một số nét cơ bản trong lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đóng góp của tổ chức InterParliamentary UNI0N

31 240 0
một số nét cơ bản trong lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đóng góp của tổ chức InterParliamentary UNI0N

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu, về InterParliamentary UNI0N (IPU), không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao,v.v… bởi xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng diễn ra toàn diện, triệt để hơn, đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc, tổ chức khu vực, thế giới đều phải có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với những biến động đang diễn ra, nhằm tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, hội nhập, phát triển vững chắc, bền vững và góp phần vào sự thịnh vượng chung của nhân loại.

A LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài - Thứ nhất, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, lịch sử nhân loại đã diễn ra nhiều biến cố cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao,v.v… Trong đó, đáng chú ý là sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu, đẩy các mâu thuẫn trong xã hội lên cao và chính phủ của giai cấp tư sản lần lượt lên nắm quyền ở các nước châu Âu Sau khi lên nắm quyền thống trị, giai cấp tư sản ở các nước châu Âu tìm mọi cách để thay thế nền sản xuất lỗi thời, lạc hậu vốn đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ trước đó Cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, như là một liệu pháp hữu hiệu để giai cấp tư sản củng cố quyền thống trị xã hội về chính trị, luật pháp, và, nắm luôn độc quyền về kinh tế, tài chính, tiền tệ,v.v,… Nhưng, một khi mà máy móc, thiết bị ngày càng được cải tiến, năng suất lao động ngày càng cao, nhà máy xí nghiệp mọc lên khắp nơi , sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm trở thành một đòi hỏi bức thiết của các nước châu Âu Để giải quyết vấn đề cấp thiết đó, các nước đầu tư xây dựng lực lượng quân đội với đủ loại vũ khí trang thiết bị hiện đại, rồi đẩy nhanh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa Hậu quả là chỉ sau hơn 1 thế kỷ, phần lớn các nước ở châu Phi, châu Mỹ La tinh,v.v… trở thành các nước thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu Đến lượt các dân tộc ở châu Á, cũng trở thành nạn nhân của công cuộc chinh phục thuộc địa, mở rộng thị trường mà các nước châu Âu tiến hành Vấn đề, ngăn chặn chiến tranh, tránh cho các dân tộc bị lôi kéo vào vòng xoáy của chiến tranh ngày càng trở nên cấp thiết, với tất cả những người có lương tâm trên toàn thế giới Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải thành lập một tổ chức mang tính quốc tế với sự tham gia của nhiều nước thành viên để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, và có thể giải quyết nhiều vấn đề khác không chỉ trong không gian hẹp của một quốc gia mà phải là cả thế giới Chính trong bối cảnh lịch sử đó, trong hai ngày 29 - 30 - 6 - 1889, gần 100 đại biểu nghị sĩ từ 9 nước Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Hoa Kỳ và Liberia họp mặt và bàn thảo tại khách sạn Continental ở Paris, nhất trí thành lập tổ chức Liên Nghị viện đầu tiên trên thế giới với tên gọi Hội nghị Liên Nghị viện về Trọng tài ( Inter -Parliamentary Conference for Arbitration - IPCA) Từ đó đến nay, lịch sử thế giới tiếp tục thay đổi, biến động, và, Liên minh Liên Nghị viện (IPU), cũng không thể tách rời những biến động mang tính toàn cầu đó, thậm chí, tổ chức này đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, ngăn chặn chiến tranh, hay cùng nhau bàn giải pháp để chống lại những thay đổi biến động của môi trường, khí hậu, vấn đề nghèo đói, bình đẳng giới, quyền dân sinh, dân chủ,v.v… và cả những vấn đề nóng đang diễn ra như xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, chống khủng bố, an ninh mạng, vấn đề buôn bán phụ nữ, tội phạm quốc tế,v.v… - Thứ hai, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, phải mãi đến năm 1979, tức là sau 90 năm IPU thành lập, phát triển, có nhiều ảnh hưởng trên toàn thế giới, thì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mới chính thức trở thành một thành viên của tổ chức này Từ đó đến nay, trải qua hơn 4 thập kỷ, với tư cách là một thành viên của tổ chức Inter-Parliamentary UNI0N- Liên minh Nghị viện Thế giới, được thành lập vào năm 1889; hiện có nghị viện của 163 nước là thành viên của IPU, và 10 hội nghị viện khu vực (trong đó có Nghị viện Châu Âu); là thành viên liên kết, Việt Nam thực sự đã có nhiều nỗ lực, góp phần thiết thực vào sự phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, phạm vi ảnh hưởng của tổ chức IPU trên toàn thế giới Hơn nữa, chính việc tham gia vào tổ chức này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng và vị thế của nước ta trên phạm vi toàn thế giới Điều này càng có ý nghĩa hơn, khi mà, từ năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đạt được nhiều thành tượu to lớn, nhưng cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách, trước những diễn biến khó lường của tình hình khu vực thế giới Nghiên cứu, về Inter-Parliamentary UNI0N (IPU), không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao,v.v… bởi xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng diễn ra toàn diện, triệt để hơn, đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc, tổ chức khu vực, thế giới đều phải có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với những biến động đang diễn ra, nhằm tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, hội nhập, phát triển vững chắc, bền vững và góp phần vào sự thịnh vượng chung của nhân loại Từ những lý do đó, trong bài luận ngắn gọn này, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số nét cơ bản trong lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đóng góp của tổ chức Inter-Parliamentary UNI0N- Liên minh Nghị viện Thế giới viết tắt IPU, đối với lịch sử nhân loại Một nội dung quan trọng khác của bài luận là trình bày quá trình gia nhập tổ chức IPU và những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức IPU trong suốt hơn 4 thập kỷ qua (1979 -2016) B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ IPU VÀ VAI TRÒ CỦA IPU VỚI VIỆT NAM 1 Bối cảnh lịch sử và quá trình thành lập IPU 1.1 Bối cảnh lịch sử Tình thế lịch sử càng có nhiều diễn biến phức tạp, khi mà, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đang được các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia, sử dụng vào việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt vũ khí, trang thiết bị phục vụ cho quân đội để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh Vấn đề, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ chiến tranh, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, thương lượng, bảo vệ hòa bình thế giới đang đặt ra ngày càng cấp thiết hơn Cần phải thành lập ngay một tổ chức quốc tế để giải quyết yêu cầu cấp thiết đó, nhằm ngăn chặn chiến tranh, giải quyết tranh chấp quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới và cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề mới nảy sinh trên bước đường phát triển của nhân loại trước mắt cũng như lâu dài 1.2 Quá trình thành lập Trước đòi hỏi cấp thiết đó của lịch sử, trong hai ngày 29 - 6 và 30 - 6-1889, gần 100 đại biểu nghị sĩ từ 9 nước Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hungary, Hoa Kỳ và Liberia họp mặt và bàn thảo tại khách sạn Continental ở Paris, nhất trí thành lập tổ chức Liên Nghị viện đầu tiên trên thế giới với tên gọi Hội nghị Liên Nghị viện về Trọng tài (Inter-Parliamentary Conference for ArbitrationIPCA) Đến năm 1899 thì IPCA chính thức đổi tên là Liên minh Liên Nghị viện (IPU), đánh dấu sự ra đời của Liên minh Nghị viện thế giới Frédéric Passy được bầu làm Chủ tịch và William Randal Cremer được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký đầu tiên của IPU Là viết tắt tiếng Anh (Inter-Parliamentary UNI0N) tên một tổ chức liên minh các nghị viện của các quốc gia độc lập trên toàn cầu (Liên minh Nghị viện Thế giới), được thành lập vào năm 1889 Trải qua 127 năm hình thành và phát triển(1889 -2016), IPU đã có sự tham gia của Nghị viện 163 nước, thuộc nhiều châu lục, khu vực khác nhau trên thế giới, và 10 hội nghị viện khu vực (trong đó có Nghị viện Châu Âu) là thành viên liên kết Tổ chức này, có số quốc gia thành viên tham gia vào loại động nhất so với các tổ chức quốc tế khác và chỉ đứng sau tổ chức Liên hiệp quốc (198 nước/ 163 nước) Ngay từ khi thành lập tổ chức(Inter-Parliamentary UNI0N) - Liên minh Nghị viện thế giới đã xác định tôn chỉ, mục đích thành lập của tổ chức này là: Ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình và giải quyết các tranh chấp quốc tế là mong muốn của các nhà sáng lập IPU, với nguyện vọng tập hợp các nghị sĩ của tất cả các quốc gia trên thế giới trong một tổ chức mang tính chất diễn đàn thường trực đầu tiên cho các cuộc đàm phán đa phương về chính trị Tổ chức IPU được sáng lập bởi các nhân vật nổi tiếng là: William Randal Cremer là nghị sĩ Đảng Tự do trong Hạ viện Vương quốc Anh, còn GS Frédéric Passy (Pháp) là chính trị gia và nhà kinh tế lý thuyết, cả hai đều theo chủ nghĩa hòa bình, ủng hộ việc các quốc gia giải quyết bất đồng một cách ôn hòa theo con đường thương lượng, thông qua một tổ chức trọng tài quốc tế Chặng đường phát triển của tổ chức IPU hơn 1 thế kỷ qua đã có nhiều bước thăng trầm Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn không ít những tồn tại, cần được điều chỉnh, bổ sung Tuy nhiên, nhân dân thế giới đã đánh giá cao những đóng góp của những người sáng lập, cũng như những người kế tục tôn chỉ, mục đích của tổ chức này, duy trì, phát triển IPU trong suốt thời gian qua Cụ thể: William Randal Cremer (1903) và Frédéric Passy (1901) được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình với những hoạt động liên tục và cống hiến xuất sắc trong phong trào hòa bình thế giới từ thời “tiền khởi” của IPU Bên cạnh đó, còn 6 giải Nobel Hòa bình cũng đã được trao cho các lãnh đạo IPU, là các ông: Albert Gobat (Thụy Sĩ, 1902), Frederic Bajer (Đan Mạch, 1908), August Marie Francois Beernaert (Bỉ, 1909), Henri La Fontaine (Bỉ, 1913), Christian Lange (Na Uy, 1921) và Ferdinand Buisson (Pháp, 1927) Giai đoạn 1889-1945, IPU đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm giải pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình Thông qua nhiều kỳ hội nghị và các hoạt động tích cực của nhóm chủ trương, nhiều định chế luật đã được khởi thảo nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua một tổ chức trọng tài Với mục tiêu duy trì hòa bình thế giới, ngăn ngừa chiến tranh thông qua an ninh tập thể, giải trừ quân bị, giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán và trọng tài, Hội Quốc Liên tồn tại trong 26 năm, và chính thức kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình vào ngày 20-4-1946, tức là chỉ một năm sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để lại bao hậu quả nặng nề cho nhân dân tất cả các nước Ngày 24-10-1945, tại thành phố Xanphranxicô của Mỹ, tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời, với sự tham dự của 50 nước thành viên Liên Hợp quốc thông qua Hiến Chương Liên Hợp quốc và được Nghị viện các nước thành viên thông qua, với tham vọng khắc phục một số yếu tố như vai trò kém hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên, không can thiệp hoặc đe dọa dùng vũ lực để can thiệp vũ trang vào các nước thành viên Mặc dầu tổ chức Liên hợp quốc đã thành lập, nhưng trên thực tế, từ năm 1945 đến năm 2015, tổ chức IPU vẫn tiếp tục phát triển, kết nạp thêm nhiều nước thành viên, và không ngừng phát huy tầm ảnh hưởng của nó trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, IPU tìm cách tìm kiếm và xác định vị thế của mình, đặt mục tiêu khắc phục sự thiếu dân chủ trong quan hệ quốc tế Và tổ chức này đã gặt hái được một số thành công nhất định Những năm 1951-1957, IPU có đạt được một số kết quả trong việc giúp các đối tác quốc tế tái lập quan hệ chính thức - điều kiện tiên quyết cho những cuộc đàm phán hòa bình Từ những năm 60 70 trở đi, IPU có một bước điều chỉnh quan trọng trong hoạt động của mình, khi chuyển hướng quan tâm giải quyết một số vấn đề về vi phạm nhân quyền đối với các nghị sĩ, vấn đề môi trường, đại diện bình đẳng của phụ nữ trong nghị viện và thiết lập chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nghị viện, chủ yếu là các nền dân chủ mới Chính sự chuyển hướng này đã tạo điều kiện để IPU mở rộng tầm ảnh hưởng đối với nhiều khu vực trên thế giới, mà kết quả là có thêm nhiều Nghị viện thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới gia nhập vào tổ chức IPU Cũng cần phải khẳng định thêm rằng, trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1975, trật tự hai cực IANTA Hơn thế nữa, từ nửa sau thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thộc lsan nhanh từ châu Á sang châu Phi, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc Tây Âu tan rã sụp đổ từng mảng Nhiều nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh lần lượt giành được độc lập về chính trị ở những mức độ khác nhau Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là kinh tế, tài chính, văn hóa giáo dục Do đó, họ muốn gia nhập vào các tổ chức khu vực, thế giới để tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước lớn Bên cạnh phong trào giải phóng dân tộc, trong khoảng thời gian này, phong trào không liên kết do Ấn Độ đứng đầu cũng thu hút được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, làm cho quan hệ quốc tế ngày càng trở nên đa dạng, chồng chéo và phức tạp hơn bao giờ hết Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ tại Mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu với quy mô, tốc độ chưa từng thấy, đặt tất cả các quốc gia dân tộc trước những thời cơ hết sức thuận lợi, nhưng cũng chứa đựng không ít nguy cơ, thách thức Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng lan rộng và đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới phải nỗ lực để cùng nhau giải quyết vô só vấn đề mới nảy sinh mang tính khu vực và toàn cầu, chứ không còn bó hẹp trong phạm vi không gian địa lý chật hẹp ở từng quốc gia riêng rẽ như trước Do đó, để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, từ những năm 70 trở đi, nhất là sau khủng hoảng dầu lửa 1973, một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa như: An ba ni, Hung ga ri, Bun ga ri, Ba Lan,… bắt đầu lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị và đang đứng trước nguy cơ tan vỡ, sụp đổ; IPU có một bước điều chỉnh quan trọng trong hoạt động của mình, khi chuyển hướng quan tâm giải quyết một số vấn đề về vi phạm nhân quyền đối với các nghị sĩ vấn đề môi trường, đại diện bình đẳng của phụ nữ trong nghị viện và thiết lập chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nghị viện,… là hoàn toàn phù hợp Kết quả là từ cuối thập niên 70 cho đến những năm 90 của thế kỷ trước IPU đã kết nạp thêm nhiều thành viên và góp phần to lớn vào việc giải quyết xung đột, tranh chấp hay vấn đề nhân quyền, bình đẳng, ngăn chặn và đẩy lùi sự trở lại của chủ nghĩa phát xít hay loại bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apac thai,v.v… Từ cuối thế kỷ XX đến nay IPU, tiếp tục tham gia cùng nhiều tổ chức khu vực, thế giới để giải quyết các vấn đề mới nảy sinh như: vấn đề biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, tình trạng nghèo đói, chiến tranh khu vực, chống khủng bố, chống tội phạm quốc tế, vấn đề người tị nạn, người di cư,v.v… Những năm gần đây, IPU đã tăng cường hợp tác với Liên Hiệp Quốc thông qua thỏa thuận ký kết Hiệp định hợp tác IPU và Liên Hiệp Quốc (1996), mở Văn phòng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, tại New York (1998) và được công nhận tư cách Quan sát viên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, lưu hành tài liệu chính thức tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (2002), v.v Nhìn chung, trên tư cách tham vấn chung với Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc, IPU đã hỗ trợ tích cực một số mục tiêu Liên Hiệp Quốc trong việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế, giải quyết các vấn đề dân tộc thiểu số và phân biệt chủng tộc, viện trợ nước ngoài và giải phóng thuộc địa, vấn đề kinh tế và thương mại, vấn đề xã hội và nhân đạo và quan hệ tri thức IPU từng có uy tín lớn thời kỳ mới thành lập đầu thế kỷ 20 chủ yếu nhờ sự phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học của giới học giả là thành viên của IPU cùng phong trào đấu tranh vì hòa bình Tuy nhiên, ngày nay, hoạt động của các nghị viện thành viên đã có sự thay đổi sâu sắc khiến IPU gần như không gắn kết với giới học giả, giáo sư của các trường đại học, các viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới Điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm đi phần nào tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức này Sự kết nối với xã hội dân sự của IPU chưa được quan tâm đúng mức Ngày càng phải cạnh tranh với nhiều cơ chế hợp tác liên nghị viện, khu vực và quốc tế, các hiệp hội nghị viện, v.v , IPU không củng cố được ảnh hưởng chính trị như trước đây và cũng không đủ khả năng nâng cao nhận thức, hiểu biết chung của thế giới về hoạt động của Liên minh Bên cạnh đó, do IPU có số lượng thành viên lớn, nên những bất đồng, khác biệt vốn có giữa các nước phát triển và đang phát triển, vùng miền, giới cầm quyền đa số và thiểu số đối lập trong nghị viện là những khó khăn khiến IPU không đạt được những kết quả lớn hơn, “ngoạn mục” hơn những gì các chính phủ đã đàm phán với nhau Tuy vẫn còn những tồn tại nhất định, song những đóng góp của IPU đối với nhân loại trong suốt 127 năm qua là rất đáng được trân trọng Từ khi thành lập đến nay, IPU vẫn tổ chức Đại hội thường niên một cách khá đều đặn, ngoại trừ thời gian bị gián đoạn do hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918), (1939 -1945), IPU tổ chức các kỳ đại hội thường niên của mình tại các quốc gia thành viên, hoặc tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), nơi đặt trụ sở IPU Hungary cũng đã ba lần đăng cai hoạt động này vào những năm 1906, 1936 và 1989 tại thủ đô Budapest,v.v… Về mặt cơ cấu tổ chức, đến nay IPU đã thực sự có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả ở tất cả các châu lục với sự tham gia từ đại diện của Nghị viện nhiều nước thành viên khác nhau Con đường để gia nhập IPU của Việt Nam khá chông gai, bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau Từ sau năm 1954, được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, năm 1957, chính thể Việt Nam cộng hòa do anh em Ngô Đình Diệm đứng đầu đã gia nhập IPU Trong khi đó, việc gia nhập tổ chức này của nước VIệt Nam dân chủ cộng hòa ( miền Bắc), lại chưa thành hiện thực, cho dù, theo đề xuất và tác động của các Đoàn Quốc hội các quốc gia thuộc phe XHCN (cũ), đứng đầu là Liên Xô, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam) đã nhiều lần bàn bạc và đồng thuận theo chủ trương gia nhập IPU Năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Năm 1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Liên hiệp quốc Ủy ban Đối ngoại Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận định rằng “trong IPU, phe đế quốc không còn có thể dùng đa số để áp đảo trào lưu tiến bộ” Trong bối cảnh ấy, sự gia nhập IPU được coi là đã chín muồi cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, với tầm quan trọng được nêu ra như sau: (Liên minh Nghị viện Quốc tế là) “Một diễn đàn dư luận quốc tế ta có thể sử dụng có lợi cho ta để nói lên lập trường, quan điểm chính nghĩa của mình, bác bỏ sự tuyên truyền xuyên tạc của bọn đế quốc và phản động quốc tế, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của nước ta và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình” Sau một thời gian chuẩn bị, vào đầu năm 1979, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đệ đơn gia nhập IPU và được chấp thuận vào ngày 21- 4- 1979, tại kỳ họp lần thứ 124 Đại hội đồng IPU ở thủ đô Praha (Tiệp Khắc) Đây là một bước tiến quan trọng, một mốc lịch sử đáng nhớ của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tròn 36 năm sau khi chính thức là thành viên(1979 - 2015), Việt Nam đã tiến hành đăng cai IPU-132 tại Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 1- 4 -2015 IPU-132 cũng có sự tham dự và đại diện của Hungary với đoàn đại biểu do Phó Thủ tướng Semjén Zsolt và Phó Chủ tịch Quốc hội Latorcai János đứng đầu Đây Chúng ta sẽ giúp các quốc gia làm chủ các mục tiêu này bằng việc mỗi quốc gia cần có một kế hoạch phát triển bền vững được xây dựng đầy đủ với sự tham gia đóng góp sâu rộng, trong đó có đóng góp của các tổ chức chính trị-xã hội, quần chúng, phù hợp với khuôn khổ quốc tế về quyền con người Chúng ta cam kết ban hành các điều khoản về ngân sách và luật pháp phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia, xác định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu áp dụng cũng như biện pháp cung cấp nguồn tài chính Hàng năm các chính phủ phải báo cáo Nghị viện về việc thực hiện kế hoạch quốc gia Nghị viện cần thu thập ý kiến phản hồi thường xuyên từ các cử tri để đánh giá quá trình triển khai trên thực tế Chúng ta tiếp tục cam kết sẽ đánh giá sự tiến bộ không chỉ dựa trên các chỉ số trung bình của quốc gia mà còn phải xem xét tới các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trong xã hội, để bảo đảm ai cũng được quan tâm Theo đó, năng lực quốc gia trong việc thu thập và phân tích dữ liệu theo giới tính, độ tuổi, nhóm thiểu số và tình trạng sức khỏe, là quan trọng Nhận thức được vai trò của chúng ta trong việc huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu, bao gồm cả nguồn tài chính từ khu vực nhà nước và tư nhân, ở cả cấp quốc gia và quốc tế, chúng ta sẽ hỗ trợ việc thực hiện tất cả các cam kết quốc tế Cụ thể, chúng ta sẽ cố gắng tăng cường nguồn lực trong nước, trong đó có việc chống các dòng tài chính bất hợp pháp Chúng ta sẽ nâng cao chất lượng và khối lượng viện trợ, thiết lập ra một cơ chế cơ cấu nợ của nhà nước theo trình tự, tăng cường môi trường cho đầu tư khu vực tư nhân, thông qua quan hệ đối tác công-tư, cải cách chế độ tài chính, tiền tệ và thương mại toàn cầu để có thể hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển bền vững Cuối cùng, chúng ta cam kết ủng hộ thực hiện các mục tiêu ở cấp độ toàn cầu Chúng ta sẽ cùng các Đoàn của chính phủ tham dự các cuộc họp thường niên của Hội đồng Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội, cơ quan sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về báo cáo tiến độ thực hiện trên toàn cầu Chúng ta cũng sẽ đóng góp ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm quốc gia được đệ trình lên Diễn đàn Cấp cao Chính trị Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững Bằng mọi biện pháp có thể, chúng ta sẽ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước sở tại để chia sẻ thông tin và tìm các hình thức đối tác và hợp tác toàn cầu nhằm thúc đẩy việc triển khai kế hoạch quốc gia Chúng ta yêu cầu thông điệp trọng tâm của Tuyên bố Hà Nội này cùng với Thông cáo Quito trước đây, sẽ được phản ánh trong kết quả của Hội nghị Thế giới lần thứ tư Chủ tịch các Nghị viện Thế giới, qua đó cung cấp nội dung cho Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc trong tháng 9 Chúng ta thúc giục chính phủ các nước khi đàm phán cần nhớ tới nhu cầu thực tế và kỳ vọng của công dân và giải quyết mối liên kết quan trọng giữa phát triển bền vững, quản trị dân chủ và nhân quyền Tuyên bố của Liên hợp quốc sau 2015 phải cam kết xây dựng các thể chế mạnh, trong đó có cần đảm bảo nghị viện có năng lực và trách nhiệm đối với kết quả thực hiện Chúng ta khuyến khích những người dự thảo Tuyên bố nhận thức được vai trò quan trọng và trách nhiệm của các nghị viện- và của IPU, một tổ chức thế giới- trong việc thực hiện và giám sát tiến trình thực hiện chương trình nghị sự phát triển mới Hơn nữa, chúng ta nhấn mạnh rằng sự gắn kết của kết quả các cuộc thương lượng năm nay về Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, tài trợ cho phát triển, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai là rất quan trọng để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia Chúng ta bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến IPU, một tổ chức thế giới của chúng ta, vì đã nâng cao nhận thức về các Mục tiêu Phát triển Bền vững và đã giúp cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe tại Liên Hợp Quốc Chúng ta mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của IPU trong nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Cùng nhau, chúng ta sẽ thành công./ 2.2 Nghị quyết IPU 132 về chiến tranh mạng Chiến tranh mạng trở thành chủ đề được các quốc gia, các tổ chức và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm Nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược về an toàn thông tin quốc gia, thành lập các lực lượng tác chiến mạng và một số tổ chức khu vực, quốc tế cũng đã ra tuyên bố chung, các sáng kiến, cam kết về vấn đề này Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU132) tổ chức tại Hà Nội, ngày 1/4/2015, IPU 132 đã thông qua Nghị quyết về “Chiến tranh mạng: mối đe dọa nghiêm trong đến hòa bình và an ninh toàn cầu” Đây là tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế, là cơ sở để tiến tới xây dựng một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.Tạp chí An toàn thông tin giới thiệu một số nội dung chính của bản Nghị quyết này Bản Nghị quyết đánh giá, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) là các công cụ liên kết và phát triển và không thể bị các thực thể nhà nước và phi nhà nước sử dụng để vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là các điều khoản và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc liên quan đến chủ quyền, không can thiệp, bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, giải quyết tranh chấp một cách hoà bình và cấm sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực Sự tiếp cận tới không gian mạng của người dân liên quan đến truyền thông số qua vệ tinh, mạng cáp quang và các chương trình máy tính tiên tiến, trao đổi có hệ thống về thông tin (đồ hoạ, dữ liệu âm thanh, hình ảnh) qua máy vi tính, các công cụ và thiết bị thông minh, phần mềm, những hệ điều hành tiên tiến và khả năng sử dụng các công cụ này đúng mục đích của chúng Bởi vậy, việc sử dụng công nghệ không đúng mục đích có thể gây tác hại ở cấp độ quốc gia, khu vực và thậm chí toàn cầu Cần xây dựng các cơ quan thẩm quyền và văn kiện quản lý ở tầm quốc tế liên quan đến mục đích và việc sử dụng công nghệ Với những lợi ích kinh tế - xã hội rất lớn mà không gian mạng mang lại cho các công dân trên thế giới, khả năng dự đoán an toàn, an ninh và sự ổn định của thông tin trong lĩnh vực mạng là cần thiết Tuy nhiên, hiện vẫn chưa về một số khái niệm, định nghĩa và tiêu chuẩn của chính sách mạng, đặc biệt về chiến tranh mạng và mối liên hệ giữa chúng với hoà bình, an ninh quốc tế Các nội dung này vẫn đang trong quá trình làm rõ ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời chưa có sự đồng thuận quốc tế trong một số lĩnh vực Không gian mạng là khái niệm rộng hơn Internet Việc sử dụng phần cứng, phần mềm, các hệ thống dữ liệu, thông tin có thể có tác động vượt ra ngoài một mạng lưới và hạ tầng CNTT nhất định và được coi là một công cụ phát triển kinh tế; đồng thời sự bất bình đẳng, bao gồm cả bất bình đẳng giới tồn tại trong môi trường CNTT&TT Thực tế chỉ ra rằng, các lĩnh vực khác nhau trong chính sách mạng, cho dù khác biệt nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có thể tác động đến hoà bình quốc tế và các khía cạnh an ninh của không gian mạng Và ngược lại, việc các cá nhân, tổ chức và nhà nước sử dụng bí mật và trái phép các hệ thống máy tính của các quốc gia khác để tấn công một nước thứ ba là một vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng vì có khả năng làm bùng phát các xung đột quốc tế Không gian mạng có khả năng bị khai thác như một khía cạnh mới của xung đột cũng như một môi trường hoạt động mới, trong đó hầu hết các tài sản mạng đều có cả ứng dụng dân sự và quân sự Nhà nước nên khuyến khích khu vực tư nhân và xã hội dân sự đóng vai trò thích hợp trong tăng cường an ninh và sử dụng CNTT&TT, bao gồm an toàn, an ninh của chuỗi cung ứng cho các sản phẩm và dịch vụ CNTT&TT Việc sử dụng CNTT&TT đã tái định hình môi trường an ninh quốc gia và quốc tế Các công nghệ này có thể bị sử dụng vào các mục đích xấu, vi phạm quyền con người, quyền dân sự Trong những năm gần đây, rủi ro về việc các thực thể nhà nước và phi nhà nước sử dụng CNTT&TT để thực hiện các tội ác, bao gồm bạo lực và tiến hành các hoạt động phá hoại đã gia tăng đáng kể Cần phải có nhận thức chung rằng, không gian mạng không phải là một miền biệt lập và các hoạt động gây bất ổn trong đó có thể có tác động nghiêm trọng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội toàn cầu, đồng thời gây ra các hình thức mất an ninh và xung đột truyền thống khác hoặc bắt đầu một hình thức xung đột mới Bởi vậy, cần có sự hợp tác khu vực và quốc tế chống lại những mối đe doạ do sử dụng CNTT&TT vì mục đích phá hoại Việc sử dụng CNTT&TT bất hợp pháp có tác động tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng của nhà nước, an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Cách thức khả thi duy nhất để có thể ngăn ngừa và đối phó với các thách thức mới này là củng cố ưu điểm của CNTT&TT, ngăn ngừa tác động tiêu cực, thúc đẩy việc sử dụng hòa bình và hợp pháp CNTT&TT đảm bảo rằng tiến bộ khoa học là để duy trì hòa bình và thúc đẩy phúc lợi, sự phát triển của người dân và sự hợp tác giữa các quốc gia, nhằm ngăn ngừa không gian mạng có nguy cơ biến thành “sân khấu” của các hoạt động quân sự Các biện pháp kiểm soát tội phạm mạng và tự vệ trên mạng là có tính chất bổ sung Về khía cạnh này, Công ước về tội phạm mạng (Công ước Budapest) là công ước quốc tế duy nhất về tội phạm tiến hành qua Internet và các mạng máy tính khác, hiện đang để ngỏ cho các nước, bao gồm các nước thứ 3 gia nhập Cho nên, việc sử dụng không gian mạng vào mục đích quân sự và tác động của các hoạt động cụ thể vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhiều hoạt động mạng có thể gây bất ổn tình hình an ninh, tùy thuộc vào bản chất, quy mô, hậu quả tiềm tàng và các bối cảnh khác của các hoạt động này Trong bối cảnh đó, cần phản đối mạnh mẽ việc các quốc gia sử dụng không gian mạng như một phương tiện áp đặt các biện pháp kinh tế, hạn chế và phân biệt đối xử đối với một quốc gia khác với mục đích hạn chế tiếp cận thông tin hay dịch vụ Cộng đồng quốc tế cần lên án việc sử dụng CNTT&TT trái với luật pháp quốc tế, mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các quy định được quốc tế thừa nhận về việc cùng tồn tại giữa các quốc gia Đồng thời, cần phải lên án việc các nhóm khủng bố và tội phạm sử dụng CNTT&TT để liên lạc, thu thập thông tin, tuyển dụng, tổ chức, lên kế hoạch và phối hợp tấn công, truyền bá ý tưởng hành động của chúng và gây quỹ Điều cần lưu ý là, khi làm như vậy, các nhóm này thường lợi dụng tính dễ bị tổn thương của một số nhóm xã hội nhất định Cần lên án hơn nữa việc sử dụng không gian mạng để gây bất ổn định và đe dọa hòa bình, an ninh thế giới Lên án bất cứ hành động lạm dụng công nghệ có chủ ý, bao gồm, nhưng không chỉ hạn chế trong lĩnh vực gián điệp do nhà nước tài trợ Cần nỗ lực tiến tới việc ký kết một công ước quốc tế về Internet để ngăn ngừa khủng bố và các tổ chức khủng bố sử dụng Internet vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt để gây quỹ, tuyển dụng thành viên hoặc truyền bá tư tưởng kích động bạo lực và hận thù Cần phải tạo ra một sự cân bằng giữa kiểm soát an ninh đối với không gian mạng và tôn trọng sự riêng tư, tính bảo mật, sở hữu trí tuệ cùng các ưu tiên phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử; cần phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực CNTT&TT Các Nghị viện cần xây dựng năng lực để nhận thức rõ hơn về bản chất phức tạp của an ninh quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực không gian mạng Cần tính đến mối liên hệ qua lại giữa các lĩnh vực khác nhau khi xây dựng các chính sách mạng; rà soát lại khuôn khổ pháp lý của quốc gia mình để tìm cách điều chỉnh cho phù hợp nhất với các nguy cơ tiềm ẩn về mặt tội phạm, khủng bố và chiến tranh, phát sinh từ bản chất biến động của không gian mạng Phải đảm bảo rằng, luật pháp và các quy định quốc gia không cho phép những hành vi phạm tội sử dụng công nghệ mạng với mục đích kích động xung đột giữa các quốc gia, hoặc dành quyền miễn trừ và nơi trú ẩn an toàn cho các tội phạm này Cần phải triển khai một kế hoạch chiến lược về phát triển thông tin trong lĩnh vực giáo dục, tổ chức các hoạt động cộng đồng có sự tham gia của người dân, với mục đích nâng cao nhận thức về lợi ích và sự tiện dụng khi tham gia không gian mạng, cũng như các tác hại của không gian mạng khi bị sử dụng sai mục đích Bên cạnh đó, các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc khi ứng dụng CNTT và cần xem xét, ở cấp độ lập pháp và hành pháp, các biện pháp hợp tác có khả năng thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế, nhằm đạt được nhận thức chung về việc áp dụng các quy định phù hợp của luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn kèm theo, các quy định và nguyên tắc quy định việc hành xử có trách nhiệm của nhà nước Liên Hợp quốc cần tăng cường an ninh mạng bằng cách thiết lập một hệ thống dữ liệu toàn cầu về các cuộc tấn công mạng Các văn bản pháp luật, hiệp định và thỏa thuận hợp tác liên quan đến không gian mạng, an ninh mạng, CNTT và viễn thông sẽ được rà soát và liên tục cập nhật IPU cùng với các tổ chức quốc tế có liên quan cần phải ủng hộ cơ chế hợp tác Liên Nghị viện, nhằm thúc đẩy các hiệp định quốc tế để đảm bảo việc ứng dụng CNTT có hiệu quả hơn tại các quốc gia Sử dụng hợp lý và an toàn không gian mạng nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các biện pháp xây dựng lòng tin có lợi cho hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế Qua đó giảm thiểu rủi ro an ninh hiện hữu trong việc ứng dụng CNTT, đồng thời phát triển các cơ chế phối hợp; thúc giục Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết cấm theo dõi và tấn công mạng bất hợp pháp vào cơ sở hạ tầng thiết yếu như mạng lưới điện, nước, bệnh viện Phần cuối của bản Nghị quyết nêu rõ: trên cơ sở Nghị quyết này, IPU cần đề xuất với Đại hội đồng Liên Hợp quốc triệu tập một hội nghị về Phòng chống chiến tranh mạng nhằm đạt được một lập trường thống nhất về các vấn đề liên quan và dự thảo Công ước quốc tế về ngăn ngừa chiến tranh mạng 2.3 Dự thảo về quản trị nguồn nước Một dự thảo nghị quyết quan trọng khác đã được thông qua hôm nay (31/3), tại phiên họp của Ủy ban Thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại của IPU Đó là Dự thảo nghị quyết về "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước- thúc đẩy hành động của nghị viện về nước và vệ sinh" Dự thảo nghị quyết đã kêu gọi nghị viện các quốc gia ủng hộ mục tiêu đảm bảo vệ sinh và nước sạch một cách toàn diện trong chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 Theo đó, việc thực hiện mục tiêu này sẽ được giám sát bởi một hệ thống toàn cầu hiệu quả Dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi nghị viện các nước đẩy mạnh ban hành các bộ luật nhằm thực hiện các công ước và điều luật quốc tế liên quan đến quản trị nước và quyền được tiếp cận nước sạch và vệ sinh của con người; Kêu gọi các nghị viện quốc gia đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong bất kì một cơ quan nào ra chính sách về quản trị nước Dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi các nghị viện dành riêng khoản ngân sách hợp lý để thực hiện quản trị nước một cách hiệu quả Đáng chú ý, bản dự thảo nghị quyết đã bao gồm đề xuất của đoàn Quốc hội Việt Nam về việc "các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc quản lý nguồn nước và sử dụng nguồn nước phục vụ cho phát triển bền vững" Một đề xuất nữa của Việt Nam cũng được thông quan trong dự thảo tại các phiên họp của các Ủy ban của IPU lần này Dựa trên những nội dung đã được thống nhất, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các quốc gia, Nghị quyết phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc trong việc tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người dân, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào giữa các chủng tộc, sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay trạng thái khác Nghị quyết cũng lưu ý đến tầm quan trọng của các khuôn khổ pháp lý quốc tế hiện hành về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện tại về phụ nữ, hòa bình và an ninh Đại diện đoàn Việt Nam tham dự phiên họp, ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam, thành viên Tiểu ban Nội dung cho biết, đây là nghị quyết quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người Việt Nam có những đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận tại kỳ Đại hội đồng lần trước Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia; không thể không tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người Thực chất luật pháp quốc tế cũng nhằm bảo vệ quyền con người Bởi vậy, Việt Nam hoan nghênh Liên minh Nghị viện Thế giới thông qua nghị quyết quan trọng này và hy vọng sau khi được thông qua, nghị quyết về chủ quyền quốc gia và quyền con người sẽ được các nước chú trọng thực hiện một cách nghiêm túc và tuân thủ một cách nhất quán Cùng ngày, Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế tiếp tục thảo luận, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng: Mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới Nghị quyết về chủ đề khẩn cấp của Đại hội đồng IPU xác định, mọi hình thức khủng bố đều là tội ác, đặc biệt là những hành động bạo lực nhằm vào dân thường như phụ nữ, trẻ em và người già Trong bối cảnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Irắc và vùng cận Đông đã chấp nhận liên kết với phiến quân Boko Haram ở Nigiêria, Nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc vì chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh thế giới Tư tưởng độc hại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang kích động các vụ tấn công khủng bố ở những khu vực khác trên toàn thế giới, ví dụ như ở Brussels (Bỉ), Paris (Pháp), Sydney, Ôxtrâylia và gần đây nhất ở thủ đô Tunis, Tuynidi Đại hội đồng IPU cho rằng đây là hành động tấn công vào những nền dân chủ trên thế giới và kêu gọi tất cả các nghị viện lên án các vụ tấn công khủng bố không chỉ của riêng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và Boko Haram Báo cáo viên G Gatta Ngothe của Cộng hòa Chad nêu rõ: “Chúng tôi đã tiến hành trao đổi và nghị viện từ khắp nơi trên thế giới cùng thống nhất lên án các hành động khủng bố của các nhóm cụ thể Nhưng chúng tôi cũng nhất trí rằng những lời kêu gọi này không chỉ áp dụng với các nhóm khủng bố này mà là nhằm vào tất cả các nhóm khủng bố trên thế giới Nghị viện phải hối thúc chính phủ các nước hành động trong vấn đề này Nghị quyết về chủ đề khẩn cấp kêu gọi nghị viện các nước thông qua chiến lược chung để ngăn chặn việc tuyển mộ các tay súng và những kênh tuyên truyền của các nhóm khủng bố này qua mạng Internet, đặc biệt thông qua các mạng xã hội Nghị sỹ các nước cũng đặc biệt lo ngại tình trạng giới trẻ bị đầu độc bởi những tư tưởng cực đoan của các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng hay Boko Haram Đại diện phái đoàn nghị sỹ Campuchia bày tỏ: “Những người trẻ chiếm hơn 50% dân số thế giới có thể là nguồn cơn của vấn đề này và cũng chính là giải pháp cho vấn đề này Họ đang là đối tượng dễ bị các tổ chức khủng bố lôi kéo Chính vì thế, tôi tin rằng trong tương lai chúng ta cần phải tăng cường tiếp cận người trẻ tuổi, cho họ cơ hội để chia sẻ cách suy nghĩ, tầm nhìn, để họ trở thành một phần của giải pháp thay vì là một phần của vấn đề.” Nghị quyết về vấn đề khẩn cấp của Đại hội đồng IPU cũng đã kêu gọi các nước đưa ra chiến lược chung về quản lý công dân tham gia các tổ chức này và đề xuất những biện pháp trao đổi thông tin giữa các nước Nghị quyết yêu cầu nghị viện các nước sử dụng các kênh lập pháp để đóng góp cho việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên biên giới cũng như việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này Đại hội đồng IPU cũng cho rằng, cơ quan an ninh và tình báo của các nước cần phải phối hợp, trao đổi thông tin trong cuộc chiến chống khủng bố Đại hội đồng IPU thừa nhận sáng kiến của Ủy ban lòng chảo Hồ Sát (Lake Chad Basin Commission), Liên minh châu Phi (AU) và cộng đồng quốc tế nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này, đặc biệt là việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm chung đa quốc gia để ứng phó với nhóm này Đầu tháng trước, Nigiêria, Cộng hòa Chad, Nigiê, Camơrun và Benin đã quyết định cử 8700 quân để chiến đấu chống lại Boko Haram Đại hội đồng IPU tiếp tục kêu gọi các cơ quan của Liên hợp quốc thông qua các biện pháp cần thiết để ủng hộ những nỗ lực trên bộ này của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế Trung Phi (ECCAS) và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) để chống lại Boko Haram Các đại biểu đã thể hiện sự thống nhất chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu Chủ đề khẩn cấp được bàn trong IPU-132 được đề xuất bởi Australia và Bỉ ngày 29/3, đã đạt hơn 2/3 số phiếu ủng hộ và được chọn làm chủ đề khẩn cấp đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng kỳ này Trong bối cảnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Irắc và vùng cận Đông đã chấp nhận liên kết với phiến quân Boko Haram ở Nigiêria, Nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc vì chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh thế giới Tư tưởng độc hại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang kích động các vụ tấn công khủng bố ở những khu vực khác trên toàn thế giới, ví dụ như ở Brussels (Bỉ), Paris (Pháp), Sydney, Australia và gần đây nhất ở thủ đô Tunis, Tuynidi Đại hội đồng IPU cho rằng đây là hành động tấn công vào những nền dân chủ trên thế giới và kêu gọi tất cả các nghị viện lên án các vụ tấn công khủng bố không chỉ của riêng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và Boko Haram Đại diện phái đoàn nghị sỹ Campuchia bày tỏ: “Những người trẻ chiếm hơn 50% dân số thế giới có thể là nguồn cơn của vấn đề này và cũng chính là giải pháp cho vấn đề này Họ đang là đối tượng dễ bị các tổ chức khủng bố lôi kéo Chính vì thế, tôi tin rằng trong tương lai chúng ta cần phải tăng cường tiếp cận người trẻ tuổi, cho họ cơ hội để chia sẻ cách suy nghĩ, tầm nhìn, để họ trở thành một phần của giải pháp thay vì là một phần của vấn đề” Nội dung của Nghị quyết thể hiện, Nghị viện các nước khẳng định cần phải chống khủng bố dưới mọi hình thức, hành động chống khủng bố phải phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; lên án mạnh mẽ các hoạt động tài trợ cho khủng bố; cần nhận thức rõ ràng rằng khủng bố không có bất cứ liên hệ nào với tôn giáo, dân tộc, văn minh hay bất cứ nhóm dân tộc nào Nghị quyết cũng đã kêu gọi các nước đưa ra chiến lược chung về quản lý công dân tham gia các tổ chức này và đề xuất những biện pháp trao đổi thông tin giữa các nước; yêu cầu các nước sử dụng các kênh lập pháp để đóng góp cho việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố Đại diện Ban dự thảo báo cáo cho biết, Ban dự thảo Nghị quyết đã nhất trí không nhất thiết chỉ tập trung vào hai nhóm khủng bố cụ thể mà cần phải được áp dụng đối với tất cả các nhóm khủng bố, tổ chức khủng bố; lưu ý rằng tất cả các chính phủ, nghị viện cần tiến hành đối thoại để có thể có những biện pháp hữu hiệu trong việc chống lại khủng bố Ban dự thảo cũng đã xây dựng dự thảo phản ánh ý chí của tất cả các nghị viện thành viên của IPU trước mối đe dọa khủng bố, bởi vì khủng bố có thể ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào trong số chúng ta Chính vì vậy, cần xây dựng những biện pháp hữu hiệu và xây dựng dự thảo phải chi tiết, rõ ràng Thông điệp biến lời nói thành hành động KẾT LUẬN Từ việc trình bày khái quát lịch sử hình thành, phát triển của tổ chức IPU từ năm 1899 đến năm 2015, có thể rút ra một vài nhận xét sau đây: - Ra đời với 9 nước thành viên, đến năm 2015, tổ chức IPU đã có 163 Nghị viện của các nước thành viên tham gia Điều đó cho thấy, tầm ảnh hưởng và vị thế của IPU trên trường quốc tế ngày càng sâu rộng - Trong lịch sử hình thành và phát triển suốt 127 năm qua tổ chức IPU đã có nhiều đóng góp trong việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình Từ nửa sau thế kỷ XX lại nay, tổ chức này đã có những điều chỉnh quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ quốc tế và thực sự mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên cũng như toàn thể nhân loại Tuy nhiên, tổ chức IPU vẫn không thể giải quyết một cách trọn vẹn những yêu cầu cấp thiết mang tính toàn cầu như vấn đề chống khủng bố, vấn đề biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, vấn đề nghèo đói, xung đột sắc tộc, tội phạm quốc tế,v.v… - Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, đến năm 1979, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của tổ chức IPU Nhưng, từ đó đến nay, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần vào sự phát triển, lớn mạnh và phát huy tầm ảnh hưởng của tổ chức IPU trên phạm vi toàn thế giới Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội của tổ chức này tại Hà Nội trong năm 2015 đã khẳng định điều đó Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi, biến động như hiện nay, đòi hỏi tổ chức IPU phải tiếp tục có nhiều nỗ lực, điều chỉnh mục tiêu, phương thức hoạt động mới có thể thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, tôn chỉ, mục đích của tổ chức này ngay khi mới thành lập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo Nhân dân, số ra ngày: 30/3; 01/4/2015 2 Báo Quân đội nhân dân số ra ngày:01/4/2015 3 Báo Dân Trí số ra ngày: 29 - 30/3/2015 5 Trang ww của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các ngày: 28 -29 - 30/3 và ngày 01/4/2015

Ngày đăng: 27/06/2016, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan