Các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt

2 443 0
Các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới Ung thư vú và ung thư phụ khoa là hai dạng ung thư phổ biến nhất gây ra nhiều đau đớn cho phụ nữ. Ngoài ra, các loại ung thư này còn đe dọa tới khả năng sinh sản và tính mạng của phụ nữ. Tuy nhiên các bệnh ung thư phổ biến này ở phụ nữ hoàn toàn có thể được chữa trị thành công nếu được tầm soát và điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet, viện Đo lường và Đánh giá y tế (IHME) thuộc đại học Washington (Mỹ), trong năm 2010, số phụ nữ tử vong do ung thư vú là 425.000; tử vong do ung thư cổ tử cung là 200.000, trong đó có 46.000 trường hợp tử vong là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 tại các nước đang phát triển. Riêng tại Việt Nam, thống kê ngành y cho thấy, mỗi năm, số phụ nữ mắc mới ung thư vú là 4.769 người với 1.692 ca tử vong. Hằng năm toàn quốc còn phát hiện thêm hơn 52.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và gần 3.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trên toàn cầu, cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ tình dục), có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV và phần lớn ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Ung thư cổ tử cung – một loại của ung thư phụ khoa – đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phái nữ. Tuy nhiên, nếu được tầm soát và điều trị kịp thời, cơ hội chữa trị thành công sẽ rất cao. Ngoài sự đe dọa của ung thư vú và ung thư cổ tử cung, phụ nữ còn đối mặt với nhiều loại ung thư khác ở cơ quan chính có chức năng sinh sản, gồm các bộ phận quan trọng như buồng trứng, vòi trứng, tử cung (dạ con), âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài. Các bệnh ung thư này không chỉ xảy ở phụ nữ đã lập gia đình mà còn ở cả phụ nữ độc thân, các cô gái trẻ, hậu quả không chỉ khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm vợ, làm mẹ, mà còn dẫn đến nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, với những thành tựu y khoa tiên tiến, ngày nay các nhà khoa học đã giúp việc phòng, phát hiện sớm và điều trị các bệnh ung thư phụ nữ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện nay Việt Nam đã có các kỹ thuật tầm soát, điều trị ung thư hiện đại, với tỉ lệ thành công trong điều trị không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Điều quan trọng chị em phụ nữ cần phải đặc biệt tìm hiểu thông tin để kịp thời ngăn chặn các loại ung thư nguy hiểm dễ xảy ra ở phụ nữ. Chị em càng có nhiều cơ hội tránh được nguy cơ tử vong do ung thư nếu được tầm soát và điều trị kịp thời. Ung thư có thể được chữa khỏi nếu chị em phát hiện sớm Các bệnh ung thư thường gặp nữ giới Sau bệnh tim, ung thư nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai phụ nữ Phụ nữ khắp giới mắc nhiều loại ung thư Sau bệnh tim, ung thư nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai phụ nữ Phụ nữ khắp giới mắc nhiều loại ung thư, ung thư vú phổ biến Ung thư phổi ảnh hưởng tới 10.000 phụ nữ năm Với phụ nữ châu Á Thái Bình Dương, ung thư tử cung thường gặp hàng năm cướp sinh mạng 2.000 người Dưới bệnh ung thư phụ nữ dễ mắc VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong những ngày Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi… sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc virut gây bệnh, trẻ khỏe hít thở phải nên bị lây nhiễm. Nghe tiếng ho, đoán bệnh của trẻ Ở người bình thường, đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Ho là triệu chứng chủ yếu của các bệnh đường hô hấp ở trẻ em cũng như ở người lớn. Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm đường hô hấp trên, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi… Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Ðể tìm nguyên nhân các bệnh gây ho, các bậc cha mẹ cần xem trẻ ho nhiều vào lúc nào? Tiếng ho vang hay khàn khàn? Kèm với ho, trẻ có sốt không, có chảy nước mũi không, có khó thở không?… Cần phân biệt nhiều chứng ho khác nhau: Ho cấp tính thường kèm theo sốt ở trẻ em bị viêm đường hô hấp trên. Ho không kèm theo sốt có thể do dị ứng như hen; trẻ thường ho khan và ho từng cơn. Ho về đêm ở trẻ sơ sinh do các chất nhầy tích tụ làm tắc các đường dẫn khí; Để trẻ khỏi ho, chỉ cần nâng trẻ dậy và bế theo chiều đứng để các chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí chảy thoát đi. Ho tiếng ông ổng kèm theo giọng nói khàn có thể do viêm thanh quản. Ho từng cơn dài có thể là ho gà. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp. Các bệnh hô hấp thường gặp Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp) là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong mùa xuân. Trẻ thường ho kèm theo chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt nhưng không khó thở. Cách xử lý: Ho là một phản ứng của cơ thể để tống các chất lạ hoặc chất nhầy tiết nhiều quá ra khỏi các ống dẫn khí. Bởi vậy, ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể nên nhiều khi không nên tìm cách ngăn cản triệu chứng ho. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Một số thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại, làm cho trẻ khó thở. Nên cho trẻ dùng các loại thuốc có tác dụng làm loãng cả chất nhầy để dễ tống chúng ra ngoài (nhỏ mũi bằng natriclorua 0,9%). Chỉ khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì mới cho uống thuốc ho và an thần (như theralene…) để làm dịu cơn ho như trong trường hợp bị ho gà. Bệnh ho gà: Nhờ tiêm phòng vaccin nên ngày nay ít trẻ bị bệnh ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC KỸ THUẬT DI TRUYỀN HIỆN ĐẠI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM CNĐT : NGUYỄN SÀO TRUNG 8782 TP.HCM – 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư ảnh hưởng đến con người ở tất cả mọi lứa tuổi và nguy cơ ung thư tăng dần theo tuổi. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong cho 13% (7,6 triệu) người chết trong năm 2007 [239]. Ung thư là bệnh lý do tác động của môi trường với 90-95% bệnh xảy ra do lối sống và môi trường, 5-10% do di truyền. Tất cả các yếu tố di truyền này có thể gây rối loạn chất liệu di truyền trong tế bào. Ung thư đại trực tràng (ĐTT) và ung thưvúđều có thể điều trị và có tiên lượng tươngđối tốt nếu phát hiện bệnh sớm. Tiên lượng và đáp ứng điều trị phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưgiaiđoạn bệnh, loại mô học, độ mô học, các đột biến gen (ras, p53)… [110], [178]. Mức độ tăng sinh tế bào u cũng là một trong những yếu tố tiên lượ ng quan trọng. Ki67 là kháng nguyên căn bản để xác định hoạt động của tế bào u. Kháng nguyên Ki67 biểu hiện trong nhân tế bào u ở pha G1, S, G2, và M của chu trình tế bào, trừ pha nghỉ Go.Nhiều nghiên cứu chứng minh Ki67 là một yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến sống còn của bệnh nhân ung thưĐTT cũng như trong ung thư vú [121], [231]. Bệnh bạch cầu là bệnh lý ác tính của tế bào gốc đa năng đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức tế bào máu làm tích tụ tế bào non trong bạch cầu cấp, hoặc tăng sinh quá mức nhưng có hiện tượng biệt hóa trong bạch cầu mạn, làm suy giảm các dòng tế bào máu bình thường. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và cả 2 giới, nhưng bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) và bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) thường gặp ở người lớn, ngược lại bạch cầu cấ p dòng lymphô (BCCDL) thường gặp ở trẻ em, và đó là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý máu ác tính. Những bất thường nhiễm sắc thể (NST) và các bất thường về gen 2 đặc trưng cho các dạng ung thư máu, có ý nghĩa tiên lượng độc lập, giúp lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp và là một dấu ấn để theo dõi điều trị. Hiện nay việc chẩn đoán thường quy các bệnh ung thư chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm giải phẫu bệnh. Mặc dù các kỹ thuật này đảm bảo độ chính xác khá cao, giúp chỉ định điều trị phù hợp, nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau: (1) Không thể thực hiện ở giai đoạn sớm, khi các khối u chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. (2) Không thể phát hiện các đột biến gen, đột biến NST, do đó không cho phép xác định bản chất di truyền của ung thư. (3). Chính vì thế không thể theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị một cách xác thực. Ở Việ t Nam gần đây tại một số khoa/ bệnh viện chuyên khoa ung thư đã bắt đầu ứng dụng một số kỹ thuật chẩn đoán mới, như chẩn đoán bằng hóa mô miễn dịch (HMMD), dấu ấn khối u, xét nghiệm NST đồ, Ung thư vú - Bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ Tình hình bệnh ung thư vú hiện nay như thế nào? Xuất độ ung thư vú hàng năm đang gia tăng ở nhiều quốc gia, với hơn 1 triệu phụ nữ sẽ mắc bệnh này mỗi năm trên khắp thế giới. Hiện nay, ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ ở nước ta. Theo thống kê ghi nhận được thì ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ thì có 30 người bị mắc bệnh ung thư vú, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 20 người. Ung thư vú rất hiếm khi xảy ra trước tuổi 20 và ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Tần suất bệnh tăng lên dần đến 50 tuổi và sau mãn kinh tần suất này tăng chậm lại. Nguy cơ gây ung thư vú là gì? Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú nhưng gần một nửa bệnh nhân không xác định được yếu tố nguy cơ rõ ràng. 1. Các yếu tố nguy cơ cao Tuổi: Tần suất của bệnh tăng theo mỗi thập niên của cuộc đời. 85% trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Tiền căn gia đình: Người có hai hoặc nhiều người quan hệ huyết thống hàng thứ nhất (mẹ, chị em gái, con gái) bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, đặc biệt là trước mãn kinh sẽ có nguy cơ ung thư vú tăng gấp 5 – 10 lần so với người bình thường. Tiền căn cá nhân: Những phụ nữ có tiền căn ung thư vú trước đó sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư vú đối bên. 2. Các yếu tố nguy cơ trung bình Các yếu tố này làm tăng nguy cơ ung thư vú 1,5 – 2 lần. Đậm độ vú trên nhũ ảnh: Phụ nữ chụp nhũ ảnh có kết quả cho thấy có nhiều vùng tăng đậm độ thì có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người có kết quả chụp nhũ ảnh chủ yếu là mô mỡ. Kết quả sinh thiết bất thường: Sinh thiết là lấy một phần mô vú để xem cấu tạo của nó dưới kính hiển vi. Nếu kết quả nhưtăng sản mô tuyến vú, tăng sản không điển hình thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong khi đó, thay đổi sợi bọc hoặc bướu sợi tuyến không tăng nguy cơ ung thư vú. Tiếp xúc tia xạ: Xạ trị vào thành ngực liều cao (sau điều trị bệnh Lymphôm) cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. 3. Các yếu tố nguy cơ khác Chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ có kinh sớm (trước 12 tuổi), chu kỳ kinh đều thì có nguy cơ ung thư cao gấp 4 lần người có kinh lần đầu trễ (sau 13 tuổi) và có chu kỳ kinh dài, không đều. Có kinh trễ làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 25% mỗi năm. Phụ nữ mãn kinh tự nhiên sớm (trước 45 tuổi) giảm phân nửa nguy cơ ung thư vú so với chính họ nếu mãn kinh sau 55 tuổi. Mãn kinh trước 35 tuổi giảm 60 – 70% nguy cơ ung thư. Nguy cơ ung thư vú tăng dần theo độ tuổi mãn kinh, cứ 1 năm chưa mãn kinh thì nguy cơ ung thư lại tăng thêm khoảng 4%. Vì phụ nữ châu Á có kinh lần đầu trễ và tuổi mãn kinh sớm hơn phụ nữ Mỹ nên tần suất ung thư vú ở phụ nữ Châu Á thấp hơn phụ nữ Mỹ. Thai kỳ và cho con bú: Đây là yếu tố giúp phụ nữ giảm nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ có thai lần đầu đủ tháng khi dưới 20 tuổi thì nguy cơ ung thư chỉ bằng phân nửa người không có con. Mỗi lần có thai sau đó thì nguy cơ ung thư giảm thêm khoảng 7%. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ này giảm khi tuổi có thai lần đầu đủ tháng tăng (mang thai trễ) thậm chí phụ nữ có thai sau 32 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn người không có con. Điều trị hormon thay thế: Sau mỗi 5 năm điều trị estrogen thay thế thì nguy cơ ung thư vú tăng 10%. Sau mỗi 5 năm điều trị estrogen - progestin thay thế thì nguy cơ ung thư vú tăng cao hơn: 25 - 40% (mặc dù dùng estrogen kết hợp với progestin ở phụ nữ không cắt tử cung là để giúp bảo vệ nội mạc tử cung). Béo phì: làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, tăng tỉ lệ tái phát cũng như giảm thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư vú. Có sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và tử suất ung thư vú. BMI càng lớn thì khả năng mắc bệnh ung thư vú càng cao. BMI = trọng lượng (kg) / chiều cao2 (cm) Các ung thư khác: Ung thư nội mạc tử 5 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Có 5 loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, đó là ung thư vú, ung thư âm hộ, ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung và ung thư tử cung. Vậy, những độ tuổi nào dễ mắc các bệnh trên? Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh? 1. Ung thư vú Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998, ung thư vú chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân), tiếp đó là TPHCM với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân). Ung thư cổ tử cung là loại bệnh thứ hai thường gặp ở phụ nữ Việt Nam với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân). Đây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Một điều quan trọng cần phải nhận thấy là việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. 2. Ung thư âm hộ Ung thư âm hộ hiện chưa thật rõ nguyên nhân gây bệnh, song thường gặp ở những phụ nữ có kinh muộn (15-18 tuổi) và mãn kinh sớm (40 tuổi). Căn nguyên do virus Human Papilloma (HPV, type 16 và 18) gây ra, có liên quan tới ung thư cổ tử cung và âm đạo. Hơn 50% ca ung thư âm hộ có triệu chứng của tiền ung thư: viêm teo âm hộ, bạch biến, hạ cam, u hạt, áp-xe tuyến bartholin. Đáng lo ngại là những tổn thương ác tính ở âm hộ tiềm tàng như u nhú, hồng sản Ban đầu chỉ tổn thương âm hộ là chính, ít khi nguyên nhân gây ung thư âm hộ do di căn từ thận, tử cung, buồng trứng. Bệnh lan tại chỗ ngày càng rộng, tới xung quanh lỗ niệu, 1/3 dưới âm đạo, sau đó lấn sang trước hố ngồi trực tràng và rãnh sinh dục, cuối cùng có thể lan tới trực tràng và hậu môn. Cũng có thể gây các di căn vào phổi, gan, xương (hiếm gặp). Các bệnh nhân cao tuổi nếu bị ung thư âm hộ thường kèm theo nhiều bệnh1. Nếu phát hiện bệnh khi còn dưới tuổi 50, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 65-70%. 3. Ung thư nội mạc tử cung Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết các ung thư này đều chữa trị thành công nếu phát hiện sớm. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung: - Phụ nữ 50-60 tuổi hay già hơn nữa. - Thừa hormon estrogen trong cơ thể, những yếu tố làm tăng hormon này là béo phì, cao huyết áp, tiểu đường. - Đang điều trị bằng liệu pháp hormon estrogen thay thế đơn thuần, không có progestin. Trong trường hợp này, BS có thể chuyển sang liệu pháp thay thế hormon phối hợp cả hai estrogen & progestin. Progestin dường như làm giảm rủi ro từ estrogen. Thực tế cho thấy, những thuốc tránh thai kết hợp cả hai estrogen & progestin làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ. - Những yếu tố như có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), xuất huyết âm đạo sau thời kỳ mãn kinh, ở các phụ nữ không sinh con & ở những phụ nữ dùng thuốc hoạt chất Tamoxifen là những nguy cơ rủi ro của bệnh ung thư nội mạc tử cung. 4. U xơ tử cung

Ngày đăng: 23/06/2016, 13:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan