin, o 94 4.2.2 V qun lý ca chớnh quyn tnh i vi du lch ti a phng .99 4.2.3 V cỏc iu kin hon cnh 102 4.2.4 V cu .104 4.2.5 V kt qu hot ng du lch 104 4.3 Kt qu ỏnh giỏ da trờn phn m rng ca mụ hỡnh 106 v 4.3.1 Thụng tin v du khỏch 107 4.3.2 ỏnh giỏ ca du khỏch 113 4.4 Kim nh tin cy ca mụ hỡnh 119 4.4.1 ỏnh giỏ thang o phn gc ca mụ hỡnh bng phng phỏp phõn tớch h s Cronbach Alpha 119 4.4.2 ỏnh giỏ thang o phn m rng ca mụ hỡnh bng phng phỏp phõn tớch h s Cronbach Alpha .122 4.4.3 Phõn tớch nhõn t khỏm phỏ phn gc ca mụ hỡnh .122 4.4.4 Phõn tớch nhõn t khỏm phỏ phn m rng ca mụ hỡnh .125 4.4.5 ỏnh giỏ 125 4.5 ỏnh giỏ im mnh, im yu v nng lc cnh tranh du lch bin, o Ngh An 125 TIU KT CHNG .129 CHNG 5: KHUYN NGH GII PHP CHNH SCH NNG CAO NNG LC CNH TRANH CA IM N DU LCH BIN, O NGH AN 130 5.1 Xu th phỏt trin du lch bin, o 131 5.1.1 Xu th phỏt trin du lch bin, o trờn th gii .131 5.1.2 Xu th phỏt trin du lch bin, o Vit Nam .135 5.2 Kinh nghim v bi hc v phỏt trin du lch 136 5.2.1 Kinh nghim v phỏt trin sn phm du lch 137 5.2.2 Kinh nghim qun lý nh nc v du lch .139 5.3 Khuyn ngh gii phỏp chớnh sỏch nõng cao NLCT ca du lch bin, o Ngh An 143 5.3.1.Gii phỏp chớnh sỏch v nghiờn cu cu th trng v xỳc tin du lch 144 5.3.2 Nhúm gii phỏp chớnh sỏch v phỏt trin sn phm du lch 147 5.3.3 Nhúm gii phỏp v c ch chớnh sỏch qun lý du lch 150 5.3.4 Gii phỏp v liờn kt phỏt trin du lch 156 TIU KT CHNG .158 KT LUN 159 DANH MC CễNG TRèNH CễNG B CA TC GI 161 TI LIU THAM KHO 162 vi DANH MC CC T VIT TT EFA: Nhõn t khỏm phỏ - Exploit factor Analysis Heir et al: Heir v cng s KDL: Khu du lch NLCT: Nng lc cnh tranh UBND: y ban nhõn dõn VHTT&DL: Vn húa th thao v du lch vii DANH MC CC BNG Bng 1.1 Phõn b phng du khỏch ti cỏc bói bin Ngh An .20 Bng 2.1: S khỏc gia im n du lch, im du lch v a im du lch .27 Bng 3.1 Lng khỏch du lch n cỏc vựng ven bin tnh Ngh An 58 Bng 3.2: C cu lao ng du lch bin, o Ngh An theo trỡnh 66 Bng 3.3: C s lu trỳ vựng ven bin Ngh An 73 Bng 4.1 c im cỏ nhõn ca chuyờn gia c hi ý kin 93 Bng 4.2: ỏnh giỏ v cỏc ti nguyờn phỏt trin du lch bin, o .94 Bng 4.3: ỏnh giỏ v cỏc ti nguyờn tha k 95 Bng 4.4: ỏnh giỏ v cỏc ti nguyờn to thờm 96 Bng 4.5: ỏnh giỏ v cỏc yu t ph tr .98 Bng 4.6: ỏnh giỏ v qun lý ca chớnh quyn tnh i vi du lch ti a phng 100 Bng 4.7: ỏnh giỏ v cỏc iu kin hon cnh 102 Bng 4.8: ỏnh giỏ v cu 104 Bng 4.9: ỏnh giỏ v kt qu hot ng du lch 105 Bng 4.10: c im nhõn khu hc ca du khỏch c iu tra 107 Bng 4.11: T trng du khỏch theo ngh nghip 108 Bng 4.12: T trng du khỏch theo a phng 109 Bng 4.13: Mc ớch chuyn thm ca du khỏch 110 Bng 4.14: S ln i du lch Ngh An 110 Bng 4.15: Hỡnh thc t chc chuyn i .111 Bng 4.16: Hỡnh thc thu thp thụng tin v du lch bin, o Ngh An .111 Bng 4.17: Phng tin giao thụng .112 Bng 4.18: Mc chi tiờu 112 Bng 4.19: Khon chi tiờu tn kộm nht .113 Bng 4.20: ỏnh giỏ v sn phm/im thu hỳt du lch .114 Bng 4.21: ỏnh giỏ v an ninh, trt t, mụi trng xó hi 115 Bng 4.22: ỏnh giỏ v v sinh, mụi trng 116 viii Bng 4.23: ỏnh giỏ v c s h tng, tin ớch .116 Bng 4.24: ỏnh giỏ v giỏ c .117 Bng 4.25: ỏnh giỏ v tin cy, ci m, chuyờn nghip ca c dõn, nhõn viờn, cỏn b bn a .118 Bng 4.26: ỏnh giỏ v thng hiu du lch bin, o Ngh An 118 Bng 4.27: Kt qu phõn tớch h s Cronbach Alpha phn gc ca mụ hỡnh .120 Bng 4.28: Kt qu phõn tớch nhõn t khỏm phỏ phn gc ca mụ hỡnh 123 152 Du lch l ngnh kinh t mang tớnh liờn ngnh Vỡ vy, vic t chc qun lý cỏc hot ng du lch cn cú s phi kt hp cht ch vi cỏc ngnh nụng nghip, thy sn, cụng nghip, xõy dng, giao thụng ti, ti chớnh, thng mi, cụng an, bo him 5.3.3.4 V chớnh sỏch phỏt trin ngun nhõn lc Cụng tỏc phỏt trin ngun nhõn lc cn c c bit quan tõm Trờn c s d bỏo v th trng, ngun khỏch cn cú k hoch o to nhõn lc cho cỏc lnh vc du lch, nht l v ngoi ng, hng dn, m thc, khỏch sn ng thi, tnh cng cn xõy dng, o to i ng nhõn s tham gia vo quỏ trỡnh qun lý nh nc, tham gia iu hnh cỏc d ỏn cp cao, trỏnh b ng v b khai thỏc, búc lt Cỏc chớnh sỏch c th l: R soỏt, sp xp li i ng cỏn b ton ngnh du lch Phũng Vn húa v Thụng tin cỏc huyn phi hp vi phũng Ni v huyn, tin hnh r soỏt, sp xp t chc b mỏy v i ng cỏn b cụng tỏc ngnh du lch bin, u tiờn b trớ cỏn b lónh o, qun lý cú trỡnh , cú tõm huyt cao i vi s phỏt trin ca ngnh Phi hp vi cỏc c s o to gúp phn a dng húa v i mi cỏc hỡnh thc o to Phi hp vi cỏc trng nghip v du lch cú uy tớn nc, t chc bi dng nõng cao k nng ngh du lch gn vi thi nõng bc ngh v thi th gii hng nm cho i ng cụng nhõn lao ng hin cú ngnh.Liờn kt hng dn cỏc khúa nghip v nh : hng dn viờn, k thut viờn, cu h vi cỏc trng du lch trờn a bn Qun lý ni dung v cht lng o to ngun lc du lch bin Phũng Vn húa v Thụng tin cỏc huyn phi hp vi phũng, S Giỏo dc v o to, cỏc c s o to vic xõy dng v hon thin ni dung o to v nghip v du lch bin Phũng Vn húa v Thụng tin cn c cỏn b chuyờn trỏch vic cp nht nhng quy nh phỏp lý mi, kin thc chuyờn mụn mi, thng kờ thng xuyờn s liu, th hiu, xu hng mi ca khỏch du lch n bin cung cp kin thc thụng tin mi nht, phc v cho vic nghiờn cu, ging dy v hc v du lch bin cho cỏc c s o to 153 Phũng Vn húa v Thụng tin huyn cn ng liờn h, gii thiu, to iu kin hc viờn i thc t v thc ti cỏc khu du lch, cụng ty du lch, l hnh, cỏc khỏch sn Tựy theo tng i tng, Phũng cn xut, x lý o to bi dng vi ni dung v phng phỏp cho phự hp Tng cng cụng tỏc kim tra, giỏm sỏt cht lng o to ca cỏc c s dy ngh du lch trờn a bn Huy ng ngun lc cho phỏt trin ngun nhõn lc du lch bin Vic huy ng ngun lc cho phỏt trin ngun nhõn lc du lch bin gm ngun lc vt cht v phi vt cht : Cn huy ng cỏc ngun t: Chng trỡnh hnh ng quc gia; Ngõn sỏch a phng; n v kinh doanh du lch bin ; úng gúp ca hc viờn; Ngun ti tr khỏc Khai thỏc, phỏt huy ni lc v tri thc ca a phng v nc khai thỏc tt ngun lc tri thc bờn ngoi, Th xó Ca Lũ cn chỳ trng v tớch cc tham gia vo mng li cỏc c s o to du lch qun lý du lch bin núi riờng ca ASEAN (ATTEN) v ca chõu (APETIT) 5.3.3.5 V chớnh chớnh sỏch qun lý trt t tr an v bo v mụi trng An ton, sch s l mt nhng im cng ca du lch bin, o Ngh An c s ỏnh giỏ cao ca du khỏch Cỏc kho sỏt th trng ó nờu rừ vic cú quay li du lch Ngh An hay khụng ca du khỏch trong, ngoi nc cú nh hng rt ln ca nhng yu t ny Cụng tỏc qun lý th trng, gi gỡn trt t tr an, bo v mụi trng cn tip tc c phỏt huy v hng ti mụ hỡnh ụ th bin minh, hin i Do ú, chớnh quyn a phng huyn cú bin cn quy nh rừ cỏc mc phớ (v c mc pht tin nu vi phm) i vi cỏ nhõn, t chc kinh doanh du lch úng gúp vo cụng tỏc qun lý trt t tr an v bo v mụi trng i vi cụng tỏc m bo an ninh, an ton cho du khỏch: cn tng cng cụng tỏc phũng chng ti phm, t nn xó hi, an ninh trt t ti cỏc khu, im du lch bin, o.ng thi, hon thin h thng qun lý khỏch cỏc c s lu trỳ, thc hin cỏc quy nh v ng ký m bo cỏc yờu cu v an ninh, trt t, an ton xó hi.Bờn cnh ú, hng dn ph bin cho khỏch du lch mt cỏch y v an ninh, trt t, an ton xó hi.Phi hp vi ngnh an ninh, hi quan qun lý tt du khỏch, ng thi to iu kin thun li cho du khỏch tham quan i vi cụng tỏc cu h: T chc cỏc i cu h vi y phng tin cu h trờn bin Thng xuyờn tun tra, canh gỏc 24/24 nht l thi k cao im Kim tra 154 thng xuyờn v nghiờm ngt cỏc phng tin chuyn khỏch du lch trờn bin v bng ng thy Kiờn quyt x lý nghiờm nhng trng hp vi phm cỏc quy nh an ton giao thụng ng thy.Quy nh rừ trỏch nhim ca nhõn viờn cu h cụng tỏc nh phi thụng tho khu vc bói tm, cú kinh nghim cu h, bit x lý tỡnh nn nhõn b súng cun trụi Thng xuyờn c o to hun nõng cao k nng, hot ng cu h phi c trỡ thng xuyờn, ti cỏc v trớ trc phi cú trm quan sỏt, im bỏo nguy him v tng cng trang b cỏc phng tin cu h i vi cụng tỏc an ton v sinh thc phm: Phũng Vn húa v Thụng tin cỏc huyn kt hp vi phũng Y t, Trung tõm y t huyn, b phn kim tra an ton v sinh thc phm tin hnh kim tra thng xuyờn theo nh k, kim tra t xut cỏc c s kinh doanh dch v n ung ven bin v th xó, cp giy chng nhn v sinh an ton thc phm X pht hoc thu hi giy phộp kinh doanh nu xut nhng thc phm khụng t tiờu chun m kinh doanh, mua bỏn nh hng n sc khe ca du khỏch phỏt trin du lch bin cn cú gii phỏp ng b v mụi trng t nhiờn v mụi trng nhõn to i vi mụi trng t nhiờn cn tng cng cụng tỏc tuyờn truyn v du lch bn vng nõng cao s hiu bit v ý thc, trỏch nhim bo v mụi trng du lch cho cỏn b cụng nhõn lao ng ti cỏc c s kinh doanh du lch, khỏch du lch Tng cng cụng tỏc kim tra v qun lý tt quy hoch v khai thỏc ti nguyờn du lch Kim soỏt cht ch ngun nc thi (t cỏc nh mỏy, xớ nghip sn xut ch bin, nc thi t rung ng, nc thi t cỏc lng ngh, nc thi sinh hot ) chy vo cỏc dũng sụng, nht l h thng sụng ngũi trc tip bin Thnh lp i cnh sỏt bo v mụi trng bin nhm ngn chn, x lý vi phm liờn quan n mụi trng nh : b rỏc khụng ỳng ni quy nh trờn bin, phỏ hoi cõy xanh ven bin, cú hnh vi lm mt m quan, mụi trng ụ th Lc lng ny cn m bo tớnh chuyờn nghip v hiu qu thi hnh cụng v m bo thu gom cht thi rn v lng trờn cỏc phng tin giao thụng ng thy Sm xỳc tin u t xõy dng h thng thu gom, x lý nc thi - Thc hin xó hi húa dch v v sinh mụi trng, x lý nc thi, cht thi bin Ti cỏc bói bin, KDL, cm du lch cú th thuờ nhng cụng ty t nhõn chuyờn lm v dch v ny m trỏch vic dn v sinh, x lý nc thi 155 5.3.3.6 V chớnh sỏch u t cho phỏt trin du lch Vn u t ca tnh nờn trung phỏt trin c s h tng õy l iu kin cú th khai thỏc lõu di, bn vng cỏc li th du lch Vic dnh u t vo kinh doanh du lch trc tip mc dự cú th to ngun thu cho ngõn sỏch nhng s khụng bn vng Trỏi li, vic ny nờn dnh cho khu vc t nhõn hiu qu, nng ng hn Trc mt, ti nguyờn ti chớnh cũn hn hp, u t cụng nờn u tiờn cho cỏc c s, dch v h tng tng th u t xõy dng cỏc trung tõm hi ngh, hi tho, cỏc khỏch sn ngh bin cú phũng hi ngh tip tc phỏt trin cỏc loi hỡnh du lch MICE nhm gim thiu ti a tớnh thi v ca du lch bin Ngh An Tp trung xỳc tin xõy dng cỏc v trớ p nh ven b bin, khu vc o Ng, o Lan Chõu Xõy dng cỏc trung tõm gii trớ quy mụ ln t tiờu chun quc gia v quc t Nhanh chúng trin khai cỏc d ỏn sõn gofl, casino v cỏc spa ln Xỳc tin thnh lp c quan maketing a phng (Maketing Places) chuyờn lm cụng tỏc thu hỳt u t riờng cho Th xó Ca Lũ ỏp ng c mc tiờu xõy dng Th xó Ca Lũ thnh ụ th du lch nm 2015 5.3.3.7 Chớnh sỏch ng dng khoa hc cụng ngh lnh vc du lch bin ng dng vic m bo an ton cho du khỏch - Lp bin bỏo ti nhng khu vc nguy him - nhng ni cú mc nc sõu, cú ỏ ngm nhm cnh bỏo du khỏch v giỳp lc lng cu h cu ng kp thi - Thit lp ng dõy núng sn sng h tr du khỏch h gp s c hoc khú khn cn giỳp , cn thụng tin hng dn hoc phn ỏnh sai phm, vi phm lnh vc du lch bin núi riờng, du lch núi chung ng dng cụng tỏc qun lý nh nc v du lch bin - Lp t camera quan sỏt ti cỏc KDL, cỏc im tham quan du lch nhm nm bt tỡnh hỡnh v ngn chn, x lý kp thi nhng hnh vi xõm hi, phỏ hoi - Xõy dng h thng c s d liu qun lý, to cn c cho cụng tỏc xõy dng quy hoch, chin lc, k hoch cho phỏt trin du lch bin, cho vic thuyờn chuyn, o to, bi dng nhõn s 156 - Xõy dng h thng mng thụng tin ni b nhm phc v cho hot ng ca c quan nh nc, giỳp thụng tin ch o, bỏo cỏo, phi hp hot ng thc hin mt cỏch kp thi, an ton v thun li ng dng cụng tỏc tuyờn truyn, qung bỏ du lch bin - Xõy dng, thit k website riờng vi hỡnh thc, ni dung phong phỳ qung bỏ hỡnh nh du lch bin Ngh An, gii thiu v bin Cn c bit chỳ ý ti cụng tỏc cp nht thụng tin thng xuyờn v ci tin cỏc hỡnh thc giao din, ni dung giao din hp dn v bt mt hn - Tham gia liờn kt vi web khỏc liờn quan, tranh th gii thiu v cung cp thụng tin cn thit v Ngh An v du lch bin Ngh An 5.3.4 Gii phỏp v liờn kt phỏt trin du lch Ti chng cng ó ch rừ v trớ a lý ca tnh Ngh An khu vc Bc Trung B Vựng du lch Bc Trung b c ỏnh giỏ l khu vc cú ti nguyờn du lch phong phỳ Vi ng b bin di hn 400km to nhng bói bin p thun li cho vic ngh ngi, tm bin nh: bói bin Sm Sn, Bói L, Ca Lũ, Thiờn Cm, Thun An, Cnh Dng, Lng Cụ Vựng cú cỏc a danh c UNESCO cụng nhn l di sn thiờn nhiờn, di sn húa th gii: Thnh nh H, Vn Quc gia Phong Nha - K Bng, Nhó nhc cung ỡnh Hu, di tớch c ụ Hu; Dõn ca, vớ dm x Ngh l di sn húa phi vt th ca nhõn loi Bờn cnh ú, ti nguyờn sinh vt vựng khỏ phong phỳ, hin ang c bo tn ti cỏc Quc gia, khu bo tn thiờn nhiờn nh: quc gia Bn En (Thanh Húa), rng Phong Nha (Qung Bỡnh), Vng quc gia Bch Mó (Tha Thiờn Hu), c bit cú Khu d tr sinh quyờn th gii Tõy Ngh An vi trng tõm l Vn quc gia Pự Mỏt (Ngh An): Khụng ch cú nhiu cnh quan thiờn nhiờn p, vựng Bc Trung B trung nhiu di tớch lch s, cỏch mng, iờu khc, kin trỳc, di sn húa phi vt th cú giỏ tri ln c bit ni õy cũn lu gi nhng di tớch lch s c bit quan trng cp Quc gia, gn vi quờ hng ca ch tch H Chớ Minh, v lónh t v i ca dõn tc Vit Nam iu ú ó lm nờn nột c sc, hp dn cho khu vc Bc Trung B mt ca khỏch du lch Do ú, mt nhng gii phỏp chớnh sỏch rt quan trngm cỏc cp qun lý ca Tnh cn nhn thc rừ l liờn kt phỏt trin du lch Vic liờn kt phỏt trin du lch gia cỏc a phng cho phộp khai thỏc nhng li th tng i v ti nguyờn d lch, 157 v h tng, c s vt cht k thut v cỏc ngun lc khỏc cho phỏt trin du lch, to c nhng sn phm cú kh nng cnh tranh cao hn i vi cỏc bờn liờn quan, t ú cú th thu hỳt c cỏc nh u t, thu hỳt khỏch du lch n vi mi a phng i vi hot ng du lch thỡ vic liờn kt xõy dng sn phm l ct lừi to sc hp dn i vi khỏch du lch.Do ú, trờn c s xỏc nh rừ ti nguyờn du lch ca mi tnh cỏc gii phỏp liờn kt xõy sn phm du lch mi, hỡnh thnh cỏc tour, tuyn du lch chung nhm thu hỳt khỏch du lch n vi tnh Bc Trung B Gii phỏp m nghiờn cu xut s c cn c trờn gúc tip nhn ca chớnh quyn du lch tnh Ngh An quỏ trỡnh liờn kt phỏt trin du lch Th nht, cỏc cp chớnh quyn du lch tnh cn ý thc rừ nhu cu hp tỏc, mc tiờu phỏt trin ca mỡnh v ca vựng, cú cỏc cam kt nht nh vic phõn b ngun lc nhm thc hin cỏc hot ng vỡ s phỏt trin du lch liờn vựng (vớ d nh cam kt v ti chớnh, nhõn lc) Th hai, Tnh Ngh An cn xỏc nh c mc tiờu phỏt trin chung v k hoch phỏt trin du lch ca c vựng Trờn c s ny, k hoch phỏt trin du lch ca tnh phi c xõy dng mt cỏch hi hũa, phự hp vi nh hng phỏt trin chung ca vựng Th ba, trỏnh s trựng lp, n iu, nhm chỏn,Ngh An cn phi xõy dng mt sn phm du lch bin, o mang tớnh c thự b sung vo hot ng du lch bin, o chung ca vựng Cn m bo rng cỏc snphm ny c xõy dng da trờn nhu cu th trng v nờn cú s tham gia, úng gúp ca cỏc t chc kinh doanh du lch ln ti cỏc thnh ph nh H Ni v Si Gũn Th t, cú th tham gia lm Trng nhúm iu phi hoc tớch cc tham gia vo Ban iu phi du lch liờn vựng Th nm, Huy ng cỏc ngun lc h tr t bờn ngoi nhm phỏt trin du lch bn vng nh JICA, ILO, UNESCO, ESRT hoc t cỏc phớa cỏc doanh nghip Th sỏu, tham gia thit k, xõy dng v qung bỏ mt s tuyn du lch chuyờn ca vựng nh Bin v di sn, Bin vi ci ngun, Bin vi ng huyn thoi 158 TIU KT CHNG Trờn õy l nhng gii phỏp m Ngh An cú th xem xột, nghiờn cu ỏp dng nhm nõng cao hn na nng lc cnh tranh du lch bin, o ca mỡnh Mt cỏch tng th, nhng gii phỏp ny c da trờn kt qu ỏnh giỏ v nng lc cnh tranh ca du lch bin, o ti Ngh An cng nh kinh nghim t cỏc im n du lch khỏc v ỏnh giỏ v xu th phỏt trin ca du lch bin, o trong, ngoi nc thi gian ti cng nh cỏc cn c phỏp lý khỏc C s xut phỏt ca cỏc gii phỏp l nhm ỏp ng tt nht nhu cu i vi ti nguyờn bin, o ca Ngh An thụng qua nõng cao cht lng, phm cp ca cỏc c im thuc v phớa cung Ngun khỏch m Ngh An cn trung u tiờn l du khỏch ni a cú nhu cu tm bin, ngh dng kt hp vi vui chi, gii trớ v thm quan thng cnh, tham gia cỏc s kin húa, l hi, v.v Nhng li th ch cht l nn tng thu hỳt khỏch du lch l bói bin sch, p, minh, an ton cn c c bit phỏt huy, sau ú kt hp vi nhng giỏ tr khỏc nh dch v, n ung, danh thng, l hi Bờn cnh ngun khỏch chớnh (t H Ni, Ngh An), nhng ngun khỏch ph (quc t, khỏch phớa Nam, ngoi v) nờn c coi l th trng ngỏch v n lc ỏp ng nờn dnh cho cỏc doanh nghip ln cú iu kin v ti chớnh v thng hiu Tuy nhiờn, chớnh quyn cn cú s theo dừi sỏt ngun khỏch ny cú th thụng qua h qung bỏ v du lch Ngh An Cỏc ti nguyờn du lch cn c b sung, lin kt nhm nõng cao giỏ tr thụng qua hot ng qun lý nhiu cp, tham gia liờn kt mt cỏch chuyờn nghip, minh, hiu qu 159 KT LUN Xõy dng, phỏt trin mt mụ hỡnh mi nhm ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca im n du lch cú ý ngha lý lun v thc tin rt ln hon cnh ca Vit Nam S d nh vy bi Vit Nam núi chung, nhiu a phng ca Vit Nam núi riờng u xỏc nh du lch l ngnh kinh t mi nhn, coi õy l khõu t phỏ thỳc y phỏt trin kinh t - xó hi v gii quyt vic lm Tuy nhiờn, phỏt trin du lch ti Vit Nam nhỡn chung cũn cú kt qu hn ch, cha tng xng vi tim nng v nhng iu kin thun li v t nhiờn, lch s, húa, a lý Mt nhng nguyờn nhõn ca thc trng núi trờn l vic cha coi trng ỏnh giỏ nng lc cnh tranh du lch Trong nghiờn cu khoa hc, nhng cụng trỡnh v nng lc cnh tranh du lch phn nhiu theo cỏc phng phỏp truyn thng nng v mụ t, nh tớnh S lng nghiờn cu cú úng gúp mi da trờn phng phỏp nh lng hin i vi c s lý lun vng chc cũn rt khiờm tn V mt thc tin, cỏc n lc phỏt trin du lch phn ln da trờn t cm tớnh, mang nng tớnh phong tro m thiu phõn tớch, ỏnh giỏ da trờn c s khoa hc vng chc Kt qu t c ca nhiu ni vỡ th cũn hn ch Trờn th gii, nghiờn cu lý lun v thc nghim v nng lc cnh tranh du lch ó cú nhiu thnh tu thi gian qua Tuy nhiờn, hin cũn thiu mụ hỡnh dnh cho nhng ni cú nn kinh t chuyn i nh Vit Nam ng thi, mc dự cỏc mụ hỡnh ó gii quyt khỏ tt mi tng tỏc gia cỏc yu t quyt nh ng nlc cnh tranh du lch, chỳng cha t c s nht trớ cao v s lng cỏc tiờu tng yu t Do vy, nghiờn cu ỏnh giỏ nng lc cnh tranh du lch bin, o ca tnh Ngh An v khuyn ngh chớnh sỏch v c bn ó gii quyt mt s v lý lun v thc tin trờn õy V mt lý lun, lun ỏnó i sõu phõn tớch v ỏnh giỏ tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu v nng lc cnh tranh ca im n du lch t ú lun ỏn ó phn ỏnh c xu th v ỏnh giỏ NLCT ca im n du lch cn phi kt hp c cung v cu Vic cỏc nghiờn cu trc õy ch da trờn phõn tớch cung d dn n sai lch v thiu tớnh tng th a cỏc ch s NLCT ca im n du lch Lun ỏn tip cn xu th mi ny la chn, phỏt trin v ỏp dng thnh 160 cụng mt mụ hỡnh ỏnh giỏ nng lc cnh tranh mi cho Vit Nam Mụ hỡnh ny ó k tha nhiu thnh tu v c s lý lun m th gii ó t c, ng thi b sung, gii quyt nhng hn ch ca cỏc mụ hỡnh hin cú v m rng, thay i theo hng phự hp vi hon cnh ca Vit Nam Theo ú, mụ hỡnh ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca du lch bin, o Ngh An gm cú phn: (1) phn gc l mụ hỡnh ca Dwyer v Kim (2003) gm nhúm yu t vi 118 tiờu ỏnh giỏ v (2) phn m rng bao gm cỏc yu t thuc phớa cu m cha c cp n mụ hỡnh gc cng nh cỏc mụ hỡnh khỏc trc ú bao gm nhúm yu t vi 47 tiờu ỏnh giỏ Cỏc nhúm yu t ú l: Sn phm/im thu hỳt du lch; An ninh Trt t - Mụi trng xó hi; V sinh Mụi trng; C s h tng tin ớch; Giỏ c; tin cy, ci m, chuyờn nghip ca c dõn, nhõn viờn, cỏn b bn a; Thng hiu du lch bin, o Ngh An.V mt thc tin, mụ hỡnh ó xỏc nh c v trớ v nng lc cnh tranh ca du lch bin, o Ngh An ng thi ch rừ c mt mnh, mt yu tng tiờu chớ, yu t ca du lch bin, o Ngh An mi tng quan vi cỏc a phng lõn cn hoc cú liờn quan Do vy, cỏc gii phỏp c xut nhm nõng cao nng lc cnh tranh du lch bin, o Ngh An cú c s khoa hc v hng trung cao hn Bờn cnh nhng kt qu m lun ỏn t c nh ó phõn tớch trờn thỡ kt qu nghiờn cu ca lun ỏn cũn cú mt s sau cn c tip tc nghiờn cu khc phc v hon thin Th nht, kt qu nghiờn cu cha th phn nh mt cỏch chớnh xỏc nht nhng tiờu quyt nh nng lc cnh tranh du lch ca mt a phng ti Vit Nam Th hai, lun ỏn cha cú cỏc nghiờn cu so sỏnh, ỏnh giỏ kt qu t c so vi cỏc cụng trỡnh nghiờn cu khỏc nc Th ba, kt qu ca nghiờn cu ch cú ý ngha tng i hon cnh ca Vit Nam Nhng so sỏnh nghiờn cu ch gii hn gia cỏc a phng ca Vit Nam c la chn Kt qu ny cha núi lờn nng lc cnh tranh ca Ngh An cng nh mt s a phng khỏc bi cnh khu vc v quc t 161 DANH MC CễNG TRèNH CễNG B CA TC GI Thỏi Th Kim Oanh (2011), Phỏt trin du lch bin o Th xó Ca Lũ Ngh An, Tp Hp tỏc v phỏt trin, Trang 15-18, S 86 ( 2011) Thỏi Th Kim Oanh (2011), Gii phỏp thu hỳt u t vo du lch bin, ven bin Ngh An, Tp Kinh t chõu Thỏi Bỡnh Dng, Trang 36-38, S 329, thỏng 5/2011 Thỏi Th Kim Oanh (2011), Thc trang v gii phỏp phỏt trin du lch bin o Ngh An, Tp Kinh t v phỏt trin, Trang 92 -102, S 168(II) thỏng 6/2011 Thỏi Th Kim Oanh, o Quang Thng (2013), Th xó Ca Lũ: Nõng cao hiu qu qun lý nh nc v du lch bin, Tp Kinh t v d bỏo, Trang 58-60, S 21 thỏng 11/2013 Thỏi Th Kim Oanh (2013), ti cp trng (2013), Nõng cao hiu qu qun lý nh nc v du lch bin ti Th xó Ca lũ Ngh An - Ch nhim ti, Mó s TT2013 - 30 Thỏi Th Kim Oanh, o Quang Thng (2014),Tendency of sea and island tourism development in the world and experience lessonsfor Vietnam, ICSSS: The 4th International Conference on Sciences and Social Sciences 2014: Integrated Creative Research for Local Development toward the ASEAN Economic Community, Maha Sarakham Thailan, Trang 276-283, 18-19 thỏng 9/2014 Thỏi Th Kim Oanh (2014), Kinh nghim v phỏt trin du lch ca mt s nc trờn th gii v bi hc cho cỏc im n du lch Vit Nam, Hi tho "o to nhõn lc du lch ỏp ng yờu cn hi nhp ASEAN", Trng HDL Phng ụng, Trang 119-130, 17/10/2014 Thỏi Th Kim Oanh (2014), Gii phỏpphỏt trin du lch bin, o tnh Ngh An, Tp Kinh t v d bỏo, Trang 54-55, S 22 thỏng 11/2014 Thỏi Th Kim Oanh (2014), ỏnh giỏ tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu v nng lc cnh tranh ca im n du lch, Tp Kinh t v phỏt trin, Trang 85-94, S 209 (II) thỏng 12/2014 162 TI LIU THAM KHO Ting Vit Ngụ c Anh (2007), Kh nng cnh tranh v hng phỏt trin du lch Vit Nam thi k hu WTO,Tp Du lch Vit Nam, s 7/2007 Trn Th Bớch Hng (2012),Gii phỏp nõng cao nng lc cnh tranh ca doanh nghip nh nc kinh doanh du lch sau c phn húa trờn a bn H Ni,Lun ỏn tin s, i hc Thng mi Bựi Xuõn Nhn (2012), Nng lc cnh tranh ca im n du lch Vit Nam,K yu Hi tho khoa hc quc t: Hi nhp: hp tỏc v cnh tranh, Trng cao ng Kinh t i ngoi Tp H Chớ Minh S Vn húa, Th thao v Du lch tnh Ngh An (2009), Quy hoch tng th phỏt trin du lch tnh Ngh An n nm 2020 S Vn húa, Th thao v Du lch tnh Ngh An (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Bỏo cỏo tỡnh hỡnh phỏt trin du lch cỏc nm Quc hi Vit Nam, Lut du lch (2005) Tng cc Du lch (2012), Chin lc phỏt trin du lch Vit Nam n nm 2020, tm nhỡn n nm 2030 Nguyn Anh Tun (2010), Nng lc cnh tranh im n ca du lch Vit Nam, Lun ỏn tin s, i hc Kinh t, i hc Quc gia H Ni Trn Th Tuyt (2013), Nng lc cnh tranh im n du lch ca Bỡnh Thun,Lun thc s, i hc Quc gia H Ni 10 Trng Th Ngc Thuyờn (2000),Kho sỏt ý kin khỏch du lch nc ngoi v nhng im mnh, im yu ca du lch Lt - Lõm ng, ti khoa hc v cụng ngh cp B, Trng i hc Lt 11 Nguyn Th Thu Võn (2012), Nghiờn cu nng lc cnh tranh im n du lch Nng, Lun thc s, i hc Nng 12 Nguyn Thnh Vng (2012), Phỏt trin du lch bin, o khu vc Bc Trung B, K yu Hi tho khoa hc: Tim nng v hng phỏt trin du lch Bc Trung B, Hu 163 Ting Anh 13 Armenski, T.,Gomezelj, D O., Djurdjev, B., Cỳric, N., Dragin, A.(2012), Tourism destination competitiveness - between two flags,Ekonomska Istrazivanja, 25(2), pp 485-502 14 Bordas, E (1994), Competitiveness of tourist destinations in long distance markets, Tourism Review, 4(3), pp 3-9 15 Buhalis, D (2000), Marketing the competitive destination of the future, Tourism Management, 21(1), pp 97-116 16 Chon, K S., & Mayer, K J (1995), Destination competitiveness models in tourism and their application to Las Vegas Journal of Tourism Systems and Quality Management, 1(2-4), pp 227-246 18 Cracolici, M F & Nijkamp, P (2008) The attractiveness and competitiveness of tourist destinations: A study of Southern Italian regions, Tourism Management, 30, pp 336-344 19 Cracolici, M F., Nijkamp, P & Rietveld, P (2008) Assessment of tourism competitiveness by analysing destination efficiency, Tourism Economics, 2008, 14 (2), pp 325-342 20 Crouch, G I (2007), Modelling destination competitiveness: A survey and analysis of the impact of competitiveness attributes Technical Report National Library of Australia Cataloguing in Publication Data 21 Crouch, G I (2010), Destination Competitiveness: An Analysis of Determinant Attributes, Journal of Travel Research, 50(1), pp 27-45 22 Crouch, G I & J R B Ritchie (1999), Tourism, Competitiveness, and Social Prosperity, Journal of Business Research, 44, pp 137-52 23 d'Hauteserre, A M (2000), Lessons in managed destination competitiveness: the case of Foxwoods casino resort, Tourism Management, 21, pp 23-32 24 Duman, T & Kozak M (2010),The Turkish Tourism Product: Differentiation and Competitiveness, Anatolia: An International Journal of 164 Tourism and Hospitality Research, 21(1), pp 89-106 25 Dwyer, L., Forsyth, P., & Rao, P (2000), The price competitiveness of travel and tourism: a comparison of 19 destinations, Tourism Management, 21(1), pp 9-22 26 Dwyer, L & Kim, C (2003), Destination Competitiveness: Determinants and Indicators, Current Issues in Tourism, 6(5), pp 369-414 27 Enright, M J., & Newton, J (2004),Tourism Destination Competitiveness: a Quantitative Approach, Tourism Management, 25(6), pp 777-788 28 Enright, M J & Newton, J (2005), Determinants of Tourism Destination Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and Universality, Journal of Travel Research, 43, pp 339-350 29 Evans, M R., Fox, J B., & Johnson, R B (1995), Identifying competitivestrategies for successful tourism destination development, Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3(1), pp 37-45 30 Garớn-Muủoz, T &Montero-Martớn, L F (2007), Tourism in the Balearic Islands: A Dynamic Model for International Demand Using Panel Data, Tourism Management, 28, pp 1224-1235 31 Go, F M & Govers, R (2000), Integrated Quality Management for Tourist Destinations: A European Perspective on Achieving Competitiveness,Tourism Management, 21, pp 79-88 32 Gomezelj, D O.& Mihali, T (2008),Destination competitiveness Applying different models, the case of Slovenia, Tourism Management, 29, pp 294-307 33 Hair, J F., Black, W C., Babin, B J., Anderson, R E & Tatham, R L (2006), Multivariate data analysis (6th edn), Pearson Prentice Hall 34 Hassan, S S (2000), Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry, Journal of Travel Research, 38, pp 239-245 35 Haugland, S A., Ness, H., Grứnseth, B O & Aarstad, J (2011) 165 Development of Tourism Destinations: An Integrated Multilevel Perspective Annals of Tourism Research, 38(1), 268-290 36 Henkel, R., Henkel, P., Agrusa, W., Agrusa, J., and Tanner, J (2006), Thailand as a Tourist Destination: Perceptions of International Visitors and Thai Residents, Asia Pacific Journal of Tourism Research, 11(3), pp 269-287 37 Honey, M., & Krantz, D (2007), Global Trends in Coastal Tourism Paper prepared for World Wildlife Fund 38 Hudson, S., Ritchie, B & Timur, S (2004), Measuring Destination Competitiveness: An Empirical Study of Canadian Ski Resorts, Tourism and Hospitality Planning & Development, (1), pp 79-94 39 Jones, E., & Haven-Tang, C (2005), Tourism SMEs, service quality and destination competitiveness In E Jones & C Haven-Tang (Eds.), Tourism SMEs, Service Quality and Destination Competitiveness (1-24), Cambridge, MA: CABI publishing 40 Kozak, M., & Rimmington, J (1999), Measuring tourist destination competitiveness: a comparison of two cases, Tourism Management, 26, pp 606-616 41 Lordkipanidze, M., Brezet, H & Backman, M (2005), The entrepreneurship factor in sustainable tourism development, Journal of Cleaner Production, 13, pp 787-798 42 Nunnally, J & Berstein, I.H (1994), Pschychometric Theory (3rd edn), New York: McGraw-Hill 43 Pearce, D G (1997), Competitive destination analysis in Southeast Asia Journal of Travel Research, 35(4), pp 16-25 44 Poon, A (1993), Tourism, Technology, and Competitive Strategy Wallingford: CAV International 45 Porter, M.E (1990), The Competitive Advantage of Nations, The Free Press, New York 46 Ritchie, J R B & G I Crouch (1993), Competitiveness in International Tourism: A Framework for Understanding and Analysis, Proceedings of the 166 43rd Congress of the Association Internationale dExperts Scientifique due Tourisme on Competitiveness of Long-Haul Tourist Destinations, St Gallen, Switezerland: A.I.E.S.T., pp 2371 47 Ritchie, J R B & Crouch, G I (2000), The competitive destination, a sustainable perspective, Tourism Management, 21(1), pp 1-7 48 Ritchie, J R B & Crouch, G I (2003), The Competitive Destination: A Sustainable Tourism Perspective, Wallingford, UK: CABI Publishing 49 Saverdiades, A (2000), Establishing the Social Tourism Carrying Capacity for the Tourist Resorts of the East Coast of the Republic of Cyprus, Tourism Management, 21, pp 147-156 50 Sutton, J (1992), Sunk Costs and Market Structure, Cambridge, MA: MIT Press 51 Tanja, A., Vladimir M., Nemanja, D &Tamara, J (2011), Integrated Model of Destination Competitiveness, Geographica Pannonica, 15(2), pp 58-69 52 Teye, V., Somez, S F., Sirakaya, E (2002), Residents Attitudes toward Tourism Development, Annals of Tourism Research, 29(3), pp 668-688 53 Tinsley, R & Lynch, P (2001), Small tourism business networks and destination Development, Hospitality Management, 20, pp 367-378 54 Yoon, Y., Gursoy, D & Chen, J S (2001), Validating a tourism development theory with structural equation modelling, Tourism Management, 22, pp 363372 55 Wong, P P (1998), Coastal tourism development in Southest Asia: relevance and lessons for coastal zone management, Ocean & Coastal Management, 38, pp 89-109 56 World Economic Forum (2007), The travel and tourism competitiveness report 2007, Furthering the process of economic development, Geneva, Switzerland 57 World Tourism Organization (2007), A Practical Guide to Tourism Destination Management

Ngày đăng: 07/07/2016, 16:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan